Browsing "Older Posts"

Bài thuốc Đông y điều trị sốt xuất huyết hiệu quả

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm và hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh. Vì thế ngoài việc tuân thủ điều trị theo y lệnh bác sĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc Đông sau đây.

Sốt xuất huyết là căn bệnh có biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết là căn bệnh có biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Đông y gia truyền cho biết, bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng… Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Bài thuốc Đông y điều trị sốt xuất huyết hiệu quả

Trong Đông y, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian. Một số bài thuốc sau đây sẽ có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả:

Bài thuốc Đông y điều trị sốt xuất huyết hiệu quả

  • Bài 1: Rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g, lá cối xay 20g, cỏ nhọ nồi sao cháy 40g, sắc đặc uống.
  • Bài 2: Lá cối xay, lá bông mã đề (hoặc rau má hoặc cỏ mần trầu hoặc cỏ tranh) mỗi thứ 10 – 20g, cỏ nhọ nồi tươi 30 – 40g (nếu khô thì 15 – 20g), trắc bá diệp sao đen 12g (hoặc lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g), sắc uống trong ngày. Nếu có ban ngứa cho thêm rau sam 20g; nếu nhức đầu, nôn, khát nước cho thêm sắn dây 20g; nếu đại tiện táo cho thêm mồng tơi 20g hoặc rau sam 20g.
  • Bài 3: Lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nếu không có thì thay bằng kinh giới sao đen 12g), sắn dây 20g (nếu không có thì thay bằng lá dâu 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày.
  • Bài 4: Sinh địa 12g, mạch môn 12g, hoa hòe 12g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi khô 30g, sắc với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp có xuất huyết dưới da, nôn hoặc đại tiểu tiện ra máu.
  • Bài 5: Rau diếp cá 100g, rau ngót 100g, cỏ nhọ nồi 50g, rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày.
  • Bài 6: Hành thái (sâm cau) sao đen 20g, trắc bá diệp sao đen 16g, cỏ nhọ nồi 12g, quả dành dành sao đen 8g, sắc với 600ml nước, cô lại còn 300ml, chia uống 6 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp sốt cao và đã có ban xuất huyết.
  • Bài 7: Cỏ nhọ nồi 20g, lá cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm chia 3 lần trong ngày.
  • Bài 8: Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (nếu không có thì thay bằng lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước sạch trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.

Những bài thuốc Đông y cổ truyền trên đây đều đơn giản, dễ kiếm và có giá thành rẻ, tiện dùng ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, các bài thuốc trên chỉ được dùng đơn thuần cho sốt xuất huyết độ I (người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết) và cấp độ 2 (người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài).

Với độ III và IV (bệnh nhân có biểu hiện sốc và sốc nặng) bệnh nhân cần phải sử dụng các biện pháp của y học hiện đại, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Bệnh đau lưng chữa bằng thuốc nam mang lại hiệu quả cao

Đau lưng đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nó không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng gây cản trở trong các hoạt động. Dưới đây là những bài thuốc Nam trị bệnh như sau.

Đau lưng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên toàn thế giới

CHỮA ĐAU LƯNG BẰNG THUỐC NAM CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?

Đau lưng đã trở thành nổi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nó không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của họ. Để ngăn chặn các triệu chứng này, một số người ngoài lựa chọn thuốc tây để điều trị, bệnh nhân còn kết hợp cả các bài thuốc nam dân gian.

Bởi trong thành phần của các loại cây thuốc nam đều có nguồn gốc từ tự nhiên nên không có chất độc hại, không tác dụng phụ và đặc biệt không gây nhờn thuốc.

Bên cạnh đó, công dụng của những bài thuốc nam cũng đã được kiểm chứng qua rất nhiều người và được đánh giá rất cao. Các chuyên gia về xương khớp cũng khuyến khích bệnh nhân nên kết hợp các bài thuốc nam để các cơn đau nhức được thuyên giảm nhanh hơn.

Cây trinh nữ loại cây này có vị ngọt, tính hàn giúp giảm nhanh các cơn đau nhức

CÁC CÂY THUỐC NAM CHỮA TRỊ ĐAU LƯNG NHỨC MỎI

Cây thuốc nam thường rất dễ tìm thấy trong tự nhiên. Đây là loại thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Từng loại thuốc đều có tác dụng riêng của nó để giúp giảm nhanh các tình trạng đau lưng nhức mỏi. Sau đây là 10 loại thuốc nam chữa trị đau lưng nhức mỏi được nhiều người dùng nhất.

CÂY LÁ LỐT

Cây lá lốt là một loại thảo dược có công dụng vượt trội về trị các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp,…đặc biệt là đau lưng nhức mỏi. Theo y học cổ truyền, cây lá lốt có tính ấm, vị nồng, hơi cay có tác dụng giảm đau nhức, cải thiện tình trạng nôn mửa. Ngoài ra, nhờ chứa khá nhiều tinh dầu nên lá lốt còn hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

Cây lá lốt và lá đinh lăng

  • Chuẩn bị 50g lá lốt và 50g lá đinh lăng.
  • Rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ.
  • Dùng 1 lít nước để nấu lá thuốc trong vòng 20 phút.
  • Chắt lấy nước.
  • Mỗi ngày chia đều uống từ 3 đến 4 lần.
  • Dùng 1 thang cho mỗi ngày để giúp các triệu chứng thuyên giảm.

Cây lá lốt và muối hột

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi.
  • Rửa sạch, sau đó để ráo nước.
  • Sao lá lốt trên chảo cùng với một ít muối hột.
  • Lấy một cái khăn mỏng đựng hỗn hợp. Chườm khăn lên lưng khoảng 15 phút.
  • Thực hiện khi cảm thấy lưng bị đau nhức.

CÂY CHÌA VÔI

Theo Đông y cổ truyền, cây chìa vôi có công dụng giảm đau, trừ tê thấp, điều trị thoái hóa cột sống, đau nhức lưng, xương khớp hiệu quả.

Trong cây chìa vôi có chứa rất nhiều vitamin C, protid, glucid, phenolic,….tất cả đều có công dụng tốt cho xương khớp.

Dùng nước cây chìa vôi để uống

  • Chuẩn bị: cây chìa vôi 30g, rễ cây trinh nữ, thích hiện, thổ ngưu tất, chùm gửi mỗi loại 20g.
  • Rửa sạch sau đó cho tất cả vào ấm sắc lấy nước uống.
  • Mỗi ngày chia đều thành 3 lần uống.

Dùng cây chìa vôi để đắp

  • Chuẩn bị: Một nắm lá chìa vôi và một ít muối trắng
  • Rửa sạch lá chìa vôi.
  • Đem rang lá chìa vôi và muối trắng cho nóng.
  • Dùng hỗn hợp đắp lên vùng lưng bị nhức (chú ý nhiệt độ tránh làm phỏng da).
  • Khi hỗn hợp nguội có thể dùng để rang lại, áp dụng vài lần trong ngày.

CÂY TRINH NỮ

Cây trinh nữ còn được gọi là cây xấu hổ, cây mắc cỡ. Loại cây này có vị ngọt, tính hàn giúp giảm nhanh các cơn đau nhức, hỗ trợ an thần, thoải mái gân cốt.

Cách 1

  • Chuẩn bị khoảng 30g rễ cây trinh nữ.
  • Rửa sạch, sau đó đem cắt nhỏ.
  • Đem nấu với 1,5 lít nước.
  • Đun sôi tầm 20 phút.
  • Chắt lấy nước để dùng trong ngày.

Cách 2

  • Chuẩn bị: 10g rễ cây trinh nữ, 3g rau muống biển, 3g lạc tiên, 3g cỏ xước, 3g lá lốt.
  • Rửa sạch và cho vào ấm sắc.
  • Chắt lấy nước cốt, mỗi ngày uống từ 2-3 cốc.
  • Uống liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả rõ nhất.

Đối với biện pháp dùng cây thuốc nam để chữa đau lưng nhức mỏi thì bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề để sử dụng các bài thuốc thật hiệu quả.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang