Browsing "Older Posts"

Vị thuốc quý từ rau cải bẹ xanh và cải xanh.

  Vị thuốc quý từ rau cải bẹ xanh và cải xanh.

Rau cải là rau quen thuộc trong các  bữa ăn hàng ngày của chúng ra, canh rau cải ngon, dễ ăn, mát, ngoài ra rau cải còn rất nhiều tác dụng khác nữa, mỗi loại rau cải sẽ có những tác dụng khác nhau, đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết các bạn nhé!Rau cải giúp hạn chế suy giảm trí nhớ, nhờ vậy mà trong bệnh tự kỷ nó có khả năng giúp người bệnh hòa nhập tốt hơn; chữa phạm phòng, gút… Tuy nhiên, công dụng trị liệu còn tùy thuộc vào mỗi loại rau cải.

cải bẹ xanh

1.CẢI BẸ XANH:

Còn gọi là cải dưa, cải sen, vân đài… Nó có vị cay, đăng đắng nên thường được gọi là cải đắng, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối. Cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách. Cải bẹ xanh giàu vitamin A và vitamin K. Loài này có thể được dùng như một thực phẩm bổ sung selen, crôm, sắt và kẽm.

Cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa; thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí… Trong cải bẹ xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B, C, K, axít nicotic, catoten, abumin… Do đó mà cải bẹ xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật như: phạm phòng, gút. Dưới đây là một số công dụng từ lá cải bẹ xanh:

Chống lão hóa davới những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, giàu chất chống oxy hóa và axít folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn. Vì vậy, mỗi ngày dùng từ 200 – 300g rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn sẽ giữ được sự tươi trẻ.

Chữa bệnh gútcác chất trong nước rau cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất axít uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút, dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axít uric, phòng trừ bệnh gút rất hiệu quả. Dùng cải bẹ xanh hay một số nơi gọi là cải đắng (có vị hơi đắng) nấu nước uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng một lượng rau vừa đủ nấu với nước. Uống hàng ngày thay nước lọc. Tuy nhiên, không nên nấu quá đặc mà nên nấu loãng để dễ uống hơn. Nên uống trong thời gian ổn định.Các chất trong nước rau cải bẹ xanh có tác dụng đào thải chất axít uric, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút

Trị viêm họng, ho hen, mụn nhọt, trĩ, các chứng phong hàn…: dùng hạt cải bẹ xanh tán nhuyễn sau đó cho vào một ít nước, khuấy cho đến khi thấy sền sệt, dùng đắp vào phần hầu, băng lại sẽ thấy hiệu quả và giảm đau họng ngay. Ngoài ra, hạt cải bẹ xanh còn dùng để chữa trị các chứng đau lưng, đau xương sống, bệnh tiêu chảy…

2.CẢI XANH

Đông y cổ truyền cho rằng cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải có hình dạng, tính chất và công dụng như hạt mù tạt đen của châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỉ lệ 20%) chế mù tạt làm gia vị và dùng trong công nghiệp. Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hóa đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau. Bởi vậy, được dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy. Ở Trung Quốc, hạt và cả cây cũng dùng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau.

Duới đây là vài cách trị bệnh từ cải xanh:

Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già: hạt cải xanh, hạt củ cải, hạt tía tô, mỗi vị 8 – 12g, sắc uống hay tán bột uống mỗi lần 4 – 5gel, ngày uống 2 – 3 lần.

Viêm khí quảnhạt cải xanh (sao) 6g, hạt Cải củ (sao) 10g, hạt cải bẹ (sao) 10g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia ba lần uống trong ngày.

Đơn độc sưng tấyhạt cải xanh tán nhỏ, trộn dấm, làm cao dán, đắp ngoài…

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

Tác dụng của quả chuối hột đối với sức khỏe của chúng ta.

  Tác dụng của quả chuối hột đối với sức khỏe của chúng ta.

Chuối hột là loại quả có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của chúng ta, nhất là quả chuối hột rừng, có tác dụng trong việc chữa các bệnh như tăng huyết áp, đau lưng, viêm thận và bệnh đái tháo đường, không chỉ tốt với sức khỏe của người lớn và quả chuối hột còn có tác dụng đối với sức khỏe của trẻ em nhưn chữa bệnh táo bón… đặc biệt hơn là quả chuối hột có tác dụng để chữa các bệnh ngoài da.

quả chuối hột

Trái chuối rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Tất cả ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt, Tác dụng của quả chuối hột đối với sức khỏe.
Trái chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.

1:TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ EM.

Lấy 1 – 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

2: CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ SỎI BÀNG QUANG

Trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

3: CHỮA TRỊ BỆNH THỐNG PHONG HAY CÒN GỌI LÀ BỆNH GÚT.

Quả chuối hột (rừng) 3g, củ ráy (rừng) 4g, khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 – 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào.

4: TRỊ HẮC LÀO HIỆU QUẢ

Trái chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

5: ĐIỀU TRỊ XỔ GIUN.

Quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.

Lưu ý: Không được ăn quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) vì rất dễ bị ngộ độc hoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin.

Nguồn: đông y gia truyền tấn khang

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

Tác dụng tuyệt vời của trái nho và chế phẩm từ quả nho đối với sức khỏe.

 Tác dụng tuyệt vời của trái nho và chế phẩm từ quả nho đối với sức khỏe.

Như chúng ta đã biết từ trước đến nay trái nho là một loại hoa quả ngon, được nhiều người yêu thích, trái nho rất tốt cho sức khỏe, cung cấp vitamin và dưỡng chất cho cơ thể, và còn có rất nhiều tác dụng từ trái nho và các chế phẩm từ nho có thể bạn chưa biết, cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm nhưng tác dụng của trái nho, và thường xuyên ăn trái nho và các chế phẩm từ nho hơn.

trái nho

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền TPHCM chia sẻ

Nho và rượu vang làm từ nho, đã là một phần của văn hóa lịch sử loài người từ rất lâu đời. Các nhà khảo cổ học trên thế giới gần đây phát hiện ra một vài lọ gốm bên trong di tích đồ đá mới có từ khoảng những năm 6000 TCN (Trước công nguyên). Các lọ đó có chứa dư lượng màu đỏ của rượu vang. Điều này cho thấy rượu vang có từ thời tiền sử nhiều khả năng được làm từ nho hoang dã. Ngày nay, nho được dùng làm nguồn nguyên liệu chế biến nước ép nho, nho khô, rượu vang, và các chế phẩm dược.

Ở Việt Nam, nho được trồng ở nhiều nơi nhưng thích hợp nhất là ở vùng Ninh Thuận, làm nên thương hiệu nho Ninh Thuận nổi tiếng Việt Nam.

 Qua nhiều thời đại, hầu như tất cả các bộ phận của cây nho đã được sử dụng làm thuốc trong y học. Người dân châu Âu thường sử dụng một thuốc sáp từ nho để chữa trị các bệnh về mắt và da. Lá nho dùng làm để thuốc đắp lên vết thương giúp cầm máu và chống viêm. Trái nho chín rất tốt cho người mắc bệnh thận, gan, bệnh đường ruột và cả bệnh ung thư.

Nho tốt cho sức khỏe tim mạch, có chứa chất chống oxy hóa (các flavonoid) đặc biệt là resveratrol được tập trung ở vỏ, hạt, và thân cây nho. Nước ép nho tím và rượu vang đỏ giúp ngăn ngừa tổn thương nội mạc mạch máu, làm giảm cholesterol “xấu” (LDL-cho), ngăn ngừa hình thành cục máu đông và chống viêm hiệu quả. Các hợp chất flavonoid và vitamin nhóm B có trong nho tím nhiều tốt hơn nho màu sáng. Vì vậy, rượu vang đỏ tốt hơn so với rượu vang trắng.

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM, nho có vị ngọt, chua, tính bình. Có công dụng cường cân cốt, khư phong thấp, lợi tiểu tiện, đại bổ khí huyết.

CÁCH SỬ DỤNG NHO VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ NHO.

– Rượu vang nho: Phụ nữ mỗi ngày dùng 1 ly (100ml), nam giới mỗi ngày dùng 1 – 2 ly (100 – 200ml).

– Nước ép nho: 50g nho tươi, rửa sạch, để cả vỏ, ép lấy nước uống hàng ngày. Có thể pha loãng ra hoặc kết hợp với các loại trái cây khác (dưa hấu, táo, kiwi…) tùy khẩu vị của mỗi người. Có tác dụng thanh lọc cơ thể, trị viêm họng, suy nhược cơ thể…

– Món sinh tố nho: 200g nho tím, 100ml sữa tươi tách béo (hoặc sữa đậu nành), và 1 hộp sữa chua không đường, ½ cốc đá, tất cả cho vào máy xay sinh tố, xay đến khi mịn. Đổ hỗn hợp ra cốc, có thể trang trí bằng nho tươi. Đây là món ăn tốt cho sức khỏe và tim mạch!

– Chữa đau lưng mỏi gối, đái buốt, đái rắt: Lấy 20 – 40g lá, dây, rễ nho sắc uống.

– Chữa động thai hay nôn oẹ: Nho chín 40g, ăn tươi hoặc sắc uống.

– Nho khô: Có tác dụng nhuận tràng, nhuận phế, long đờm, mỗi ngày dùng từ 10 – 20g.

– Chiết xuất hạt nho: Dùng để chống lão hóa, bảo vệ tim mạch, chống rối loạn chuyển hóa lipid, phòng ngừa xơ vữa mạch máu, bôi đắp vết thương hở ngoài da.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH HAY TỪ TRÁI ĐU ĐỦ

 Những bài thuốc chữa bệnh hay từ trái đu đủ

Đu đủ là loại quả quen thuộc với người dân Việt Nam nhưng thực tế, có rất ít người biết rằng đu đủ còn là một vị thuốc quý, có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.

Đu đu là một vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh

Đu đủ là một vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa bệnh

Theo giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đu đủ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Vào thế kỷ thứ 16, người Tây Ban Nha đưa cây đu đủ vào vùng Caribe và các nước Đông Nam Á, từ đó tiếp tục được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Srilanca, châu Đại Dương và châu Phi.

Cây đu đủ trồng hiện nay là giống lai tự nhiên, có tên khoa học: Carica papaya L., họ Đu đủ (Papayaceae). Đu đủ trở thành giống cây ăn quả quan trọng ở Việt Nam cũng như nhiều nước nhiệt đới khác. Nó còn có tên khác: thù đủ, phiên mộc qua, thạch qua, đông qua thụ, vạn thọ quả, phiên quả, mộc quả, mộc đông quả, nhũ quả. Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, rễ và nhựa. Quả đu đủ chín chứa nước, glucid, protein, cellulose, calci, P; các vitamin A, C, B. Quả xanh có nhựa mủ (trong có papain, carpain, myrosin); saccharose, acid hữu cơ (acid tartic, acid malic); cácvitamin và carotenoid.

Theo nghiên cứu, 100g quả đu đủ chín có 74-80mg vitamin C, 500-1250IU carotene. Quả đu đủ màu vàng nhạt có nhiều beta carotene, cryptoxanthin, violaxanthin, cryptoxanthin monoepoxide. Quả đu đủ màu hồng có nhiều lycopene. Đu đủ còn có vitamin B1, B2 và các khoáng chất (kali, magiê, sắt, kẽm…). Chất papain chịu được nhiệt độ 700C trong 30 phút, có tác dụng tiêu hóa thịt và protein, chất này có nhiều trong lá, thân, quả xanh và có ít trong quả chín. Chất carpain còn có tác dụng làm chậm nhịp tim. Cao lá đu đủ có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng u bướu. Quả đu đủ có nhiều thành phần hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư, ngăn ngừa các chất có hại cho làn da, giữ cho da khỏe đẹp và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Theo Đông y, quả đu đủ chín vị ngọt tính mát, lành tính, không có độc tố. Ăn vào mùa nào cũng tốt cho sức khỏe: ăn mùa xuân hè có tác dụng thanh tâm nhuận phế, giải nhiệt, giải độc; ăn vào mùa thu đông có tác dụng nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp phục hồi chức năng gan. Trong đu đủ có nhiều vitamin C và carotene, có tác dụng chống ôxy hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh có đu đủ

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh có đu đủ

Nhựa mủ đu đủ làm thuốc trong y học hiện đại. Bên cạnh đó, đu đủ còn có mặt trong các bài thuốc đông y cổ truyền sau:

  • Tẩy giun kim cho trẻ nhỏ: cho trẻ ăn đu đủ chín (50-100g) mỗi ngày, trong 7-10 ngày (sau bữa cơm chiều).
  • Quả đu đủ xanh hay lá để làm mềm những cục thịt cứng, nhuận tràng, lợi tiêu hóa. Quả non hầm với chân giò lợn để lợi sữa.
  • Chữa ho, viêm phổi, mất tiếng: hoa đu đủ hấp với đường phèn.
  • Chữa bong gân, sai khớp: đu đủ xanh 10g, lá na 10g, muối ăn 5g, vôi tôi 5g. Tất cả giã nát, phết lên gạc, đắp lên chỗ sưng đau sau khi đã nắn chỉnh hình khớp.
  • Chữa rắn độc cắn: lá đu đủ, rễ chỉ thiên, lá hoặc quả ớt, mỗi vị 50g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm ít nước, gạn nước uống, bã đắp vào vết rắn cắn.
  • Rễ đu đủ 20g, lá xuyên tiêu 10g, hồng bì 5 hạt. Giã nát, thêm nước, gạn nước cho uống, bã đắp.
  • Chữa ho, viêm họng: hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm, nghiền nát. Ngậm và nuốt nước.
  • Chữa ho gà: hoa đu đủ đực sao vàng 20g, trần bì 20g, vỏ rễ dâu (tẩm mật sao) 20g, bách bộ 12g, phèn phi 12g. Tất cả sấy khô tán bột. Ngày uống 3 lần. Trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần 1-4g; trẻ 5-10 tuổi, mỗi lần 5-8g.
  • Thuốc lợi sữa: đu đủ xanh 50g, lá sung non 50g, chân giò 1 cái, gạo nếp 100g. Đu đủ gọt vỏ bỏ hạt; lá sung rửa sạch, băm nát; chân giò cạo bỏ lông, rửa sạch chặt miếng. Tất cả nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày.
  • Chữa lở mặt, lở đầu: nhựa quả đu đủ xanh 1g, bột hàn the 1g, thêm ít nước, trộn đều, bôi lên vết lở hàng ngày.

Tuy rằng, có tác dụng rất tốt nhưng phụ nữ có thai không nên dùng nhựa và ăn đu đủ xanh. Đu đủ được ứng dụng trong y học dân gian của nhiều nước. Ở Ấn Độ, quả chín còn chế siro và rượu vang có tác dụng long đờm, an thần và bổ; nhựa mủ từ quả xanh tác dụng trị giun sán, có khi dùng làm thuốc chữa nốt tàn nhang và các mụn ngoài da; lá dùng làm thuốc đắp trị đau thần kinh… Ở Indonesia và Nepal dùng lá đu đủ trị sốt rét hay các bệnh sốt khác, làm thuốc tẩy cho ngựa; nước sắc rễ trị ghẻ cóc, trĩ và viêm niệu đạo…

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang