Browsing "Older Posts"

Bệnh hoại tử vô mạch là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh hoại tử vô mạch

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh hoại tử vô mạch chủ yếu là do các chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp, sử dụng các loại thuốc Tây, các bệnh lý liên quan và các loại thực phẩm độc hại. Cùng Đông Y Gia truyền Tấn Khang tìm hiểu chi tiết các nhóm nguyên nhân dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này nhé!

Bệnh hoại tử vô mạch là bệnh gì?

Hoại tử vô mạch (hoại tử xương hoặc hoại tử vô trùng) là một loại bệnh về xương khớp xảy ra khi các tế bào xương khớp chết đi, điều này khiến cho xương trở nên dễ gãy ảnh hưởng nguy hiểm đến bệnh nhân.
Hoại tử vô mạch tại xương thường xảy ra ở những đoạn xương dài (xương cánh tay, xương vai, xương hông, xương đùi, xương đầu gối, thậm chí xương mắt cá chân). Tình trạng gãy xương có thể xảy ra rải rác hoặc đồng loạt khiến bệnh nhân đau đớn và ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng hoạt động của bệnh nhân.
Bệnh hoại tử vô mạch là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh hoại tử vô mạch
Đa số hoại tử vô mạch xảy ra tại các xương dài, tuy nhiên một số trường hợp xảy ra tại các khớp hoặc gần khớp sẽ trở nên nguy hiểm hơn do chúng phá hủy hầu như toàn bộ bề mặt sụn khớp khiến các khớp sụn tê liệt hoặc mất chức năng hoàn toàn.
Bệnh hoại tử vô mạch có thể xuất hiện ở hầu hết mọi thành phần lứa tuổi, tuy nhiên mật độ xuất hiện dày nhất ở độ tuổi trung  niên từ 30  – 35 tuổi và nam giới thường mắc căn bệnh này nhiều hơn nữ giới.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh hoại tử vô mạch

Hoại tử vô mạch là căn bệnh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh nhân hoàn toàn có thể mắc phải căn bệnh này do tự phát hoặc nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân chủ yếu khiến căn bệnh này xảy ra là các tác động đến mạch máu dẫn đến các xương khớp bị ảnh hưởng khiến lượng máu cung cấp đến xương khớp không đủ, tuy nhiên với một số trường hợp hoại tử tự phát xảy ra không do một nguyên nhân nào.
Đối với các trường hợp đã tiến hành điều trị bệnh hoại tử vô mạch, các bác sỹ đã chuẩn đoán những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này phổ biến nhất gồm:

1. Các chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp

Bệnh hoại tử vô mạch là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh hoại tử vô mạch
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh hoại tử vô mạch là do sự chấn thương các xương khớp gây ra. Các chấn thương xuất hiện măc dù đã được điều trị tuy nhiên theo thời gian các biến chứng hoặc các nhân tố khác tác động vào, cộng với vùng xương yếu sẵn do chấn thương khiến chúng dễ bị hoại tử.
Một nguyên nhân khác là các chấn thương tại vùng xương khớp gây chảy máu thường làm đứt các mạch máu li ti không thể hồi phục hoặc gây chấn thương các mạch máu này khiến chúng bị tổn thương và nguồn máu nuôi tới xương bị giảm nặng hoặc nhẹ tùy mức độ. Đây là tác nhân chính khiến lượng máu mà xương cần không đủ, thêm đó các hoạt động mạnh tác động tới vùng xương khớp khiến dễ gây ra bệnh hoại tử vô mạch chính là nguyên nhân khiến căn bệnh này phổ biến tại độ tuổi lao động từ 30 – 50 tuổi.
Các trường hợp chấn thương có nguy cơ hoại tử cao nhất chính là trật khớp xương đùi và gãy cổ xương đùi. Do đây là vùng khớp quan trọng của chi dưới và rất dễ bị các biến chứng về lâu dài trong đó có bệnh hoại tử vô mạch. Theo các trường hợp hoại tử do chấn thương này thì hoại tử xuất hiện khoảng sau vài năm khi bị chấn thương với những ảnh hưởng nhất định tùy trường hợp.

2. Sử dụng các loại thuốc Tây có nguy cơ dẫn đến hoại tử vô mạch

Bệnh hoại tử vô mạch là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh hoại tử vô mạch
Một số nghiên cứu cho thấy, việc bệnh nhân mắc các loại bệnh và sử dụng quá nhiều một số loại thuốc tây gây ức chế xương khớp, ức chế các dây thần kinh dẫn máu đến các xương khớp khiến xương thiếu lượng máu cần thiết dẫn đến hoại tử. Hai loại thuốc Tây được cho là có nguy cơ dẫn đến mắc bệnh hoại tử vô mạch cao nhất là:
  • Thuốc steroid: Các nghiên cứu cho thấy sử dụng nhiều hàm lượng thuốc steroid có thể khiến lượng lipid có hại tăng nhanh trong máu khiến ức chế sự phát triển của nhóm máu luôn chuyền đến các mạch máu nhỏ trong xương để nuôi xương.
  • Thuốc bisphosphonate: Khi sử dụng thuốc bisphosphonate có thể gây hoại tử vô mạch xương hàm, nguyên nhân là do các thành phần sinh học trong thuốc có thể làm tăng mật độ xương quá nhiều tại phần xương hàm khiến chúng dễ gãy và hoại tử.

3. Các bệnh lý có nguy cơ gây bệnh hoại tử vô mạch

Bệnh hoại tử vô mạch là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh hoại tử vô mạch
Trên thực tế cho thấy, việc người bệnh mắc một số căn bệnh có liên quan đến hoại tử vô mạch là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Những căn bệnh được cảnh báo có thể dẫn đến hoại tử vô mạch hàng đầu gồm:
  • Bệnh viêm tụy cấp
  • Bệnh đái tháo đường
  • Bệnh Gaucher
  • Người bị nhiễm HIV/AIDS
  • Rối loạn chuyển hóa mỡ
  • Tắc mạch tự phát
  • Quá trình thai nghén
  • Bệnh viêm ruột
  • Người bị luput ban đỏ toàn thân
  • Người bị dị tật thiếu máu hồng cầu liềm.
Bên cạnh đó việc thường xuyên sử dụng các phương pháp điều trị như xạ trị ung thư, ghép nội tạng cũng là nguyên nhân chính khiến bệnh hoại tử vô mạch có thể xảy ra.

4. Các thức uống độc hại gây hoại tử vô mạch

Bệnh hoại tử vô mạch là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh hoại tử vô mạch
Một trong những nguyên nhân khác có thể khiến bạn bị hoại tử đó chính là việc uống quán nhiều những loại chất độc hại như chất cồn, nước ngọt chứa nhiều hóa chất, nước có gas…
Thông qua những nguyên nhân dẫn đến bệnh hoại tử vô mạch có thể giúp các bạn phòng tránh và hạn chế tối đa nguyên nhân mắc chứng bệnh này. Hãy chia sẻ nguồn thông tin hữu ích trong bài viết này của Đông Y Gia Truyền Tấn Khang để nhiều người biết đến và phòng tránh bạn nhé!
                               Theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang
Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Triệu chứng, cách chuẩn đoán và điều trị bệnh phì đại xương dính khớp


Triệu chứng, cách chuẩn đoán và điều trị bệnh phì đại xương dính khớp là tổng hợp những thông tin cần thiết cho những ai đang muốn tìm hiểu các thông tin về căn bệnh này. Trong bài viết dưới đây,Đông Y Gia Truyền Tấn Khang sẽ giúp các bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về căn bệnh này nhé!

Những triệu chứng phổ biến của bệnh phì đại xương dính khớp

Phì đại xương dính khớp là một dạng bệnh lý nhẹ nhất của xương khớp, tức là bệnh lý này không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như các biến chứng nguy hiểm đến xương khớp hoặc các cơ quan khác. Một số triệu chứng của bệnh lý này có thể nhận biết từ nặng đến nhẹ là sự đau và cứng khớp, khó vận động, thay đổi thể tích bàn tay và các bộ phận khác. Cụ thể như sau:
Triệu chứng, cách chuẩn đoán và điều trị bệnh phì đại xương dính khớp
  • Đau và cứng khớp: Phì đại xương dính khớp không gây ra các cơn đau dữ dội như các bệnh lý khác về xương khớp, cơn đau có thể xuất hiện nhẹ nhàng và một số trường hợp có thể không xảy ra cơn đau. Triệu chứng chủ yếu là sự cứng các khớp bị phì đại, thông thường các khớp sẽ cứng sau khi ngủ dậy hoặc một thời gian dài không hoạt động, có một số trường hợp sự cứng khớp diễn ra bất thường, chủ yếu là ở bàn tay, bàn chân, cổ tay và cổ chân. Đối với các bệnh nhân bị lâu sẽ có các triệu chứng đau mạn sườn hoặc khớp hàm do phì đại xương sườn và xương hàm. Các triệu chứng đau nhẹ thường xuất hiện khi cứng khớp.
Triệu chứng, cách chuẩn đoán và điều trị bệnh phì đại xương dính khớp
  • Tăng thể tích xương khớp: Thông thường phì đại xương khớp chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi thể tích ở bàn tay, bàn chân khiến các ngón to lên và mất đối xứng (ngón tay hình dùi trống). Sau đó sẽ lan đến sự biến đổi thể tích xương cổ tay, cổ chân, cuối cùng là sự phì đại của xương sườn, xương bả vai và khớp xương thái dương hàm.
  • Bệnh nhân bị ảnh hưởng đến chức năng vận động: Một số trường hợp phì đại xương dính khớp sẽ ảnh hưởng ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải đến sự vận động của cơ thể. Cùng với sự phì đại cũng là nguyên nhân cản trở vận động như cứng và đau cột sống ảnh hưởng đến cột sống, khả năng cầm nắm của bạn tay, khả năng xoay cổ tay và cổ chân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên phì đại xương ngón tay ít hoặc không ảnh hưởng đến sự vận động và tư thế đi lại của người bệnh.

Cách chuẩn đoán bệnh phì đại xương dính khớp

Thông thường việc chuẩn đoán bệnh phì đại xương dính khớp dựa vào các biểu hiện phì đại ngón hoặc các bộ phận cơ thể diễn ra bên ngoài cơ thể có thể nhìn thấy được. Các phương pháp xét nghiệm và siêu âm để chuẩn đoán mức độ phì đại và tình hình cụ thể của bệnh để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp chuẩn đoán bệnh phì đại xương gồm có chụp X quang, xét nghiệm máu và siêu âm HLA B27. Cụ thể:
  • Phương pháp chụp X-quang: qua chụp X-quang phát hiện ra sự tăng thể tích xương cụ thể, ác đường kính xương, lớp xương bồi đắp mới, hình ảnh vỏ hành và có phản ứng màng xương hay không. Ở các trường hợp nặng sẽ chuẩn đoán được sự gắn liền các lớp xương và vỏ xương, mật độ xương và các bệnh lý khác liên quan.
Triệu chứng, cách chuẩn đoán và điều trị bệnh phì đại xương dính khớp
  • Phương pháp xét nghiệm máu: Kiểm tra tốc độ lắng máu, hàm lượng các chất phosphat, phos­phatase và calci trong máu.
  • Xét nghiệm HLA B27 để chuẩn đoán sự liên quan của các yếu tố xương, gãy xương và mức độ xương dính khớp.

Điều trị bệnh phì đại xương dính khớp

Do phì đại xương dính khớp không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nên các phương pháp điều trị cũng đơn giản, không quá phức tạp và tốn kém. Tùy theo biểu hiện và tình trạng mà sẽ áp dụng một trong hai phương pháp điều trị phì đại xương dính khớp là điều trị triệu chứng hoặc bảo tồn chức năng vận động.
Triệu chứng, cách chuẩn đoán và điều trị bệnh phì đại xương dính khớp
  • Phương pháp điều trị triệu chứng: Đối với phương pháp này sẽ dựa vào các triệu chứng phì đại bên ngoài, mức độ đau và cứng khớp của bệnh nhân để sử dụng các loại thuốc Tây giảm đau, kháng viêm nặng nhẹ khác nhau. Bên cạnh đó sẽ kết hợp với một số phương pháp vật lý trị liệu như chiếu tia X, phương pháp dùng nhiệt để giảm đau cho bệnh nhân.
Triệu chứng, cách chuẩn đoán và điều trị bệnh phì đại xương dính khớp
  • Phương pháp bảo tồn chức năng vận động: Đối với việc áp dụng phương pháp này khi các chức năng vận động của bệnh nhân bị ảnh hưởng tùy mức độ nặng hoặc nhẹ. Đầu tiên các bác sỹ sẽ kiểm tra mức độ ảnh hưởng của phì đại xương dính khớp tại các bộ phận cụ thể như bàn tay, bàn chân,các khớp, xương sườn hoặc xương hàm đến hoạt động của bệnh nhân. Sau đó áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc tiểu phẫu rất nhỏ (chưa được gọi là phẫu thuật) nhằm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.
Tuy bệnh phì đại xương dính khớp không quá nguy hiểm nhưng nếu coi thường sẽ khiến gây ra những biến chứng khôn thường. Khi có những biểu hiện triệu chứng bệnh này hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị kịp thời bạn nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và đừng quên luôn đồng hành cùng https://thuoctrixuongkhoptankhang.blogspot.com mỗi ngày!

Biến chứng của hội chứng marfan nguy hiểm như thế nào


Những biến chứng của hội chứng marfan nguy hiểm như thế nào chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về chứng bệnh này. Hội chứng Marfan ảnh hưởng theo các mức độ khác nhau từ nặng đến nhẹ, tuy nhiên đều ảnh hưởng đến các bộ phận như xương, tim, phổi, mắt… Cùng tìm hiểu những ảnh hưởng cụ thể của căn bệnh này đến cơ thể người trong bài viết dưới đây của Đông Y Gia Truyền Tấn Khang nhé!


Biến chứng của hội chứng marfan đối với xương

Biến chứng của hội chứng marfan nguy hiểm như thế nào?
Những ảnh hưởng nguy hiểm hàng đầu của hội chứng marfan là đến hệ thống xương và khung xương. Tùy cấu trúc xương của mỗi người mà hội chứng này sẽ để lại những biến chứng từ nhẹ đến nặng, và thông thường hội chứng này càng khiến xương khớp biến dạng nặng khi trẻ lớn lên.
Ảnh hưởng chung của hội chứng marfan đến khung xương là kéo dài khung xương ra nên cấu tạo khung xương rất mỏng manh và các khớp xương trở nên lỏng lẻo bất thường. Cụ thể khung xương ức có thể bị nhô ra hoặc hõm vào ảnh hưởng đến chức năng thở cũng như tim phổi; khung xương mặt bị kéo dài ra khiến mặt dài, nhỏ và cấu tạo hàm thiếu thẩm mỹ; khung xương sống bị biến dạng lệch hoặc cong vẹo bất thường khiến cơ thể tổng thảy mất thẩm mỹ và ảnh hưởng trầm trọng đến dáng đi.
Ngoài ra biểu hiện cụ thể ra các phần xương nhỏ như xương bàn chân, xương bàn tay, xương ngón tay và xương ngón chân bị kéo dài lòng khòng bất thường.
Nhìn chung, những ảnh hưởng đến xương tùy theo mức độ trầm trọng khác nhau ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, sức khỏe và sự hoạt động của người gặp phải chứng bệnh này.

Tim và phổi bị ảnh hưởng bởi biến chứng của hội chứng marfan

Biến chứng của hội chứng marfan nguy hiểm như thế nào?
Đa số những người bị hội chứng marfan đều bị những ảnh hưởng nhất định đến tim và phổi, chỉ là mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ ở từng người khác nhau do cấu trúc xương lồng ngực và phần xương sống phía sau khác nhau.
  • Đối với tim: Mức độ ảnh hưởng lên tim của hội chứng marfan là rất nguy hiểm do sự ảnh hưởng đến động mạch chủ mang máy từ tim truyền đi các bộ phận khác trong cơ thể. Các mô liên kết tại vị trí động mạch chủ bị ảnh hưởng khiếm khuyết khiến chúng bị yếu và giãn ra ở một mức độ nhất định (chứng động mạch giãn chủ). Chứng động mạch giãn chủ có thể khiến động mạch quan trọng này bị rách hoặc vỡ rất dễ dàng bởi những tác nhân bên ngoài. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến tim, khiến tim đập mạnh như có tiếng thổi hoặc xuất hiện hội chứng tim đập nhanh chậm bất thường, đe dọa đến hoạt động của toàn bộ hệ thống mạch máu trên cơ thể do sự truyền máu của động mạch chủ bị ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn nếu nó bị vỡ sẽ khiến hệ thống truyền máu trong cơ thể bị rối loạn.
  • Ảnh hưởng đến phổi: Sự chèn ép lồng ngực do biến chứng xương do hội chứng marfan khiến lồng ngực lồi hoặc lõm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi. Bên cạnh đó, những mô liên kết bất thường do thiếu gen tạo mô liên kết tại phần ngực sẽ tạo ra những túi khí nhỏ bên trong phổi khiến phổi và các cơ quan liên quan rất khó đàn hồi khi hít vào hoặc thở ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó thở ở phổi. Khi các túi khí nhỏ này bị tác động giãn phồng có thể khiến nguy cơ mắc chứng xẹp phổi tăng cao. Đặc biệt nếu những người bị hội chứng marfan nặng ảnh hưởng chèn ép phổi sẽ khiến bệnh nhân dễ mắc phải chứng rối loạn hô hấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh nhân.

Biến chứng của hội chứng marfan gây phình màng cứng

Biến chứng của hội chứng marfan nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng của hội chứng marfan lên hệ thống xương khớp có thể gây ra chứng phình màng cứng. Màng cứng được cấu tạo từ các mô liên kết có chứa não và tủy sống bên trong, hội chứng marfan ảnh hưởng tùy mức độ có thể khiến màng cứng này yếu dần đi và giãn ra khiến các đốt sống bị chèn đè nghiêm trọng và các xương bao quanh tủy sống sẽ bị bào mòn. Tất cả những dấu hiệu mô tả trên đây là sự phình màng cứng, hội chứng này có thể gây ra những cơn đau hoặc tê buốt tùy mức độ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Những tác động nhất định của hội chứng marfan khiến giãn da

Biến chứng của hội chứng marfan nguy hiểm như thế nào?
Những ảnh hưởng của hội chứng marfan đến da được xem là nhẹ nhất tuy nhiên không có nghĩa là không ảnh hưởng. Sự xuất hiện các đường vân với nhiều hình dáng khác nhau do sự giãn da bất thường không kèm theo những biến chứng hay thay đổi khác ảnh hưởng ít đến bệnh nhân hoặc hầu như không có bất cứ ảnh hưởng nào.
Tuy nhiên những biến chứng ở mức độ nhất định khiến da mất đi các biểu bị quan trọng khiến chúng dễ bị chết và bong tróc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của người bệnh.

Biến chứng của hội chứng marfan gây hại cho mắt

Biến chứng của hội chứng marfan nguy hiểm như thế nào?
Hội chứng marfan có những ảnh hưởng nhất định đến mắt tùy độ nặng nhẹ khác nhau đối với từng trường hợp. Cụ thể hội chứng này có thể gây nên tình trạng lệch thủy tinh thể và tách võng mạc ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt.
  • Đối với đục thủy tinh thể, hội chứng này có thể xảy ra một bên hoặc hai bên mắt, phần thủy tinh thể sẽ trồi lên cao hoặc hạ xuống thấp hơn và có dấu hiệu lệch sang một bên nhất định. Mức độ lệch nặng nhẹ ảnh hưởng đến tầm nhìn và tính thẩm mỹ tùy người.
  • Đối với tình trạng tách võng mạc ít xảy ra hơn so với đục thủy tinh thể và là ảnh hưởng trầm trọng khiến sa sút tầm nhìn ở bệnh nhân. Sự đục thủy tinh thể là do áp lực trong mắt tăng gây ra nguy cơ nhãn áp hoặc thủy tinh thể bị đục không được như người bình thường.
Hai triệu chứng trên có thể dẫn đến chứng mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Những biến chứng của hội chứng marfan hầu hết đến các bộ phận quan trọng trên cơ thể và rất nguy hiểm. Do vậy bạn tuyệt đối không được lơ là và hãy sớm chữa trị khi phát hiện ra căn bệnh này ở trẻ nhỏ nhé. Hãy bấm nút quan tâm gonhub.com mỗi ngày để chúng tôi có thể cung cấp đến bạn nhiều hơn những thông tin hữu ích khác nữa nha!
                                            theo: Chuyên Gia Đông y Gia Truyền Tấn Khang

Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết


Viêm khớp nhiễm khuẩn là một trong những bệnh về khớp nguy hiểm. Việc hiểu biết về viêm khớp nhiễm khuẩn là điều quan trọng giúp bạn dễ dàng điều trị bệnh hơn. Hãy cùng tìm hiểu rõ nét hơn căn bệnh về khớp nguy hiểm này nhé!


1. Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là loại viêm khớp do vi khuẩn gây nên. Thông thường khớp được bôi trơn bởi một chất dịch lỏng được gọi là dịch khớp. Nhiễm trùng thường bắt đầu ở một bộ phận khác của cơ thể và lan truyền qua máu đến mô khớp, làm xuất hiện các vi khuẩn ở dịch khớp.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết
Khi vi khuẩn xuất hiện trong dịch khớp, nó có thể nhanh chóng nhân lên và gây nhiễm trùng. Vi khuẩn thường di chuyển đến khớp bằng các đường:
  • Đường máu: đây là con đường phổ biến nhất, đặc biệt ở trẻ em. Khi bạn nhiễm trùng ở một bộ phận khác của cơ thể, vi khuẩn sẽ lây lan đến khớp xương. Kể cả khi bạn khỏe mạnh vi khuẩn cũng có thể xâm nhập từ mũi và ruột đi vào máu.
  • Chấn thương: vi khuẩn có thể đi đến khớp thông qua những vết thương hở.
  • Phẫu thuật: khi có sai sót xảy ra trong phẫu thuật, bạn có thể bị nhiễm trùng và từ đó vi khuẩn xuất hiện ở khớp.

2. Các khớp thường bị ảnh hưởng khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường chỉ ảnh hưởng tới một khớp duy nhất nhưng đôi khi cũng xảy ra trường hợp lây lan đến nhiều khớp cùng một lúc. Các khớp thường bị viêm là các khớp lớn như đầu gối chiếm khoảng 50% các trường hợp, viêm khớp nhiễm khuẩn ở hông chiếm khoảng 20%. Còn lại là vai, cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân. Các khớp bị ảnh hưởng tùy thuộc vào vi khuẩn gây nhiễm trùng và các yếu tố cá nhân của người bệnh.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết

3. Triệu chứng khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn thường gây đau, sưng, đỏ và cảm giác rát ở các khớp. Những triệu chứng này có xu hướng phát triển nhanh chóng trong vài giờ hoặc vài ngày. Bạn có thể gặp khó khăn khi di chuyển khớp bị tổn thương và một số người cũng gặp triệu chứng nhịp tim nhanh, ớn lạnh, mệt mỏi, sốt, nôn mửa, nhức đầu và đau họng.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết
Ở hầu hết các trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn, các triệu chứng thường xảy ra nhanh và đột ngột. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bạn sẽ bị sốt nhẹ và cảm giác đau từ nhẹ cho đến mãnh liệt. Nếu bạn bị viêm khớp nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao (bệnh lao), các triệu chứng thường phát triển chậm hơn.

4. Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn

Màng đệm khớp (synovium) của bạn có nhiều hạn chế trong việc bảo vệ khớp khỏi nhiễm trùng. Một khi xuất hiện vi khuẩn, áp lực tăng lên và lưu lượng máu giảm khiến cho khớp dễ bị viêm nhanh chóng.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn do vi khuẩn Staphylococcus (Staph) gây ra là phổ biến nhất. Vi khuẩn thường do nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiết niệu…lan truyền qua máu đến khớp của bạn. Có một số ít trường hợp do phẫu thuật.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết
  • Ngoài ra còn một số vi khuẩn khác cũng có nguy cơ cao gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn. Chẳng hạn như Haemophilus influenza, E.coli, Pseudomonas, Neisseria gonorrhoeae, Salmonella, Mycobacterium tuberculosis, spirochete…
  • Virus có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn bao gồm: virus viêm gan A, B và C, parvovirus B19, HIV/AIDS, HTLV-1, adenovirus, Coxsackieviruses, quai bị và Ebola. Nấm gây viêm khớp nhiễm khuẩn bao gồm: Histoplasma, Coccidioides và Blastomyces.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn thường không lây. Nhưng những vi khuẩn gây viêm khớp nhiễm khuẩn có thể truyền từ người sang người bao gồm: Neisseria gonorrhoeae, Mycobacterium tuberculosis và virus HIV.

5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết
Ngoài vi khuẩn và virus, những yếu tố khác cũng khiến bạn có nguy cơ cao bị mắc viêm khớp nhiễm khuẩn. Bạn càng có nhiều yếu tố dưới đây thì nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn càng cao hơn:
  • Mắc các bệnh về khớp: viêm xương khớp (do hao mòn), viêm khớp dạng thấp hoặc Lupus.
  • Phẫu thuật khớp
  • Dùng thuốc chống viêm khớp dạng thấp: những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Do dùng thuốc chữa bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Do đó, khả năng miễn dịch của bạn trở nên kém và dễ bị nhiễm trùng.
  • Da dễ bị tổn thương: da dễ bị tổn thương và lâu lành có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Những người mắc các bệnh về da như vẩy nến và eczema thường có nguy cơ cao bị viêm khớp nhiễm khuẩn và nhiễm trùng da. Những người thường xuyên tiêm chích ma túy cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng ở chỗ tiêm.
  • Hệ miễn dịch yếu: những người có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ cao mắc viêm khớp nhiễm khuẩn. Thông thường là những người mắc các bệnh như tiểu đường, thận và gan hoặc những người sử dụng thuốc tác động tới hệ thống miễn dịch.
  • Chấn thương: việc bị động vật cắn làm rách da hay tác động đến khớp có thể khiến bạn có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn.

6. Biến chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn khác với các loại viêm khớp khác, không thể kéo dài thời gian điều trị ngay từ khi bắt đầu. Đây là trường hợp cần sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu có thể loại bỏ nhanh chóng vết nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh thích hợp có hiệu quả ngay thì có thể bảo toàn khớp. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp nhiễm khuẩn nặng, có thể dẫn tới thoái hóa khớp hoặc tổn thương vĩnh viễn.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết

7. Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh và hút dịch khớp là phổ biến nhất! Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch khi điều trị ở bệnh viện. Việc lựa chọn kháng sinh có thể phụ thuộc vào kết quả kiểm tra từ dịch khớp. Tuy nhiên, trước đó bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm để ức chế các tác nhân gây bệnh. Đôi khi điều trị có thể sử dụng kết hợp các kháng sinh. Kháng sinh có thể được sử dụng trong bốn đến sáu tuần.
Viêm khớp nhiễm khuẩn: những điều bạn cần biết
Loại bỏ viêm nhiễm từ chất dịch khớp sẽ được thực hiện thông qua thủ thuật hút dịch khớp. Nếu hút dịch khớp không thành công và hiệu quả, nội soi rửa nhiễm trùng sẽ được thực hiện.
Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể mắc ở bất kì độ tuổi nào và tất cả mọi người đều cần có sự hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này. Khi bạn bị tổn thương khớp hoặc da, điều quan trọng là cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị nhiễm trùng để ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành viêm khớp nhiễm khuẩn.
                                         theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Những biến chứng ác tính của bệnh xương khớp phổ biến nhất


Những biến chứng ác tính của bệnh xương khớp phổ biến là gì? Trong bài viết này, Đông Y Gia Truyền Tấn Khang sẽ tổng hợp đến các bạn những biến chứng ác tính và nguy hiểm nhất của 6 dạng bệnh phổ biến nhất về xương khớp. Cùng tìm hiểu nguồn thông tin này với những thông tin được chia sẻ dưới đây nhé!

1. Các biến chứng ác tính của viêm khớp dạng thấp


Những biến chứng ác tính của bệnh xương khớp phổ biến nhất
Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh tự miễn với quá trình tiến triển nhanh chóng lan ra các khớp nên gây ra những biến chứng ác tính nặng nề đến hệ thống xương khớp. Cụ thể quá trình phá hủy các sụn khớp gây ra các biến dạng khớp, tàn phế và những ảnh hưởng đến tim mạch vô cùng nguy hiểm, cụ thể:
  • Sụn khớp bị phá hủy gây biến dạng khớp: Khi quá trình viêm khớp dạng thấp tấn công vào các bộ phận xương, cụ thể là các khớp khi bị ảnh hưởng của viêm cột sống dính khớp thì bộ phận sụn khớp sẽ bị phá hủy gây biến dạng xương khớp khiến bệnh nhân khó hoặc không thể di chuyển, đi lại và mất khả năng lao động.
  • Nguy cơ tàn phế: Các biểu hiện ban đầu của viêm khớp dạng thấp gây tàn phế là sự cứng các khớp vô cùng nguy hiểm, lâu dần sẽ gây sự teo cơ dính khớp và trong khoảng thời gian 10 năm bị (người già) sẽ gây ra liệt các cơ, khớp khiến bệnh  nhân tàn phế.
  • Ảnh hưởng đến tim: Viêm khớp dạng thấp khiến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch tăng cao gấp 4 lần và có tới 50% bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nặng ảnh hưởng đến tim dẫn đến tử vong.
  • Ảnh hưởng đến phổi và thận: Viêm khớp dạng thấp khiến phổi mắc phải 2 căn bệnh nguy hiểm là xe áp phổi và xơ phổi. Bên cạnh đó việc sử dụng nhiều thuốc tây còn khiến suy thận và khả năng mang thai bị ảnh hưởng.

2. Các biến chứng ác tính của thoái hóa khớp

Những biến chứng ác tính của bệnh xương khớp phổ biến nhất
Thoái hóa khớp là các đầu xương khớp, cụ thể là các khớp sụn bị bào mòn do thiếu dịch khớp hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chúng không thể hoạt động bình thường, gây đau nhức trong quá trình vận động. Các biến chứng các tính của thoái hóa khớp bao gồm:
  • Biến dạng các khớp: Biến dạng khớp được xem là biến chứng ác tính nhẹ nhất của thoái hóa khớp, biến dạng khớp càng trầm trọng khi thoái hóa khớp càng nặng. Biến dạng khớp phổ biến như khớp gối, khớp cổ tay,  khủy tay, khớp háng.
  • Gây liệt: Liệt hay nguy cơ tàn phế là một trong những biến chứng phổ biến của thoái hóa khớp. Việc biến dạng các khớp ở mức độ nặng cùng với thoái hóa sẽ khiến các khớp mất hoàn toàn chức năng khiến bệnh nhân không thể di chuyển và đi lại được.

3. Các biến chứng ác tính của bệnh loãng xương

Những biến chứng ác tính của bệnh xương khớp phổ biến nhất
Loãng xương là sự mất mật độ xương và các chất khoáng trong xương dẫn đến cấu trúc xương trong cơ thể bị loãng, giòn và dễ gãy. Loãng xương xả ra phổ biến ở người già, phụ nữ và gây ra những biến chứng ác tính nguy hiểm như:
  • Gãy xương: Đây là biến chứng hàng đầu của bệnh loãng xương và xảy ra ở tất cả những người mắc chứng bệnh này. Sự gãy xương tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ khiến bệnh nhân đau đớn và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ban đầu các xương nhỏ trong cơ thể sẽ bị gãy và tiêu biến rất khó nhận biết, về lâu dài các xương lớn và dài như cẳng chân, xương đùi xương cánh tay sẽ gãy dễ dàng chỉ với những tác động rất nhẹ.
  • Biến dạng cột sống: xương cột sống là xương chủ lực của cơ thể và loãng xương có thể gây ra những biến dạng ác tính như gù vẹo, cong cột sống.

4. Biến chứng ác tính của thoát vị đĩa đệm

Những biến chứng ác tính của bệnh xương khớp phổ biến nhất
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân và dịch nhầy bên trong các đốt sống cột sống thoát ra ngoài, chúng có thể chèn ép hệ thống dây thần kinh hoặc các rễ tủy dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở khắp vùng lân cận và các cơ quan khác liên quan. Cụ thể như:
  • Rối loạn chức năng: Biến chứng các tính của thoát vị đĩa đệm khi nhân nhầy thoát ra và chèn ép vào các dây thần kinh là gây nên các cơn đau, về lâu dài sẽ gây sự rối loạn cảm giác trong cơ thể người.
  • Tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh tọa: Đau dây thần kinh tọa là những biểu hiện ban đầu của thoát vị đĩa đệm, về lâu dài sự tổn thương nghiêm trọng đến dây này sẽ ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác.
  • Gây teo cơ và liệt cơ: Khi thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây các triệu chứng từ nhẹ đến nặng của việc teo dần các cơ và liệt một số các cơ cạnh cột sống.
  • Tàn phế: Đây là trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, các đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ khiến gây nên tàn phế.

5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh gai cột sống

Những biến chứng ác tính của bệnh xương khớp phổ biến nhất
Gai cột sống là sự phát triển và hình thành bất thường của một số gai xương ở cạnh viền các xương gây ra tình trạng đau nhức tùy mức độ cho bệnh nhân. Gai cột sống có thể gây ra những biến chứng ác tính trầm trọng sau:
  • Ảnh hưởng đến não: Cụ thể là khi các gai xương gây chèn ép các dây thần kinh ở cổ gây chứng rối loạn tuần hoàn não ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. các biểu hiện thường thấy là các cơn đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng.
  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Khi gai cột sống ảnh hưởng đến mạn sườn và gây đau dây thần kinh liên sườn sẽ khiến bệnh nhân sẽ hứng chịu thêm ác loại bệnh về hô hấp hoặc tim mạch.
  • Teo cơ: Trong một số trường hợp gai đôi cột sống tại phần thắt lưng hoặc xương cùng biến dạng sẽ gây ra các chứng teo cơ ở bắp chân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng hoạt động của bệnh nhân. Bên cạnh đó chúng còn chèn ép gây nên sự rối loạn tiểu tiện.
  • Tàn phế: Mặc dù không phổ biến nhưng một số trường hợp gai cột sống có thể gây nên tàn phế từ sự teo cơ trầm trọng.

6. Biến chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp

Những biến chứng ác tính của bệnh xương khớp phổ biến nhất
Viêm cột sống dính khớp là một bệnh lý không quá phổ biến nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và các cơ quan liên quan. Các biến dạng ác tính của bệnh lý này cũng hết sức nguy hiểm:
  • Gù vẹo cột sống: Gù lưng là một trong những biến dạng xương khớp phổ biến do viêm cột sống dính khớp gây ra. Tùy theo mức độ biến chứng nặng hoặc nhẹ mà mức độ gù khiến người đi luôn phải cúi đầu về trước và không thể đứng thẳng.
  • Biến dạng khớp háng gây tàn phế: Khớp háng là khớp chủ lực của toàn cơ thể, một trong những biến chứng trầm trọng của viêm cột sống dính khớp có thể ảnh hưởng đến khớp háng là khiến biến dạng khớp này gây nên tàn phế cho người bệnh.
  • Suy hô hấp và suy tim: Viêm cột sống dính khớp nếu ảnh hưởng đến bộ phận lồng ngực sẽ gây nên sự ức chế giãn nở lồng ngực, về lâu dài sẽ gây suy hô hấp và suy tim trầm trọng ở người bệnh.
  • Liệt hai chân: Trong trường hợp viêm cột sống dính khớp không ảnh hưởng đến khớp háng mà ảnh hưởng đến các dây thần kinh phía chi bàn chân, sự chèn ép tủy và rễ thần kinh sẽ gây nên chứng liệt hai chân.
Các biến chứng ác tính của bệnh xương khớp là vô cùng nguy hiểm trong biến chứng của các loại bệnh nói chung, vì vậy không thể chủ quan khi mắc 1 trong những chứng bệnh trên. Hãy chia sẻ nguồn thông tin này để nhiều người biết đến và cảnh giác với các bệnh lý liên quan đến xương khớp nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và đừng quên đồng hành cùng gonhub.com của chúng tôi mỗi ngày!
                               theo:  Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Bệnh lý cơ xương khớp - chuyện không của riêng ai


Bệnh lý cơ xương khớp - chuyện không của riêng ai
Bệnh lý cơ xương khớp là căn bệnh phổ biến và có tỷ lệ gây tàn phế cao hiện nay.
Căn bệnh này đang dần được trẻ hóa và có chiều hướng xuất hiện rộng rãi ở mọi lứa tuổi. Tổn thương xương khớp để lại di chứng, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt bình thường của người bệnh.
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bệnh cơ xương khớp phổ biến hiện nay cũng như là các phương pháp điều trị hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm

Bệnh lý cơ xương khớp - chuyện không của riêng ai - ảnh 1
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra khi cơ thể bị tác động mạnh hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, dẫn đến các chứng đau về thần kinh.
Các triệu chứng điển hình có thể thấy như đau cột sống cổ, lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay, đau chẩm gáy, tê tay... Nếu những cơn đau này tiếp tục mà không thăm khám và điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt.
Thoái hóa khớp

Bệnh lý cơ xương khớp - chuyện không của riêng ai - ảnh 2
Thoái hóa khớp là một tiến trình tự nhiên của đời sống con người, nên ai cũng có thể mắc phải tình trạng này. Thông thường tình trạng thoái hóa khớp bắt đầu xảy ra ở tuổi trung niên.
Càng lớn tuổi thì lớp sụn khớp sẽ dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Các triệu chứng điển hình mà bệnh nhân có thể nhận thấy là đau lưng, đau mỏi cổ, đau gối. Nặng hơn có thể gây cứng khớp, đi lại làm việc khó khăn, tê yếu liệt tay chân… dẫn đến tàn tật.
Viêm khớp

Bệnh lý cơ xương khớp - chuyện không của riêng ai - ảnh 3
Viêm khớp là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam, có tới hơn 35% dân số mắc các chứng bệnh về viêm khớp.
Viêm khớp là tình trạng rối loạn tại khớp, chủ yếu ảnh hưởng tới các sụn, đặc trưng bởi hiện tượng viêm một hoặc nhiều khớp. Khi bị viêm, các sụn sẽ bị vỡ và mòn đi, khiến cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau khi vận động, nên sẽ dẫn đến sưng, đau nhức và hạn chế khả năng cử động của khớp. Các triệu chứng viêm khớp thường thấy là đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp, thường bị ở các khớp tay và chân. Tần suất đau nhiều về đêm và gây khó ngủ, cứng khớp, ngoài ra bệnh nhân còn có dấu hiệu mệt mỏi, sốt, chán ăn,…
Còn cách nào khác để chữa khỏi hoàn toàn những căn bệnh này mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật không?
Hơn 90% bệnh nhân gặp các vấn đề về cơ xương khớp có thể dùng phương pháp thần kinh cột sống và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng mà không cần dùng đến thuốc hay trải qua những cuộc phẫu thuật tốn kém.

Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống là một phương pháp giải quyết các vấn đề về cột sống và các khớp khác của cơ thể cũng như là sự kết nối của chúng với hệ thống thần kinh.
Ở Mỹ, có khoảng 50 triệu người đã điều trị thành công với phương pháp trị liệu này mỗi năm.
Vật lý trị liệu
Là phương pháp trị liệu giúp khôi phục lại sự vận động và chức năng khi ai đó bị chấn thương, bệnh tật, khuyết tật bằng cách xoa bóp bằng tay, điều trị kết hợp máy vật lý trị liệu, và tập thể dục.
Châm cứu
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có một số bệnh lý về thần kinh cột sống, cơ xương khớp.
Chế độ dinh dưỡng
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai và tránh được tình trạng thoái hóa khớp, bệnh xương khớp. Một số thực phẩm tốt cho xương khớp có thể kể đến như: thực phẩm chứa nhiều omega 3, ví dụ cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá trống, cá hồi, tôm, cua…, rau xanh và trái cây, sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa, ngũ cốc…
                                            Theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang