Browsing "Older Posts"

Đông y gia truyền Tấn Khang mách bạn 4 loại rau quen thuốc chữa bệnh đau vai gáy.

Chứng đau vai gáy là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tỉ lệ chiếm nhiều hơn cả là lứa tuổi trưởng thành, đặc biệt ở người có tuổi. Dưới đây là những loại rau có thể ăn hằng ngày để chữa bệnh.

Chứng đau vai gáy là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN TẤN KHANG MÁCH BẠN 4 LOẠI RAU GIÚP GIẢM CHỨNG ĐAU VAI GÁY.
Cây lá đắng mang lại giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe

Đây là loại cây thuộc họ nhân sâm, ở mỗi vùng lại có tên gọi khác nhau như: chân chim, lá lằng, sâm nam… Với vị đắng đặc trưng, lá cây này thường được dùng để nấu canh giải nhiệt mùa hè. Ngoài ra, lá cây còn mang lại giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe.

Đối với hiện tượng đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, từ lâu ông cha ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ cây lá đắng rất hiệu nghiệm. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện như sau:
Vỏ cây lá đắng 2kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 1kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 200ml cao lỏng. Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia 2 lần. Hiện tượng đau mỏi vai gáy sẽ thuyên giảm dần.

Lá lốt có tác dụng kháng sinh, chống viêm, chữa đau mỏi

Lá lốt vốn là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt. Thế nhưng, bạn có biết lá lốt còn là vị thuốc giúp “đánh bay” chứng đau mỏi vai gáy cực kỳ hiệu quả.

Theo Đông Y Gia truyền Tấn Khang, lá lốt vị cay, mùi nồng, tính nhiệt; ôn trung tán hàn, kiện tỳ tiêu thực, hạ khí, chỉ thống. Thành phần hóa học của lá lốt chủ yếu là tinh dầu piperin và piperidin, có tác dụng kháng sinh, chống viêm, chữa đau mỏi hiệu quả.

Để nhanh chóng loại trừ chứng đau mỏi vai gáy, bạn có thể áp dụng cách sau:
15g rễ lá lốt, 15g rễ bưởi bung, 15g cây vòi voi, 15g rễ cỏ xước. Tất cả sao vàng, sắc uống trong ngày, chia làm 3 lần.

Hoặc có thể dùng lá lốt tươi cùng ngải cứu với liều lượng ngang nhau. Sau đó giã nát, cho thêm tí dấm rồi đảo nóng trên chảo, dùng để đắp hoặc chườm lên vùng đau mỏi.

Rau kinh giới giúp tiêu diệt chứng đau vai gáy

Thịt luộc, nộm tai heo… đó là những món mà khi chế biến không thể thiếu mùi vị đặc trưng của rau kinh giới. Chưa hết, loại rau “nhỏ mà có võ” này còn mang đến khả năng “thần kỳ” giúp bạn loại trừ chứng đau mỏi vai gáy.
Bí quyết từ dân gian là bạn hãy lấy lá và hoa kinh giới phơi trong bóng râm cho khô, sau đó nhồi vào gối đầu hoặc kê bên dưới vùng bị đau mỏi. Để qua đêm như thế trong vài ngày, bạn sẽ nhận thấy chứng đau mỏi vai gáy giảm dần.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

Cây Kim xương giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm vai gáy, đau, nhức xương khớp, tê bì chân tay vô cùng hữu quả.

Cây kim sương hay còn gọi là ớt rừng, tiếng Mường hang chang là một trong những vị thuốc có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, tê bại chân tay,… rất hay.

Tìm hiểu những bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ cây Kim xương

TÌM HIỂU NHỮNG THÔNG TIN VỀ CÂY KIM XƯƠNG

Kim xương là cây thuộc họ Cam – Rutaceae, có tên khoa học là Micromelum falcatum (Lour.) Tanaka. Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, Nhánh có lông len, rồi nhẵn.

Lá màu lục vàng, kép lông chim lẻ, gồm 7-9 lá chét, hình ngọn giáo, không cân đối ở gốc, có mũi nhọn sắc kéo dài, khía tai bèo không rõ, nhẵn, trừ trên gân giữa ở mặt trên và các gân lớn ở mặt dưới.

Hoa kim sương có trắng hay vàng, họp thành cụm hoa có lông mềm, ngắn hơn lá, cánh hoa có ít hoặc không có lông nhung thường ra hoa vào tháng 11 đến tháng 3.

Kim sương thường ra quả vào tháng 5 đến tháng 7 dương lịch hàng năm, quả có màu vàng, màu cam hay đỏ, nhẵn, dạng bầu dục, nạc có nhiều tuyến, có 2-3 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.

Đối với Đông y, Rễ, lá kim sương có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng tán ứ hành khí, giảm đau, hoạt huyết.

Công dụng: Lá dùng rắn độc cắn, trị cảm mạo, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ. Rễ trị tức ngực, phong thấp tê bại, chân tay co quắp, đòn ngã tổn thương,hohen, vết đứt dao chém.

Một số nơi dùng lá hay rễ sắc uống chữa sốt, tê thấp. Ngày dùng 6g-12g, dạng thuốc sắc, hoặc ngâm rượu để xoa bóp. Dùng ngoài lấy lá tươi giã đắp.

Cây kim sương giúp điều trị đau dạ dày hiệu quả

MỘT SỐ BÀI THUỐC HỖ TRỢ TRỊ BỆNH TỪ VỊ THUỐC KIM XƯƠNG
Chữa đau nhức, teo cơ

Rễ Kim sương sao vàng 50g, cồn 40° 500ml, ngâm trong vòng 1 tuần lễ. Dùng rượu này xoa bóp vào chỗ đau.

Trị đau ngực, té ngã tổn thương

Rễ Kim sương 12g-20g, sắc lấy nước uống.

Chữa cảm mạo, rắn độc cắn

Lá Kim sương 8g-16g, sắc uống.

Trị nhức mỏi, tê thấp, teo cơ, ho hen

Rễ Kim sương, vỏ núc nác, thân bạch đồng nữ hoặc xích đồng nam, rễ cây vú bò, củ sả, mỗi vị 10g, sắc uống.

Chữa cảm sốt, đau dạ dày, tiêu chảy

Rễ Kim sương, rễ xuyên tiêu, rễ cúc áo hoa vàng, rễ chanh, quả màng tang, mỗi vị 8g, sắc uống.

Trị đau họng

Vỏ thân Kim sương sắc đặc, ngậm nuốt dần từng ít một.

Trị rắn độc cắn

Lá Kim sương giã nhuyễn, thêm nước gạn uống, bã đắp lên vết cắn.

Chế rượu xoa bóp

Rễ chùm hôi sao vàng 50 g, ngâm trong 500ml cồn 400, sau 1 tuần lễ, dùng rượu này xoa bóp vào chỗ đau nhức, teo cơ.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn khang

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

Chữa hôi nách theo phương pháp Đông Y Cổ Truyền

Chữa hôi nách theo phương pháp Đông Y Cổ Truyền

Khi bị hôi nách sẽ khiến cho chúng ta khó chịu, mất tự tin, ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt, vậy làm sao để cải thiện tình trạng này, dưới đây sẽ là các bài thuốc Đông y cổ truyền chữa hôi nách hiệu quả, các bạn tham khảo và áp dụng nhé!

chữa hôi nách

Bài 1: Dùng phèn chua rang lên, tán mịn. Sau khi tắm sạch, lau khô hố nách, lấy bột phèn chua xát vào hai hố nách. Mỗi ngày một lần. Bài thuốc này rất hiệu quả vì trong phèn chua có thành phần chính là nhôm sunfat, khi mồ hôi ở nách tiết ra sẽ bị khử bởi nhôm sun fat.Bài 1:

Bài 2: Thân, rễ gừng tươi 20g (phơi hoặc sấy khô, tán mịn), long não 4g, trộn đều. Sau khi tắm xong xát vào nách. Do gừng chứa tinh dầu và chất cay có tác dụng ngăn ngừa tiết mồ hôi, giúp da khô thoáng không có mùi khó chịu.

Bài 3: Gừng tươi 1 miếng, lá chè 5g, hãm trong nước sôi để nguội dùng rửa nách, ngày 1-2 lần, làm liên tục trong 10 ngày. Bài 4: Thanh mộc hương (mật hương), hoắc hương, kê thiệt hương (mẫu đinh hương), hồ phấn (diên phấn) mỗi thứ 30g. Nghiền nhỏ mịn các dược liệu. Lấy vải bọc thuốc lại, hằng ngày để vào trong hố nách. Khi nào thấy thuốc hết mùi thì thay. Làm trong thời gian 10-15 ngày.

Bài 5: Dùng 2 – 4 lá trầu không tươi, rửa sạch. Sau khi tắm sạch chà xát vào hố nách. Làm liên tục trong 1 tháng sẽ cải thiện rất tốt tình trạng hôi nách do trầu không có tác dụng khử trùng rất tốt, hiệu quả khi khử mùi mồ hôi cơ thể.

Bài 6: Sau khi tắm sạch, dùng quả chanh tươi cắt lát xát vào nách, đợi khoảng 15 phút rồi rửa sạch, làm thường xuyên, ngày 1 lần sẽ có tác dụng khử mùi rất tốt.

Bài 7: Bạc hà 10g, bạch chỉ 10g tán nhỏ, tắm rửa  sạch, rồi xát vào nách ngày 1 lần, làm như vậy trong 10 ngày.

Chú ý: Cần tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để làm sạch vi khuẩn trên da. Quần áo mùa hè nên dùng loại vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt và thay thường xuyên. Mùi hôi còn có thể do thức ăn gây ra, do đó nên hạn chế ăn nhiều gia vị cay, nóng như ớt, tỏi, hành,… tránh các yếu tố gây gây xúc động, hồi hộp, lo sợ, nóng nảy… đều làm các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.

Theo: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Điều trị dứt điểm những căn bệnh khó chữa bằng Y học cổ truyền

Môi trường ô nhiễm như hiện nay làm cho sức đề kháng của cơ thể đi xuống là điều kiện thuận lợi để các bệnh như nấm, hắc lào, lang ben, phát triển.

thuoc-chua-benh-lang-ben.jpg-2

Điều trị hắc lào lang ben bằng chuối xanh hiệu quả

Đây đều là những căn bệnh da liễu tuy không khó chữa nhưng khó khỏi dứt điểm bằng các giải pháp Tây y thông thường. Trong Đông y có một số bài thuốc có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài ra hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng

Theo các Danh y hắc lào và lang ben là những căn bệnh về da do vi khuẩn nấm gây ra. Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho những căn bệnh này phát triển. Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn nấm không chỉ do ăn ở kém vệ sinh mà còn do lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến là cơ hội cho nấm phát triển, do kháng sinh chỉ trị được vi khuẩn, còn thuốc lại làm giảm sức đề kháng của thể nên các vi khuẩn nấm có điều kiện sinh trưởng và phát triển.

Hắc lào là danh từ dân gian dùng để chỉ một bệnh vi nấm ngoài da với tổn thương là sẩn đỏ, ngứa, lan rộng ra, thường xuất hiện ở vùng da bẹn, thắt lưng, mông, nách, nếp dưới vú. Hắc lào gây ra do các vi nấm Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum. Hắc lào ảnh hưởng dến bàn tay, đặc biệt là lòng bàn tay và các kẽ tay

Còn lang ben là do nhiễm Mallassezia furfur với mảng da bị nhiễm màu trắng, nổi bật trên nền da màu nâu của mặt, cổ, cánh tay, ngực. Bệnh lang ben do loại nấm Malassezia furfur, còn gọi là nấm Pityrosporum ovale gây nên.

dieu-tri-cac-benh-nam-hac-lao-lang-ben-bang-phuong-phap-y-hoc-co-truyen

Điều trị bệnh hiệu quả bằng phương pháp y học cổ truyền

Hiện nay trên thị trường có nhiều phương pháp chữa bệnh Đông y, Tây y kết hợp với nhiều loại hình quảng cáo nói quá nhiều về công dụng đặc trị bệnh nhưng thực tế hiệu quả không được như mong muốn, thậm chí còn gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng hơn đến căn bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân dùng thuốc xong thì vết thương, căn bệnh phát triển hơn, ngứa ngáy và có mủ. Chính vì vậy, tìm một phương pháp phòng ngừa và đặc trị dứt điểm bệnh là cần thiết.

Theo lương y, hướng tới việc điều trị an toàn và hiệu quả các loại bệnh nấm, hắc lào, lang ben thì ngoài việc hiểu rõ nguyên nhân mầm mống gây bệnh để khắc phục thay đổi thói quen sống thì người bệnh cần tìm đến những loại thuốc đông y hỗ trợ đặc trị khỏi dứt điểm căn bệnh.

Trong sách bài thuốc Đông y cổ truyền có các loại thuốc dân gian được làm kết hợp từ nhiều loại thảo dược và một số loại thuốc tự nhiên như rau răm, củ riềng tươi, chuối xanh… chuyên điều trị các bệnh như nấm, hắc lào, lang ben mà không gây ảnh  hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Đây là bài thuốc Đông y đặc trị các loại bệnh nấm, lang ben an toàn hiệu quả.

Ngoài ra để điều trị dứt điểm nấm, hắc lào, lang ben, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm trùng, kết hợp với môi trường xung quanh vệ sinh sạch sẽ.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang 

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Trị hôi nách bằng mướp đắng ( khổ qua ) vô cùng hiệu quả nhung lại an toàn.

Mướp đắng trị hôi nách vô cùng hiệu quả và an toàn.

Mướp đắng có rất nhiều lợi ích đối với chúng ta, là một thực phẩm tốt cho sức khỏe chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, ngoài ra mướp đắng còn để tắm cho các em bé vào những ngày hè nóng bức để các da các bé không bị mụn, mát mẻ, cùng đọc bài viết dưới đây để biết chi tiết hơn nhé!

mướp đắng

Với đặc tính khử mùi cao cùng lượng oxy hóa lớn nên mướp đắng có thể trị bệnh hôi nách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

Mướp đắng, hay khổ qua, tên khoa học Momordica charantia, là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.

Cách 1

Dùng mướp đắng già, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Sau đó mang sấy lên và pha như pha trà, uống thay nước hàng ngày. Nên uống thường xuyên.

Cách 2

Dùng lá mướp đắng, rửa sạch, giã nhuyễn. Lấy vải mỏng vắt lấy nước cốt bôi lên nách. Làm như vậy hàng ngày, sau khoảng 10 ngày sẽ có hiệu quả.

Ngoài ra, có thể lấy bã lá cây mướp đắng đắp lên nách, dùng băng quấn lại.

Cách 3

Lấy lá mướp đắng, rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nhỏ. Dùng vải mỏng lọc lấy nước. Thêm chút nước cốt chanh vào nước đó. Sau đó bôi lên nách hàng ngày. Lưu ý: Trước khi bôi, cần vệ sinh nách sạch sẽ.

Ngoài những cách trị hôi nách từ mướp đắng, đễ hỗ trợ điều trị bệnh cần luôn giữ vệ sinh vùng nách sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày, tránh mặc quần áo chật, nên mặc quần áo chất liệu cotton thấm mồ hôi…

Theo: Đông y gia truyền Tấn Khang

Trị viêm đường tiêu hóa và viêm tiết niệu nhờ cây rau đắng ( cây xương cá)

Trị viêm đường tiêu hóa và viêm tiết niệu nhờ cây rau đắng ( cây xương cá)

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ cây rau đắng hay còn gọi là cây xương cá, cây là được trồng phổ biển rộng rãi ở các vùng quê của nước ta, rất tốt trong việc điều trị các bệnh về viêm đường tiêu hóa và viêm đường tiết niệu, cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

rau đắng

Rau đắng còn có tên là cây xương cá, biển súc (Polygonum aviculare L.), thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây. Rau đắng chứa tanin, saponin, alcaloid, sesquiterpen, vitamin C… Có tác dụng kháng khuẩn. Theo y học cổ truyền, biển súc vị đắng, tính bình, vào kinh bàng quang. Có tác dụng lợi thủy, thông lâm, sát trùng, chỉ dưỡng trừ thấp nhiệt, diệt ký sinh trùng. Dùng cho người nhiễm trùng đường tiết niệu và tiêu hóa, ho sốt, mụn nhọt, giun sán, ghẻ lở. Liều dùng: 12 – 63g, biển súc tươi 63 – 125g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.

Biển súc được dùng làm thuốc trị các chứng bệnh:

Trị thấp nhiệt, đái nhỏ giọt và đục, đái rắt, buồn đái luôn luôn, đái ra máu, trong niệu đạo đau buốt và kết sỏi.

Bài thuốc: biển súc 12g, hạt mã đề 12g, cù mạch 12g, hoạt thạch 20g, quả dành dành 12g, mộc thông 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 4g, ruột cây bấc đèn 4g. Sắc uống.

Chữa viêm bàng quang cấp tính:

Rau đắng 12g, tỳ giải 20g, bồ công anh 20g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, cù mạch 12g, mộc thông 6g. Sắc uống. Nếu tiểu tiện ra máu, thêm sinh địa 12g, chi tử sao đen 12g.

Trị người nóng, đái nhỏ giọt, đái rắt, đau buốt:

biển súc 20g sắc uống làm nhiều lần. Hoặc kết hợp với mã đề thảo 12g, thạch vĩ 12g, cam thảo cành 6g, sắc uống.

Trị sỏi niệu đạo:

biển súc 16g, thân lá dây thòng bong 63g, mã đề thảo 63g. Sắc uống.

Trị các chứng bệnh viêm ruột cấp tính, lý do thấp nhiệt.

Với biểu hiện tiêu chảy, tiểu ít, miệng khát, rêu lưỡi vàng: biển súc 16g, xa tiền tử 12g, long nha thảo 20g. Sắc uống.

Trị các chứng bệnh eczema, trùng roi âm đạo:

biển súc tươi 400g, thêm 3 lít nước. Đun nước để tắm rửa.

Trị giun móc:

biển súc 63g. Sắc đặc, uống 1 lần trong ngày; uống liền trong 3 ngày.

Chữa trẻ em đau bụng giun:

rau đắng 40-60g, cỏ nọc rắn 40 – 60g. Sắc uống.

Trị giun đũa chui lên ống mật:

biển súc 63g, dấm cũ 200ml, thêm 1 bát nước; đun lấy 1 bát, chia làm 2 lần uống.

Trị đái ra dưỡng chấp:

biển súc tươi 125g, thêm 2 – 3 quả trứng gà, vài lát gừng. Sắc uống liên tục trong 20 ngày.

Kiêng kỵ: Người không bị thấp nhiệt, trong người yếu mệt (hư) mà tiểu ít không dùng.

Đông y gia truyền Tấn Khang tổng hợp

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Giúp điều trị bệnh mất ngủ bằng hoa thiên lý bạn đã thử chưa?

Thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Không chỉ là món ngon hằng ngày của nhiều gia đình, đồng thời còn là thuốc chữa bệnh mất ngủ trong Đông y rất tốt, đặc biệt là với bà bầu và đàn ông.

Hoa thiên lý giúp mọi người khắc phục tình trạng mất ngủ

NHỮNG MÓN ĂN VÀ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ HOA THIÊN LÝ

Hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình với công năng giải nhiệt, chống rôm sảy, còn là vị thuốc có công hiệu an thần, tư bổ tâm, giúp ngủ ngon giấc, tránh chứng mất ngủ.

Phòng rôm sảy ngày hè

Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho ăn dặm. Kinh nghiệm dân gian còn dùng lá Thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liên tục 7 – 10 ngày để trị giun kim.

Chữa chứng lòi dom, sa dạ con

Lấy 100g lá thiên lý non và lá bánh tẻ rửa sạch, giã nhỏ cho vào 5g muối ăn, thêm 30ml nước cất lọc qua gạc sạch. Rửa lòi dom hay tử cung sa bằng nước thuốc tím loãng 1%; sau lấy bông thấm sạch tẩm nước thiên lý đắp vào chỗ dom hay dạ con, băng giữ. Ngày 1 – 2 lần, cần làm như vậy trong 4 – 5 ngày sẽ thấy co dần lại.

Chữa mất ngủ

Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 3 – 5 ngày.

Để có giấc ngủ ngon: dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt lợn nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong vài ngày liền.

Chữa mất ngủ thường xuyên

Hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị chừng 30 – 50g, rửa sạch thái nhỏ nấu chung thành canh, nêm đủ mắm muối, bột nêm cần ăn trong 4 – 7 ngày.

Hoa thiên lý là món ăn ngon, đồng thời là thuốc chữa bệnh

Chữa giun kim

Lấy lá hay hoa thiên lý chừng 40 – 50g nấu canh ăn hàng ngày, cần ăn từ 7 ngày trở lên sẽ khỏi.

Hoặc dùng hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng 25g. Sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, cần dùng trong 3 ngày liền.

Thuốc trợ dương cho nam giới

Câu ca dao: “Thương chồng nấu cháo le le; Nấu canh hoa Lý, nấu chè hạt Sen” cho thấy kinh nghiệm dân gian dùng hoa Lý làm thuốc trợ dương cho nam giới là có cơ sở khoa học.

Chữa đau mình, xương cốt

Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò ăn hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ hiệu nghiệm.

Chữa đinh nhọt

Lấy lá cây thiên lý khoảng 30 – 50g giã nát đắp vào nơi mụn nhọt ngày 1 lần, vài ngày sẽ khỏi.

Chữa tiểu buốt, tiểu dắt, cặn trắng

Lấy rễ cây thiên lý 10 – 20g, sắc lấy nước uống chia 2 – 3 lần/ngày, chỉ 5 – 7 ngày sẽ đỡ hẳn.

Lưu ý: Không xào nấu chung “hoa thiên lý” (hoặc ăn cùng bữa) với các chất giàu sắt như: tiết, gan, thịt nạc bò, lợn, rau muống… vì chất sắt sẽ đẩy chất kẽm ra khỏi cơ thể.

Mất ngủ là căn bệnh mà tất cả chúng ta đều không mong muốn bị mắc phải. Hy vọng với những phương pháp chữa bệnh mất ngủ bằng hoa thiên lý bên trên, căn bệnh mất ngủ dứt khoát hẳn với bạn.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Cây lão quan thảo có hiệu quả trong điều trị đau khớp.

Cây lão quan thảo có hiệu quả trong điều trị đau khớp

Theo  Đông y cổ truyền  lão quan thảo có vị chua, tính mát có công dụng thu liễm, chỉ tả, trừ phong thấp, hoạt huyết, thông kinh lạc, mạnh gân cốt, thanh nhiệt giải độc. Có tác dụng chủ trị phong thấp, bại liệt co rút, gân xương đau, tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày.

cây lão quan thảo


Cây lão quan thảo còn có tên gọi khác là cây mỏ hạc. Là loại cây sống nhiều năm, thân mảnh, cao 50 – 160cm. Cây có cành nhiều, có lông màu trắng bạc. Lá mọc đối, có lá kèm, cuống lá dài, phiến lá tròn, xẻ 3 – 5 thuỳ chân vịt, mặt trên màu xanh đậm, ít lông, mặt dưới màu xanh nhạt, nhiều lông trên gân. Hoa mọc ở nách lá và đỉnh cành, mỗi cụm hoa có hai hoa. Hoa cây lão quan thảo có năm lá đài xanh nhạt, năm cánh hoa màu trắng, mặt trong có gân màu tím nên trông cánh hoa như phớt hồng. Quả nang, khi chín tự tách thành năm phần. Vỏ quả tách khỏi đế quả, cong lên phía trên tạo sức bật lò xo để phát tán hạt. Hạt hình trứng, mỗi ô một hạt, khi chín hạt nâu đen. Cây ra hoa từ tháng 5 – 7. Quả chín từ tháng 8 – 10.

Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng núi cao phía Bắc của nước ta như các tỉnh: Lạng Sơn, Sa Pa… Toàn cây được dùng làm thuốc, thu hoạch vào tháng 6 – 7 khi cây ra nhiều hoa. Rửa sạch, cắt bỏ rễ và tạp chất, phơi hay sấy khô để dùng dần.

1: Cây lão quan thảo hỗ trợ điều trị viêm khớp:

Lão quan thảo 6g, sinh khương, thiên niên kiện, uy linh tiên, mỗi vị 15g. Cho tất cả vào nồi đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

2.Giảm đau khi bị đau dây thần kinh tọa:

Lão quan thảo, uy linh tiên 15g; nhũ hương mỗi vị 12g; bạch thược, ý dĩ nhân, mỗi vị 30g; cam thảo 2g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

3.Chữa nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột:

Lão quan thảo 30g, phượng vĩ thảo 30g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 7-10 ngày. Hoặc: Lão quan thảo 30g, rửa sạch cho 400ml nước, đun nhỏ lửa còn 120ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.

4.Trị mụn nhọt, mẩn ngứa do nhiệt:

Lão quan thảo 15g, rửa sạch đổ 300ml nước, sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 7 ngày. Ngoài ra kiêng ăn đồ cay nóng.

Lưu ý: Do cơ địa mỗi người khác nhau có thể gia giảm vị thuốc vì vậy, bệnh nhân cần được bắt mạch, tư vấn của các nhà chuyên môn.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Gừng rang muối chữa bệnh viêm đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả mà nhiều người chưa biết.

Thay vì sử dụng thuốc tân dược, dùng muối rang gừng chữa viêm đau khớp cũng là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến. Dưới đây Y sĩ Đông y cổ truyền sẽ hướng dẫn sử dụng như sau:

Nhờ bài thuốc muối rang gừng điều trị đau khớp tại nhà đơn giản mà an toàn

CÔNG DỤNG CỦA MUỐI VÀ GỪNG TRONG VIỆC CHỮA ĐAU KHỚP

Muối và gừng trong Đông Y được liệt vào nhóm nguyên dược diệu có công dụng thải độc, trừ phong thấp, hoạt huyết, trừ phong. Trong đó muối là nguyên liệu được bổ sung trong những vài thuốc chữa bệnh viêm khớp, tràn dịch khớp. Hiệu quả điều trị bệnh của muối được tăng cường sau khi rang nóng đắp lên bề mặt vùng da bị đau nhức.

Trong Đông y cổ truyền, muối vào 3 kinh thận, tâm, vị. Tác dụng chính của muối là nhuận táo, tá hỏa, thanh tâm lượng huyết. Muối thúc đẩy hoạt động dẫn thuốc vào kinh lạc, chữa viêm họng, chữa đau răng và viêm nứu, giúp giảm nhẹ vết bỏng…

Sử dụng muối rang gừng chữa viêm đau khớp tại nhà

CÁCH LÀM MUỐI RANG GỪNG CHỮA VIÊM ĐAU KHỚP TẠI NHÀ

Người bệnh đang bị viêm đau khớp nói chung và các bệnh liên quan đến khớp nói riêng có thể áp dụng phương pháp dùng gừng và muối rang nóng chườm ngoài da. Cách thực hiện đơn giản như sau:

Chuẩn bị

  • 1 chiếc túi vải.
  • Nửa cân muối hạt.
  • Gừng.
  • Có thể thêm hành tây.

Cách thực hiện

  • Gừng đem đi rửa sạch và để ráo nước, sau đó thái thành lát mỏng khoảng 3 mm.
  • Bắc chảo lên bếp cho nóng rồi đem muối cho và rang trong 10 phút.
  • Muối nóng rồi đổ vào túi vải, tỷ lệ muối chiếm 2/3 diện tích túi vải, có thể di chuyển.
  • Cho vào trong túi vải gừng và hành tây cùng muối rang dùng tay bóp nhẹ.
  • Cho hỗn hợp vừa rang xong vào chiếc khăn và chườm trực tiếp lên vết thương.
  • Chườm đến khi muối nguội, đem ra chảo sao cho nóng rồi tiếp tục đắp lên phần khớp bị đau.
  • Muối có thể rang nóng lại nhiều lần, sử dụng đến khi muối cháy đen.
  • Với gừng và hành tây, người bệnh nên thay mới sau mỗi lần chườm.
  • Với cách này người bệnh sẽ nhanh chóng khắc phục cơn đau viêm khớp.
  • Thực hiện chườm muối và gừng chữa viêm đau khớp mỗi ngày một lần. Cho đến khi dấu hiệu đau giảm hẳn thì có thể giảm tần suất và ngừng điều trị.

Lưu ý: Vì muối sau khi rang sẽ rất nóng, người bệnh nên chuẩn bị nhiều lớp vải khác để lót lên vị trí bị đau trước khi chườm. Đợi đến khi muối nguội thì tháo lớp lót ra để các dược chất có thể tác động trực tiếp lên da. Người bệnh cũng có thể làm nóng muối bằng lò vi sóng thay vì rang trên bếp.

Mặc dù cách điều trị kể trên không thể khắc phục tuyệt đối bệnh lý, nhưng sau khi áp dụng người bệnh có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Vì thế điều trị viêm đau khớp bằng thảo dược sẽ phù hợp với những triệu chứng cấp tính, giúp bệnh nhân vượt qua cơn đau dễ dàng.

Cần lưu ý, khi thực hiện cách làm muối rang gừng chữa viêm đau khớp, để tránh bỏng thì người bệnh nên lót nhiều lớp vải để giảm tác dụng nhiệt lên da. Nếu có lò vi sóng, người bệnh nên tận dụng làm nóng muối bằng lò vi sóng thay vì rang trên bếp sẽ mất thời gian hơn.

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Cây hoa lan Tiêu chữa bệnh đau nhức viêm xương khớp vô cùng hiệu quả.

Chữa đau xương khớp hiệu quả nhờ cây hoa lan tiêu.

Hoa lan tiêu từ xưa vẫn được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu, có tác dụng trong việc chữa các chứng đau xương khớp, kinh nguyệt không đều, trứng cá… cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm tác dụng và cách sử dụng của cây hoa lan tiêu.

hoa lan tiêu

Theo Đông y cổ truyền, hoa lan tiêu có vị chua, tính hơi lạnh; vào các kinh Can và Tâm Bào; chủ trị các chứng phong nhiệt, tả huyết nhiệt, phá huyết ứ. Lá và cành có vị đắng, tỉnh bình, không độc; có tác dụng ích khí lương huyết, sinh cơ, trị hầu tí do phong nhiệt. Rễ và cành có công dụng trừ phong hoạt huyết, tiêu thũng giải độc.

Hoa lan tiêu còn có tên là tử uy hoa, nữ uy hoa, trụy thai hoa… Là cây có lá kép hình lông chim, hoa nở từ mùa hè kéo dài đến đầu mùa thu, hoa to, đài hoa hình chuông, tràng hoa hình phễu phía trên xẻ thành 5 phiến. Đến mùa đông cây rụng lá, chỉ còn thân trơ ra như những cành củi khô. Cuối mùa xuân cây mới bắt đầu đâm chồi, trên thân cây lại mọc ra những cụm rễ không bám vào đất mà hút lấy hơi nước và các chất dinh dưỡng từ trong không khí để nuôi cây.

Để làm thuốc, người ta thu hái hoa phơi trong bóng râm hoặc sao khô bằng lửa nhỏ để tích trữ dùng dần. Rễ và cành được thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch thái phiến, sao thơm.

Một số bài thuốc cụ thể:

Chữa xương khớp đau nhức do thời tiếtRễ lan tiêu tươi 30g, ngũ gia bì tươi 30g, ngưu tất 9g,  quế chi  9g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày 1 liệu trình.

Trị chứng đau bụng kinh kỳ: Hoa lan tiêu rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ uống  mỗi lần 4g,  ngày 2 lần, uống với 30ml rượu trắng. Uống trước kỳ kinh 15 ngày, 10 ngày 1 liệu trình.

Trị trứng cá đỏ: Hoa lan tiêu 9g, chi tử 9g đem tán nhỏ, trộn đều, cất vào lọ dùng dần. Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu bằng nước ấm,10 ngày 1 liệu trình.

Chữa kinh nguyệt không đềuHoa lan tiêu 9g, hoa hồng 9g, ích mẫu 15g, đan sâm 15g, hồng hoa 6g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml, sắc còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn ấm, dùng liền 15 ngày.  Hoặc: hoa lan tiêu 2 phần, đương quy 1 phần, nghệ đen 1 phần. Tất cả đem sấy khô, tán mịn, trộn đều; ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g bột thuốc.

Lưu ý: Những người có thể chất suy nhược, khí huyết hư yếu và phụ nữ có thai không được dùng lan tiêu.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020