Browsing "Older Posts"

Các Bài Thuốc Đông Y Cổ Truyền Trị Mụn Trứng Cá Rất Hiệu Quả

 Các Bài Thuốc Đông Y Cổ Truyền Trị Mụn Trứng Cá Rất Hiệu Quả

https://www.youtube.com/watch?v=9KET70lB7Bk


Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Đông y cổ truyền hướng dẫn bài thuốc trị mụn trứng cá đơn giản mà lại hiệu quả.

đông y cổ truyền bài thuốc điều trị mụn trứng cá hiệu quả

Theo Đông y cổ truyền thì mụn trứng cá phần lớn do phong nhiệt nung nấu, kết tụ ở phế kinh, phát ra ở mặt mũi; Hoặc do ăn quá nhiều chất cay nóng, dầu mỡ sinh ra thấp nhiệt, tràng vị không giáng được mà lại nghịch lên; Hoặc do Tỳ vận hóa kém, thấp ngưng kết lâu ngày hóa đàm hóa nhiệt ngưng trệ ở bì phu. Đặc biệt ở tuổi dậy thì nhiệt thịnh, hợp với đàm, nhiệt độc uất kết ở bì phu gây nên bệnh.

BÀI THUỐC ĐÔNG Y CỔ TRUYỀN TRỊ MỤN TRỨNG CÁ THEO CÁC THỂ:

Thể phế kinh phong nhiệt

Biểu hiện của bệnh thường là mụn trứng cá nóng, đỏ, hoặc sưng đau, có mụn mủ, hơi ngứa, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch tế sác hoặc phù sác.

Điều trị theo phương pháp sơ phong tuyên phế, thanh nhiệt giải độc.

Bài thuốc tỳ bà thanh phế ẩm, thành phần gồm tỳ bà diệp 12g, đảng sâm 12g, hoàng liên 6g, tang bạch bì 12g, hoàng bá 6g, cam thảo 06g.

Thể trường vị thấp nhiệt

Bệnh thường có biểu hiện: da trơn nhầy, nổi sẩn có mụn mủ kèm táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Phương pháp điều trị: thanh trường hóa thấp, thông phủ tiết nhiệt.

Bài thuốc nhân trần cao thang gia giảm. Thành phần gồm xa tiền 12g, xích thược 10g, chi tử 10g, hoàng cầm 10g, hoàng bá 10g, đại hoàng 4g, cam thảo 6g.

Thể tỳ hư không kiện vận

Bệnh có biểu hiện: kéo dài, sắc da xám, kém tươi nhuận, bệnh tái phát nhiều lần, có cục hoặc bọc mủ, mệt mỏi, chán ăn, đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch nhu hoạt.

Vị thuốc Cam thảo

Điều trị theo phương pháp kiện tỳ hóa thấp. Bài thuốc sâm linh bạch truật tán. Thành phần gồm có đảng sâm 12g, hoài sơn 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, liên nhục 10g, ý dĩ 12g, sa nhân 8g, bạch biển đậu 8g, cát cánh 8g.

Thể can uất huyết ứ

Thường có biểu hiện: người hay bực tức dễ nổi nóng, có nhiều loại mụn kết lại thành đám hoặc những vết sẹo hay vết thâm sau khi hết mụn, lưỡi thâm, rêu mỏng, mạch hoạt sác hoặc huyền sác.

Theo đông y cổ truyền  phương pháp điều trị hoạt huyết hóa ứ, sơ can giải uất. Thường dùng bài thuốc tứ vật đào hồng gia giảm. Thành phần gồm có thục địa 12g, xích thược 12g, đương quy 12g, xuyên khung 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 8g, đan bì 12g, uất kim 10g, chi tử 10g, sài hồ 12g.

Ngoài thuốc uống có thể kết hợp các phương pháp dùng ngoài đơn giản như:

– Kim ngân, liên kiều, bồ công anh mỗi vị 30g sắc lấy nước dùng xoa rửa tại chỗ ngày 3-4 lần.

– Đại hoàng, hoàng bá, hoàng cầm mỗi thứ 50g (tán bột), lưu huỳnh 15g (hòa tan bằng cồn 75 độ) hòa vào 500 ml nước sôi để nguội dùng xoa tại chỗ ngày 3-4 lần.

– Đại hoàng, lưu huỳnh hai thứ bằng nhau. Hai thứ thuốc này tán mịn, sau đó hòa với nước dùng xoa tại chỗ ngày 2 lần.

– Lấy 100g lá chè xanh tươi, rửa sạch rồi để ráo, giã nát lấy nước cốt bôi lên vùng da nhiều mụn.

– Rửa mặt hàng ngày bằng nước chè xanh.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn khang

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

CHÂN TAY LẠNH ÁP DỤNG BÀI THUỐC NÀY KHỎI NGAY

  CHÂN TAY LẠNH ÁP DỤNG BÀI THUỐC NÀY KHỎI NGAY.

https://www.youtube.com/watch?v=EWkkqAc4rkg

Chân Tay Lạnh Áp Dụng Bài Thuốc Này Khỏi Ngay.

Triệu chứng lạnh tay chân khá phổ biến và thường xuất hiện vào mùa đông, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không chữa sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông y có bài thuốc chữa lạnh tay chân hiệu quả

Đông y có bài thuốc chữa lạnh tay chân hiệu quả

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TAY CHÂN LẠNH?

Theo các Danh y người mắc chứng bệnh tay chân lạnh sẽ thường cảm thấy các đầu ngón tay ngón chận bị tê buốt, lạnh cóng, như có kim châm. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này như:

Khí huyết lưu thông kém. Người bị thiếu máu do lượng hồng cầu trong máu thấp thường rất dễ bị mắc chứng tay chân lạnh khiến gan bàn tay, bàn chân lúc nào cũng lạnh ngắt bất kể nhiệt độ.

Trong kỳ hành kinh, phụ nữ thường bị mất một lượng máu nên dễ khiến nhiệt độ cơ thể bị giảm và mắc chứng tay chân lạnh. Tuyến giáp hoạt động không tốt nên nhiều người có thể bị suy giảm trí nhớ, rụng nhiều tóc.

Các bệnh lý về tim mạch như viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, huyết áp hay bệnh đái tháo đường cũng kèm theo triệu chứng tay chân lạnh. Các vấn đề tâm lý như stress, lo lắng, căng thẳng; chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu chất, hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều cũng dễ mắc bệnh tay chân lạnh.

MỘT SỐ BÀI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CHỮA BỆNH TAY CHÂN LẠNH

Đông y cho rằng, chứng tay chân lạnh là do kinh mạch bị ứ trệ khiến khí huyết lưu thông kém, vì vậy mà gây ra cảm giác lạnh buốt, tê mỏi ở tay chân hoặc đôi khi kèm theo những cơn đau nhức xương khớp. Để chữa chứng bệnh này, Đông y áp dụng một số bài thuốc Đông y cổ truyền sau:

Bài thuốc Đông y chữa lạnh tay chân gồm: tơ hồng xanh 16g, sơn thù 16g, cẩu tích 16g, phòng sâm 12g, tất bát 12g, liên nhục 12g, tần giao 12g, đương quy 12g, ngải diệp 12g, trạch tả 12g, chích thảo 12g, thục địa 10g, tế tân 10g, lương khương 10g, dâm dương hoắc 10g, hoàng kỳ 10g, phụ tử 6g, sinh khương 4g.

Chia bài thuốc thành 3 phần, mỗi ngày sắc uống 3 lần. Uống từ 10-13 ngày sẽ bồi bổ thận dương, trị chứng tay chân lạnh hiệu quả.

MỘT SỐ BÀI THUỐC NGÂM CHỮA LẠNH CHÂN TAY HIỆU QUẢ

BÀI 1:  DÙNG NGẢI CỨU

Sử dụng ngải cứu để chữa bệnh lạnh tay chân khá hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khoảng 50gam ngải cứu tươi đun sôi với một lượng nước vừa đủ, đun khoảng 10 phút rồi để cho nhiệt độ giảm còn 40 độ C thì dùng được. Ngâm tay và chân trong nước trong khoảng 15 phút. Bài thuốc này có tác dụng trừ lạnh, tăng cường dương khí, không chỉ dùng cho người lạnh tay chân mà hỗ trợ chữa những bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả nữa.

Ngâm chân với gừng tươi chữa lạnh tay chân hiệu quả

Ngâm chân với gừng tươi chữa lạnh tay chân hiệu quả

BÀI 2: GỪNG TƯƠI

Gừng có tác dụng chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, bên cạnh đó nó còn có khả năng làm ấm cơ thể, giúp điều hòa khí huyết từ đó làm giảm tình trạng lạnh tay chân ở người bệnh.

Lấy khoảng 30 gam gừng tươi đập dập rồi cho vào đun sôi khoảng 10 phút với một ít nước vừa phải, nhớ đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng, thêm một chút muối vào rồi để cho nhiệt độ khoảng 40 độ C thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu lưu thông khí huyết lưu thông, từ đó giải trừ chứng tay chân lạnh hiệu quả.

Thêm vào đó người bệnh cũng có thể thay ngải cứu và gừng bằng vỏ quế , vỏ cam quýt cũng cho hiệu quả tương tự. Chỉ nên ngâm nước đến mắt cá chân, ngược lại có thể gây tác dụng phụ, thực hiện bài thuốc này trước khi đi ngủ khoảng vài tuần bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ. Nên bổ sung thêm các loại vitamin B,E và chất sắt để bồi bổ máu và khí huyết để tăng cường sứ đề kháng.

Bài 3: Thảo Mộc Ngâm Châm Tấn Khang

Thảo mộc ngâm chân Tấn khang

Bên cạnh 2 bài thuốc trên các bạn nên kết hợp bài thuốc Thảo Môc Ngâm Chân Tấn Khang để giúp bạn nhanh khỏi bệnh hơn nhé!

Tành Phần: 24 vi thuốc nam gia truyền

Công dụng: hoạt huyết, trị ra mồ hôi tay chân, lạnh tay chân, hỗ trợ trị mất ngủ, trị rối loạn tiền đình, tê bì chân tay, gai cột sống, thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, suy giãn tĩnh mạch…

Hướng dẫn sử dụng: lấy 1 nắm lá thuốc nam nấu với 1 lít nước, nước sôi đổ nước thuốc ra thau để ấm tàm 50 độ c. Sau đó ngâm chân 15 phút. Lau khô chân và kết hợp xoa bóp thuốc rồi đi ngủ.

Lưu ý: đối với bệnh nhân suy giãn tỉnh mạch thì cho thêm đá lạnh vào trong lúc ngâm chân.

Bệnh lạnh tay chân không khó chữa, bạn chỉ cần thực hiện những bài thuốc Đông y trên kết hợp với chế độ luyện tập thể dục giúp máu và khí huyết lưu thông sẽ đánh bay được triệu chứng lạnh tay chân trong một thời gian ngắn.

Nguồn: Đông y cổ truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

Ngực Chảy Xệ Như Quả Mướp Ăn Món Này Sẽ Săn Chắc Lại

 Ăn Món Này Giúp Ngực Săn Chắc Không Bị Chảy Xệ

https://www.youtube.com/watch?v=mi1S18Ejfks


Ăn Món Này Ngực Chảy Xệ Như Quả Mướp Cũng Săn Chắc Lại

Chân giò hầm lạc, hạt dẻ: chân giò lợn 2 chiếc, lạc nhân, hạt dẻ mỗi thứ 100g, nhân sâm một ít. Chân giò lợn bỏ móng, rửa sạch, chặt miếng như bao diêm. Cho chân giò, nhân sâm, lạc, hạt dẻ vào cùng nhau, đổ nước ninh đến khi chân giò mềm là được. Món ăn này có tác dụng thông tuyến sữa, tăng sữa và tăng độ đàn hồi cho ngực. Phụ nữ đang nuôi con nhỏ nên ăn món này.

Mon-an-giup-nguc-san-chac-rau-bap-cai-xao

Bắp cải xào giúp ngực săn chắc hơn

Rau bắp cải xào: bắp cải 500g, hành tươi, hành khô, dầu ăn, gia vị đủ dùng. Bắp cải thái nhỏ, rửa sạch. Phi thơm hành rồi đổ bắp cải vào xào chín, nêm gia vị là dùng được. Bắp cải có nhiều vitamin E và những chất có lợi cho việc kích thích tăng trưởng hormon nữ.

Ích mẫu, đậu đen: đậu đen 60g, ích mẫu 30g, đường đỏ, nước đủ dùng. Ích mẫu, đậu đen rửa sạch ngâm trong nước. Cho một lượng nước vừa đủ vào nồi rồi đổ đậu đen và ích mẫu vào đun, đến khi đậu đen chín nhừ thì cho đường đỏ vào đun sôi là được, ăn cả nước lẫn cái, ăn liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày 1 thang.

Cháo nhân sâm: gạo tẻ ngon 50g, nhân sâm 10g, nước đủ dùng. Nhân sâm rửa sạch, cho vào nồi đun khoảng 30 phút chắt lấy nước. Gạo vo sạch, nấu thành cháo. Khi cháo gần chín cho nước nhân sâm vào đun sôi là được. Ăn 1 ngày 1 lần, ăn liên tục trong 5 ngày. Món cháo này có tác dụng bổ dưỡng khí huyết, săn chắc ngực.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

CÂY ĐINH LĂNG ĐƯỢC QUÝ LÀ LOẠI NHÂN SÂM DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NGHÈO

  

CÂY ĐINH LĂNG ĐƯỢC QUÝ LÀ LOẠI NHÂN SÂM DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NGHÈO



Đinh lăng loại cây từng được mệnh danh là “nhân sâm của những người nghèo” với những tác dụng chữa bệnh thần kì đã được rất nhiều người sử dụng mang lại hiệu quả rất tốt.

Đinh lăng loại nhân sâm dành cho người nghèo

Đinh lăng loại nhân sâm dành cho người nghèo 

Cây đinh lăng hay người ta vẫn hay gọi là gỏi cá. Đây là một loại cây khá là quen thuộc đối với những gia đình Việt Nam thường được trồng làm cảnh ở những nơi như đèn chùa, bệnh viện và cả trong nhà. Bên cạnh đinh lăng còn được biết đến với những tác dụng tuyệt vời như một loại cây đa năng và thần kì bởi tác dụng như một món ăn bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Toàn bộ các bộ phận của cây từ lá, vỏ, thân cho đến rễ đều có thể được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Có nhiều loại đinh lăng khác nhau như đinh lăng lá tròn, lá kim, đinh lăng rang,…. Lá đinh lăng thường có viền răng cưa không đều nhau, mùi rất thơm tuy nhiên trong số đó thì đinh lăng lá kim được trồng nhiều hơn cả. Chính bởi vì mùi thơm mà lá đinh lăng rất thường hay được dùng trong chế biến món ăn trong bữa cơm hàng ngày.

TÁC DỤNG Y HỌC CỦA ĐINH LĂNG

Từ những kinh nghiệm từ dân gian mà loài cây này đã được rất nhiều các nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu về thành phần cũng như dược tính của nó trong chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. Đinh lăng được cho là có thể chữa trị và phục hồi nhiều loại bệnh.

Đinh lăng điều trị chứng suy nhược thần kinh

Đinh lăng điều trị chứng suy nhược thần kinh

ĐINH LĂNG ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC THẦN KINH

Theo các dược sĩ thì nước lá đinh lăng tươi được sử dụng như một loại nước uống vừa có khả năng bồi bổ cơ thể đối với những người khỏe mạnh bên cạnh đó còn có thể giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ cũng như những căng thẳng và có triệu chứng suy nhược thần kinh ở nhiều đối tượng. Một số người bị rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não đi kèm với những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt và thường xuyên mất ngủ khi sử dụng nước lá đinh lăng tươi đều cho những tác dụng rất khả quan.

ĐINH LĂNG CÓ LỢI CHO PHỤ NỮ SAU SINH

Lá cây đinh lăng khi được sử dụng dưới dạng rượu ngâm, thuốc sắc hoặc có thể là bột khô đều rất tốt cho phụ nữ sau sinh chữa trị các chứng như bị tắc tia sữa, đau tức vú và có tác dụng lợi sữa.

ĐINH LĂNG CHỐNG SUY NHƯỢC CƠ THỂ

Đinh lăng giúp cải thiện tình trạng như ho, chữa các bệnh kiết lỵ và là thuốc tăng lực đối với bệnh nhân suy nhược cơ thể .

Đinh lăng chống tình trạng suy nhược cơ thể

Đinh lăng chống tình trạng suy nhược cơ thể 

Theo một số nghiên cứu cũng như tin tức từ tạp chí y dược học cổ truyền việt nam, thành phần rễ cây đinh lăng chứa rất nhiều các chất như saponin có trong cây nhân sâm cùng với nhiều các loại vitamin như B1, B2, B6, C và 20 loại acid amin có lợi cho cơ thể. Rễ đinh lăng có tác dụng kích thích những hoạt động của não cũng như là giải tỏa tình trạng mệt mỏi, lo âu, bảo vệ gan, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể và nhiều hợp chất chống oxy hóa. Các nhà khoa học cũng cho biết rằng cây đinh lăng của Việt Nam chứa ít thành phần độc tính hơn nhân sâm của Liên Xô cùng Triều Tiên. Những chất được chiết xuất từ cây đinh lăng được sử dụng cho các nhà du hành vũ trụ và các vận động viên để tăng cường thể lực

ĐINH LĂNG CHỮA TRỊ THẤP KHỚP

Người già bị những bệnh như thấp khớp, thường xuyên đau lưng, mỏi gối, nếu kiên trì sử dụng nước từ thân cây đinh lăng cùng một số loại thuốc khác như một bài thuốc y học cổ truyền thì bệnh sẽ thuyên giảm một cách đáng kể

ĐINH LĂNG CHUYÊN TRỊ CÁC BỆNH NGOÀI DA

Nếu chẳng may mắc những bệnh về da liễu như mẩn ngứa do dị ứng, nổi mề đay ta sử dụng lá đinh lăng khô và sắc nước uống, ngày uống khoảng 2 lần thì tình trạng nổi mẫn sẽ thuyên giảm. Bị những vết thương ngoài da có thể cũng sử dụng lá đinh lăng sau đó giã nát và đắp lên vết thương làm dịu cơn đau và vết thương rất nhanh liền

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Công Dụng Chữa Bệnh Thật Tuyệt Vời Của Cây Huy Thiêm Thảo Mà Bạn Nên Biết.

  Công Dụng Chữa Bệnh Thật Tuyệt Vời Của Cây Huy Thiêm Thảo Mà Bạn Nên Biết.

https://www.youtube.com/watch?v=gWqklsazbZM

Hy thiêm thảo hay còn được gọi với tên khác là Chó đẻ hoa vàng, đây là một cây thuốc quý với nhiều công dụng đặc biệt được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh thần kỳ.

Lợi ích chữa bệnh tuyệt vời từ cây Hy thiêm thảo

Lợi ích chữa bệnh tuyệt vời từ cây Hy thiêm thảo

MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ HY THIÊM THẢO

Hy thiêm thảo là cây thuộc họ Cúc, có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis Lin. (Siegesbeckia gluinosa Wa. Minyrathes heterophyla Turcz). Asterraceae.

Hy thiêm thảo là cây thuốc sống hàng năm, mọc ở khắp các vùng núi ở nước ta đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như: Tỉnh Hòa Bình, Lào cai, Hà Giang, Yên Bái, lai Châu… Hy thiêm thảo là dạng cây thảo, cao từ 30-60cm , cành có lông.

Lá mọc đối, hình quả trám, có khi tam giác hay hình thoi mũi mác, rộng 3-6 cm, dài 4cm -10cm, cuống ngắn, đầu là nhọn , phiến lá men theo cuống lá, mép có răng cưa không đều, 3 gân chính mảnh, mặt dưới hơi có lông.

Cụm hoa hình ngù có lá, đầu màu vàng. Lá bắc ngoài 5, mặt trong có lông, mặt ngoài có tuyến.

Các lá bắc trong có tuyến ở lưng. Hoa ở phía ngoài của đầu là 5 hoa cái hình lưỡi. Các hoa khác lưỡng tính, hình ống. Bầu hình trứng ngược có 4-5 góc. Quả bế cũng 4-5, góc nhẵn, đen hạt.Hy thiêm thảo thường ra hoa vào tháng 4-5 đến 8-9 Dương lịch và cho quả vào tháng 6-10 hàng năm.

Hy thiêm thảo sinh trưởng, phát triển mạnh về mùa hè xuân và thường tàn lụi vào mùa thu đông.

Do khả năng tái sinh hữu tính mạnh nên Hy thiêm thảo phân bố khá tập trung trên một khu tương đối rộng.

Điều kiện này giúp chúng ta thuận tiện thu hái, nhưng cũng dễ có phương hướng khai thác triệt để trong cả một vùng Cây khoanh vùng chủ yếu là hạn chế chăn thả trâu bò để tránh cho cây con khỏi bị dẫm nát hoặc cắt phá cây Hy thiêm với mục đích không cần thiết.

Hy thiêm thường mọc trong nương ngô cho nên khi chăm sóc ngô cần bảo vệ cây Hy thiêm con. Sau khi thu hái ngô một thời gian là có thể thu hái Hy thiêm con. Do chất dính ở lá bắc, cho nên quả Hy thiêm thảo có khả năng phát tán nhờ động vật và con người. Ngoài ra , Hy thiêm còn có khả năng tự phát tán hạt giống ra xung quanh nhờ gió mưa.

Hy thiêm thảo có chứa các chất đắng daturosid , orientin có tác dụng thông kinh lạc, trừ phong thấp, thanh nhiệt giải độc. Chủ trị chứng phong thấp tê liệt, thấp chẩn, ung nhọt sang độc, ngứa ngáy.

Hy thiêm thảo làm thuốc có tác giãn mạch, kháng viên, hạ huyết áp hay chế miễn dịch. Theo Đông y, Hy thiêm thảo có vị cạy, đắng, tính hàn không ấm và có độc ít. Có công dụng khu phong thấp, giảm đau, lợi gân cốt, đồng thời có tác dụng an thần, giảm độc, hạ huyết.

MỘT VÀI BÀI THUỐC CHỮA BỆNH ÁP DỤNG VỚI HY THIÊM THẢO

Hy thiêm thảo và một số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ

Hy thiêm thảo và một số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ

  • Chữa đau đầu cảm mạo: Hy thiêm thảo 3 chỉ, Lục nguyệt sương 5 chỉ, Tử tô 3 chỉ, Thông bạch 2 chỉ. Sắc lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữu viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương: Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất) 5 chỉ. Sắc lấy nước uống.
  • Chữa xuất huyết ngoại thương, đinh nhọt sưng tất, rắn cắn: Hy thiêm thảo (tươi) liều lượng tùy ý, rửa sạch đâm nát đắp nơi đau (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Ngoài ra, Hy thiêm thảo lại có tác dụng hạ huyết áp, có thể dùng Hy thiêm thảo, Hòe hoa, mỗi thứ 5 chỉ sắc lấy nước uống. Lại có tác dụng an thần , cũng có thể dùng nó trong trường hợp mất ngủ, suy nhược thần kinh(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Bài thuốc kinh nghiệm “Hy thiêm hoàn” chữa những chứng miệng méo, mắt trợn cấm khẩu không nói được, thường sùi bọt mép , uống lâu có thể sáng mắt rõ tai, đen nhánh râu tóc và cứng mạch gân cốt. Ngày mùng 5 tháng 5 lấy lá và cành non cây Hy thiêm rửa sạch phơi hông được 9 lần, sao khô tán nhỏ làm viên với mật bằng hạt Ngô đồng, lần uống 40 viên với nước cơm hoặc rượu nóng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Đinh nhọt phát bối Dùng Hy thiêm thảo, Ngũ diệp thảo (tức Ngũ trảo long), Dã hồng hoa (tức Tiểu kế), Đại toán, các vị bằng nhau đâm nát rồi vắt lấy nước uống, khi ra mồ hôi là đạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Chữa tê mỏi, phong thấp, đau nhức xương: Dùng cao mềm Hy thiêm 9 lượng, bột Hy thiêm thảo 10 lượng, bột Thiên niên kiện 3 lượng bột Xuyên khung 2 lượng. Trộn lại làm viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4-5 viên, uống cách xa bữa ăn.
  • Chữa miệng méo mắt xiên, phong thấp đau nhức dùng Hy thiêm thảo (sống) 4 lượng tán bột, chưng phơi 9 lần, luyện mật làm viên lần uống 2 chỉ, mỗi lần 3 lần với Rượu nóng (Kinh Nghiệm Phương).
  • Trị phong thấp viêm đa khớp dạng thấp dùng Hy thiêm thảo 4 lượng sắc lấy nước cốt gia thêm đường đen, cô lại thành cao, lần uống 1 chén trà nhỏ, chia làm 2 lần uống  trong ngày.
  • Trị ung nhọt sưng độc, các chứng lở dữ Hy thiêm thảo 1 lượng (Hái vào Tết Đoan ngọ), Nhũ hương 1 lượng, Bạch phàn (phi) nửa lượng, tán nhuyễn thành bột lần uống 2 chỉ với Rượu nóng cho tới khi lành (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).
  • Đinh nhọt sưng độc Tết Đoan ngọ hái Hy thiêm thảo phơi khô tán bột, lần uống nửa lượng với Rượu nóng, khi mồ hôi ra là đạt , rất có hiệu quả (Tập Giản Phương).
  • Bệnh ăn vào mửa ra Dùng Hy thiêm thảo đem sấy hoặc phơi khô tán nhuyễn thành bột luyện mật làm viên với nước nóng.
  • Chữa phong thấp: Hy thiêm thảo 250 lượng (100 g) Thiên niện kiện 12 lượng (50 g) , Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao chia làm 2 lần uống trong ngày, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối (Kinh nghiệm phương). 
  • Chữa các chứng tiêu chảy do cảm phải phong hàn, dùng trị phong khí chạy vào trường và gây tiêu chảy: Dùng Hy thiêm thảo tán bột trộn hồ giấm làm viên bằng hạt ngô đồng lớn lần uống 30 viên với nước.

Các lương y tại Đông y cổ truyền khuyến cáo rằng người không có phong thấp mà thuộc âm hư thì không nên dùng Hy thiêm thảo. Kỵ Sắt

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Giúp Giảm Nguy Cơ Tự Kỷ Ở Trẻ Em Bằng Cách Ăn Súp Lơ Xanh

  Giúp Giảm Nguy Cơ Tự Kỷ Ở Trẻ Em Bằng Cách Ăn Súp Lơ Xanh

https://www.youtube.com/watch?v=8MhzxCtlWRc

Súp lơ xanh có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của chúng ta, vừa bổ sung chất dinh dưỡng vừa chữa được bệnh viêm khớp, là thức ăn dặm rất tốt cho các bé, hơn nữa việc ăn súp lơ xanh sẽ giúp giảm nguy cơ tự kỷ ở trẻ em, cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về tác dụng của súp lơ xanh các bạn nhé!

súp lơ xanh

Các nhà khoa học tại Bệnh viện đa khoa Massachussetts và Johns Hopkins, Mỹ đã tìm thấy phân tử có tên sulforaphane trong bông cải xanh, súp lơ và cải bắp giúp cải thiện một số triệu chứng của bệnh tự kỷ.

Nghiên cứu đăng tải trên Bản kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học cho thấy, bệnh nhân bị rối loạn phổ tự kỷ có sự tiến bộ rõ rệt trong hành vi và giao tiếp sau 4 tuần thực hiện chế độ ăn bổ sung bông cải xanh.

Các nhà khoa học Mỹ tiến hành nghiên cứu 44 đối tượng được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ nặng, những người này được phân thành các nhóm ngẫu nhiên.

Nhóm 1 nhận được bổ sung hàng ngày sulforaphane chiết xuất từ bông cải xanh, nhóm hai dùng giả được.

Những người tham gia và người chăm sóc đều không biết trong số này ai nhận được sulforaphane, ai dùng giả dược.

Sau đó, các nhân viên chăm sóc sử dụng phép đo tiêu chuẩn hành vi và tương tác xã hội từ khi bắt đầu nghiên cứu đến thời điểm 4 tuần, 10 tuần, 18 tuần sau điều trị.

Theo TS. Kanwaljit Singh, trưởng nhóm nghiên cứu: Sau 4 tuần, 17 trong số 26 người sử dụng sulforaphane có sự tiến bộ trong cư xử, giao tiếp xã hội và bình tĩnh trong khi điều trị tích cực. “Đây là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy sulforaphane là chất xúc tác tạo nên sự thay đổi hành vi, nhận thức. Phân tử này có thể giúp các tế bào đối phó với những khuyết tật” – Talalay, chuyên gia nghiên cứu hợp chất thực vật trong 25 năm qua cho biết.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020