Browsing "Older Posts"

CÂY LÁ LỐT CÓ CÔNG DỤNG GÌ? BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP CỰC KỲ HIỆU QUẢ TỪ CÂY LÁ LỐT.

 CÂY LÁ LỐT CÓ CÔNG DỤNG GÌ? BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP CỰC KỲ HIỆU QUẢ TỪ CÂY LÁ LỐT.


Hướng dẫn trị bệnh xương khớp bằng cây lá lốt cực kỳ hiệu quả.

Từ xa xưa đến nay, cây lá lốt đã được sử dụng phổ biến trong các món ăn dân dã mà hấp dẫn. Lá lốt cuốn chả, lá lốt rang, nấu canh cá, chiên xào vô cùng quen thuộc mà bổ dưỡng. Loài cây này có ở hầu hết các vùng nông thôn nước ta, vườn nhà ai cũng có một giàn lá lốt. Thế nhưng, ít ai biết rằng, loại cây lá này lại là một dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là chữa đau xương khớp.

Do vậy hôm nay Gia đình Win xin chia sẻ đến bà con bài thuốc trị đau nhức xương khớp từ cây dược liệu quý hiếm này. Bà con xem nếu có gì không hiểu thì để lại lời bình luận bên dưới. Gia đình Win sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn.

Nguồn: Channel Gia dình Win


Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

thành phần và công dụng của cây dong riềng trong chữa bệnh mà bạn chưa bao giờ biết đến.

 thành phần và công dụng của cây dong riềng trong chữa bệnh mà bạn chưa bao giờ biết đến.

Cây dong riềng hay còn gọi là khoai đao hay khương vu. Đặc biệt từ thời xưa, cây dong riềng được họ tôn thờ như vị thuốc quý không thể thiếu mà đến nay đã có rất nhiều người áp dụng các bài thuốc từ cây này cực kỳ hiệu quả.

Cây Dong Riềng đỏ phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

Thành phần và công dụng của cây dong riềng

Theo Đông y cổ truyền, thành phần hóa học của dong riềng đỏ như hàm lượng glucosid trợ tim trong thân cây Dong riềng đỏ là rất đáng kể (trung bình 0,8640%), cứ 1000g nguyên liệu này sẽ cho gần 9g Glucosid trợ tim. Hay hàm lượng ancaloid trong Dong riềng đỏ không cao lắm, trong thân (0,1613%, gấp hơn 10 lần so với dung môi là nước) cao gấp đôi trong củ khi chiết bằng dung môi cloroform, chloroform là dung môi có hiệu suất chiết tốt hơn dung môi nước…

Do vậy cây Dong riềng đỏ là loại cây thuốc dân gian rất có giá trị trong phòng chống bệnh tim mạch, căn bệnh khá phổ biến ở người có tuổi và người cao tuổi. Khi kết hợp với một số loại thảo dược khác sẽ có hiệu quả điều trị nhất định.

Theo thực nghiệm cho thấy bên trong củ dong riềng chứa khá nhiều tinh bột. Còn trong đông y củ dong riềng có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, an thần, cải thiện giấc ngủ và giáng áp. Và hỗ trợ các bệnh về nóng gan, mụn nhọt.

  • Chữa rong kinh: Bình thường kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ sẽ diễn ra từ khoảng 5-7 ngày. Nếu tình trạng này kéo dài từ 7-10 ngày trở lên thì được cho là bị rong kinh.

Nguyên nhân có thể do bị rối loạn nội tiết, hoặc nghiêm trọng hơn một chút là mắc một số bệnh như u xơ, u nang.

Để có thể phát hiện và chữa trị kịp thời cần tiến hành kiểm tra, siêu âm để xác định nguyên nhân chính xác. Việc sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên như: dùng củ dong riềng kết hợp nấu ăn cùng hoa đỗ quyên, có thể nấu ăn như hằng ngày hoặc kết hợp nấu với gà hầm để dùng vừa bồi bổ cơ thể vì mất máu nhiều.

  • Cầm máu vết thương: dùng hoa của cây dong riềng loại còn búp còn tươi khoảng 20g sắc uống khoảng 3 lần tình trạng sẽ cải thiện.
  • Chữa viêm gan, vàng da: Lời khuyên nên kết hợp tắm nắng buổi sáng và đào rễ củ dong riềng rửa sạch, phơi khô, thái lát sắc cùng 1 lít nước còn 1/3 chia làm 3 lần uống.
  • Viêm gan cấp: Nếu không có thời gian và khá bận rộn có thể dùng rễ củ dong riềng tươi đem rửa sạch thái lát để ráo khoản 90g đem đun sôi cùng 1 lít nước chia làm 3 lần uống trong ngày uống.

Hoặc mỗi ngày dùng khoảng 100 – 200g rễ củdong riềng tươi đem rửa sạch thái vụn hoặc băm nhỏ sắc kỹ cùng 1 lít nước cô cạn còn ½ chia uống 2 lần sáng và chiều, dùng khoảng 20 ngày đồng thời ăn kiêng đồ cay nóng, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

Bài thuốc trị bệnh mạch vành: Bệnh mạch vành khá là nguy hiểm. Các cơn đau thắt ngực từng cơn, có cảm giác bỏng như có kim châm nghẹt ở ngực đến khó thở là những nguy cơ của bệnh mạch vành. Những triệu chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dễ dàng cướp đi sinh mạng của người bệnh.

Củ dong riềng có thể ức chế và điều trị tối đa bệnh mạch vành

Theo nghiên cứu các thành phần có trong củ dong riềng có thể ức chế và điệu trị tối đa nguyên nhân và hậu quả bệnh mạch vành.

Bài thuốc như sau: Dùng khoản 60g củ dong riềng đem rửa sạch phơi khô, sắt lát và hầm với 1 quả tim lợn hoặc đem chưng lên trong nồi cơm, tim lợn có thể sắt nhỏ hoặc băm sau đó ăn hết cả nước lẫn cái. Làm 10 ngày liên tục ăn một ngày một lần tình trạng sẽ cải thiện đáng kể.

  • Ngã chấn thương, bầm tím, bong gân: Dùng ngay rễ tươi của dogn riềng đem rửa sạch giã nát có thể kết hợp với gừng thêm ít nước ấm và đắp tại vết thương cố định bằng gạc. Ngày làm từ 1-2 lần khoảng 3 ngày là khỏi.
  • Chữa viêm tai chảy mủ: dùng hạt dong riềng sau khi hoa của cây tàn sẽ thu được hạt đem sấy khô hoặc đem rang vàng rồi tán bột rắc vào trong tai.
  • Rễ củ dong riềng có thể sắc uống để chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chữa tiểu dắt, tiểu bí và lợi tiểu, ngoài ra còn dùng để điều trị sốt, ho, cảm vặt.
  • Chữa đau răng: Có thể dùng củ dong riềng đem rửa sạch và giã nát cùng ít muối nhét vào lỗ sâu răng kết hợp cùng dùng củ dong riềng nấu cháo cùng gạo nếp hoặc hầm gà để ăn.
  • Chữa trẻ em chướng bụng, đầy hơi khó dịu: dùng lá lon và hoa dong riềng kết hợp cùng kim tiền thảo lượng đem tất cả đi giã nát, sao vàng hạ thổ cùng ít muối sau đó đắp lên bụng hoặc sắc nước uống.

Củ dong riêng không còn xa lạ với bà con nông dân khi được dùng làm nguyên liệu trong các bữa ăn hằng ngày. Hiện nay, củ dong riềng vẫn được chế biến và nuôi trồng lấy củ để làm bún phục vụ cho nhu cầu người dân. Tuy nhiên khi biết đến các công dụng của củ này thì bạn nên áp dụng thử và không nên lạm dụng.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Công dụng của khoai lang trị khá nhiều loại bệnh mà bạn chưa bao giờ biết.

 

Công dụng của khoai lang trị khá nhiều loại bệnh mà bạn chưa bao giờ  biết.

Khoai lang là cây lương thực quen thuộc với người dân Việt Nam bao đời nay, nhưng ngoài là cây lương thực trong các món ăn hàng ngày thì khoai lang còn là vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang là một trong những cây lương thực quan trọng, được dùng làm nhiều loại thức ăn quen thuộc như bánh, cháo, chè, mứt…Theo đó, lá khoai lang cũng có nhiều công dụng và được góp mặt trong nhiều món ăn hàng ngày.

Theo nghiên cứu, khoai lang rất giàu dinh dưỡng: Có 0,8% protein, 28,5% glucid, nhiều tinh bột, ít đường khử, maltose, manose, galactose, pentose, các pectin, men (amylase…), sterol, chất nhựa, sinh tố B1, B2, C, acid nicotinic, Ca, Mn, P, Fe, K, I,… Thân và lá còn chứa chất nhựa (jalapin), acid fumaric, acid succinic, acid elagic và 1 số acid amin… Do giá trị dinh dưỡng phong phú nên khoai lang có rất nhiều công dụng điều trị bệnh.

Theo Đông y, khoai lang vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận. Tác dụng kiện tỳ, ích khí, hòa vị, sinh tân, khoan tràng, thông tiện. Dùng tốt cho người tỳ vị hư nhược (đái tháo đường, táo bón, quáng gà, vàng da…). Hằng ngày dùng 16-500g bằng cách luộc, hầm, nướng.

Một số món ăn bài thuốc điều trị bệnh từ khoai lang

Một số món ăn bài thuốc điều trị bệnh từ khoai lang

Khoai lang có rất nhiều công dụng điều trị bệnh. Theo đó, tùy từng triệu chứng mà khoai lang có mặt trong bài thuốc và các món ăn bài thuốc như sau:

Bài thuốc Đông y

  • Bài thuốc nhuận tràng: Khoai lang rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xay giã nhỏ, thêm ít nước sôi, khuấy đều. Uống 1 bát vào buổi sáng, dùng chữa táo bón. Dùng 3 – 7 ngày đến khi hết táo bón. Hoặc dùng 100 – 150g lá tươi luộc ăn hàng ngày.
  • Bài thuốc trị phụ nữ băng huyết: Lấy lá khoai lang tươi 100 – 150g, giã nát, cho ít nước sôi, ép nước uống.
  • Bài thuốc điều trị đái tháo đường: Lấy lá khoai lang tươi 150g, bí đao 50g. Lá khoai rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng. Nấu canh ăn trong ngày.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt, chín mé: Lấy lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1 nhúm. Rửa sạch khoai, giã nát với muối đắp lên chỗ bị nhọt hay chín mé.

Món ăn bài thuốc từ khoai lang

  • Cháo kê khoai lang: Nguyên liệu: khoai lang 60g, kê 50g. Khoai lang gọt vỏ thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo. Ăn vào bữa sáng, dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, tỳ vị hư nhược.
  • Cháo gạo khoai lang: Nguyên liệu gồm có khoai lang đỏ (tươi) 200g, gạo tẻ 100g. Cách làm: Khoai rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng, nấu với gạo thành cháo, thêm đường trắng đảo đều, dùng cho bệnh nhân suy giảm thị lực.
  • Khoai lang nấu canh: Nguyên liệu gồm có: khoai lang vàng (kim thự) 100- 150g. Rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc thêm 50g gạo tẻ, nấu cháo, dùng tốt cho người bệnh viêm gan vàng da sốt nóng.

Tuy rằng, khoai lang có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng người có thực tích, đầy ợ hơi nên hạn chế ăn khoai lang. Các bài thuốc trên đều khá lành tính nhưng nếu sử dụng lâu ngày không đem lại tác dụng thì người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thă khám và điều trị.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Cây lạc tiên “Thần dược” chữa bệnh mất ngủ cực hiệu quả

https://www.youtube.com/watch?v=M9gllda_ZWs

 Cây lạc tiên “Thần dược” chữa bệnh mất ngủ cực hiệu quả

Lạc tiên là một tặng phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho sức khỏe. Thảo dược lạc tiên xóa tan nỗi lo mất ngủ đối với những người thường xuyên khó ngủ, ngủ không ngon dẫn tới suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần. Giấc ngủ chiếm giữ một vai trò rất quan trọng. Bất kể vì nguyên nhân gì dẫn tới mất ngủ cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập và làm việc của chúng ta. Và việc chú trọng giấc ngủ trở thành mối quan tâm lớn hàng đầu trong cuộc sống hiện đại. Một trong những cách đơn giản để có một giấc ngủ ngon là sử dụng thảo dược cây lạc tiên, tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, mang lại một giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn, khởi động một ngày tuyệt vời, tràn đầy năng lượng. Lạc tiên có tên khoa học là Passiflora foetida L, họ chùm gửi. Loài này thường mọc hoang tại các bờ bụi, ven sông ven suối, sinh tồn một cách mạnh mẽ và kiên cường trong tự nhiên. Được ví như các loài cỏ dại nhưng hiện hữu trong cây thuốc nam này là những tác dụng phòng, chữa bệnh hiệu quả được sử dụng trong cả Đông Y và Tây Y. Cây thuốc lạc tiên cũng được sử dụng như một loại rau sạch ở rất nhiều địa phương, được nhân dân sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa mất ngủ. Thông Tin ề Cây Lạc Tiên Lạc tiên còn được biết đến với tên gọi khác như dây nhãn lồng, dây chùm bao. Tuy nhiên cái tên cây lạc tiên vẫn luôn phù hợp và thông dụng nhất đối với mọi người. Loại thảo dược này thuộc về xứ nhiệt đới, lưu lạc tới Việt Nam từ rất xa xưa. Thân cây thuốc mềm, mảnh phủ nhiều lông mịn, chiều dài thân có thể lên tới 10m. Lá cây thuốc hình tim mọc so le nhau, bám chắc nhờ tua cuốn. Hoa có màu trắng hoặc tím, quả có thể ăn được. Quả chín có màu đỏ hoặc vàng, là món ăn ưa chuộng của người dân nông thôn Việt Nam. Công dụng của cây lạc tiên Lạc tiên có các thành phần như Alcaloid, flavonoid, saponin… Các hoạt chất này với liều lượng nhỏ giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự lão hóa tế bào. Theo y học cổ truyền, dược liệu lạc tiên có tính mát, hơi đắng, vị ngọt hậu. Đây là vị thuốc nam rất có giá trị về mặt dược liệu, phát triển mạnh mẽ trong tự nhiên mà không có sự can thiệp của phân bón hay hóa chất, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Thân và lá cây lạc tiên phơi khô có các công dụng, tác dụng cho sức khỏe như: Thảo dược có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Giúp giảm căng thẳng hệ thần kinh, giảm thiểu stress do áp lực công việc. Có tác dụng an thần, giảm đau nhức ở người cao tuổi. Tác dụng giải nhiệt, giải độc và làm mát gan. Đặc biệt hỗ trợ chữa trị chứng mất ngủ kinh niên, giúp có người sử dụng có một giấc ngủ sâu, an lành. Cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ Vị thảo dược được sử dụng như nước trà hàng ngày. Bạn có thể dùng theo cách thuốc sắc hoặc trà hãm. Sử dụng khoảng 50 gram với 1.5 lít nước. Ngoài ra cây lạc tiên cũng có thể sử dụng theo kiểu cô đặc, dùng 20 – 40 gram cho 1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa cho tới khi còn 500 ml nước, tạo thành dạng siro dùng 2 lần một ngày. Thảo dược dùng tốt nhất là trước khi đi ngủ 60 phút. Cách pha trà: Bước 1: Dùng một nhúm lạc tiên( 10g) khô cho 150 ml nước Bước 2: Tráng trà, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà lắc đều ấm rồi đổ nước này đi. Bước 3: Cho nước sôi ấm pha trà theo tỉ lệ pha, đợi 5-7 phút cho nước ngấm vào trà. Thưởng thức khi trà còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn. Cách nấu trà: Nếu như bạn không có thói quen nhâm nhi ly trà vào mỗi sáng thì cũng có thể sử dụng lạc tiên để nấu nước uống thay nước hàng ngày. Mỗi ngày lấy khoảng 50-80g khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.

Blog Lương Y: Đinh bá Tường
Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020