Browsing "Older Posts"

Đông Y Cổ Truyền Có Trị Khỏi Dứt Điểm Bệnh Mề Đay Mẫn Ngứa Hay Không ?

Đông Y Cổ Truyền Có Trị Khỏi Dứt Điểm Bệnh Mề Đay Mẫn Ngứa Hay Không ?

Nổi mề đay là chứng bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu và làm mất sự tự tin của người bệnh. Cần hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh để điều trị bệnh bằng phương pháp thích hợp nhất.

Bệnh mề đay không chỉ gây ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ

NGUYÊN NHÂN NỔI MỀ ĐAY VÀ TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT

Để lựa chọn được cách trị nổi mề đay phổ hiệu quả nhất, người bệnh cần hiểu về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết căn bệnh này. Theo đó, bệnh lý da liễu này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.

Trong đó, những yếu tố gây bệnh phổ biến nhất gồm:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người bị mề đay thì khả năng bạn mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Khói bụi, phấn hoa, lông động vật chó, mèo.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Phẩm màu, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm hoặc thuốc rửa tay thông thường có thể làm nguy cơ mắc bệnh ca.
  • Dị ứng thực phẩm: Những thức ăn giàu đạm, protein, sữa, đậu phộng, tôm, cua.
  • Dị ứng thuốc: Các loại kháng sinh, thuốc chống viêm, các nhóm vắc-xin hay thậm chí là thuốc chống dị ứng đều có thể là nguyên nhân gây mề đa.
  • Côn trùng đốt: Nọc độc của các loại côn trùng kiến, muỗi, ong…đều khiến những người có cơ địa da nhạy cảm dễ bị mề đa.
  • Nhiễm trùng: Ký sinh trùng đường ruột, virus viêm gan B, C, nhiễm bệnh tay, chân, miệng hay tai, mũi, họng.
  • Dị ứng thời tiết: Khí hậu thay đổi đột ngột, cũng khiến da bị biến đổi và trở nên nhạy cảm.

Tùy từng thể bệnh mà triệu chứng biểu hiện ra ngoài sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, bệnh lý này có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu đặc trưng sau: Da bị nổi mẩn đỏ, phù nề, ngứa da, phù mạch (thường gặp ở môi, mắt, lưỡi, bộ phận sinh dục), da vẽ nổi, mệt mỏi…

Mẹo chữa bệnh mề đay mãn tính, giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy theo Đông y

MÁCH BẠN ĐIỀU TRỊ BỆNH NỔI MỀ ĐAY BẰNG THUỐC ĐÔNG Y

Theo như Đông y cổ truyền, bệnh mề đay xuất hiện do hoạt động của các bộ phận như gan, thận bị suy yếu, suy kiệt sức khỏe. Từ đó, các yếu tố ngoại tà bên ngoài dễ dàng xâm nhập, gây uất tích tại bì dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa da, sưng phù.

Do vậy, Đông y trị bệnh chú trọng bồi bổ gan – thận, giải trừ độc tố hoặc tăng sức cho cơ thể. Cùng tìm hiểu các bài thuốc để áp dụng khi bị mề đay như sau:

CHỮA TRỊ MỀ ĐAY SƠ PHONG THANH NHIỆT

Thể bệnh này tái phát đột ngột, vết sẩn lan ra rất nhanh, ngứa nhiều. Bài thuốc được chế biến như sau: Phòng phong, chi tử, đương quy, huyền sâm mỗi loại 12g, kinh giới, cỏ mực, cam thảo đất, nam hoàng bá tương tự 16g, cuối cùng kim ngân 20g. Sắc uống ngày 1 thang.

CHỮA MỀ ĐAY THỂ PHONG NHIỆT

Cần dùng các thảo dược như: Phòng phong, thuyền thoại, kinh giới, cam thảo 6g/vị, kim ngân, đại thanh diệp, ngưu bàng, đan bì, liên kiều, lá đơn, bèo cái mỗi vị 10g. Đem tất cả bỏ vào nồi sắc uống, mỗi ngày 1 thang thuốc chia làm 3 lần.

THỂ PHONG HÀN

Bệnh thường gặp khi trời lạnh, trời nóng bệnh lại thuyên giảm.

Chuẩn bị ma hoàng, quế chi đều 6g, bạch thược, hạnh nhân, khương hoạt, đảng sâm, tô diệp đều 10g mỗi loại, táo 7 trái, gừng tươi thái thành 3 lát. Uống mỗi ngày 1 thang để cho hiệu quả tốt nhất.

THỂ THẤP NHIỆT

Dấu hiệu thể này chủ yếu là da đỏ sạm, khi nhiệt độ tăng hay gặp gió bệnh lây lan rất nhanh.

Bài thuốc dưới đây có tác dụng hóa thấp, phương hương.Thành phần gồm: Bồ công anh, ngân hoa 15g/vị, sinh cam thảo, hoắc hương, trần bì, hậu phác 6g/vị, bội lan, hoàng cầm, hoạt thạch, xích thược, linh bì 10g/vị. Đem đi sắc ngày dùng 1 thang.

DỊ ỨNG THỨC ĂN (THỂ THỰC TÍCH)

Bệnh này xảy ra sau khi chúng ta ăn phải thực phẩm. Gây tổn thương ở da với màu đỏ hay trắng, kéo dài và đi kèm với các triệu chứng bụng cồn cào, đại tiện không đều.

Sao chỉ xác 6g, địa phu tử, kê nội kim, tiêu tân lang, phục linh, xích thược, cúc hoa, tiêu sơn tra mỗi vị /10g, ngân hoa 12g, bạch tiễn bì 15g. Vị thuốc này dùng ngày 1 thang.

Ưu điểm: Áp dụng được cho người có cơ địa yếu, nguyên liệu tự nhiên, tác dụng điều trị căn nguyên nên kết quả trị bệnh lâu dài.

Nhược điểm: Sử dụng thời gian lâu dài, tác dụng trị bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

VÌ SAO PHẢI NGÂM CHÂN VÀ NGÂM CHÂN CÓ TÁC DỤNG GÌ? CHÚNG TA CÙNG TÌM HIỂU NHÉ!

Vì Sao Phải Ngâm Chân Và Ngâm Chân Có Tác Dụng Gì?

Đôi bàn chân là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể, tuy nhiên phần lớn chúng ta đều bỏ quên bộ phận này. Hãy thử ngâm chân nước nóng sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn không những giải tỏa stress mà còn có thể giúp chữa trị một số bệnh mãn tính nữa đấy!

Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Vì bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người, việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm. Ngâm chân nước nóng là một trong số những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất vì nhờ mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC NGÂM CHÂN NƯỚC NÓN

1. CẢI THIỆN TRÍ NÃO VÀ TINH THẦN

NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG LÀ MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN ĐỂ CẢI THIỆN CẢ SỨC KHỎE THỂ CHẤT LẪN TINH THẦN.

Phương pháp ngâm chân nước nóng sẽ tạo ra niềm hạnh phúc cho con người bằng cách thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn giúp mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu, tăng cường mức năng lượng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

2. TĂNG CƯỜNG THỂ CHẤT

Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong cơ thể để duy trì sức khỏe ổn định bất chấp các biến động trong môi trường bên ngoài. Ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn và giúp trí não tự điều chỉnh độ cân bằng của cơ thể.

Ngoài ra, ngâm chân nước nóng còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương. Tất cả những lợi ích trên sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.

3. CHỮA TRỊ CÁC BỆNH MÃN TÍNH

Thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng thành công để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.

4. GIẢM CHỨNG MẤT NGỦ

Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.

5. TRỊ BỆNH NGOÀI DA

Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân nước nóng và muối. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.

6. KHỬ MÙI HÔI CHÂN

Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái mà ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để mang lại đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.

PHƯƠNG PHÁP NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG

Để tận dụng những lợi ích sức khỏe của liệu pháp ngâm chân nước nóng, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

• Bước 1: Bạn hãy tìm một chiếc chậu rộng đủ lớn để đặt hai bàn chân một cách vừa vặn, thoải mái rồi đổ nước ấm vào đầy chậu.

• Bước 2: Bạn có thể cho bất kỳ thứ gì mình muốn để giúp thư giãn bàn chân như bột nở, muối, tinh dầu… rồi khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hoàn toàn.

• Bước 3: Bạn hãy dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước trước. Nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, bạn có thể điều chỉnh bằng cách đổ thêm nước vào thau.

• Bước 4: Bạn hãy lót một chiếc khăn xuống sàn nhà và đặt thau nước lên trên để tránh nước tràn ra ngoài.

• Bước 5: Bạn hãy đặt hai bàn chân vào thau nước ấm và ngồi thoải mái từ 5–15 phút. Tránh ngâm chân lâu hơn vì có thể làm khô da chân.

• Bước 6: Bạn hãy nhấc chân ra và lau khô bằng khăn bông mềm. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm bàn chân để tránh khô, nứt da.

MỘT SỐ CÔNG THỨC NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG

Bạn có thể tham khảo các công thức pha nước ngâm chân sau:

1. NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG VỚI MUỐI

Nguyên liệu:

  • 1,5l nước
  • 20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn hãy cho muối hạt vào nước đã đun sôi, khuấy đều để muối tan hoàn toàn và điều chỉnh nhiệt độ nước ấm khoảng 40 độ C (tùy chỉnh theo sở thích). Nước ngâm phải cao trên mắt cá chân.

2. NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG VỚI GỪNG

Nguyên liệu:

  • 1,5l nước
  • 1 củ gừng già tươi
  • 20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn đập nát gừng cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan với muối hạt khoảng 5 phút. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi bỏ gừng, muối vào đun cùng nước rồi đợi nước giảm nhiệt và ngâm chân. Khi ngâm chân, bạn hãy kết hợp xoa bóp bấm huyệt bàn chân để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG VỚI SẢ

Nguyên liệu:

  • 1,5l nước
  • 5 nhánh sả tươi
  • 20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn đập nát sả cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan với muối hạt khoảng 5 phút. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Bạn hãy chú ý để nước ngập đến mắt cá chân và xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân.

4. NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG VỚI LÁ LỐT

Nguyên liệu:

  • 1,5l nước
  • 30g lá lốt tươi
  • 20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn rửa sạch lá lốt và để ráo nước. Sau đó, đun sôi 1,5l nước rồi hòa tan muối và bỏ lá lốt vào. Bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp và kết hợp xoa bóp khi ngâm chân.

5. NGÂM CHÂN NƯỚC NÓNG VỚI NGẢI CỨU

1,5l nướcNguyên liệu:

  • Lá ngải cứu
  • 20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn hãy rửa sạch lá ngải cứu, cắt nhỏ, sau đó cho vào nước đun sôi, hòa tan muối rồi đổ nước ra chậu. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Bạn hãy ngâm chân trong khoảng 15 phút rồi lau khô chân.

Lưu ý khi ngâm chân

– Những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, thường xuyên chóng mặt thì không nên dùng nước quá nóng để ngâm chân. Nếu khi ngâm chân, bạn ra nhiều mồ hôi thì nên dừng lại, lau khô mồ hôi và nghỉ ngơi ở nơi kín gió.

– Những người vừa uống rượu hoặc bị bong gân, có vết thương hở ở chân cũng không nên áp dụng phương pháp này.

Ngâm chân nước nóng là phương pháp trị liệu đơn giản và mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ngoại trừ một số đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi ngâm chân, bất kỳ ai cũng có thể ngâm chân nước nóng mỗi ngày để cải thiện đáng kể sức khỏe và tinh thần của mình.

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Bệnh mề đay trong đông y cổ truyền được quan niệm như thế nào?

 Bệnh mề đay trong đông y cổ truyền được quan niệm như thế nào?

Bệnh mề đay là bệnh dị ứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt. Dưới đây là bệnh mề đay theo quan niệm của đông y cổ truyền như sau.

Bệnh nổi mề đay gây mẩn ngứa là lỗi ám ảnh của nhiều người

THEO QUAN NIỆM Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH MỀ ĐAY NHƯ THẾ NÀO?

Nổi mề đay là tình trạng trên da nổi nhiều nốt mẩn đỏ và gây ngứa ngáy khó chịu. Theo thống kê, có đến 20% dân số bị mắc căn bệnh này.

Theo lý giải từ Y học hiện đại, nổi mề đay xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Các dị nguyên sẽ kích thích phản ứng quá mẫn, làm phóng thích histamine, gây ra hiện tượng nổi sẩn và ngứa ngáy.

Còn theo đông y cổ truyền, mề đay thuộc chứng Ẩn chẩn, Phong chẩn, Phong chẩn khối, dân gian thường gọi là chứng Phong ngứa, Tầm ma chẩn.

Nguyên nhân sinh bệnh là do ngoại tà xâm nhập (phong hàn, phong nhiệt), kết hợp lúc tạng phủ suy yếu, khiến cơ thể không đào thải được độc tố ra ngoài, vệ khí bất hòa, khí huyết bất túc, cơ thể suy nhược. Từ đó dẫn đến uất tích tại bì, lâu ngày gây nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy ngoài da.

Dựa vào quan điểm trên, đông y cổ truyền phân chia mề đay theo từng thể bệnh cụ thể, mỗi thể bệnh sẽ có đặc trưng riêng về hình thái tổn thương, căn nguyên và tính chất. Bao gồm:

  • Mề đay thể phong nhiệt
  • Mề đay thể phong hàn
  • Mề đay thể thấp nhiệt
  • Mề đay thể âm huyết bất túc…

Cụ thể, đối với bệnh mề đay, đông y cổ truyền tập trung sâu vào điều trị nguyên nhân, giải độc cho cơ thể, đẩy lùi triệu chứng, đồng thời phục hồi chức năng tạng phủ và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Đông y cổ truyền sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, gia giảm thành phần theo tỷ lệ nhất định. Bao gồm có thuốc Nam và thuốc Bắc.

Trong đó, thuốc Nam có thành phần từ thảo dược trong nước được ưa chuộng hơn thuốc Bắc – có nguồn gốc từ Trung Quốc bởi phù hợp với cơ địa người Việt.

Điều trị bệnh mề đay theo Y học cổ truyền

CÁCH TRỊ NỔI MỀ ĐAY BẰNG THUỐC ĐÔNG Y

BÀI THUỐC TRỊ MỀ ĐAY THỂ PHONG NHIỆT

Vị thuốc: 10g kim ngân, 10g liên kiều, 15g phù bình, 15g sinh địa, 10g bạc hà, 15g trúc diệp, 10g ngưu hoàng, 15g lô căn, 15g ké đầu ngựa, 10g kinh giới.

Thực hiện: Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thành 2 lần uống và sử dụng hết trong ngày.

Tác dụng: Thanh nhiệt trừ phong, tiêu viêm, khống chế mề đay cấp gây biến chứng nghiêm trọng.

BÀI THUỐC TRỊ MỀ ĐAY THỂ PHONG HÀN

Vị thuốc: 5g quế chi, 10g can khương, 10g phòng phong, 5g tế tân, 10g bạch chỉ, 5g tử tô,10g ma hoàng, 10g kinh giới.

Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày, chia thuốc thành 2 lần uống. Kiên trì sử dụng thuốc trong vòng 30 ngày để nhận thấy tác dụng điều trị.

Tác dụng: Thuốc có tác dụng đối với những trường hợp bị mẩn ngứa do thời tiết lạnh, hanh khô. Ngoài ra còn có tác dụng trừ phong, tán hàn rất tốt.

Tuy nhiên, những bài thuốc đông y không được sử dụng rộng rãi, do tính cầu kỳ và tác dụng chậm của thuốc.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Từ Củ Cải Trắng Mà Bạn Nên Tìm Hiểu

   Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Từ Củ Cải Trắng Mà Bạn Nên Tìm Hiểu

Củ cải trắng là loại củ không còn xa lạ với người dân Việt Nam nhưng thực tế có rất ít người biết trong loại củ này còn có rất nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau.

Củ cải trắng là vị thuốc chữa trị nhiều bệnh lý

CỦ CẢI TRẮNG LÀ VỊ THUỐC CHỮA TRỊ NHIỀU BỆNH LÝ

Người ta còn gọi củ cải trắng là bặc tử, lai phục tử, rau lú bú. Củ cải trắng là thực phẩm được trồng phổ biến và rất quen thuộc trong mùa đông. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ phình ra thành củ (Rhizoma Raphani). Củ cải phơi khô có tên địa khô lâu.

Củ cải có glucose, fructose, saccharose, giàu sinh tố C và A, B, pholate, choline; ngoài ra còn có Ca, P, Fe, Mg, K, Na, Seprotein. Có tác dụng làm giảm mỡ lắng đọng dưới da, phòng chống ung thư.

Theo Đông y, củ cải trắng vị cay ngọt, tính mát; vào kinh phế vị. Có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hóa tích khoan trung, sinh tân giải độc. Trị đầy bụng, ăn không tiêu; viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khàn tiếng, khái huyết, nục huyết, đái tháo đường và hội chứng lỵ. Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi. Chữa thủy thũng, viêm phổi, ngộ độc hơi than rất tốt.

Một số món ăn thuốc điều trị bệnh từ củ cải

MỘT SỐ MÓN ĂN THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TỪ CỦ CẢI

Là một loại rau củ không còn xa lạ với người dân Việt Nam, để thay đổi khẩu vị cũng như để điều trị bệnh thì bạn có thể áp dụng các món ăn bài thuốc sau:

  • Cháo củ cải: gạo tẻ 80-100g, củ cải 50g (thái lát) cùng đem nấu cháo, thêm chút muối, ăn. Dùng cho người đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo đường mỡ hoặc đái tháo đường.
  • Canh thịt dê, cá diếc củ cải: thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g, thêm gia vị thích hợp nấu canh hoặc lẩu, ăn nóng. Dùng cho người suy nhược viêm khí phế quản, ho suyễn.
  • Củ cải hầm bì sứa: bì sứa (hải triết bì) 120g, củ cải 60g, thêm nước gia vị hầm nhừ chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người viêm khí phế quản mạn tính.
  • Củ cải hầm nước gừng: củ cải 10 củ lấy cả lá và cuống, rửa sạch thái lát nấu nhừ, cho thêm nước gừng, bột gạo, dấm ăn, khuấy cho sôi để ấm rồi ăn. Dùng cho người đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.
  • Nước ép gừng tươi củ cải: củ cải, gừng tươi, liều lượng tùy ý, ép lấy nước uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho người khàn giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.
  • Nước ép củ cải hấp đường phèn: củ cải tươi hoặc luộc chín 500g, ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp, uống ngày 1 lần. Dùng cho người hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.
  • Địa khô lâu mật ong: củ cải phơi khô 50g, mật ong 30-50ml, trộn đều, ăn trong ngày. Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật, hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính.
  • Nước cải củ tươi: củ cải hay cả cây cải tươi giã nát vắt lấy nước uống. Trị ngạt do khói than

Tuy có tác dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng những người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Sơ Cấp Cứu Cho Bệnh Nhân Bị Rắn Cắn Bằng Cây Mã Đề Vô Cùng Hiệu Nghiệm.

 Sơ Cấp Cứu Cho Bệnh Nhân Bị Rắn Cắn Bằng Cây Mã Đề Vô Cùng Hiệu Nghiệm.

Sơ cứu vết thương bị rắn độc cắn là rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng, vì vậy việc trang bị những kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn là cần thiết.

Vết cắn do rắn độc cắn vô cùng nguy hiểm

Vết cắn do rắn độc cắn vô cùng nguy hiểm

Vì khí hậu nước ta thuộc vào khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đây là môi trường rất thuận lợi và lý tưởng cho sự sống và phát triển của các loài bò sát, rắn rết.

Rắn là một loài động vật hoang dã và có nhiều loại có nọc cực độc có thể ảnh hưởng tới tính mạng của con người khi bị rắn tấn công.

Có một sự thật rằng rắn rất ít khi tự tấn công con người mà chỉ khi bị săn đuổi hoặc gặp tình huống bất ngờ và cần tự vệ.

Tuy vậy cũng không thể tránh khỏi những trường hợp bị rắn tấn công bất ngờ khi đó chúng ta cần có những biện pháp sơ cứu kịp thời và đúng cách  để giảm độc tính vết thương.

NHẬN BIẾT RẮN ĐỘC VÀ RẮN THƯỜNG

Theo các bác sĩ đông y tai nạn bị rắn cắn thường chỉ xảy ra vào mùa hè do rắn là một loại động vật có đặc tính ngủ đông.

Khi bị rắn cắn chúng ta cần bình tĩnh để phân biệt loại rắn cắn là rắn có nọc độc hay chỉ là loại rắn thường.

Đối với rắn thường thì khi cắn sẽ để lại nguyên 2 hàm răng trên vết thương nhưng những loài rắn độc thì vết thương chúng để lại ta có thể nhìn rõ thấy 2 răng nanh sâu và đậm hơn.

Vết cắn do rắn độc cắn

Vết cắn do rắn độc cắn 

CÁCH XỬ LÝ VẾT THƯƠNG RẮN ĐỘC CẮN BẰNG MÃ ĐỀ

Khi bị rắn độc cắn chúng ta cần bình tĩnh để xử lý rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lí 9% không nên nặn vùng máu ở vết thương quá nhiều sẽ khiến cho nọc độc ở vết thương di chuyển nhanh về tim hơn gây nguy hiểm tính mạng cho nạn nhân.

Sau đó sử dụng cây mã đề để hút độc tính ở vết thương cho bệnh nhân.

Theo các bác sĩ đông y cổ truyền cây mã đề có tác dụng rất tốt trong việc hút các thành phần độc tố gây ra bởi vết cắn của rắn cũng như là chó dại.

Mã đề còn hay được gọi trong dân gian với cái tên là thảo tiền xa nó rất phổ biến với nhiều công dụng.

Theo các nghiên cứu thì thành phần cây mã đề có chứa chất làm se và lực hút vô cùng mạnh , một loại chất hóa học được gọi là aucubin có tác dụng chống độc và bảo vệ gan vô cùng hiệu nghiệm.

Chính vì vậy mã đề thường được dân gian sử dụng để hút chất độc, những mảnh vụn thủy tinh, làm dịu vết cắn của những loài như côn trùng , chó dại,…

Có thể dùng mã đề để giảm độc tính của vết cắn gây ra bởi rắn độc

Có thể dùng mã đề để giảm độc tính của vết cắn gây ra bởi rắn độc

Cách sử dụng:

Khi bị rắn cắn chúng ta lấy một ít ngọn lá của cây mã đề cho nạn nhân nhai kĩ nuốt nước và đắp phần bã lên vết cắn.

Nếu như nạn nhân đã bất tỉnh thì giã nát lá và chắt nước cho nạn nhân uống để giải độc, chất aucubin có trong mã đề sẽ rất nhanh hút sạch độc tố và cho thấy kết quả hiệu nghiệm.

Tuy nhiên bài thuốc này chỉ được áp dụng đối với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.

Sau khi sơ cứu bằng lá cây mã đề vẫn nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhận được như tư vấn và chữa trị của bác sĩ tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Điều Trị Bệnh Thóai Hóa khớp Gối Bằng Cây Gối Hạc Rất Hiệu Quả Mọi Người Nên Tìm Hiểu.

 Điều Trị Bệnh Thóai Hóa khớp Gối Bằng Cây Gối Hạc Rất Hiệu Quả Mọi Người Nên Tìm Hiểu.

Gối hạc là cây thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh cơ xương khớp. Độc giả có thể tìm hiểu và áp dụng bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối từ cây gối hạc sau đây.

Cây gối hạc có tác dụng như thế nào?

CÂY GỐI HẠC CÓ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Cây gối hạc có có nhiều công dụng rất quý, một trong những tác dụng quý nhất của cây là điều trị bệnh phong tê thấp và bệnh rong kinh. Bên cạnh đó, đây cũng là loại cây được dùng nhiều trong y học cổ truyền, cây có một số tác dụng chính như sau:

  • Điều trị đau nhức xương khớp.
  • Điều trị phong tê thấp.
  • Điều trị rong kinh.

Đối tượng có thể sử dụng là những người già bị đau nhức xương khớp, người bị phong tê thấp. Dùng cho phụ nữ bị chứng rong kinh kéo dài (dân gian rất hiệu quả). Cách dùng và liều dùng như sau:

  • Cách sắc uống: ngày dùng 15 – 20g (củ hoặc thân cành khô) sắc với 1,2 lít nước uống trong ngày.
  • Cách ngâm rượu gối hạc: 1kg củ khô, cây khô ngâm với 3 – 4 lít rượu, ngâm 1 tháng là dùng được. Ngày uống 2 – 3 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn (rượu gối hạc thường được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau nhức xương khớp và phong tê thấp).

Bài thuốc trị thấp khớp sử dụng vị gối hạc

BÀI THUỐC TRỊ THẤP KHỚP SỬ DỤNG VỊ GỐI HẠC

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y cổ truyền trị thấp khớp từ cây gối hạc như sau:

  • Thấp khớp tính: rễ gối hạc, ké đầu ngựa mỗi loại 16g; lá bạc thau (sao vàng), lá cây đơn đỏ (đơn mặt trời), lá cây đơn tướng quân mỗi loại 12g, dây kim ngân (10g) và lá thông (8g). Nếu tính phong nhiều thì thêm vòi voi (16g), kinh giới (12g). Nếu hàn nhiều thêm tỳ giải (16g), thổ phục linh(16g). Sử dụng 600ml nước và đun cạn còn khoảng 200ml để uống trong ngày.Uống trước bữa ăn.
  • Thấp khớp mạn tính: rễ gối hạc, rễ bươm bướm, tầm gửi cây ruối, găng bầu, nam đằng (sao vàng) mỗi loại 12g; rễ rung rúc và tơ mành mỗi loại 8g; củ thiên tuế 16g. Nếu kém ăn thì thêm ý dĩ 20g. Nếu huyết kém thêm vương tôn (rễ gấm) 16g.Sắc thuốc với 600ml nước và đun cạn còn khoảng 200ml để uống trong ngày.Uống trước bữa ăn.
  • Chữa sưng tấy, đau bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối: lấy rễ gối hạc 40 – 50g sắc uống mỗi ngày. Hoặc phối hợp với các vị thuốc khác: rễ gối hạc 30g, cỏ xước hay ngưu tất, rễ gấc, tỳ giải, mỗi vị 15g, cũng sắc uống ngày 1 thang, chia 3.

Tuy rằng có tác dụng rất tốt nhưng cây gối hạc được khuyến cáo không sử dụng cho người cao tuổi có thận yếu, phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Bởi việc sử dụng thuốc ở những đối tượng này có khả năng sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải những rủi ro, tác dụng không mong muốn. Để đảm bảo an toàn người bệnh nên thực hiện thăm khám và sử dụng các bài thuốc dựa trên sự tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020