Browsing "Older Posts"

Vì Sao Ho khan, Ho có đờm hậu Covid-19?

 Nguyên nhân gây ho có đờm hậu Covid-19


HỎI: Sau khi khỏi Covid-19, tôi vẫn bị ho dai dẳng, thi thoảng kèm theo có đờm, thở khò khè. Đây có phải triệu chứng hậu Covid-19 không và tôi cần làm gì để giảm ho?

Ho khan, Ho có đờm hậu Covid-19


TRẢ LỜI: Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS)

Những bệnh nhân mắc Covid-19 từ nhẹ đến trung bình sẽ hồi phục trong vòng 10 ngày. Trong khi đó, F0 nặng và nguy kịch phải mất tới 20 ngày để hồi phục. Việc trở lại bình thường phụ thuộc vào những tổn thương ở phổi và các mô.


Vì vậy, sau khi hồi phục Covid-19, người bệnh vẫn có thể bị ho khan hoặc ho có đờm. Điều này cũng dễ xảy ra hơn ở những người mắc bệnh mạn tính trước khi nhiễm nCoV.


Thông thường, sau khi khỏi Covid-19, nhiều người vẫn bị ho, chủ yếu là ho khan. Tuy nhiên, một số người cũng bị ho có đờm, kèm theo hơi thở khò khè, khó chịu hơn bình thường.


Tiết đờm là một phần của cơ chế bảo vệ bình thường của cơ thể. Đó là cách giúp phổi và đường thở luôn thông thoáng và sạch sẽ. Dù vậy, việc ho kéo dài có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng cuộc sống và công việc hàng ngày của người bệnh.


Một số nguyên tắc giúp bạn đối phó với cơn ho có đờm:


- Luôn uống đủ nước để giảm đờm.


- Tập các bài tập hít thở: Hít vào 5 giây, sau đó thở ra khoảng 10 giây. Lâu dần, bạn có thể tăng khả năng chịu đựng và độ khó bằng cách tăng thêm thời gian hít vào - thở ra. Trong khi thực hiện, bạn cần tập trung vào nhịp thở để giữ cho mũi họng sạch đờm.


- Thử nằm nghiêng sang hai bên hoặc gối cao đầu khi ngủ. Tư thế này giúp thông thoáng đường thở, tiêu đờm và ngăn ngừa kích ứng cổ họng.


- Đi lại nhiều ngay khi có thể, điều này sẽ giúp bạn dễ tống đờm ra ngoài.


- Có thể sử dụng một số loại thuốc ho thảo dược để giảm đờm, kích ứng họng.


Nếu tình trạng ho vẫn tiếp diễn trong thời gian dài, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được thăm khám, điều trị hợp lý.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.


Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022