Browsing "Older Posts"

Hương nhu bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống

Hiện có rất nhiều bài thuốc Đông Y với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau nhưng ít ai biết đến công dụng chữa bệnh vôi hóa cột sống từ cây thuốc quý “Hương Nhu”.


Hương nhu bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống là gì?

Bệnh vôi hóa cột sống hay bệnh gai cột sống, bệnh thoái hóa khớp là tình trạng lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống làm cột sống có gai. Và bệnh lý thường hay gặp ở độ tuổi trên 40, thông thường tỉ lệ mắc bệnh của nam giới sẽ cao hơn ở phụ nữ.
  • Triệu chứng
Một số triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống như: đau ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi, đau nhức gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân và cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này. Bên cạnh đó, khi các dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Hương nhu bài thuốc chữa vôi hóa cột sống

Bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống từ cây hương nhu được các danh y về y học cổ truyền Việt Nam áp dụng rất phổ biến không gây hại cho sức khỏe cũng như tiết kiệm chi phí so với sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng Tây Y.
  • Bài thuốc sắc uống
Chuẩn bị nguyên liệu: hương tía nhu 50g, cây cỏ xước 20g, cà gai leo 20g, thiên niên kiện 20g và cây sâm ngọc linh 20g.
Cách sắc thuốc: tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đem rửa sạch và sau đó sử dụng nồi đất để sắc cùng với 850 ml nước lọc, nhớ sắc lửa nhỏ liu riu cho nước thuốc ra hết. Sắc đến khi lượng thuốc trong nồi còn khoảng 250 – 300 thì tắt bếp.
Hương nhu bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống
Cách dùng thuốc: uống sau khi ăn khoảng 30 phút và chia làm 3 lần uống trong ngày sáng, trưa và tối. Người bệnh cần kiên trì uống đều đặn từ 15 ngày cho đến một tháng tùy vào thể trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
  • Bài thuốc đắp từ cây hương nhu
Chuẩn bị nguyên liệu: cây hương nhu 500g và 100g tinh dầu bạc hà.
Cách làm: rửa sạch hương nhu sau đó đem giã nát và cho tinh dầu bạc hà trộn cùng. Tiếp theo để bệnh nhân nằm sấp trên giường rồi tiến hành massage, bấm huyệt các vùng bị gai cột sống và vùng lân cận trước. Tiếp tục sử dụng phần hương nhu đã được giã nát đắp đều lên vùng gai cột sống. Thời gian duy trì 15 phút sau đó tiến hành xoa bóp, bấm huyệt và massage nhẹ nhàng cho bệnh nhân. Mục đích để tinh dầu bạc hà và các dưỡng chất khác có thể ngấm sâu hơn và hiệu quả nhanh.
                                                        Nguồn: đông y gia truyền Tấn Khang
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

TRỊ GÀU HIỆU QUẢ BẰNG CÂY CỎ HÔI.

TRỊ GÀU HIỆU QUẢ BẰNG CÂY CỎ HÔI.

Theo y học cổ truyền, cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Có công dụng để  chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu… Đặc biệt, qua nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy rằng trong nước ép cây cỏ hôi có chất kháng khuẩn chống viêm, chống phù nề, ngoài ra cây cỏ hôi có tinh dầu nên có công dụng xông trong các trường hợp viêm mũi xoang.


Cỏ hôi hay còn có các  tên gọi khác là cây phân xanh, cứt lợn, bù xít. Là một loài cây nhỏ cao khoảng 30 – 50cm. Lá cây cỏ hôi mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá cây cỏ hôi đều có lông. Hoa cây cỏ hôi nhỏ, màu tím hay xanh trắng. Quả bế có ba sống dọc, màu đen. Loài cây cỏ hôi này có mùi rất hắc khi vò ra nhưng lại có mùi thơm khi nấu. Cây mọc hoang khắp nơi. Nhân dân ta từ lâu đã sử dụng loài cây này như một vị thuốc quý để chữa rất nhiều loại bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là phần cây trên mặt đất. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi.

CỎ HÔI CÓ CÔNG DỤNG THANH NHIỆT, GIẢI ĐỘC.

Một số bài thuốc thường dùng từ cỏ hôi.
Bài 1: Trị gàu ở tóc: Cỏ hôi tươi 200g, bồ kết khô 20g, cỏ hôi rửa sạch cùng với bồ kết nấu nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội đầu từ nước của cây cỏ hôi và bồ kết 2-3 lần. Bài thuốc này có tác  dụng giúp đầu sạch, trơn tóc, sạch gầu.
Bài 2: Chữa viêm họng do lạnh: Cỏ hôi 20g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, lá rẻ quạt 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng trong 3 – 5 ngày.
Bài 3: Chữa sỏi tiết niệu: Cỏ hôi 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g, kim tiền thảo 16g, râu ngô 12g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống trong 1 tuần ngày.
Bài 4: Dùng để chữa viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng: Cỏ hôi 100g, lá long não 50g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi. Các vị thuốc rửa sạch, sắc với 300ml nước, còn 100ml nước, đổ nước ra bát xông lên mũi, ngày xông 3 lần. Mỗi lần xông nên hâm nóng lại nước sắc. Dùng trong 7 – 10 ngày.
Hoặc cỏ hôi 100g tươi, rửa sạch, để ráo nước giã nát, vắt lấy nước, đem nhỏ vào lỗ mũi, mỗi lần 2 – 3 giọt, ngày 2 lần. Chú ý khi nhỏ nên kê gối dưới hai vai để lỗ mũi dốc ngược giúp cho thuốc ngấm vào xoang dễ dàng.
Hoặc cỏ hôi 30g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g. Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng trong 10 ngày.
Bài 5: Chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh: Cỏ hôi 20g, hy thiêm 12g, hương phụ chế 10g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 16g. Cho 600ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 7 – 10 ngày.
Hoặc 30 – 50g lá cỏ hôi tươi, rửa sạch giã nhỏ, cho thêm ít nước sôi để ấm, vắt lấy nước cốt uống. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Uống trong vòng 4 ngày.
                                                                           Nguồn: Đông y gia  truyền Tấn Khang

Trị viêm xoang dứt điểm nhờ bài thuốc đơn giản từ cỏ hôi.

Bài thuốc chữa viêm xoang từ cỏ hôi rất đơn giản không phải ai cũng biết đến, cách thực hiện đơn giản, người bị viêm xoang nhanh khỏi, chấm dứt được những cơn viêm xoang khó chịu, giúp cho người bị viêm xoang thoải mái, dễ chịu và không phải lo lắng bởi những cơn đau, khó chịu do viêm xoang mang lại khi.


Theo y học cổ truyền, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng, trục ứ…
Cỏ hôi hay là cây  họ cứt lợn và  cỏ hôi còn có tên gọi khác: cỏ cứt heo, cây bù xích, hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị. Cỏ cứt lợn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Bộ phận có thể  dùng làm thuốc được là toàn cây, cỏ cứt lợn thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hạ, khi hái xong đem về rửa thật sạch đất cát, dùng tươi hay phơi khô. Theo y học cổ truyền, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng, trục ứ… được dùng chữa được viêm xong theomột số vị thuốc khác trong những trường hợp sau :
Trị viêm xoang mũi: bạn dùng theo cách sau: Cỏ cứt lợn tươi 50g, rửa sạch, để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì mũi nhẹ nhàng. (Tránh xì mũi mạnh mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai  gây viêm tai giữa cấp).

Cỏ hôi

Thuốc nhỏ mũi trị nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi: Bạn dùng theo cách sau : Lá cỏ cứt lợn tươi 4g, tỏi 2 nhánh, hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước nhỏ vào mũi ngày 3-4 lần.
Trị chứng yết hầu sưng đau:
bạn dùng theo cách sau: Cỏ cứt lợn tươi 50g giã nát lọc lấy nước cốt+ thêm đường phèn, chia uống nhiều lần trong ngày; cách khác bạn có thể lấy lá phơi khô, tán mịn, dùng làm thuốc bột – ngậm và nuốt dần xuống họng.
Phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở:
Cỏ cứt lợn tươi 50g+ rửa sạch+ giã nát+ lọc lấy nước uống trong ngày. Uống liên tục từ 3 đến 4 ngày, bệnh sẽ khỏi.
Trị nhọt độc mưng đỏ:
Cỏ cứt lợn+ rửa sạch + thêm chút muối+ trộn đều + giã nát + đắp vào vết thương.
Bài thuốc trị viêm họng:
Cây cứt lợn 20g+ kim ngân hoa 20g +lá rẻ quạt 6g+ cam thảo đất 16 g. bạn sắc lên và uống.
Trị viêm đường hô hấp:
Cây cứt lợn 20g+ lá bồng bồng 12g+ cam thảo đất 16g+  bạn sắc lên và uống.
Trị sỏi tiết niệu:
Cỏ cứt lợn 20g+ kim tiền thảo 16g+ râu ngô 12g+ mã đề 20g+ cam thảo đất 16g. Sắc uống.
                                                                                               nguồn: đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Cây tiên mao cây thuốc quý chữa bệnh trong Y học cổ truyền

Tiên mao trong Y học cổ truyền thuộc họ sâm cau có tên gọi khác là sâm cau, cồ lốc, ngải cau, lan tiên mao sâm.


Cây tiên mao
Tiên mao là một cây thảo cao từ 20 – 30cm, thân rễ mập hình trụ có nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá xếp nếp như lá cau, gân song song. Hoa nhỏ, màu vàng. Quả nang, thuôn dài.
Trong Y học cổ truyền, tiên mao tính ấm có vị cay, hơi độc. Tiên mao có tác dụng ích tinh, làm se, cường dương, giảm đau, hạ áp, mạnh gân xương, chống viêm

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây tiên mao

Bài thuốc chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: tiên mao 8g; sâm bố chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tiên mao, dâm dương hoắc, ngũ gia bì, mỗi vị 125g; nhãn bỏ hạt 100 quả. Tất cả thái nhỏ ngâm với rượu trắng 1.500 – 2.000ml trong 20 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
Bài thuốc chữa thận dương suy yếu, liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, phong thấp: tiên mao 50g thái nhỏ (sao vàng) ngâm với 500ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần vào trước 2 bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml. Hoặc tiên mao 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Bài thuốc dân gian chữa tăng huyết áp, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh: tiên mao, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.

Tiên mao
Thuốc bổ thận cho người trung niên và cao tuổi: tiên mao, dâm dương hoắc, tang thầm, tử hà xa, hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa mỗi vị 15g; sơn thù nhục 12g; thận dê 2 quả. Tất cả nấu nhừ, ăn cái uống nước làm 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa tê thấp, đau mình mẩy: tiên mao, hy thiêm, hà thủ ô đỏ mỗi vị 50g; rượu trắng 700ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Ngày uống 50ml, chia làm 2 lần.
Chữa sốt xuất huyết: tiên mao 20g (sao đen), cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g (sao đen) quả dành dành 8g (sao đen). Tất cả thái nhỏ, sắc uống ngày 1 thang.
                                                                          Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh của cây me đất

Cây me đất là một loại cây mọc dại rất nhiều ở nước Việt Nam chúng ta, nhưng ít ai biết được loại cây này không chỉ ăn được mà còn là thảo dược rất quý hiếm.


Cây me đất – vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh

Cây me đất là gì?

Cây me đất hay còn gọi là chua me đất, là một loại cây mọc hoang rất quen thuộc với nhiều người và được chia làm hai loại: chua me đất hoa vàng và hoa đỏ. Loại cây này không chỉ có thể ăn được mà còn là một cây thuốc quý, chứa nhiều dược tính, có thể chữa được rất nhiều bệnh.
Cây me đất thuộc cây thân thảo, mọc bò sát đất và có thể sống lâu năm. Thân mảnh thường có màu đỏ nhạt, hơi có lông. Có 3 lá chét mỏng hình tim và cuống dài. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa, có khi 4 hoa màu vàng hoặc đỏ. Quả nang thuôn dài, khi chín mở bằng 5 van, tung hạt đi xa. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu.

Một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh của cây me đất

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh của cây me đất

Trong lá và thân me đất có acid oxalic, oxalat, kali… vì thế cây me đất chữa được rất nhiều bệnh. Sau đây là một số công dụng cũng như bài thuốc chữa bệnh của cây me đất, các bạn cùng tham khảo nhé!

Chữa sốt cao, trằn trọc khát nước

Để chữa bệnh sốt cao, trằn trọc khát nước có thể dùng một nắm cây me đất rửa sạch, giã nát cho thêm một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt chia ra uống dần.

Trị ho

– Ho do thử nhiệt (nắng nóng): Dùng cây me đất, rau má: mỗi vị 40g; lá xương sông, cỏ gà: mỗi vị 20g. Các vị thuốc trên yêu cầu phải còn tươi, rửa sạch và giã nhỏ. Vắt lấy nước, cho thêm 1 thìa đường, đun sôi và uống một ngày 3 lần.
Nước cốt lá me chua chữa ho rất hiệu quả
– Trị ho cho trẻ: không phải là điều dễ dàng, bởi họ có thể hết rồi quay trở lại. Do đó, bạn có thể dùng 100g lá me đất đã được rửa sạch, cắt nhỏ cho vào bát. Cho đường phèn vào và đem hấp cách thủy. Sau khi hấp xong, để nguội là có thể dùng được. Để việc điều trị ho cho trẻ đạt được hiệu quả cao, nên cho trẻ uống 2 – 3 lần trong một ngày, mỗi lần uống khoảng 2 thìa nhỏ, trị ho rất hiệu quả.
– Ho gà: 10g lá me đất, 12g rễ chanh 12g, 5g hạt mướp đắng 5g, 2g phèn phi 2g và lá hẹ, lá xương sông: mỗi vị 8g. Sắc lấy nước đặc, khi uống thêm chút được, trị ho gà rất hiệu quả.

Chữa kiết lỵ, đại tiểu tiện không thông

– Dùng lá me đất đã được phơi khô và tán thành bột mịn. Một lần uống khoảng 9 – 12g, một ngày uống 3 lần nước sôi để nguội, có thể chữa được kiết lỵ.
– Mỗi vị thuốc sau đây dùng 20g gồm: me đất, mã đề. Rửa sạch rồi giã nát thêm chút đường và vắt nước cốt để uống chữa được bệnh đại, tiểu tiện không thông.

An thần, mất ngủ và suy nhược thần kinh

Dùng 20g me đất và 6g lá thông đuôi ngựa để chữa mất ngủ, an thần (Hoặc dùng 30g mê đất và lá thông đuôi ngựa để chữa suy nhược thần kinh). Sắc nước uống, một ngày uống 3 lần.
Không chỉ chữa bệnh mà còn là món ăn vô cùng ngon và hấp dẫn
Ngoài ra, cây me đất còn chữa được nhiều bệnh khác như: viêm đường tiết niệu, bong gân, rôm sẩy, ngứa ngáy, huyết áp cao, viêm gan vàng da…. Không chỉ vậy mà được chế biến thành những món ăn bài thuốc rất ngon mà lại dễ làm. Tuy nhiên, cần phải hết sức chú ý khi dùng me đất, bởi vì trong me đất có chứa axit oxalic, đặc biệt là hàm lượng oxalat kali cao có thể gây sỏi trong bàng quang hoặc thận. Đặc biệt là phụ nữ mang thai và những người bị sỏi thận.
Nguồn: đông y gia truyền Tấn Khang