Browsing "Older Posts"

Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp Đông y

Điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp Đông y

 Ngoài việc lựa chọn phương pháp Tây y thì cũng có không ít người bệnh chọn chữa đau dây thần kinh tọa bằng Đông y. Cùng tìm hiểu các biện pháp điều trị bệnh bằng Đông y qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh đau thần kinh toạ là căn bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi

TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA BẰNG ĐÔNG Y

Bệnh đau thần kinh toạ là căn bệnh thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Bệnh gây khó khăn trong việc vận động và di chuyển. Theo tây y hiện nay, để chữa đau thần kinh toạ cần phải tốn khá nhiều chi phí và thời gian. Vì vậy, hầu hết bệnh nhân đã chọn phương pháp chữa bệnh bằng đông y. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc rõ hơn về cách chữa đau dây thần kinh toạ bằng đông y này.

Theo đông y, đau thần kinh toạ được chia làm 2 mức độ là bị đau dây thần kinh toạ cấp tính và mãn tính. Ở mỗi mức độ có nhiều dạng khác nhau. Các thầy thuốc đông y sẽ căn cứ vào nguyên nhân đau thần kinh tọa và tình trạng bệnh để cắt phương thuốc phù hợp.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA THEO TỪNG THỂ BỆNH

Theo Đông y cổ truyền, việc chẩn đoán và điều trị đau thần kinh tọa thường được phân theo các thể bệnh. Nguyên tắc điều trị bao gồm thông kinh lạc, tán hàn, táo thấp, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống, thanh nhiệt để cải thiện cơn đau.

Phụ thuộc vào từng thể bệnh, bác sĩ y học cổ truyền có thể chỉ định các phương pháp điều trị như:

Thể thấp nhiệt

Triệu chứng nhận biết:

  • Đau buốt ở đùi;
  • Có cảm giác nóng rát ở khu vực bị ảnh hưởng;
  • Nước tiểu có màu vàng;
  • Lưỡi đóng rêu vàng;
  • Mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị chính là giải độc, thanh nhiệt. Bên cạnh đó thông lạc, sơ phong
để tăng hiệu quả điều trị.

Bài thuốc điều trị: Thạch cao tri mẫu quế chi thang.

Dùng Hoàng bá, Qui xuyên, Ngưu tất, Xương truật, Phòng kỷ, mỗi vị phân lượng bằng nhau, sắc thành thuốc, dùng uống.

Đối với thể thấp nhiệt nặng có thể gia thêm Hy thiêm, Nhân trần, Ngũ gia bì, Bạch thược, Uy linh tiên, Trạch tả.

Thể phong hàn

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau ở vùng thắt lưng lan xuống đùi sau, cẳng chân;
  • Đi lại khó khăn;
  • Không có dấu hiệu teo cơ;
  • Toàn thân sợ lạnh;
  • Lưỡi có rêu trắng;
  • Mạch phù;

Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hành khí, tán hàn khu phong.

Bài thuốc: Dùng Tế tân, Ngải cứu, Quế chi, Phòng phong, Trần bì, Chỉ xác, mỗi vị đều 8 g; Thiên niên kiện, Ngưu tất, Xuyên khung, Kê huyết đằng, Uy linh tiên, Đan sâm, Độc hoạt, mỗi vị đều 12 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

Thể huyết ứ

Biện pháp điều trị: Thông kinh lạc, chỉ thống giảm đau, khứ ứ, hoạt huyết.

Bài thuốc điều trị: Tọa cốt thần kinh nhất hiệu thương.

Sử dụng Ngưu tất 60 g, Hoàng bá 9 – 12 g, Xuyên khung 10 – 12 g, Mộc qua 12 g, Tế tân 4 – 6 g, Xương truật 10 – 15 g, Độc hoạt 10 – 15 g, Ý dĩ – Thân cân thảo – Dâm dương hoắc – Kê huyết đằng đều 30 g, mang đi sắc thành thuốc, chia thành 2 lần, dùng uống trong ngày.

Thể hàn thấp

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau vùng lưng, đùi, mông dọc theo bên ngoài cẳng chân (kinh đởm) và phía sau khoeo (kinh Bàng quang)
  • Khớp chân khó co duỗi, khó đi khi đi đứng;
  • Đau dữ dội về đêm, thời tiết lạnh về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết;
  • Da mát lạnh, đau nhức như kim đâm ở mạch Huyền Khẩn hoặc Trầm Trì;
  • Da mát nhưng đổ nhiều mồ hôi, lòng bàn chân khi có mồ hôi thường có cảm giác tê bì ở da hoặc mạch Nhu Hoãn, đây là dấu hiệu thấp tà nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị: Trừ thấp, tán hàn, khu phong, thông kinh hoạt lạc.

Bài thuốc: Can khương thương truật linh phụ thang gia giảm.

Dùng Thương truật, Bạch chỉ, Bạch linh, mỗi vị đều 12 g; Cam thảo, Tế tân, mỗi vị đều 6 g; Can khương, Phụ tử chế, mỗi vị đều 4 g; Quế chi 8 g, sắc thành thuốc, mỗi ngày uống một thang.

Phương pháp Đông y chữa đau thần kinh tọa

Thể phong hàn thấp

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau ở vùng thắt lưng hoặc đau ở mông lan xuống bắp chân, dọc theo đường đi của dây thần kinh hông;
  • Có dấu hiệu teo cơ;
  • Cơn đau kéo dài, tái phát thường xuyên;
  • Ăn ngủ kém;
  • Có các điểm đau ở mạch Nhu Hoãn, Trầm Nhược.

Phương pháp điều trị: Tán hàn, hành khí, hoạt huyết, khu phong, trừ thấp.

Bài thuốc: Quyên tý thang gia giảm.

Dùng Đương quy, Hoàng ỳ, Phòng phong, Độc hoạt, Tang chi, mỗi vị đều 8 g; Xuyên khung, Một dược, Cam thảo, Nhũ hương, Hải phong đằng, mỗi vị đều 4 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

Thể phong hàn

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau vùng thắt lưng lan xuống mông, mặt sau của đùi, cẳng chân dẫn đến khó khăn khi đi lại;
  • Cơ chưa bị teo;
  • Người sợ lạnh;
  • Lưỡi đóng rêu trắng;
  • Mạch phù.

Phương pháp điều trị: Tán hàn, hành khí, sơ phong, hoạt huyết.

Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang.

Dùng Ngưu tất, Độc hoạt, Phục linh, Bạch thược, Đương quy, Tang ký sinh, Thục địa, Đảng sâm, Đại táo, mỗi vị đều 12 g; Đỗ trọng, Cam thảo, Phòng phong, mỗi vị đều 8 g; Quế chi, Tế tân, mỗi vị đều 6 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

Thể huyết ứ

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau dây thần kinh ở hông, lan tỏa xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, gây khó khăn khi đi lại;
  • Có thể nhìn thấy các lạc mạch màu xanh, thẫm hoặc tím ở khoeo chân hoặc đùi bằng mắt thường;
  • Ở phần sâu của mông (huyệt Hoàn khiêu) thường có cảm giác nhức buốt như dùi đâm hoặc kim châm;
  • Đau dọc theo đường kinh, bàng quang và đởm;
  • Lưỡi có nhiều vết bầm tím.

Phương pháp điều trị: Khứ ứ, hoạt ứ, chỉ thống, thông kinh lạc.

Bài thuốc: Tứ vật đào hồng gia giảm.

Dùng Sinh địa, Xuyên khung, Xích thược, Đan sâm, Ngưu tất, Quy vĩ, mỗi vị 12 g; Trần bì, Đào nhân, Uất kim, Hồng hoa, mỗi vị đều 8 g, Kê huyết đằng 10 g; Cam thảo 6 g, sắc thành thuốc dùng uống mỗi ngày một thang.

Thể thấp nhiệt

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau lưng lan xuống mông, mặt sau của đùi, cẳng chân, đi lại khó khăn;
  • Có cảm giác nóng rát ở các điểm đau;
  • Mạch Nhu hơi Sác.

Phương pháp điều trị: Giải độc, thanh nhiệt, sơ phong, thông lạc.

Bài thuốc: Thạch cao tri mẫu quế chi thang.

Dùng Trĩ mẫu, Xích thược, Uy linh tiên, mỗi vị đều 15 g; Quế chi, Phòng kỷ, Tang chi, mỗi vị đều 6 g; Nhẫn đông đằng, Hoàng bá, Đơn bì, Liên kiều, mỗi vị đều 10 g, Thạch cao 20 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.

Nếu nhiệt tháng gây tổn thương tân dịch, gia thêm Nhân trần, Sinh địa, Địa long, Chi tử.

Điều trị đau thần kinh tọa theo Đông y thường mang lại hiệu quả kéo dài và không gây tác dụng phụ do đó được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn khang

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Tắm dưỡng trắng, da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe bằng bài thuốc đông y này

Tắm dưỡng trắng, da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe bằng bài thuốc đông y này.

Để có một làn da đẹp thì cần có chế độ chăm sóc hợp lý, cách dưỡng da rất quan trọng trong việc cải thiện là da của chi em phụ nữ. Có câu: “Ngọc đẹp nhờ công đẽo, người đẹp nhờ công phu”. Theo Đông y cổ truyền có nhiều cách  dưỡng da cũng như phòng các bệnh ngoài da như thuốc uống, thuốc đắp, kể cả thuốc tắm. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc tắm phòng bệnh ngoài da, tắm dưỡng trắng, da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe.

Bài thuốc tắm dưỡng trắng, da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe.

Bài 1: cốc tinh thảo 45g, quyết minh tử 45g, bạch cúc hoa 45g, tang diệp 60g, nhân trần 45g, tang chi 45g, mộc qua 60g, thanh bì 60g. Đem tất cả các dược liệu trên cho vào nồi sắc lấy nước thuốc để tắm gội. Phương này chủ yếu do các thuốc sơ phong thanh nhiệt, lợi thấp hợp thành. Tác dụng phòng chống các bệnh ngoài da vì có thể ức chế được nhiều loại vi khuẩn ngoài da. Đặc biệt, tang chi (cành non cây dâu tằm) giỏi về khử phong hoạt lạc, thông lợi xương khớp và chữa phong ngứa khô táo toàn thân. Tổng hợp các vị trên phương này có tác dụng thanh lợi đầu mục, khử phong trừ thấp, thư gân hoạt lạc, sơ can lý khí. Dùng bài thuốc này tắm gội có thể phòng chống các bệnh ngoài da, bảo vệ sự mạnh khỏe của da, làm da dẻ khỏe đẹp, ngoài ra còn có thể làm cho con người có cảm giác dễ chịu thoải mái.

Bài 2: mộc qua 40g, tang diệp 40g, ý dĩ 40g, nhân trần 24g, cam cúc hoa 40g, thiền y 40g, hoàng liên15g, thanh bì 40g, ngô thù du 15g. Cho tất cả các vị thuốc vào nồi sắc rồi vớt bã thuốc, lọc lấy nước thuốc để tắm gội. Trong phương thiền y sơ phong án nhiệt, thấu chẩn giảm ngứa, chữa da dẻ phong nhiệt phòng bệnh đậu sởi, sưng nhọt độc và có hiệu quả rất tốt với chứng ngứa ngoài da do phong tê dẫn đến. Hoàng liên thiên về thanh nhiệt tả hỏa giải độc, là thuốc chủ yếu dùng chữa mụn nhọt. Tổng hợp các thuốc trên phương này có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp giảm ngứa. Sử dụng phương này có thể phòng chữa các bệnh ngoài da như đinh nhọt, mụn ghẻ, nấm da, ban sẩn gây ngứa… giúp cho da tươi mịn, khỏe mạnh.

Bài 3: bát bạch tán (dùng để rửa mặt) gồm: bạch đinh hương, bạch cương tàm, bạch khiên ngưu, bạch tật lê, bạch cập mỗi loại đều 110g, bạch chỉ 75g, bạch phụ tử, bạch phục linh mỗi loại 18g, tạo giác 50g, đậu xanh một ít. Tạo giác bỏ vỏ tước xơ rồi đem tất cả các vị thuốc nghiền thành bột mịn rồi trộn đều là thành. Hằng ngày, dùng bột này pha nước để rửa mặt. Trong phương này có 8 vị thuốc có chữ bạch đi đầu nên gọi bát bạch tán. Toàn phương hợp dùng có thể trừ chất bụi, chất nhờn bám trên da mặt, trừ phong giảm ngứa… Dùng phương này rửa mặt có thể phòng chống được các bệnh về da mặt như trứng cá, nám, tàn nhang, ngứa ngáy…

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020