Browsing "Older Posts"

Hướng dẫn cách chữa đau đầu hiểu quả với cái bài thuốc đơn giản, dễ tìm

Hướng dẫn cách chữa đau đầu hiểu quả với cái bài thuốc đơn giản, dễ tìm.

Khi bị đau đầu chúng ta sẽ có cảm giác khó chịu, làm việc không tập trung, người mệt mỏi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn các bài thuốc từ thiên nhiên chữa đau đầu thay vì uống thuốc giảm đau bạn hãy thử bài thuốc tự nhiên nhé, vừa hiệu quả vừa không lo đến tác dụng phụ, cùng tìm hiểu các bạn nha!

Đau đầu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong một số trường hợp có thể không xác định được nguyên nhân. Đau đầu có thể là triệu chứng của cảm lạnh, cúm, viêm xoang, mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng, stress, ngồi trước máy vi tính quá nhiều, trầm cảm, cao huyết áp, v.v…

Bài thuốc trị đau đầu.

Thành phần:

Nước chanh: ½ cốc

Mật ong: 1 thìa

Tinh dầu oải hương: 2 giọt.

Pha trộn nước chanh, mật ong và tinh dầu oải hương có thể giúp giảm đau đầu trong vòng 1 giờ nếu chứng đau đầu của bạn không liên quan tới bệnh lý nghiêm trọng. Loại nước tự nhiên này giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, sẽ đi vào máu và làm giảm viêm ở các mạch máu trong vùng đầu, do vậy giảm đau đáng kể. Ngoài ra, loại nước này cũng có thuộc tính chống co thắt tự nhiên, đó là lý do tại sao nó có tác dụng rất tốt trong điều trị đau đầu liên quan tới cảm lạnh thông thường hoặc căng thẳng.

Cách pha chế và sử dụng

Cho những thành phần trên vào cốc. Khuấy đều để tạo thành hỗn hợp. Làm nóng hỗn hợp trong khoảng 1-2 phút. Hãy uống loại nước này mỗi lần bạn bị đau đầu. 

                                                                                      Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Hướng dẫn cách dưỡng da trắng sáng tươi khỏe từ hoa cúc.

Hưỡng dẫn cách dưỡng da trắng sáng tươi khỏe từ hoa cúc.

Hoa cúc không chỉ có tác dụng đối với sức khỏe, chữa được rất nhiều bệnh, không chỉ là loài hoa đẹp để trang trí, hoa cúc còn có tác dụng được nhiều các bạn quan tâm đó là tác dụng làm đẹp từ hoa cúc, hoa cúc có tác dụng làm cho làn da thêm khỏe khoắn, tươi tăn, luôn giữ được độ tươi sáng, trắng hồng, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể biết thêm về tác dụng của hoa cúc trong việc làm đẹp các bạn nhé!



Hoa cúc không chỉ chinh phục lòng người bởi hương sắc rực rỡ và tinh khiết. Nó còn là một thứ thảo dược quý phục vụ đắc lực trong “công cuộc” làm đẹp của nữ giới.

1. Nước rửa mặt tự chế từ hoa cúc: 
Đây là cách làm sạch da hiệu quả nhất, đặc biệt khi da bị ngứa, nổi mẩn.
Cách thức: Lấy một nhúm hoa cúc, một nhúm lá hương thảo tươi hoặc phơi khô, hai tách nước lạnh. Đun sôi hoa cúc, lá hương thảo để nguội. Dùng dung dịch này vỗ nhẹ lên vùng trán, mặt và cổ.

2.Mặt nạ hoa cúc:

Tác dụng để giữ ẩm, làm sạch và mịn da.

Cách 1: Rửa sạch hoa cúc, để ráo nước. Đung sôi hoa cúc với nước tinh khiết, chú ý để nhỏ lửa. Cho thêm 1 chút muối, lược bỏ xác hoa. Lấy nước hoa cúc đã lọc hòa với mật ong. Sau khi rửa sạch mặt với nước ấm, bạn dùng bông gòn thấm hỗn hợp trên rồi thoa đều lên mặt. Nằm thư giãn 10-15 phút rồi rửa sạch mặt với nước ấm.

Cách 2: Hoa cúc rửa sạch, để ráo. Hâm nóng sữa tươi bằng lò vi ba. Trộn đều hoa cúc, sữa tươi và mật ong. Để nguội bớt rồi dùng bông gòn thoa đều hỗn hợp lên mặt. Để 15 phút rồi rửa lại mặt với nước ấm.

3.Tắm bằng hoa cúc:

Tác dụng làm mát da toàn thân, trơn mịn và hồng hào.

Cách thức: Thả vào bồn tắm nước nóng những bông hoa cúc tươi trước khi tắm 15 phút. Mỗi tuần nên áp dụng cách làm đẹp da toàn thân này 1 lần.

Dùng làm nước uống: Tác dụng giúp da mặt tươi mịn, hồng hào đồng thời bài thuốc này còn rất có lợi cho sức khỏe, giúp kéo dài tuổi thọ. Đây là bài thuốc từng được Từ Hy Thái Hậu rất tin dùng.

Cách thức: Dùng hoa 2kg, đổ ngập nước, nấu cho đến khi còn một nửa, bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15-20g với nước sôi để nguội.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn các cách làm đẹp từ hoa cúc, các bạn hãy thường xuyên sử dụng mặt nạ hoa cúc để có làn da khỏe mạnh và đẹp các bạn nhé!
Chúc các bạn thành công!

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Hướng dẫn các bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp hiệu quả




Bệnh viêm khớp có thể để lại nhiều biến chứng bệnh cho người mắc. Vì thế ngoài khác phương pháp điều trị Tây y thì bạn có thể vận dụng các bài thuốc Y học cổ truyền đơn giản, dễ áp dụng tại nhà.

Bệnh viêm khớp là căn bệnh như thế nào?

     Viêm khớp là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Thực tế, đây là một dạng của những rối loạn tại các khớp trên cơ thể dẫn đến các các sụn ở khớp xương bị ăn mòn.

Ngoài ra, các nguyên nhân gây viêm khớp có thể kể đến như gặp phải chấn thương, làm việc quá sức, tích lũy chất độc lâu ngày trong cơ thể,… khiến cho các tổ chức khớp bị thoái hóa, chất dịch bị khô và dần dần sẽ gây biến dạng.

Về lâu dài các khớp dần mất đi sự linh hoạt, tính đàn hồi cần thiết khiến cho người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu, cứng khớp, vận động khó khăn nếu không được chữa trị kịp người người bệnh có thể gặp các biến chứng như liệt, tàn phế.


Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm khớp hiệu quả

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm khớp hiệu quả

Là một căn bệnh thường gặp nhưng có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế ngoài các phương pháp điều trị Tây y thì bạn có thể điều trị bằng các bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người áp dụng như sau:

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: Hy thiêm thảo, hải đồng bi, nhẫn đông đằng, tang chi (cành dâu tằm), kê huyết đằng, tần giao, tri mẫu, cát căn, sinh ý mễ, phòng kỷ.

Cách làm: Bạn đem tất cả các thảo dược trên rửa sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 20 phút rồi đem sắc lại, chia ra làm 2 lần uống mỗi ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng 10 ngày thì có tác dụng giảm đau hiệu quả

Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Sinh toàn yết, tam thất, địa long, sinh hắc đậu, xuyên ô, xạ hương.

Cách làm: Bạn đem tất cả các thành phần trên bạn đem nghiền thành bột mịn, dùng hồ gạo làm thành viên mỗi ngày sử dụng 2 lần, 7-10 viên uống với nước ấm.

Bài thuốc 3

Bạn sử dụng quả ớt chín, lá đu đủ, rễ chỉ thiên. Giã nhỏ 3 nguyên liệu trên rồi đem ngâm vào cồn theo tỉ lệ. Dùng hỗn hợp này xoa bóp vào các khớp bị đau, viêm thì đây là bài thuốc chữa bệnh viêm khớp hiệu quả.

Ngoài các bài thuốc y học cổ truyền trên, các bác sĩ Đông y còn giới thiệu một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh bằng cách sử dụng các loại nguyên liệu như sau:

  • Bài thuốc từ vỏ bưởi: Bạn sử dụng vỏ quả bưởi, ít gừng. Băm nhuyễn 2 nguyên liệu này rồi đắp vào chỗ đau khớp, mỗi ngày thay thuốc 1 lần thì có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả.
  • Giã nát rau cần ta vắt lấy nước, thêm đường và đun sôi, uống thay trà hàng ngày thì có tác chữa chứng phong thấp, sưng khớp tay chân.
  • Ép nước bắp cải uống, lấy bã đắp vào chỗ bị bệnh viêm khớp thì cũng giảm đau.
  • Canh sung hầm với thịt nạc.
  • Uống nước lá đinh lăng trị tê thấp

Các bài thuốc trên đây đều là các bài thuốc chữa bệnh lành tính, tuy nhiên nếu việc sử dụng các bài thuốc trên không đem lại hiệu quả thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Nguồn: Đông Y  gia truyền Tấn Khang                     


Bài thuốc chữa trị đái tháo đường bằng lá dứa được nhiều người áp dụng

Bài thuốc chữa trị đái tháo đường bằng lá dứa được lưu truyền qua nhiều thế hệ được nhiều người áp dụng. Bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo bài thuốc dưới đây nhé!



Bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường

Lá dứa thường mọc hoang tại các tỉnh miền nam, dùng để làm gia vị chế biến thạch, chè, kẹo xôi. Lá dứa có mùi thơm có tác dụng đuổi gián, giải cảm, trị gàu… bên cạnh đó, trong lá dứa có chứa tinh dầu glycosides và alkaloid có tác dụng chữa bệnh viêm khớp, yếu dây thần kinh và đặc biệt nó dùng làm thuốc chữa tiểu đường rất hữu hiệu và an toàn.

LÁ DỨA CÓ NHỮNG CÔNG DỤNG GÌ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Lá dứa có chứa chất diệp lục, bromelin, các axit hữu cơ, các chất chống oxy hóa nên có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do phá hủy thành mạch máu. Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa không chỉ có tác dụng hạ đường huyết lá dứa cũng rất hữu hiệu trong chữa trị bệnh Gout, đau xương khớp, chữa ho, viêm phế quản, lá dứa không chứa chất độc hại nên bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng lá dứa để điều trị bệnh trong một thời gian dài.

Bên canh đó, lá dứa có chứa tinh dầu glycosides và alkaloid có tác dụng chữa bệnh như thấp khớp, yếu dây thần kinh, đặc biệt trong Đông y lá dứa còn dùng làm thuốc điều trị tiểu đường rất hữu hiệu, an toàn.

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BẰNG LÁ DỨA

Hiện nay, có vô vàn cách thức điều trị bệnh đái tháo đường nhưng lá dứa thơm trị tiểu đường của ông cha ta vẫn được áp dụng rộng rãi bởi công hiệu chữa bệnh của nó.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa của cha ông ngày nay vẫn phát huy tác dụng.

Bài 1:

  • Lá dứa dại cắt thành khúc, phơi khô.
  • Hãm với nước nóng như trà uống bình thường

Bạn nên sử dụng thường xuyên lá dứa chữa tiểu đường trong khoảng 1-3 tuần tác dụng của lá dứa mới bắt đầu có kết quả.

Bài 2:

  • Lá dứa cắt nhỏ, phơi khô: 10 lá
  • Nước lọc: 2,5 lít

Đem thắc lá dứa đến khi cô lại khoảng 2 lít thì uống hết trong ngày. Bạn có thể chia làm 3 lần để uống, mỗi lần uống 0,7 lít. Nên uống trước bữa ăn 20 phút sẽ cho tác dụng chữa trị bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Lá dứa với đa công dụng chữa bệnh những đặc biệt là trị bệnh Đái tháo đường rất hiệu quả

CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ KHI SỬ DỤNG LÁ DỨA ĐỂ CHỮA BỆNH?

Theo Đông y khuyên mọi người nên sử dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa trong 3- 4 tuần mới bắt đầu có kết quả điều trị bệnh tiểu đường.

Sau khi sử dụng lá dứa trong 1 tuần bạn nên đo đường huyết để căn chỉnh liều lượng dùng lá dứa.

Lá dứa rất an toàn, lành tính ngay cả bạn uống lâu dài với số lương nhiều.

Ban đầu bạn nên sử dụng với một lượng nhỏ sau đó tăng dần lượng lá dứa. Nếu trong 4 tuần mà không có kết quả bạn nên chuyển sang phương pháp điều trị khác.

Hiện nay bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng bài thuốc nam kết hợp châm cứu và xoa bóp chỉ trong 2 tháng điều trị.

                                                            Nguồn: Đông Y Gia Y Truyền Tấn Khang 

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Atiso và những bộ phận dùng làm thuốc của cây Atiso

Atisô là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, những món ăn được chế biến từ atisô cũng được khá nhiều người ưa chuộng. Và các bộ phận của nó cũng được dùng làm thuốc.

Đặc điểm và công dụng của cây Atiso

Atisô là loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.


Cây Atiso

Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.

Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc. Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase) và 82 g nước.

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.

Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Hoa và Lá atiso trong y học cổ truyền có công dụng như thế nào?

Theo kiến thức Đông y thì hoa atisô được dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…

– Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.

– Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

– Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.

– Atisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.

– Atisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không.

Vì vậy trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.

Tuy nhiên nếu bạn không thích uống trà thì có thế dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.

Các Dược sĩ khuyến cáo, mọi người không nên lạm dụng atiso quá nhiều bởi ngoài những công dụng trên nếu dùng quá mức sẽ có những biến chứng phụ do Atisô gây ra như hại gan, có thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi.. Một ngày chỉ nên dùng 10 – 20 g sắc với nước nếu dùng tươi, 5 – 10 g nếu dùng khô. Với loại trà đóng gói cũng chỉ nên uống 2 – 3 túi mỗi ngày là đủ.

                          Nguồn: Đông Y gia truyền Tấn Khang                    

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Giảo cổ lam: cây thuốc quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Giảo cổ lam hay còn được gọi với cái tên Cỏ Thần Kỳ, là một cây thuốc quý rất tốt cho sức khỏe. Vậy cây giảo cổ lam có những công dụng đặc biệt gì?



Giảo cổ lam vị thuốc quý tốt cho sức khỏe

Công dụng đặc biệt của giảo cổ lam

Giảo cổ làm được ví như là nhân sâm, là một loại Cây thuốc quý được biết đến có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não. Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc. Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp.

Giảo cổ lam trị bệnh mỡ máu: Cây Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin có tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nhiều tài liệu khuyên rằng thường xuyên uống trà giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, giảm lượng cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL) với hiệu quả từ 63% đến 97%. 

Tác dụng của giảo cổ lam với người bệnh tiểu đường tuýp 2: Trong Giảo cổ lam có chứa chất phanoside có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả, giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu đã được thử nghiệm trực tiếp trên bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Các Bác sĩ Đông y khuyên người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất nên thường xuyên uống giảo cổ lam để ổn định đường huyết trong máu.

Công dụng với bệnh huyết áp cao: Có nhiều nghiên cứu minh chứng cây giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp. Uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, một chất có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp tốt hơn cả nhân sâm và loại thuốc hạ huyết áp imdapamide. Sử dụng giảo cổ lam hàng ngày có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao.

Bên cạnh đó giảo cổ lam còn chứa chất adenosin rất tốt cho bệnh nhân tim mạch, làm giảm bớt những cơn đau tim, có khả năng tạo năng lượng mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, ổn định huyết áp, tăng cường máu lên não, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

Trà giảo cổ lam giúp giảm cân: Với khả năng hoạt hóa men AMPK của giảo cổ lam, một men có vai trò giúp chuyển hóa năng lượng cở thể, thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ, giúp giảm đi lượng mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị ung thư: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ cây giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u rõ rệt. GS.TS Phạm Thanh Kỳ đã tìm thấy 7 hoạt chất mới trong giảo cổ lam Việt Nam và đặt tên là gypenoisd VN 01-07. Các hoạt chất này đã được kiểm nghiệm có thể tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư phổi, đại tràng, bạch cầu, vú và tử cung.

Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam

Giảo cổ làm là một vị thuốc quý, tuy nhiên việc sử dụng chúng cũng cần phải chú ý tới liều lượng và chỉ định của những bác sĩ có chuyên môn thì mới có thể mang lại kết quả như mong muốn.


Việc lạm dụng giảo cổ lam có thể dẫn tới ngộ độc do thành phần hóa học chính của nó là flavonoid và saponin cao gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. 

Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và huyết áp, hạ đường huyết, rất tốt cho tim mạch… Nhưng vì việc sử dụng quá liều không được sự chỉ định của thầy thuốc rất có thể làm hạ hàm lượng cholesterol toàn phần dẫn đến thiếu hụt cholesterol.

Để sử dụng liều lượng giảo cổ lam hiệu quả chỉ nên uống 2 viên/lần, ngày 2 lần, uống sau khi ăn, dùng cho người mệt mỏi, huyết áp cao, đường huyết cao, người ăn ngủ kém. Nếu cần sử dụng thường xuyên để có tác dụng lâu dài cũng cần có chỉ định của bác sỹ.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang                                              

Tác dụng chữa viêm họng tuyệt vời từ cây rau trai

Tác dụng chữa viêm họng tuyệt vời từ cây rau trai

Cây rau trai mọc rất nhiều ở các đê mương các cánh đồng ở các làng quê, cây nhỏ nhỏ xinh xinh hoa màu tím rất là đẹp, điều đặc biệt hơn là cây rau trai còn cò tác dụng chữa viêm họng rất là tốt, đọc bài viết dưới đây để biết rõ hơn về tác dụng của cây rau trai các bạn nhé!



Theo y học cổ truyền, cây rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Có thể dùng tươi hay khô có tác dụng trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù thũng…

Cây rau trai hay còn gọi là  rau trai thường, cỏ lài trắng,… là loại cây thảo mọc bò, có rễ ở các mấu, gần như không có lông, thân mềm. Lá thon hay xoan thon, chóp nhọn, bẹ có rìa lông. Mo rộng ở gốc ít khi có lông, trong mỗi mo có 3-5 hoa xếp thành xim có cuống. Hoa nhỏ, màu xanh lơ. Quả nang, chứa hạt đen. Mùa ra hoa tháng 5 – 9, quả tháng 6 – 11. Cây mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn bãi hoang. Ở các tỉnh Nam bộ, bà con thường hái rau trai về luộc để chấm với nước thịt, cá kho.

Một số bài thuốc thường dùng từ cây rau trai.

Bài 1: Cây rau trai trị viêm họng.

 Rau trai tươi 30g rửa sạch, cắt khúc đổ 750ml nước sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày, có thể giã nát (cho thêm một chút muối), vắt lấy nước cốt ngậm và nuốt dần. Ngày 2 lần sáng tối, dùng liền 5 ngày.

Bài 2: Cây rau trai chữa bí tiểu do nhiệt.

 Rau trai tươi 30g, mã đề tươi 30g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong vào uống lúc đói bụng. Dùng liền 5 ngày.

Bài 3: Cây rau trai chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ):

Rau trai tươi rửa sạch, giã nát, thêm chút rượu nóng, đắp vào chỗ sưng đau rồi băng cố định lại trong 2 giờ, ngày thay thuốc một lần.

Bài 4: Cây rau trai Hỗ trợ điều trị tăng  huyết áp.

 Rau trai tươi 90g, hoa cây đậu tằm 12g. Các vị thuốc rửa sạch, cắt khúc cho vào ấm đổ 750ml nước sắc còn 300ml, uống thay trà trong ngày. Mỗi liệu trình 10 – 15 ngày.

Bài 5: Cây rau trai chữa kiết lỵ do ăn đồ sống lạnh.

 Rau trai tươi 30g (hoặc khô 10g), cắt khúc, rửa sạch. Cho vào ấm, đổ 700ml nước, sắc còn 150ml nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, dùng liền 5 ngày.

Bài 6: Hỗ trợ trị phong thấp.

 Rau trai 40g, đậu đỏ 40g. Các vị thuốc rửa sạch, rau trai cắt khúc để riêng, đậu đỏ ngâm 15 phút rồi cho vào ấm, đổ 800ml nước ninh nhừ, cho rau trai vào đun nhỏ lửa 10 phút, thêm chút đường, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi liệu trình 5 – 10 ngày.

Kiêng kỵ:  Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

                                                                       Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Da đẹp nhờ chăm sóc da bằng các bài thuốc Đông y

LÀ PHÁI ĐẸP, AI CŨNG MUỐN CÓ ĐƯỢC LÀN DA ĐẸP KHÔNG TÌ VẾT NHƯNG CÁCH CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO MỚI CHÍNH XÁC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ TỐT THÌ VẪN CÒN LÀ MỘT VẤN ĐỀ.




Làn da đẹp không tì vết được nhiều người ao ước có được

Có rất nhiều cách để có thể sở hữu được một làn da đẹp không tì vết với nhiều phương pháp khác nhau, với một số công thức bôi da, đắp mặt bằng các bài thuốc Y học cổ truyền…sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ và an toàn.

HIỆU QUẢ CỦA ĐÔNG Y TRONG LÀM ĐẸP DA

Hiện nay trên thị trường lĩnh vực mỹ phẩm chăm sóc da có rất nhiều sản phẩm với những giá cả khác nhau từ vài chục nghìn đến vài trăm, vài triệu…Có một số viện thẩm mỹ, làm đẹp sử dụng những mỹ phẩm kết hợp với một số máy móc để giúp khách hàng có được làn da như mong muốn. Nhưng phương pháp này tốn thời gian, tiền bạc, kết quả lại ít khả quan và ít an toàn.

Nhưng nhiều người lại ít biết đến các phương pháp làm đẹp từ Đông y, từ các dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên, không chỉ đem lại hiệu quả vượt trội mà còn hoàn toàn vô hại với làn da và sức khỏe, những bài thuốc Đông y làm đẹp còn có tác dụng tốt với những làn da yếu, mẫn cảm hay bị kích ứng với mỹ phẩm.



Các bài thuốc Đông y làm đẹp da

DA ĐẸP NHỜ CHĂM SÓC DA BẰNG CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG Y

Hiện nay, bởi sự ảnh hưởng từ văn hóa của người phương Đông, việc chú trọng đến làn da ngày càng được nhiều quan tâm vì người ta cho rằng “một cái trắng che được ba cái xấu”. Sau đây là một số công thức làm đẹp từ các bài thuốc Đông y được Đông  y gia truyền Tấn Khang chia sẻ, giúp bạn có được một làn da rạng rỡ, trắng hồng không tì vết…

ĐẮP, BÔI NGOÀI DA

Bài thuốc 1: Dùng 600g lá dâu phơi qua sương + 16g lá ngải cứu. Sắc lấy nước tắm hằng ngày. Kiên trì thực hiện hằng ngày không chỉ có thể chữa khỏi các chứng bệnh ngoài da và đau thần kinh, lại làm trắng sạch da.

Bài thuốc 2: Dùng hạnh nhân sau khi được bỏ vỏ nghiền nhỏ hòa với lòng đỏ trứng gà. Đối với da mặt sần sùi, nổi mụn cơm đen, bạn sử dụng hỗn hợp trên thoa lên mặt vào mỗi tối, để qua đêm sáng hôm sau thì dùng rượu gạo hoặc nước ấm rửa sạch. Nếu dùng lâu ngày sẽ giúp bạn có được làn da trắng sạch.

Đối với những người bị tàn nhang, cũng với cách thực hiện như trên nhưng dùng 3 quả hạnh nhân, kiên trì thực hiện 2-3 tháng sẽ thấy hiệu quả. Hoặc có thể chữa tàn nhang bằng cách dùng dấm 500g, bạch truật 50g, ngâm 7 ngày rồi lấy dung dịch thoa lên mặt mỗi ngày vài lần.

THUỐC UỐNG

– Dùng 30g hoa cúc tươi cho nước vào đun sôi, sắc đặc, thêm một chút mật ong chế thành cao. Mỗi lần dùng 15g pha với nước sôi uống có tác dụng đẹp da.

– Dùng 10g rau sam khô sắc uống ba lần trước bữa ăn 30 phút hoặc làm rau ăn cũng được, nhưng không nên ăn quá nhiều, có tác dụng giúp làm trắng da hiệu quả.

– Hạt sen, khiếm thực (mỗi vị 30 gr), 50g ý dĩ nhân, 8g long nhãn nhục. Cho tất cả vào 500ml nước, sắc lửa nhỏ trong một tiếng đồng hồ, cho thêm một chút mật ong là ăn được. Bài thuốc này có tác dụng ích khí bổ huyết, nhuận da và tăng trắng da.

– Vào mùa đông da thường bị khô, nhão, sần sùi, bạn có thể lấy 15 quả hồng táo và một ít nhân sâm, cho vào siêu đất ngâm nước nửa giờ, dùng lửa nhỏ sắc 30 phút là uống được. Loại trà dược này giúp ích khí dưỡng huyết, làm đẹp da. Lúc uống nhân sâm không nên uống trà và ăn củ cải.

Ngoài dùng những bài thuốc trên thì bạn cần phải kết hợp với tập thể dục thường xuyên, nên ăn những thực phẩm sạch và đúng tháp dinh dưỡng, sử dụng những loại mỹ phẩm phù với loại da và lứa tuổi…thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

Nguồn: Đông y gi truyền Tấn Khang  

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

MÓN ĂN BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ HIỆU QUẢ

BỆNH MẤT NGỦ KHÔNG CHỈ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE MÀ CÒN ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG. TUY NHIÊN, BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG MỘT VÀI CÁC MÓN ĂN BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH SAU ĐÂY MÀ KHÔNG TỐN KÉM NHIỀU KINH PHÍ.




Món ăn bài thuốc điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả

BỆNH MẤT NGỦ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Bệnh mất ngủ thường xuất hiện ở người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi. Theo đó, bệnh có những triệu chứng báo hiệu như: đau đầu, mệt mỏi, đau bụng không ngủ được hoặc hay phải thức dậy lúc nửa đêm, buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại không thể ngủ được.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi là do: Cơ thể bị lão hóa, rối loạn giấc ngủ, mắc các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, môi trường sống bị ô nhiễm, đầy bụng, ơ hơi. Ngoài ra nguyên nhân gây bệnh mất ngủ còn do các hoạt động thể chất và có chế độ dinh dưỡng kém.

Nếu bệnh mất ngủ không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, cao huyết áp,… Vì thế khi có những dấu hiệu của căn bệnh này thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thảo dược, món ăn bài thuốc điều trị bệnh.

MÓN ĂN BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ HIỆU QUẢ

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc và khó ngủ. Tuy nhiên, để điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả thì bạn nên tham khảo và áp dụng một số món ăn bài thuốc sau đây:

Sữa ấm kết hợp mật ong

Sữa rất giàu vitamin, canxi có công dụng điều chỉnh an thần và gây ngủ. Còn mật ong có tác dụng thiết yếu giúp não bộ sản sinh ra tryptophan – một loại axit giúp chuyển đổi thành serotonin có lợi cho giấc ngủ. Do đó, người bệnh mất ngủ có thể uống một cốc sữa ấm pha mật ong trước khi đi ngủ sẽ cho cảm giác ngủ sâu và ngon hơn.



Bài thuốc trị mất ngủ bằng hạt sen tươi, đường phèn và quế khô

Bài thuốc này gồm có các nguyên liệu như: Hạt sen tươi (có cả tim sen): 100gr, Quế khô: 10g, Đường phèn: 10gr.

Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trên cho vào nồi nấu kỹ với 300ml nước. Sử dụng hàng ngày sẽ cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả.

Bài thuốc điều trị bệnh mất ngủ từ long nhãn

Từ lâu, Đông y đã sử dụng long nhãn như một vị thuốc quý để chữa chứng mất ngủ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Do đó, để đổi khẩu vị bạn cũng có thể làm món ăn bài thuốc này với các nguyên liệu sau: Long nhãn tươi (100gr) nấu canh cùng 200ml và ăn ngay khi còn ấm.

Bệnh nhân nên ăn món canh long nhãn này trước khi đi ngủ 30 phút sẽ có tác dụng làm giảm căng thẳng, lưu thông máu nhanh và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Bài thuốc trị mất ngủ từ lòng đỏ trứng gà, hoa loa kèn và đường phèn

Nguyên liệu cho bài thuốc này gồm có: hoa loa kèn, đường phèn, trứng gà: 1 lòng đỏ. Khi chuẩn bị xong các nguyên liệu trên thì bạn lấy hoa loa kèn hấp cách thủy chín và tiếp tục cho thêm lòng đỏ trứng gà, đường phèn hấp tiếp trong khoảng 15 phút. Người bệnh nên ăn hỗn hợp này đã hấp này trước giờ đi ngủ tầm 30 phút sẽ giúp tinh thần dễ chịu, khoan khoái và ngủ ngon.

Bạn có thể áp dụng những bài thuốc trên hàng ngày, vừa có tác dụng điều trị bệnh vừa bổ trợ cho sức khỏe hiệu quả.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang                                      

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị Quai bị tại nhà.


Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh biểu hiện với triệu chứng sốt hoặc sốt nhẹ, sợ lạnh, sưng cứng dưới tai và vùng dưới hàm, ấn vào đau, thường sưng một bên, dần dần sưng cả hai bên.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Nguyên nhân gây bệnh quai bị là do ôn dịch xâm nhập phế vệ qua đường mũi họng phạm tới hai kinh thiếu dương đởm và dương minh vị. Kinh thiếu dương phụ trách khí phong mộc, kinh dương minh phụ trách táo kim. Tà phong nhiệt xâm phạm vào hai kinh này gây uất kết ở vùng dưới tai, dưới hàm và má.

Hai là do can và đởm có mối liên quan biểu lý, khi kinh đởm bị tổn thương làm kinh can cũng bị ảnh hưởng mà gây ra. Tùy chứng trạng mà dùng bài thuốc phù hợp.

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị Quai bị tại nhà

Trường hợp ôn độc nhẹ

Phép điều trị: Sơ tán phong tà hoạt huyết.

Bài thuốc: Liên kiều bại độc tán: khương hoạt 8g, phòng phong 6g, cát cánh 8g, liên kiều 6g, hồng hoa 4g, độc hoạt 8g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 8g, tô mộc 6g, kinh giới 4g, thăng ma 6g, xuyên khung 4g, đương quy vĩ 8g, thiên hoa phấn 12g.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 1.400ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm chia đều 6 lần, ngày uống 5 lần, tối uống 1 lần. Chú ý: Trẻ nhỏ tuỳ tuổi mà có liều thuốc thích hợp.

Trường hợp ôn độc nặng

Phép điều trị: Thanh hỏa giải độc tuyên tiết phong nhiệt.

Bài thuốc: Phổ tễ tiêu độc ẩm: hoàng cầm 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 4g, huyền sâm 16g, liên kiều  8g, bản lam căn 8g, ngưu bàng tử 16g, bạc hà tươi 16g, bạch cương tàm 12g, cát cánh 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 6g. 

Cách dùng: bạch cương tàm sao, bản lam căn tán bột mịn. Các vị trên (trừ bản lam căn) sắc với 1.800ml nước lọc bỏ bã lấy 250ml, sau đó cho bản lam căn vào đun sôi quấy đều. Uống chia đều 6 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 2 lần.

Thuốc dùng ngoài

Theo Đông Y gia truyền Tấn Khang bạn có thể sử dụng 1 trong số bài thuốc sau:

Bài 1: Hạt cam thảo dây tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, bôi lên nơi sưng.

Bài 2: Thiên hoa phấn, đậu xanh lượng bằng nhau, tán bột, hòa với nước ấm thành dạng bột rồi bôi lên nơi sưng, ngày 3 lần.

Bài 3: Xích tiểu đậu 20g, đại hoàng 8g, thanh đại 20g. Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 5g trộn với lòng trắng trứng gà bôi ngày 3 lần.

Bài 4: Hạt gấc 3-4 hạt đốt thành than, cói chiếu 5g đốt thành than. Hai thứ trộn đều rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng.

Bài 5: Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào nơi sưng đau.

Bài 6: Xích tiểu đậu tán vụn, trộn với lòng trắng trứng gà hoặc mật ong thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng.

Bài 7: Đem tỏi giã nát trộn với giấm thanh rồi bôi lên tổn thương,  ngày 2-3 lần.

                                                         Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang