Browsing "Older Posts"

Câu Đằng Là Một Loại Thảo Dược Rất Quý Trong Đông Y

   Câu Đằng Là Một Loại Thảo Dược Rất Quý Trong Đông Y

Dược liệu Câu đằng là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y cổ truyền do có nhiều tác dụng quý, đặc biệt là tác dụng trấn kinh, ngắt cơn động kinh của vị thuốc này.

Câu đằng là một loại thuốc đông y với nhiều công dụng

CÂU ĐẰNG TRONG ĐÔNG Y CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?

Câu đằng còn có tên gọi ngộ nghĩnh là “cây vuốt mèo” do có gai hình dáng cong cong giống như móng vuốt của tiểu hổ. Đây là một trong những loại cây tiêu biểu của họ cà phê có tên khoa học là uncaria rhynchophylla.

Là một loại thảo dược rất quý, song cây Câu đằng hiện nay vẫn chưa được trồng phổ biến ở nước ta mà chủ yếu được người dân thu hái tự nhiên. Cây thường mọc hoang ở các vùng đồi núi phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình…

Theo Đông y cổ truyền, Câu đằng là thảo dược tự nhiên có vị ngọt, tính hàn thường được dùng để trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, run giật…

CÔNG DỤNG CỦA DƯỢC LIỆU CÂU ĐẰNG LÀ GÌ?

Công dụng : Câu đằng là một vị thuốc quý trong Đông y cổ truyền. Lịch sử y học Trung Quốc, Câu đằng đã được sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh rối loạn về chức năng của hệ thống thần kinh. Ngoài ra cây câu đằng còn có một số tác dụng sau:

  • Tác dụng trấn kinh, điều trị co giật, chống động kinh.
  • Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn quá trình lão hóa, đặc biệt ở người già.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson.
  • Điều trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.
  • Điều trị bệnh cao huyết áp rất hiệu quả.
  • Trẻ con kinh giản.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÊN SỬ DỤNG CÂU ĐẰNG

Những đối tượng nên sử dụng vị thuốc quý câu đằng như sau:

  • Người bị động kinh, rối loạn chức năng thần kinh, tâm thần phân liệt.
  • Người già bị mất trí nhớ, rối loạn thần kinh.
  • Người bệnh Parkinson.
  • Người bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.
  • Bệnh nhân cao huyết áp.
  • Trẻ con kinh giật, khóc đêm.

Sử dụng dược liệu câu đằng trong chữa bệnh rất hiệu quả

BÀI THUỐC DƯỢC LIỆU CÂU ĐẰNG TRONG ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH

Một số bài thuốc giúp điều trị bệnh từ vị thuốc câu đằng như sau:

CHỮA TĂNG HUYẾT ÁP, NHỨC ĐẦU, HOA MẮT, CHÓNG MẶT

Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, quế chi 3g, cam thảo 2g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100 ml uống làm 2 lần trong ngày.

CHỮA SỐT CAO, CHÂN TAY CO GIẬT, NGHIẾN RĂNG

Câu đằng 10g, kim ngân hoa 9g, cúc hoa vàng 6g, địa long 6g, bạc hà 3. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50 ml, uống làm 1 lần trong ngày.

CHỮA TRÚNG PHONG, LIỆT THẦN KINH MẶT

Câu đằng 15g, bạch thược 12g, địa long 12g, trân châu 9g, đại hoàng 9g, trúc lịch 25ml. Sắc uống.

Thận trọng lúc dùng: Khi sắc thuốc: Không sắc lâu, sau khi sôi không nên sắc lâu quá 15 phút, vì sẽ làm giảm tính chất dược của vị thuốc.

Nguồn : Đông Y Gia truyền Tấn Khang

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Đậu Bắp Mà Ít Người Biết.

 Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Đậu Bắp Mà Ít Người Biết.

Đậu bắp là một loại thực phẩm không mấy xa lạ với chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết nó là một cây thuốc Đông y với nhiều bài thuốc chữa bệnh thần kỳ.

Đậu bắp với những công dụng chữa bệnh ít người biết đến

Đậu bắp với những công dụng chữa bệnh ít người biết đến

SƠ LƯỢC THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ ĐẬU BẮP

Đậu bắp có tên khoa học là Hibiscus éculentus L. (Albelmoschus esculentus Wight et Arn.), thuộc họ Bông Malvaceae.

Đậu bắp còn có một số tên gọi khác như Mướp tây, bông vàng, bắp chà, thảo cà phê… Đậu bắp được trồng nhiều ở nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền Nam. Là cây thảo sống hằng năm thân có lông dài và cứng.

Lá hình tim, răng cưa ta thô nhưng không vượt qua nửa giữa của phiến lá. Lông trên lá dài và nằm rạp, 5 gân chính nổi rõ, cuống lá dài 15-18cm. Hoa màu vàng, ở giữa có màu đỏ tía, mọc ở kẽ lá, cuống hoa to.

Tiểu đài 8-10, tràng 5. Nhị nhiều đính nhau thành ống. Quả có hình thoi, dài khoảng 10 cm hoặc hơn, phía cuống cụt, hình 5 cạnh, với rãnh dọc trên mặt quả.

Hạt hình cầu màu xám nhạt, mặt nhẵn. Quả đậu bắp non chứa 4%- 16% chất hydrat cacbon gồm chủ yếu tinh bột và đường, ngoài ra còn rất nhiều chất nhầy. Hạt chứa 15%- 22% chất dầu béo lỏng,mùi thơm, màu vàng xanh lục, thành phần chủ yếu của dầu là panmitin và setearin.

Khô dầu rất nhiều protein dùng làm thức ăn cho gia súc. Rễ và lá chứa chất nhầy.

ĐẬU BẮP VÀ MỘT VÀI BÀI THUỐC CHỮA BỆNH HAY

Đậu bắp và một vài bài thuốc chữa bệnh hay

Đậu bắp và một vài bài thuốc chữa bệnh hay

  • Trị ho, viêm họng Rễ và lá thái mỏng phơi khô dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng. Ngày uống 10g-16 g dưới dạng thuốc sắc lấy nước hay thuốc pha. Còn dùng súc miệng.
  • Trị viêm đường tiết niệu, tiểu tiện khó Quả non dùng nấu ăn, khi nấu thái mỏng, nấu sẽ cho một chất nhầy và có vị hơi chua ăn mát, thường dùng trong trường hợp viêm đường tiểu tiện, tiểu tiện khó khăn.
  • Trị táo bón và các bệnh về dạ dày: Trong đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ, bệnh táo bón, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.

Ngoài ra các lương y cho biết đậu bắp còn có công dụng làm trắng và làm mịn da, giúp giảm cân và có tác dụng tăng cường thị lực.

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Hành Ta Không Phải Ai Cũng Biết

 Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Hành Ta Không Phải Ai Cũng Biết

Hành ta là nguyên liệu không còn xa lạ với chúng ta, trong bữa cơm hàng ngày hầu như các món ăn đều có hành hoa để món ăn ngon hơn, đẹp mắt hơn, nhưng có thể bạn chưa biết hành hoa còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả, theo y học cổ truyền thì hành hoa có vị cay khí ấm, tính bình có công dụng trong việc trị đau đầu, thương hàn, phong nhiệt, phong tê thấp… ngoài ra hành hoa còn có tác dụng ai thai cho bà bầu, để biết chi tiết các bạn đọc bài viết dưới đây nhé!

Hành ta
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Hành Ta Không Phải Ai Cũng Biết

Tài liệu còn cho biết hành có chứa protein, chất béo, chất xơ, canxi, phospho và kali, caroten, alixin và đặc biệt hành có công năng kháng vi khuẩn, virut, nấm trong cơ thể. Hành giàu vitamin và khoáng chất, ít năng lượng. Người bị cảm cúm, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, viêm nhiễm, béo phì thừa cân, ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ đều có thể dùng hành…

12 Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Hành Ta

1.Chữa phụ nữ có thai bị cảm (cảm lạnh, cảm cúm, ho thở, nhiều đàm, tâm phiền bứt rứt): hành hoa cả cây 30g,  hoặc thêm vỏ quít  (trần bì) 12g. Sắc nước uống ấm.

2.Chữa phụ nữ động thai (đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, có khi ra dịch màu hồng nhạt): hành hoa cả rễ một nắm 40g, nấu nước uống.

3.Cháo hành gừng tía tô trị cảm cúm.

4.Chữa chóng mặt: biểu hiện khi nằm cũng chóng mặt do đàm thấp huyết ứ. Dùng hành xào giá đậu thịt heo hoặc các món ăn khác cho nhiều hành mà ăn.

5.Chữa đái tháo đường (người đái tháo đường mà tay chân tê lạnh): ăn các món xào, nấu canh, nấu súp, hủ tiếu, phở, cháo nên cho hành nhiều hành.

6.Chữa đau tức ngực sườn do tâm thống huyết ứ (hay đau tức ngực, khó thở hồi hộp…): hành hoa, hoặc hành củ xào, luộc, ăn tuần vài lần.

7.Chữa tắc tia sữa (tắc tia sữa, vú sưng đau): hành hoa một nắm 40g. Sắc nước uống.

8.Chữa bí tiểu (tiểu khó phải rặn mải mới ra vài giọt, bụng tức): hành cả cây giã xào nóng đắp chườm bụng dưới cho ấm vào trong, kết hợp sắc nước cho uống rất hay.

9.Chữa chứng âm hư ngoại cảm (người gầy gò, sợ gió không ra mồ hôi, cảm ho): hành 20g, đậu xị 12g, cát cánh 10g, sinh khương 6g, thục địa 16g, mạch môn 10g. Sắc uống ấm.

10.Chữa cảm cúm thông thường (đau đầu nghẹt mũi, không ra mồ hôi): hành hoa, tía tô, gừng tươi nấu cháo ăn đắp chăn cho ra mồ hôi.

11.Chữa mụn nhọt: dùng hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.

12.Chữa đau bụng do giun (đau cơn, buồn nôn có khi nôn ra giun): hành tươi 40g giã vắt nước cốt trộn dầu mè cho uống.

Kiêng kỵ: Hành vị cay khí ấm giải biểu ra mồ hôi, vì vậy người nội nhiệt, ra nhiều mồ hôi, đau mắt đỏ, đau đỉnh đầu miệng khô khát, mặt đỏ, tiểu vàng, đại tiện khó, hạn chế dùng hành hoặc dùng hành nên kết hợp nhiều món ăn vị thuốc khác.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

CÂY TRỨNG CÁ VỚI 8 CÔNG DỤNG TRỊ TIỂU ĐƯỜNG, PHÒNG NGỪA BỆNH TIM MẠCH, UNG THƯ,…KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

 Cây trứng cá ngoài tác dụng làm bóng mát, chống nóng còn có công dụng trị các bệnh như tiểu đường, chống ung thư, ngăn ngừa cao huyết áp,…hiệu quả. Cùng Đông y gia truyền Tấn Khang tìm hiểu về loài cây này trong bài viết dưới đây.

TÌM HIỂU VỀ CÂY TRỨNG CÁ

MÔ TẢ

Cây trứng cá thuộc loài cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 7 – 12 m. Phân nhiều cành, các cành xếp chồng lên nhau và hơi rũ xuống. Lá có hình xoan, mũi nhọn, ngoài mép có răng cưa. Mặt trên của lá có màu xanh còn mặt dưới có màu trắng xám. Phiến lá và cành non có lông mịn.

Hoa nhỏ, mang 5 cánh hoa màu trắng và nhị màu vàng. Quả tròn, nhỏ có đường kính 1 – 1,5 cm. Khi non có màu xanh, sau chuyển qua màu vàng, rồi đỏ ửng và bóng láng khi chín. Quả mọng nước, chứa nhiều đường và có mùi thơm đặc trưng. Bên trong chứa rất nhiều hạt nhỏ màu vàng. (không copy dưới mọi hình thức).

Cây trứng cá
Cây trứng cá

PHÂN BỐ

Cây có nguồn gốc từ miền nam Mexico và được trồng nhiều ở Việt Nam để lấy quả ăn và cho bóng mát.

BỘ PHẬN DÙNG

Lá và quả được sử rộng phổ biến trong đông y.

Người ta thường thu hái quả vào mùa hè.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

Theo các nhà khoa học thì trong quả trứng cá có chứa kcal, protein, lipit, Ca,  P, Fe. Ngoài ra còn chứa các vitamin như B1, B2, B6 và C. Còn trong lá thì chứa dihydrochalcones, flavonoids gồm các flavane, flavanone và muntingone. Trong rễ thì có nhiều flavonoids loại 7,8-di-O-(thay thế)-flavanes, biflavanes và flavones.

TÍNH VỊ

Theo đông y, trứng cá có vị ngọt, hơi thé.

CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TỪ CÂY TRỨNG CÁ

Cây trứng cá có nhiều tác dụng như chống đau do viêm khớp, giảm nguy cơ đau tim, ngăn ngừa viêm. Giúp giảm huyết áp, chữa đau đầu và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Cây trứng cá
Trứng cá có nhiều công dụng chữa bệnh

NGĂN NGỪA VIÊM NHIỄM

Lá trứng cá có thể được sử dụng như trà để điều trị các chứng viêm, sưng và hạ sốt. Vậy nên, bạn có thể lấy lá trứng cá để ép thành nước uống mỗi khi bị sốt.

NGỪA CÁC BỆNH TIM MẠCH

Lấy lá trứng cá làm trà uống giúp bảo vệ tim khỏi các cơn đau do nó có chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa chứng viêm động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim.

PHÒNG NGỪA UNG THƯ

Nghiên cứu của các chuyên gia, lá của cây trứng cá có tác dụng làm giảm và ngăn ngừa sự phát triển khối ung thư. Lá trứng cá có khả năng chống ung thư rất lớn và có thể được sử dụng rộng rãi hơn trong tương lai để điều trị bệnh ung thư.

NGỪA CAO HUYẾT ÁP

Bệnh cao huyết áp có thể xảy ra với một số nguyên nhân như hút thuốc lá, ăn mặn, chế độ ăn nhiều chất béo và có thể do di truyền. Trứng cá chứa một lượng lớn oxit nitric, một hóa chất tự nhiên có tác dụng làm thư giãn mạch máu, giúp máu lưu thông, hạ huyết áp.

TỐT CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Một trong những công dụng của cây trứng cá với sức khỏe là hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường. Loại quả này cũng làm giảm lượng đường trong máu, do đó nó là thực phẩm tuyệt vời cho những người bị bệnh tiểu đường.

Cây trứng cá
Trứng cá là một trong những loại quả tốt cho người bệnh tiểu đường

CUNG CẤP, BỔ SUNG VITAMIN C

Quả trứng cá có chứa một hàm lượng cao Vitamin C, đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống cảm lạnh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ăn 100 gram quả trứng cá mỗi ngày giúp cơ thể bổ sung 150 mg Vitamin C.

CHẤT CHỐNG OXY HÓA

Quả trứng cá và lá chứa nhiều chất chống oxy hóa, trên thực tế hơn 24 hợp chất flavonoid và phenolic có trong quả và lá trứng cá, đây là những chất có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa nhiều bệnh tật do quá trình lão hóa của cơ thể.

CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG NGOÀI DA

Trà hoa trứng cá khử trùng tốt cho vết thương trên da và cũng có tác dụng tốt trong điều trị đau bụng.

Tác dụng khác của quả trứng cá: Quả trứng cá có chứa nhiều chất xơ, nước, tinh bột, protein giúp cho cơ bắp khỏe mạnh, canxi và phốt pho giúp cho xương chắc khỏe, chất sắt trị chứng thiếu máu.

LƯU Ý KHI DÙNG CÂY TRỨNG CÁ CHỮA BỆNH

  • Mặc dù trái trứng cá chín có mùi rất thơm và vị rất ngọt nhưng lại hay bị dòi, nhất là vào mùa mưa. Vì vậy, khi hái ăn, nên chọn những quả vừa chín tới và xem kỹ trước khi ăn.
  • Ăn quá nhiều trứng cá sẽ gây nóng trong người, sinh ra mụn nhọt. Ngoài ra, trẻ con đang bị ho cũng không nên ăn.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Trị Mụn Thịt Bằng Các Bài Thuốc Từ Thiên Nhiên Rất Hiệu Quả

 Trị Mụn Thịt Bằng Các Bài Thuốc Từ Thiên Nhiên Rất Hiệu Quả

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn nguyên nhân gây ra mụn thịt và Các bài thuốc thiên nhiên trị mụn thịt hiệu quả, cùng đọc để biết thêm chi tiết.

Mụn thịt
Mụn thịt

1: MỤN THỊT THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở VỊ TRÍ NÀO?

Mụn thịt là những nốt mụn sần cùng màu với da. Chúng giống như mụn cơm và dễ bị nhầm lẫn. Mặc dù không gây đau nhưng mụn thịt có thể gây mất thẩm mỹ. Nó cũng là nguyên nhân gây bất an cho nhiều chị em. Mụn thịt chủ yếu xuất hiện ở vùng quanh mắt, cổ, mặt, vùng háng và chúng thường có hình dạng bất thường. Đôi khi, chúng xuất hiện ở dưới ngực và nách.

2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN THỊT.

Mụn thịt gây ra bởi nhiều yếu tố. Một vài trong số chúng là do vết cắt hoặc vết trầy xước khi cạo râu, da cọ với đồ trang sức, sử dụng steroid quá mức và những thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai. Một số bệnh có thể gây mụn thịt gồm tiểu đường và béo phì.

3. CÁC BÀI THUỐC THIÊN NHIÊN TRỊ MỤN THỊT HIỆU QUẢ

Có nhiều cách để loại bỏ mụn thịt thừa. Có thể là tới bác sĩ thẩm mỹ nhưng những cách tự nhiên luôn đỡ tốn kém và cũng có hiệu quả tương đương. Dưới đây là những bài thuốc tự nhiên điều trị mụn thịt tại nhà.

A. CHỮA MỤN THỊT HIỆU QUẢ NHỜ DẦU TRÀM

Dầu tràm (melaleuca oil), còn gọi là dầu cây trà (Tea tree oil), là một loại tinh dầu có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Queensland và Úc. Nó được cho là có tính kháng vi khuẩn, chống nấm và kháng vi-rút, nhờ vậy có tác dụng điều trị nhiều bệnh và tình trạng về da. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trộn dầu tràm với bạc cũng là một chất khử trùng hiệu quả.
Đối với mụn thịt, dầu tràm có tác dụng làm khô mụn thịt từ trong ra ngoài. Phương pháp này không gây đau, lại đơn giản, nhưng có thể cần trên 2 tuần mới loại bỏ được mụn thịt.

Cách sử dụng: nhỏ vài giọt dầu lên một miếng bông gòn. Nhẹ nhàng xoa lên mụn thịt theo hình vòng tròn. Bôi 2 lần/ngày cho tới khi mụn biến mất.

Tinh dầu chàm
Tinh dầu tràm

B. CHỮA MỤN THỊT HIỆU QUẢ NHỜ GIẤM TÁO

Giấm táo từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng khác nhau từ đau răng tới ngộ độc, gàu và dị ứng. Giấm táo cũng được biết đến là một thành phần có tác dụng làm đẹp phổ biến.
Giống như dầu tràm, giấm táo có thuộc tính sát trùng, nhờ vậy có thể chữa nhiều bệnh về da và giúp loại bỏ các mô trong mụn thịt thừa. Nó cũng có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây ngứa da.
Cách sử dụng: thoa một chút giấm táo lên mụn bằng ngón tay hoặc thoa nhẹ nhàng bằng bông gòn. Cần làm sạch khu vực mụn thịt thừa trước khi thoa. Khi thoa, giấm táo có thể gây ra cảm giác châm chích nhẹ. Để vài phút hoặc cho tới khi khô.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020