Ngắm Trọn Bộ Cánh Đồng Dược Liệu Đẹp Mê Ly Tỉnh Hưng Yên. đông y gia truyền tấn khang Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020 No Comment

 Ngắm Trọn Bộ Cánh Đồng Dược Liệu Đẹp Mê Ly Tỉnh Hưng Yên.

Chỉ cách Hà Nội khoảng 20km, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp rực rỡ của cánh đồng hoa dược liệu đang đua nhau khoe sắc giữa tiết trời đông xuân.

Ngắm trọn bộ ảnh cánh đồng dược liệu đẹp mê ly tại Hưng Yên
Ngắm trọn bộ ảnh cánh đồng dược liệu đẹp mê ly tại Hưng Yên

Đi dọc theo quốc lộ 5 đến thị trấn Như Quỳnh (Hưng Yên) đi vào khoảng 500m là cánh đồng dược liệu Nghĩa Trai (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên). Tại đây, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng lên tiếng suýt xoa về vẻ đẹp của những cánh đồng hoa cúc chi vàng rực, bung nở đến mê hồn.

Cúc chi là cây thuốc quý được người dân Nghĩa Trai trồng nhiều nhất
Cúc chi là cây thuốc quý được người dân Nghĩa Trai trồng nhiều nhất

Cúc chi là cây thuốc quý được người dân Nghĩa Trai trồng nhiều nhất, do vòng đời ngắn nhưng mang lại nguồn lợi kinh tế cao. Mùa thu hoạch cúc chi thường kéo dài khoảng 30 ngày vào thời điểm sát Tết Dương lịch. Đây là cây thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc trong Y học Cổ truyền. Ngoài việc chế biến để làm thuốc, không ít người còn sử dụng hoa cúc chi (tươi hoặc phơi khô) để pha trà.

Theo người dân nơi đây, cánh đồng dược liệu Nghĩa Trai (giáp ranh Hà Nội) đã gần 1.000 năm tuổi. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng và chế biến dược liệu. Với cây thuốc cúc chi tính đến thời điểm hiện tại được bán với giá từ 260 – 280 ngàn đồng/kg. Mỗi vụ cúc chi cho thu từ 2 – 3 lần”.

Cúc chi được người làm vườn khéo léo trồng thành nhiều luống thẳng hàng lối nên nhìn từ trên cao như một thảm vàng rực trải dài đến ngút ngàn.

Ngoài cúc chi, thôn Nghĩa Trai còn trồng các loại dược liệu khác như, nghệ đen, đơn lá đỏ, trạch lan, cốt khí và mã đề.

Nghề đen là cây thuốc được người dân thôn Nghĩa Trai trồng và chế biến
Nghề đen là cây thuốc được người dân thôn Nghĩa Trai trồng và chế biến

Tại thời điểm này, người dân tại thôn Nghĩa Trai đang chuẩn bị thu hoạch nghệ đen. Theo Đông y nghệ đen giúp kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, tăng cường sự bài tiết mật,  tăng trương lực ống tiêu hóa.

Cũng giống như cúc chi, đơn lá cũng là cây thuốc mang lại giá trị kinh tế cao, được một số nhà máy thu mua về để lấy tinh dầu, “sau đó chế thành thuốc trị zona, mẩn ngứa…”, một Dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược nói.

Cây trạch lan còn có tên khác là mần tưới. Trong Y học Cổ truyền, cây trạch lan có tác dụng trong điều trị các loại bệnh như: mất ngủ, mệt mỏi, giảm sưng đau do mụn nhọt,…

Cây mã đề sống bền cùng với người dân
Cây mã đề sống bền cùng với người dân

Cây mã đề mặc dù không mang lại thu nhập cao như các cây dược liệu khác (chỉ 10 triệu/sào/năm), nhưng bù lại cây sống bền và công chăm sóc ít. Theo người dân, cứ 1 tuần, họ sẽ thu hoạch hoa mã đề một lần.

Mặc dù có những vất vả nhất định nhưng đây là nghề đem lại thu nhập khá cho các hộ dân. Đây không chỉ là cây thuốc mà còn là cây kinh tế đối với đa phần người dân nơi đây.

Ngắm trọn bộ ảnh cánh đồng dược liệu đẹp mê ly tại Hưng Yên

Với sắc vàng của cúc, sắc đỏ của lá đơn, sắc tím của cây trách lan,…của cánh đồng dược liệu đã tạo nên bức tranh đẹp đến mê hồn khiến bạn đi không lỡ bước về.

Nguồn: Đông Y Gia truyền Tấn Khang

Mình tên: Đinh Bá Tường

Chào mừng bạn đã đến với blog của mình, blog chuyên cung cấp các bài viết bổ ích và miễn phí. Điều đặc biệt ở đây luôn cập nhật các bài viết về sức khỏe, đời sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt đông, thể dục với mục đích có lợi tốt nhất cho sức khỏe của bạn cũng như cộng đồng người Việt Nam.

Trang mạng xã hội: Twitter | Facebook | Google Plus

NHẬN XÉT CỦA BẠN