Browsing "Older Posts"

Cách chữa mề đay bằng lá khế – Bạn đã biết và thử chưa?

Cách chữa mề đay bằng lá khế – Bạn đã biết và thử chưa?


Cách chữa mề đay bằng lá khế – Bạn đã biết và thử chưa? Chữa mề đay bằng lá khế là mẹo dân gian được ông cha ta lưu truyền từ thời xưa đến nay. Có nhiều cách dùng lá khế để trị mề đay, tùy theo sở thích và khả năng đáp ứng của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết công dụng của lá khế hay dùng như thế nào cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các cách chữa mề đay từ loài cây quen thuộc này. Công dụng của lá khế với bệnh mề đay Khế là loài cây thân gỗ thuộc họ Oxalidaceae, được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam. Ngoài làm cây cảnh và cho quả, khế còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Theo đông y, lá khế có vị chua, chát, lành tính, giúp tán nhiệt, lợi tiểu, dùng để chữa ung nhọt, lở ngứa do huyết nhiệt. Với đặc tính này, lá khế giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt ngoài da khá tốt. Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã chứng minh lá khế chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất, có tác dụng phục hồi các tế bào bị tổn thương và ức chế vi khuẩn gây hại. Các cách trị mề đay bằng lá khế Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách trị nổi mề đay bằng lá khế từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Sau đây là một số biện pháp được sử dụng phổ biến: 1. Tắm nước lá khế Đây là cách trị mề đay bằng lá khế đơn giản nhất và được khá nhiều người áp dụng. Người ta thường làm như sau: Lấy 200g lá khế tươi chua đem rửa sạch, loại bỏ tạp chất, vò nát rồi cho vào nồi đã có sẵn 2 lít nước cùng một chút muối, sau đó đun sôi. Khi nước lá khế sôi, để nguội một lúc rồi pha với nước lạnh cho ấm và tắm như bình thường. Sau khi tắm nước lá khế, nên tắm lại bằng nước sạch. Lưu ý: Không dùng cách chữa mề đay này trên những vùng da có dấu hiệu viêm nhiễm, vết thương hở để tránh nhiễm trùng. 2. Dùng lá khế rang nóng Dùng lá khế sao vàng rồi chườm lên vùng da bị ngứa cũng là một phương pháp được người bệnh mề đay sử dụng. Cách làm như sau: Lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước. Cho lá khế vào chảo đảo đều tay đến khi héo lại rồi cho vào một mảnh vải sạch, để nguội một chút, tránh bị bỏng. Dùng lá khế đã được sao vàng chà nhẹ lên vị trí bị nổi mề đay, tránh cọ xát mạnh. Hơi nóng và các hoạt chất từ lá khế sẽ giúp làm dịu cơn ngứa, mẩn đỏ lặn xuống, ngăn chặn thương tổn mới. 3. Uống nước lá khế Theo đông y, mề đay xảy ra là do cơ thể nóng trong người nên để cải thiện triệu chứng, cần loại bỏ hết các yếu tố gây bệnh từ bên trong. Chính vì vậy, không ít người đã dùng biện pháp đun nước lá khế uống để chữa mề đay và giảm ngứa. Cách thực hiện như sau: Lá khế đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho lá khế vào chảo và sao vàng đến khi héo lại, đổ ra bát, chờ nguội rồi bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần lấy một ít lá khế sao vàng hãm với nước sôi và uống như trà. 4. Xông hơi nước lá khế Ngoài các cách chữa mề đay bằng lá khế ở trên, người bệnh cũng có thể sử dụng biện pháp xông hơi từ thảo dược này. Cách làm như sau: Lá khế đem rửa sạch cho vào nồi nước để nấu sôi. Đun sôi lá khế trong 3-5 phút thì tắt bếp, để nguội một lúc rồi sử dụng. Bắc nồi nước lá khế vừa đun ra nơi kín gió, sau đó trùm chăn phủ kín người xông đến khi nước nguội. Tiếp tục dùng nước lá khế đó pha với nước ấm và tắm như bình thường để giảm ngứa.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang
Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Bí mật của khổ Qua Rừng trong điều trị bệnh mà bạn chưa biết

Bí mật của khổ Qua Rừng trong điều trị bệnh mà bạn chưa biết


Bí mật của khổ Qua Rừng trong điều trị bệnh mà bạn chưa biết. Những tác dụng của dây khổ qua rừng có thể bạn chưa biết. Dây khổ qua rừng, một số nơi gọi là dây mướp đắng, đây là một cây dây leo có quả được mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Không giống với khổ qua nhà, dây khổ qua rừng sẽ cho quả nhỏ hơn, chúng có màu xanh đậm và có vị đắng hơn rất nhiều so với khổ qua nhà. Khổ qua rừng còn được gọi với cái tên dân gian khác là mướp đắng rừng, Ổ qua rừng, cẩm lệ chi, lương qua. Tác dụng của dây khổ qua rừng đối với sức khỏe Theo các nghiên cứu cho thấy dây khổ qua rừng có chứa khá nhiều các hợp chất, vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe chẳng hạn như: Cucurbitacin B, nước, carbohydrat, momordicin I và II, protein, lipid, sắt, kẽm, vitamin A, B1, B2, C…, magie. Theo như Đông y thì dây khổ qua rừng sẽ có vị đắng, tính hàn, không độc với công dụng thanh nhiệt, trừ đờm, giải độc, giúp làm cắt đi các cơn ho… Chỉ cần dùng 100g dây khổ qua rừng khô đem đi sắc chung với 1 lít nước rồi để uống hằng ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Tóm lại, dây khổ qua rừng chữa bệnh gì: Những bài thuốc dân gian từ cây mướp đắng rừng Thanh nhiệt. Giải độc. Giúp sáng mắt. Nhuận trường. Tiêu đờm. Dùng trong các trường hợp trúng nắng. Sốt nóng mất nước. Viêm nhiễm đường sinh dục. Tiết niệu. Viêm kết mạc cấp và mãn tính. Giúp tinh thần thư thái, an thần. Giảm stress.Giúp da dẻ mịn màng.Ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da. Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hóa của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt. Giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt Dân gian còn dùng khổ qua rừng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan bằng cách chặt khúc ngắn 3 đến 4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày. Dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp Hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác Người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử Dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn bằng cách dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn Những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt Những tác dụng của cây khổ qua rừng theo đông y Chống ung thư (Anticancer). Tác dụng tẩy giun (Antihelmintic). Chống sốt rét (Antimalarial).Kháng virus (Antiviral). Bảo vệ tim mạch (Cardioprotective). Bệnh tiểu đường (Diabetes). Giảm Cân (Weight Loss) bằng cách kết hợp giữa khoai từ và khổ qua rừng có tác động tạo kết quả giảm cân rõ rệt cho người béo phì. Đau bụng sốt (fevers). Bỏng (burns). Đau kinh nguyệt (painful menstruation). Ghẻ và các vấn đề về da khác Nó cũng đã được sử dụng như một chất ngừa thai để tránh thai Những tác dụng của cây khổ qua rừng theo tây y Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong quả khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào Giảm thấp đường huyết Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức về cây khổ quả rừng và công dụng rất tốt của nó đối với sức khỏe con người. Hi vọng với những kiến thức bổ ích ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loài cây này nhé.

Cách trị bệnh thần kỳ của cây Đinh Lăng thường gọi là "Nhân Sâm của Người Nghèo"

Cách trị bệnh thần kỳ của cây Đinh Lăng thường gọi là "Nhân Sâm của Người Nghèo"

Cách trị bệnh thần kỳ của cây Đinh Lăng thường gọi là "Nhân Sâm của Người Nghèo" Cây đinh lăng có nguồn gốc từ các quần đảo Thái Bình Dương, nhưng hiện nay được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi bởi nhiều lời truyền tai về công dụng chữa bệnh thần kỳ. Thực chất tác dụng của nước lá đinh lăng có thần kỳ như mọi người vẫn nghĩ?. Lá đinh lăng có rất nhiều cái tên dân gian như cây sỏi cá, nam dương sâm, là một loại cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng. Cây có kích thước nhỏ, thường mọc thành bụi, cao trung bình khoảng 1,5-2m, có lá nhỏ dài so le và hoa màu trắng xám. Mọi người thường vô tình bắt gặp loại cây này ở những ngôi đền, chùa hoặc xung quanh sân vườn gia đình. Từ năm 1961, tác dụng của nước lá đinh lăng được biết đến rộng rãi nên người ta trồng nó ở nhiều nơi khác và cho đến nay nó đã trở nên quá quen thuộc và xuất hiện ở mọi nơi. Đinh lăng không chỉ có kiểu dáng đẹp để làm cảnh mà còn được mọi người tin dùng như một “thần dược”. 1. Tác dụng của nước lá đinh lăng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý Thông thường người ta trồng cây đinh lăng để lấy rễ làm thuốc, tuy nhiên các bộ phận khác của nó cũng mang lại nhiều giá trị không kém. Đặc biệt là tác dụng của nước lá đinh lăng giúp hỗ trợ điều trị các loại bệnh lý hiệu quả, cụ thể như: Chữa thiếu máu: Nước lá đinh lăng có công dụng phòng chống bệnh thiếu máu rất hiệu quả. Những ai bị thiếu máu do chấn thương, phụ nữ mất máu do thời kì nguyệt san có thể dùng lá hoặc rễ cây đinh lăng nấu với nước uống để giúp sản xuất máu nhiều hơn. Giúp vết thương mau lành: Lá đinh lăng còn có tác dụng cầm máu, chữa lành vết thương rất hiệu quả. Hãy giã hoặc xoay nát lá đinh lăng và đắp lên vết thương hoặc vùng da bị tổn thương do phỏng nhẹ bạn sẽ thấy rất dễ chịu. 2. Tác dụng của lá đinh lăng cho bà mẹ sau sinh Những bà mẹ mắc phải trường hợp tắc sữa hay cơ thế suy yếu sau khi sinh có thể sử dụng nước lá đinh lăng để cải thiện sức khỏe, thông tia sữa bị tắc. Nếu bạn muốn hiệu quả hơn có thể tận dụng cả rễ cây đinh lăng để sắc uống 2-3 lần/ ngày và liên tục 2 đến 3 ngày sẽ thấy hiệu quả. Ngoài ra, để thay đổi khẩu vị, phụ nữ sau sinh cũng có thể dùng lá đinh lăng non nấu canh với thịt hoặc cá để hồi phục sức khỏe. 3. Tác dụng của nước lá đinh lăng để chữa bệnh co giật ở trẻ em Lá đinh lăng từ xưa đã nổi tiếng giúp hỗ trợ điều trị bệnh co giật ở trẻ em rất hiệu quả. Bên cạnh, nó còn là bài thuốc bổ, giúp cơ thể khỏe mạnh. Hãy lấy lá non phơi khô, sau đó dùng nước ấm pha như pha trà uống mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn sống, làm gỏi cá… để bổ sung vào mỗi bữa ăn của trẻ. 4. Nước lá đinh lăng giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện sinh lý nam giới Tăng cường sức khỏe: Sở dĩ, đinh lăng có tác dụng tăng cường sức khỏe vì nó giúp kích thích vị giác, giúp người dùng cảm thấy ngon miệng hơn trong bữa ăn. Bên cạnh, nó còn mang lại giấc ngủ sâu và dài cho người ốm hay mệt mỏi để cơ thể được nghỉ ngơi và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vì vậy, nhiều năm trở lại đây, có rất nhiều nghiên cứu của ngành Đông y ở nước ta về việc chế biến đinh lăng thành thuốc tăng lực, để cải thiện sức khỏe và khả năng lao động của con người. Cải thiện sinh lý nam giới: Nước lá và rễ cây đinh lăng còn có công dụng hỗ trợ chữa trị bệnh “đàn ông” rất hiệu quả. Nó giúp nam giới tăng cường sinh lực, cải thiện sức chịu đựng, sự dẻo dai của cơ thể. Tùy từng tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà bạn có thể dùng với mức độ, liều lượng thích hợp, vì vậy trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông y. Đặc biệt là trường hợp đang điều trị bệnh lý nào đó, bạn nên tham vấn qua ý kiến của y bác sĩ điều trị trước khi dùng kết hợp với nước lá đinh lăng. Vừa rồi là những chia sẻ về các công dụng “thần kỳ” của nước là đinh lăng. Hy vọng bạn có thể tìm cho mình một số mẹo nhỏ để hỗ trợ chữa trị bệnh, cải thiện sức khỏe từ cây đinh lăng.
Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020