Browsing "Older Posts"

Chi Phí Và Quy Trình Mổ U Nang Bao Hoạt Dịch Khớp Gối

 Mổ U Nang Bao Hoạt Dịch Khớp Gối: Chi Phí Và Quy Trình


Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối là thủ thuật can thiệp ngoại khoa giúp loại bỏ túi chất lỏng tồn tại bên trong khớp gối. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện với những trường hợp bị đau nhức nghiêm trọng, u hoạt dịch chèn ép lên rễ thần kinh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Chi Phí Và Quy Trình  Mổ U Nang Bao Hoạt Dịch Khớp Gối
U nang bao hoạt dịch khớp gối là khối u lành tính, có thể loại bỏ bằng tiểu phẫu

Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối là gì? 

U bao hoạt dịch là khối u chứa đầy chất lỏng hoạt dịch nằm ở gần khớp hoặc dây chằng. Khối u lành tính này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường thấy nhất là ở cổ tay, cổ chân hoặc khớp gối. Khi mới khởi phát, khối u có kích thước rất nhỏ và không gây ra triệu chứng bất thường.


Theo thời gian, khối u này sẽ phát triển về kích thước khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các chuyển động thông thường. Nếu chúng chèn ép lên rễ thần kinh hoặc dây chằng còn gây ra triệu chứng đau nhức khá khó chịu. Lúc này, người bệnh cần lên kế hoạch điều trị sao cho phù hợp giúp cải thiện lại chất lượng cuộc sống hàng ngày.


Khi bị u nang bao hoạt dịch, điều trị bảo tồn sẽ là phương pháp được ưu tiên áp dụng trong y khoa. Ở một số trường hợp, khối u nang hoạt dịch có thể tự khỏi mà không cần điều trị chuyên khoa. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, bắt buộc phải làm phẫu thuật để loại bỏ khối u nang. Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi thất bại trong điều trị bảo tồn. Với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến vận động hàng ngày, bác sĩ cũng sẽ xem xét và chỉ định làm phẫu thuật.


Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối là loại bỏ các khối u nang bên trong khớp gối bằng cách can thiệp ngoại khoa. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u nang hoặc cuống khối u để loại bỏ chúng hoàn toàn.  Đây được xem là tiểu phẫu đơn giản nên rất an toàn, tỉ lệ thành công cao và ít phát sinh rủi ro liên quan sau khi mổ. Tuy nhiên, khối u nang bao hoạt dịch vẫn có thể tái phát trở lại sau phẫu thuật thành công.


Quy trình mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối.

Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối sẽ được chỉ định thực hiện nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tốt sau điều trị bảo tồn. Mổ u nang bao hoạt dịch nhằm mục đích cắt bỏ khối u tồn tại bên trong khớp gối. Thông thường, quá trình này sẽ được thực hiện theo quy trình sau đây:

Chi Phí Và Quy Trình  Mổ U Nang Bao Hoạt Dịch Khớp Gối
Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Trước phẫu thuật

Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị cuối cùng, được áp dụng khi các phương pháp điều trị bệnh khác đều không mang lại hiệu quả. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ giải thích cho người bệnh hiểu hơn về quy trình phẫu thuật cũng như các ưu nhược điểm của phương pháp trị bệnh này. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị chọc hút dịch ra bên ngoài để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Một số điều mà người bệnh cần lưu ý trước khi làm phẫu thuật là:


  • Bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để đánh giá một số rủi ro có liên quan.
  • Ngưng sử dụng một số loại thuốc Tây y như aspirin, ibuprofen, chất làm loãng máu,… khoảng 1 tuần trước khi làm phẫu thuật.
  • Thông báo với bác sĩ về một số vấn đề sức khỏe của bản thân (rối loạn chảy máu, cao huyết áp, tiểu đường,…) hoặc tình trạng sức khỏe trước khi làm phẫu thuật (cảm cúm, sốt,…)
  • Không hút thuốc lá, ngừng ăn uống sau nửa đêm trước khi tiến hành phẫu thuật.

Khi phẫu thuật.

Khi làm phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân dựa vào tình trạng bệnh ở từng trường hợp cụ thể. Mục đích của việc gây tê và gây mê là giảm cảm giác đau đớn cho người bệnh, giúp quá trình mổ u nang bao hoạt dịch diễn ra thuận lợi hơn. Hiện tại, việc cắt bỏ u nang hoạt dịch khớp gối có thể được thực hiện theo hai cách. Cụ thể là:


  • Mổ mở: Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt dài khoảng 4cm ngay trên khối u nang rồi tiến hành cạo khối u ra khỏi gân hoặc khớp.
  • Mổ nội soi: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở gần u nang, camera ghi hình sẽ được đưa vào bên trong khớp thông qua kính nội soi khớp. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một số công cụ khác để loại bỏ khối u nang thông qua hình ảnh nội soi thu được trên màn hình lớn.

Mổ nội soi loại bỏ khối u nang hoạt dịch tồn tại bên trong khớp gối
Mổ nội soi loại bỏ khối u nang hoạt dịch tồn tại bên trong khớp gối.

Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí cũng như kích thước của khối u để chỉ định phương pháp cắt bỏ cho phù hợp. Mổ mở hay mổ nội soi đều mang lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, mổ nội soi sẽ ít đau, ít để lại sẹo và có thời gian phục hồi nhanh hơn so với phương pháp mổ mở thông thường. Sau phẫu thuật, khối u nang hoạt dịch sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Quá trình này thường diễn ra kéo dài từ 30 – 45 phút.


Sau phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, vết mổ sẽ được khâu lại bằng chỉ nha khoa và băng lại bằng gạc y tế để tránh bị nhiễm trùng. Người bệnh cần che chắn vết mổ thật cẩn thận để hạn chế các va chạm tại vết mổ, giảm đau nhức và giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn.


Một số triệu chứng bạn phải đối mặt sau phẫu thuật là bầm tím, cứng khớp, sưng đau,… Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi thuyên giảm hẳn. Nếu có nhiễm trùng thứ phát, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại.


Sau khi ca phẫu thuật kết thúc, khu vực phẫu thuật sẽ bị tê kéo dài trong một khoảng thời gian nữa. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự cải thiện và không gây ra triệu chứng nghiêm trọng khác. Người bệnh có thể tiến hành vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giảm đau nhức và hỗ trợ phục hồi tổn thương.


Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối có hiệu quả không?

Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối được xem là thủ thuật can thiệp ngoại khoa đơn giản, hầu như không để lại biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể ra về sau vài giờ thực hiện mà không cần nhập viện để theo dõi. Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, sau phẫu thuật cắt bỏ thì khối u nang vẫn có thể tái phát trở lại trong tương lai với tỷ lệ từ 5 – 15%. 

Người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức sau mổ khối u bao hoạt dịch khớp gối
Người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức sau mổ khối u bao hoạt dịch khớp gối.

Đau nhức là triệu chứng mà người bệnh nào cũng phải đối mặt sau phẫu thuật. Lúc này, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau theo đơn kê hoặc thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện. Tiến hành chườm đá nếu có thêm triệu chứng sưng viêm. Trường hợp bị cứng khớp gây khó khăn khi vận động, hãy tiến hành vật lý trị liệu để cải thiện.


Nhiễm trùng cũng là một trong những rủi ro có thể gặp phải sau mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối nhưng không phổ biến. Người bệnh có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bằng cách mặc quần áo sạch sẽ và chăm sóc vết mổ đúng cách. Nếu bị nhiễm trùng, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện triệu chứng.


Với những trường hợp phải gây mê toàn thân khi làm phẫu thuật có thể gây ra một số rủi ro liên quan đến gây mê, điển hình nhất là biến chứng tại phổi và tim. Vì thế, khi được đề nghị làm phẫu thuật cắt bỏ khối u nang bao hoạt dịch khớp gối, người bệnh cần làm kiểm tra sức khỏe tổng quát và thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý trước đó. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá các rủi ro và có kế hoạch phòng ngừa phù hợp trước khi phẫu thuật.


Lưu ý khi mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối

Quá trình phục hồi sau mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối sẽ kéo dài từ 2 – 8 tuần dựa vào vị trí thực hiện cũng như phương pháp áp dụng. Để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:


  • Lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để cải thiện triệu chứng đau nhức và hạn chế nguy cơ bội nhiễm. 
  • Dùng nẹp đầu gối trong vài ngày sau phẫu thuật để cải thiện triệu chứng sưng đau, bảo vệ khu vực bị tổn thương và hạn chế vận động tại khớp. Khi nằm nghỉ ngơi, nên để khớp gối nằm cao hơn tim để giảm lượng máu lưu thông về khu vực phẫu thuật và hỗ trợ giảm sưng.

Chi Phí Và Quy Trình  Mổ U Nang Bao Hoạt Dịch Khớp Gối
Cần bằng nẹp khớp gối sau phẫu thuật để hạn chế các rủi ro không mong muốn.

Trong khoảng 2 – 8 tuần sau phẫu thuật, nên hạn chế thực hiện các vận động ảnh hưởng đến khu vực phẫu thuật. Cần cẩn thận khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày, đặc biệt là các cử động có tác động đến khu vực khớp gối.

Không nên bất động chân hoàn toàn sau phẫu thuật. Khi vết mổ đã lành, nên thường xuyên cử động chân để cải thiện độ linh hoạt của khớp và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp xảy ra. Chú ý, chỉ nên vận động thể chất với cường độ vừa phải, không nên làm việc nặng hay vận động quá sớm khi vết mổ chưa phục hồi.

Chi phí mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối

Khi bị u nang bao hoạt dịch khớp gối, bạn có thể loại bỏ khối u nang bằng cách mổ hở hay mổ nội soi đều được. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh đều ưu tiên mổ nội soi do các ưu điểm như ít đau, nhanh lành và thẩm mỹ cao. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để kiểm tra và xử lý khu vực bị tổn thương.


Khi mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối, các khoản chi phí mà người bệnh cần phải chi trả là chi phí xét nghiệm, chi phí phẫu thuật, chi phí thuốc, chi phí truyền dịch, chi phí chăm sóc vết thương và một số chi phí phát sinh khác (nằm viện khi cần thiết, nhiều hơn 2 khối u bao hoạt dịch).


Theo đó, mức chi phí cho một ca phẫu thuật u nang bao hoạt dịch khớp gối sẽ dao động từ 10 – 25 triệu đồng. Để biết được chính xác mức chi phí, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn cụ thể.


Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về phương pháp mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Đây là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên, khối u nang vẫn có thể tái phát trở lại sau đó khi gặp điều kiện thuận lợi nhưng có tỷ lệ khá thấp.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022

Những Điều Bạn Cần Biết Khi Mổ Xẹp Cột Sống

 Chi Phí Mổ Xẹp Cột Sống Và Những Điều Bạn Cần Biết


Mổ xẹp cột sống là phương pháp điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa, được áp dụng khá phổ biến trong y khoa. Tuy nhiên, mổ xẹp cột sống chỉ được chỉ định thực hiện với trường hợp bệnh nặng và không thuyên giảm sau điều trị nội khoa. Dựa vào mức độ bệnh trạng ở mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp mổ sao cho phù hợp.

Mổ xẹp cột sống là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao và dứt điểm.

Mổ xẹp cột sống là gì? Khi nào nên áp dụng?

Xẹp cột sống là hiện tượng thân đốt sống trên cột sống bị gãy vỡ và sụt giảm về chiều cao. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với triệu chứng đau nhức kéo dài, giảm khả năng vận động và mất chiều cao. Một số nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến là chấn thương, loãng xương, thoái hóa đốt sống hay ung thư xương. Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương tại cột sống để tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị.


Điều trị bảo tồn được ưu tiên áp dụng trong y khoa với các phương pháp như dùng thuốc, vật lý trị liệu, nẹp lưng,… Phẫu thuật là phương pháp điều trị ngoại khoa, thường được áp dụng cuối cùng khi phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, phẫu thuật còn được chỉ định thực hiện với những trường hợp sau đây:


  • Nhiều đốt sống bị gãy xẹp cùng lúc, đau nhức diễn ra kéo dài trên 2 tháng.
  • Xẹp cột sống chèn ép rễ thần kinh và tủy sống gây mất khả năng vận động.
  • Tình trạng gãy xẹp diễn ra ở mức độ nặng khiến cột sống bị mất vững.

Mục đích của việc phẫu thuật là phục hồi đốt sống bị thương, ổn định cấu trúc cột sống và phục hồi chức năng thần kinh. Đồng thời, phẫu thuật còn có tác dụng giải phóng áp lực lên các rễ thần kinh, từ đó cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể và hạn chế các tổn thương trong tương lai.


Các kỹ thuật mổ xẹp cột sống

Hiện tại, y khoa cho hai kỹ thuật mổ xẹp cột sống được áp dụng phổ biến là bơm xi măng tạo hình đốt sống qua da và hợp nhất cột sống. Dựa vào mức độ tổn thương ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh kỹ thuật mổ phù hợp. Cụ thể là:


Phẫu thuật bơm xi măng qua da 

Bơm xi măng qua da giúp tạo hình đốt sống bị tổn thương và tăng độ vững chắc cho cột sống.

Phương pháp này được tiến hành bằng cách bơm xi măng sinh học vào trong đốt sống bị tổn thương thông qua da. Sau khoảng 4 tiếng, xi măng sẽ đông cứng lại hoàn toàn giúp tạo hình đốt sống bị tổn thương và nâng chiều cao của thân đốt sống. Sau điều trị, triệu chứng đau nhức tại cột sống sẽ thuyên giảm rõ rệt, người bệnh có thể đứng dậy đi lại một cách bình thường


Chuyên gia cho biết, bơm xi măng tạo hình đốt sống qua da là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, có độ an toàn và mang lại hiệu quả cao. Thời gian phục hồi sau điều trị cũng diễn ra rất nhanh chóng, bạn có thể di chuyển ngay sau khi xi măng đã đông cứng.


Các trường hợp sẽ được chỉ định thực hiện bơm xi măng tạo hình đốt sống qua da là gãy xẹp cột sống gây đau nhức và phù nề thân đốt sống, tăng cường độ cứng của thân đốt sống trong phẫu thuật hàn xương, làm cứng dự phòng cho các đốt sống bị yếu trước khi làm phẫu thuật cố định cột sống. 


Phẫu thuật cố định cột sống

Mục đích của việc phẫu thuật cố định cột sống là loại bỏ các tổn thương tại thần kinh, giữ vững cột sống, giảm đau nhức và ngăn ngừa tổn thương tiến triển trong tương lai.


Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành giải nén rễ thần kinh và loại bỏ các chuyển động giữa hai đốt sống. Số lượng đốt sống cần hợp nhất còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, có thể hai hoặc nhiều hơn. Sau phẫu thuật, các đốt sống bị tổn thương sẽ được cố định với nhau bằng vít và thanh kim loại khiến chúng không thể di chuyển được nữa. 


Phẫu thuật cố định cột sống thường được chỉ định thực hiện với những trường hợp bị gãy xẹp cột sống ở mức độ nghiêm trọng gây biến dạng cột sống, cột sống bị mất vững, tổn thương phần mềm đi kèm,… 


Quy trình mổ xẹp cột sống

Xẹp cột sống xảy ra ở mức độ năng nên được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Mổ xẹp cột sống cần được thực hiện theo quy trình đạt chuẩn để đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như hiệu quả mang lại. Dưới đây là quy trình thực hiện cơ bản mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:


Trước khi phẫu thuật

Người bệnh cần được điều trị bảo tồn để kiểm soát triệu chứng đau nhức. Sau đó, tiến hành kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng để đánh giá mức độ tổn thương cũng như tình trạng mất vững cột sống. 


Nếu xác định làm phẫu thuật, người bệnh không được ăn uống bất kỳ thứ gì trong đêm trước khi làm phẫu thuật và ngưng thuốc điều trị trong ít nhất 24 giờ. 


Quy trình phẫu thuật

Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện theo các bước sau đây:


+ Phẫu thuật bơm xi măng qua da


  • Xác định điểm vào thân đốt sống bị tổn thương thông qua cuống trên C-arm.
  • Tiến hành gây tê tại vùng cần chọc kim, bơm thuốc cản quang và sử dụng tia X để kiểm tra thành đốt sống.
  • Pha trộn xi măng rồi tiến hành bơm vào trong đốt sống, quá trình bơm cần được diễn ra từ từ dựa trên hình ảnh và sự kiểm soát của C-arm.
  • Theo dõi triệu chứng lâm sàng của người bệnh, kiểm tra vùng tiêm lại một lần nữa bằng C-arm hai bình điện rồi nhẹ nhàng rút kim bơm.
  • Tiến hành băng vết mổ và chờ cho xi măng đông cứng lại.

+ Phẫu thuật cố định cột sống

Mổ xẹp cột sống cần được thực hiện theo một quy trình cụ thể.

  • Để người bệnh nằm ở tư thế dễ phẫu thuật nhất. Nằm sấp với những trường hợp tổn thương vùng ngực, nằm ngửa với tổn thương vùng cổ, nằm nghiêng với tổn thương ở vùng lưng hoặc thắt lưng. Đồng thời, phần đầu của người bệnh sẽ được giữ cố định vào trong khung gá đầu.
  • Tiến hành gây mê toàn thân, tiêm hỗn hợp Adrenaline và Lidocaine vào cơ thể người bệnh để hạn chế lượng máu chảy.
  • Dùng dao phẫu thuật tạo một vết mổ lớn trên da dọc theo đường giữa cột sống rồi tiến hành tách cơ sang hai bên.
  • Loại bỏ phần thân đốt sống và đĩa đệm bị tổn thương. Tiến hành cấy ghép thiết bị kim loại và cố định lại bằng vít kim loại.
  • Ghép xương tự thân hoặc xương nhân tạo vào giữa các đốt sống để hạn chế tình trạng ma sát.
  • Kiểm tra đoạn cột sống được hợp nhất một lần nữa, khâu vết mổ rồi băng bó vết thương.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Với những trường hợp bơm xi măng qua da để tạo hình đốt sống, người bệnh có thể đi lại và ra về ngay sau khi xi măng đông cứng lại. Còn với trường hợp phẫu thuật cố định cột sống, người bệnh cần nằm viện từ 3 – 4 ngày để được theo dõi. Đồng thời, người bệnh cũng cần phải chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật để tránh các biến chứng không mong muốn. Cụ thể là:


  • Giữ cho vết mổ luôn khô và sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng vết mổ. Mang nẹp cố định để hạn chế đau đớn cũng như các tổn thương thứ phát khác.
  • Thực hiện các bài tập như co cơ, vận động nhẹ trên giường, tập xuống giường và đi lại với thiết bị hỗ trợ,…  sau khoảng vài giờ phẫu thuật để sớm phục hồi chức năng.
Người bệnh nên tập vận động sau phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

  • Người bệnh cần vận động trở lại sau khi vết thương đã lành để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và hình thành cục máu đông. Vận động còn kích thích tuần hoàn máu bên trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
  • Tiến hành phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ giúp tăng cường sức mạnh cơ hỗ trợ, ổn định cột sống, giảm đau nhức và lấy lại sự linh hoạt cho cột sống.

Mổ xẹp cột sống có nguy hiểm không?

Mổ xẹp cột sống là phương pháp điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa nên sẽ tồn tại một số rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, việc phát sinh rủi ro là khá hiếm gặp, đặc biệt là với những trường hợp điều trị bằng cách xâm lấn tối thiểu.


Đa số các bệnh nhân tiến hành phẫu thuật bơm xi măng qua da để tạo hình thân đốt sống đều không gặp rủi ro sau điều trị. Nhưng với những trường hợp mổ cố định cột sống có thể gặp phải một số biến chứng như chảy máu nhiều, rò rỉ dịch não tủy, nhiễm trùng, tổn thương các phần mềm lân cận, rối loạn cảm giác,…


Những điều cần lưu ý khi mổ xẹp cột sống

Mổ xẹp cột sống mang lại hiệu quả điều trị cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Vì thế, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành điều trị bệnh bằng phương pháp này. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, chỉ nên phẫu thuật khi thực sự cần thiết và có sự yêu cầu từ bác sĩ. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi mổ xẹp cột sống bạn có thể tham khảo:


  • Thăm khám sức khỏe thật kỹ trước khi làm phẫu thuật, cần thông báo cho bác sĩ nếu đã từng bị dị ứng thuốc gây tê cục bộ hoặc thuốc mê. Tuyệt đối không dùng thuốc Tây y và không hút thuốc lá trong vài ngày trước khi tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh.

Cần khám chuyên khoa xác định mức độ tổn thương cột sống trước khi tiến hành phẫu thuật.

  • Không tiến hành mổ xẹp cột sống với những trường hợp bệnh nhẹ chưa gây tổn thương đến cấu trúc cột sống, bị nhiễm trùng tại chỗ cần can thiệp hoặc nhiễm trùng toàn thân, bị rối loạn đông máu, xẹp cột sống không gây đau hoặc ít đau, suy hô hấp hoặc sốc tủy,…
  • Sau phẫu thuật, nên sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa giúp cải thiện các cơn đau nhức và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Không sử dụng thuốc NSAID ít nhất trong 6 tháng sau phẫu thuật.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật như táo bón, rối loạn nhu động ruột, sưng nề vết mổ,…
  • Hạn chế các thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi tổn thương sau phẫu thuật. Cụ thể là uống rượu bia hoặc hút thuốc lá, mang vác vật nặng, vận động gắng sức, đứng hoặc ngồi lâu một chỗ,…
  • Tiến hành phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng nẹp cố định đoạn cột sống bị tổn thương. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn trở lại hoạt động thể chất, quan hệ tình dục, lái xe,…
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể thông qua các nhóm thực phẩm lành mạnh để phục hồi thể trạng sau phẫu thuật. Ví dụ như vitamin, khoáng chất, omega-3,… 

Chi phí mổ xẹp cột sống 

Chi phí mổ xẹp cột sống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp mổ, vị trí tổn thương, bác sĩ thực hiện, cơ sở thực hiện… Với những trường hợp phẫu thuật bơm xi măng sinh học để tạo hình đốt sống, chi phí sẽ giao động ở mức từ 25 – 35 triệu. Còn với trường hợp phẫu thuật cố định cột sống thì chi phí sẽ cao hơn, dao động từ 30 – 50 triệu. Dựa vào dịch vụ mà người bệnh lựa chọn, mức chi phí này có thể cao hơn nữa. Để biết được chính xác chi phí điều trị, bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định mức độ bệnh trạng và tư vấn cụ thể.

Tham khảo chi phí mổ xẹp cột sống một cách chi tiết khi đến gặp bác sĩ.

Bài viết trên đây được Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tổng hợp những thông tin cần biết về phương pháp mổ xẹp cột sống cũng như chi phí mổ bạn có thể tham khảo. Mổ xẹp cột sống thường được chỉ định thực hiện với những trường hợp bệnh nặng và không đáp ứng điều trị nội khoa. Phẫu thuật có tác dụng ổn định cột sống, cải thiện triệu chứng của bệnh và phục hồi chức năng vận động. Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa để xác định mức độ bệnh trạng và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thanh công.


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022