Browsing "Older Posts"

Chữa Bệnh Đau Nhức Xương Khớp Rất Hiệu Quả nhờ Cây Hoa Lan Tiêu.

 Chữa Bệnh Đau Nhức Xương Khớp Rất Hiệu Quả nhờ Cây Hoa Lan Tiêu.

Hoa lan tiêu từ xưa vẫn được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu, có tác dụng trong việc chữa các chứng đau xương khớp, kinh nguyệt không đều, trứng cá… cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm tác dụng và cách sử dụng của cây hoa lan tiêu.

hoa lan tiêu

Theo đông y cổ truyền, hoa lan tiêu có vị chua, tính hơi lạnh; vào các kinh Can và Tâm Bào; chủ trị các chứng phong nhiệt, tả huyết nhiệt, phá huyết ứ. Lá và cành có vị đắng, tính bình, không độc; có tác dụng ích khí lương huyết, sinh cơ, trị hầu tí do phong nhiệt. Rễ và cành có công dụng trừ phong hoạt huyết, tiêu thũng giải độc.

Hoa lan tiêu còn có tên là tử uy hoa, nữ uy hoa, trụy thai hoa… Là cây có lá kép hình lông chim, hoa nở từ mùa hè kéo dài đến đầu mùa thu, hoa to, đài hoa hình chuông, tràng hoa hình phễu phía trên xẻ thành 5 phiến. Đến mùa đông cây rụng lá, chỉ còn thân trơ ra như những cành củi khô. Cuối mùa xuân cây mới bắt đầu đâm chồi, trên thân cây lại mọc ra những cụm rễ không bám vào đất mà hút lấy hơi nước và các chất dinh dưỡng từ trong không khí để nuôi cây.

Để làm thuốc, người ta thu hái hoa phơi trong bóng râm hoặc sao khô bằng lửa nhỏ để tích trữ dùng dần. Rễ và cành được thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch thái phiến, sao thơm.

MỘT SỐ BÀI THUỐC CỤ THỂ:

Chữa xương khớp đau nhức do thời tiếtRễ lan tiêu tươi 30g, ngũ gia bì tươi 30g, ngưu tất 9g,  quế chi  9g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày 1 liệu trình.

Trị chứng đau bụng kinh kỳ: Hoa lan tiêu rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ uống  mỗi lần 4g,  ngày 2 lần, uống với 30ml rượu trắng. Uống trước kỳ kinh 15 ngày, 10 ngày 1 liệu trình.

Trị trứng cá đỏ: Hoa lan tiêu 9g, chi tử 9g đem tán nhỏ, trộn đều, cất vào lọ dùng dần. Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu bằng nước ấm,10 ngày 1 liệu trình.

Chữa kinh nguyệt không đềuHoa lan tiêu 9g, hoa hồng 9g, ích mẫu 15g, đan sâm 15g, hồng hoa 6g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml, sắc còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn ấm, dùng liền 15 ngày.  Hoặc: hoa lan tiêu 2 phần, đương quy 1 phần, nghệ đen 1 phần. Tất cả đem sấy khô, tán mịn, trộn đều; ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g bột thuốc.

Lưu ý: Những người có thể chất suy nhược, khí huyết hư yếu và phụ nữ có thai không được dùng lan tiêu.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Những Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Hạt Me Mà Bạn Chưa Biết.

 Những Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Hạt Me Mà Bạn Chưa Biết.

Quả me là quả rất quen thuộc đối với chúng ta, quả me thường làm ô mai me, me xấy khô, hay là gia vị không thể thiếu khi nấu nhiều món canh, hạt me cũng có rất nhiều tác dụng có thể các bạn chưa  biết, cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm tác dụng của hạt me để từ nay không bỏ hạt me đi nữa các bạn nhé!

quả me

CHỮA ĐAU HỌNG

Nước hạt me có thể dùng như loại nước súc họng tự nhiên vì nó giàu chất chống viêm và các thành phần kháng khuẩn giúp chống lại đau họng, cảm lạnh và ho. Hãy bỏ một chút bột hạt me vào cốc nước ấm và súc miệng với nước này.

TRỊ CHỨNG KHÓ TIÊU

Bạn có thể trị chứng khó tiêu một cách tự nhiên với nước hạt me. Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, loại nước này cũng làm tăng sản sinh axit mật do nó có hàm lượng chất xơ cao. Vỏ quả me chứa xyloglucan, đóng vai trò thay thế cho pectin hóa quả. Do vậy giúp điều trị tiêu chảy.

TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH

Có đặc tính tăng cường miễn dịch, hạt me hỗ trợ sản sinh haemoglobin, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Nó cũng làm tăng hàm lượng các tế bào miễn dịch, CD4 và CD8 giúp bảo vệ chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng và bệnh tật.

VIÊM KHỚP

Hạt me có thể làm giảm đau khớp và các triệu chứng viêm khớp. Để làm được điều này, cho ½ thìa bột hạt me rang vào một cốc nước và uống dung dịch này 2 lần mỗi ngày. Cách này giúp bôi trơn các khớp và cũng làm giảm đau khớp.

TIỂU ĐƯỜNG

Hạt me có thể làm giảm hàm lượng glucose trong máu bằng cách làm giảm áp lực lên tuyến tụy. Hơn nữa, nó cũng hỗ trợ giảm cân và giảm mỡ máu cùng với cải thiện kháng insulin ở những người bị tiểu đường.

BỆNH TIM

Hạt me cũng giàu chất béo không no và kali, đóng vai trò trong việc kiểm soát cholesterol. Ngoài ra nó cũng chứa axit linolenic, axit béo thiết yếu và phòng ngừa các rối loạn tim mạch như xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành, cùng với phòng ngừa huyết áp cao.

UNG THƯ

Đặc tính chống ung thư của hạt me được biết đến rộng rãi. Các chiết xuất hạt me không chỉ điều trị và còn phòng ung thư đại tràng. Nó cũng làm chậm ung thư biểu mô tế bào thận và giảm stress oxy hóa, có thể tăng cường sản sinh gốc tự do và khiến bạn có nguy cơ ung thư.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Chữa Chứng Mất Ngủ hay Quên Bằng Bài Thuốc Đông Y Từ Long Nhãn.

 Chữa Chứng Mất Ngủ Hay Quên Bằng Bài Thuốc Đông Y Từ Long Nhãn.

Long nhãn là một vị thuốc quý có công dụng điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có tác dụng điều trị bệnh mất ngủ, hay quên. Vậy sử dụng các bài thuốc này như thế nào?

Long nhãn có nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau

Long nhãn có nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau

Long nhãn còn có tên gọi khác là á lệ chi, lệ chi nô, là phần cùi quả nhãn. Để lấy long nhãn khi nhãn thu hái về sẽ để nguyên cả chùm, đem nhúng vào nước sôi 1-2 phút. Đem phơi nắng, sấy khô, trong thời gian khoảng 40 giờ. Kiểm tra khi nào lắc quả thấy có tiếng kêu lục cục bên trong quả là được, bóc vỏ, bỏ hạt rồi sấy cho đến khô, cầm không dính tay là được.

Long nhãn nếu dùng làm thuốc hoàn thì nên sên nhừ, cô đặc, bỏ bã, luyện mật hoàn viên. Bảo quản kín nơi khô mát. Trong long nhãn có: adenine, choline, glucose, sucrose (Trung dược học); protein, acid tatric, chất béo, sinh tố A, B…Hạt nhãn có saponin, chất béo (Dược liệu Việt Nam); Cùi nhãn tươi có: nước 77,15%, chất béo 0,13%, protid 1,47%, vitamin A, B. Hạt nhãn còn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin. Lá chứa quercetrin, quercetin, tanin.

Theo Đông y, long nhãn bổ tâm, tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị ngũ tạng tà khí, chán ăn, uống lâu ngày làm khỏe trí não, thông minh (Bản kinh). Trị lo nghĩ quá mức, lao thương Tâm Tỳ, hay quên, hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi, giật mình lo sợ, các chứng suy nhược.

Bài thuốc Đông y chữa chứng mất ngủ hay quên từ long nhãn

Bài thuốc Đông y chữa chứng mất ngủ hay quên từ long nhãn

Dù có công dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng đờm hỏa hoặc thấp ở trung tiêu không dùng. Bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ: không dùng. Liều dùng: 12-20g/ ngày. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y cổ truyền điều trị bệnh từ long nhãn như sau:

  • Bài 1: Long nhãn 100g, táo tàu 50g, thái nhỏ ngâm với 500ml rượu trắng, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 chén con trước bữa ăn.
  • Bài 2: Long nhãn 30g, sâm bố chính 20g (tẩm nước gừng sao vàng) hãm uống trong ngày.
  • Bài 3: Long nhãn 100g, giã nhuyễn trộn với bột hạt sen 100g, mật ong vừa đủ hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.
  • Bài 4: Long nhãn 30g, hoàng kỳ 30g, phục thần 30g, mộc hương 15g, toan táo nhân 3g, nhân sâm 15g, chích cam thảo 8g, đương quy 3g, viễn chí 3g. Tất cả ngâm rượu uống.

Hạt nhãn và lá nhãn cùng được dùng làm thuốc như sau:

  • Thuốc cầm máu: Hạt nhãn cạo sạch vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô, tán bột mịn đắp vết thương.
  • Chữa lở ngứa ở kẽ ngón tay, ngón chân: Đốt hạt nhãn cháy thành than rắc vào vết thương.
  • Chữa chảy máu cam: Hạt nhãn đốt lấy khói xông.
  • Chữa phù thũng: Lá nhãn 100g thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước, còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
  • Chữa bỏng: Vỏ quả nhãn đốt thành than tán bột mịn hòa với dầu vừng bôi vào vết thương.

Trên đây đều là các bài thuốc Đông y lành tính, tuy nhiên để tránh các tác dụng phụ người bệnh nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng.

NguồnĐông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020