Browsing "Older Posts"

Đau cổ vai gáy: Ác mộng tuổi trung niên


Hình ảnh minh họa đau cổ vai gáy

Đau cổ vai gáy là tình trạng phổ biến thường gặp ở những người trung niên, cao tuổi.  Đó có thể chỉ là do một số nguyên nhân cơ học, thế nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để từ đó có các phương pháp điều trị dứt điểm, dự phòng tái phát.

Đau cổ vai gáy là bệnh gì?

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy bị co cứng, gây cảm giác đau đớn, hạn chế vận động vùng cổ của người bệnh. Tình trạng đau cổ vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy.

Đau cổ vai gáy là bệnh gì?

Thông thường, các cơn đau mỏi chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi khỏi, thế nhưng khi các cơn đau cổ, cứng cổ, đau nửa đầu vai gáy kéo dài nhiều ngày và liên tục, thì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Đau cổ vai gáy là triệu chứng đặc trưng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khi đó, các gai xương sẽ xuất hiện, gây chèn ép các dây thần kinh ở vai gáy, tạo cảm giác khó chịu, đau đớn.
  • Đau vai gáy do vôi hóa cột sống: Canxi lắng đọng tại các dây chằng bám vào thân đốt sống, đĩa sụn, mấu ngang của cột sống, khiến cột sống bị vôi hóa và dần dần phát triển thành gai xương. Các gai xương chèn ép các dây thần kinh, gây nên tình trạng đau cổ, đầu đầu sau gáy.
  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Đây là lý do gây nên tình trạng đau cổ vai gáy ở một số đối tượng cụ thể như nhân viên văn phòng, công nhân, lái xe,… Do phải ngồi và làm việc một chỗ liên tục trong nhiều giờ khiến các cơ bị căng giãn quá mức, gây đau mỏi bên trong bả vai, cổ, sau gáy.
  • Viêm bao khớp vai: Các cơn đau thường tập trung ở một bên khớp vai khi trở trời, cơn đau tăng dần khi nằm nghiêng; các cơn đau sẽ lan dần lên bả vai, cổ, gáy.
  • Bệnh túi mật: sỏi mật xuất hiện khi túi mật không thể hoạt động bình thường, xuất hiện các cơn đau cổ vai gáy hoặc giữa bả vai.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Dây thần kinh bị ép kéo căng hoặc giãn quá mức sẽ gây rối loạn chức năng thần kinh, dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy.

Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy

Bên cạnh những nguyên nhân có thể do bệnh lý gây ra, đau cổ vai gáy cũng có thể do các tác nhân cơ học gây ra, cụ thể là:

Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy

  • Thói quen sinh hoạt: Do tư thế nằm ngủ gối đầu quá cao, dựa đầu vào ghế hay nằm nghiêng, co quắp,.. cũng ảnh hưởng tới quá trình cung cấp máu tới các vị trí cổ vai gáy.
  • Lao động nặng nhọc quá sức: Triệu chứng đau cổ vai gáy chủ yếu xảy ra ở nhóm đối tượng lao động nặng, làm việc chân tay, khuân vác vật nặng, làm việc quá sức.
  • Chấn thương, tai nạn: Đau cổ vai gáy cũng có thể do tai nạn, va đập mạnh hay tập luyện sai cách, gây ra những cơn đau âm ỉ.
  • Căng thẳng, trầm cảm: Cơ thể và tinh thần mệt mỏi, stress trong thời gian dài sẽ gây áp lực lớn lên hệ cơ xương, cột sống.

Triệu chứng đau cổ vai gáy

Người bệnh thường có tính chủ quan, xem nhẹ tình trạng đau cổ vai gáy, bởi vì họ chưa hiểu rõ mức độ nguy hiểm mà nó đem lại. Nếu như cơn đau chỉ là tạm thời, chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn hoặc xoa bóp là sẽ khỏi, nhưng nếu các cơn đau vẫn kéo dài âm ỉ kèm theo những triệu chứng sau thì phải hết sức cẩn thận:
  • Cơn đau xuất hiện vào buổi sáng sớm, khi vừa thức dậy hoặc đau ngay sau khi khiêng vác vật nặng hay vận động mạnh.
  • Cơn đau sẽ càng trầm trọng hơn khi chuyển lạnh, khi đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi và đau hơn khi vận động.
  • Những cơn đau đột ngột xảy ra, có thể hết nhanh chóng sau vài tiếng nhưng cũng có thể là vài ngày.
  • Lúc đầu chỉ đau ở một khu vực cụ thể nhưng dần dần sẽ đau sang cả cánh tay, khuỷu tay, mất cảm giác ở tay.
  • Đau kèm theo hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, loạng choạng thì có thể bệnh đã trở nặng.
  • Đau cổ vai gáy diễn ra liên tục khiến người bệnh mệt mỏi, cau có, khó chịu, chán ăn, mất ngủ, tư duy kém đi.

Cách chữa đau cổ vai gáy


Điều trị đau cổ vai gáy bằng thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau toàn thân: Paracetamol, codein, tramadol.
  • Thuốc chống, kháng viêm xương khớp NSAID truyền thống: Ibuprofen, Naproxen.
  • Thuốc giãn cơ, giảm đau tức thì: Coltramyl, Mydocalm.
  • Thuốc chống trầm cảm: Trazodone, Amitriptylin.

Chữa đau cổ vai gáy bằng Đông y

Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, giúp hỗ trợ điều trị giảm đau cổ vai gáy nhanh chóng và đẩy nhanh quá trình điều trị của người bệnh. Một số phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả cao: châm cứu, hồng ngoại, chườm nóng/lạnh, ngâm bùn khoáng, mát xa, xoa bóp,…
Bài thuốc nam chữa đau cổ vai gáy
  • Cây xấu hổ: Lấy 50g rễ cây xấu hổ, thái nhỏ, tẩm rượu sao thơm lên. Sau đó đun cùng 400ml nước đến khi còn 100ml thì dừng.
  • Gừng tươi: Dùng 2,3 củ gừng tươi giã nát, thêm chút muối và giấm gạo trộn đều, đắp hỗn hợp thuốc lên vị trí bị đau cổ vai gáy khoảng 15 phút.
  • Xương rồng: Sử dụng 2 nhánh xương rồng, loại bỏ hết gai, băm nhuyễn, xào nóng cùng giấm, cám gạo, muối hột, phèn chua; đắp trực tiếp lên vùng bị đau trong 30 phút mỗi ngày.

Bài tập chữa đau cổ vai gáy tại nhà

Bài tập chữa đau cổ vai gáy tại nhà

  • Tư thế nhân sư: Nằm sấp, chân duỗi thẳng, hai tay chống dưới sàn, khuỷu tay hướng ra sau. Giữ chặt lưng, mông, đùi và từ từ dùng hai tay nâng phần thân trên đảm bảo bụng không rời khỏi sàn, ưỡn ngực, cằm hướng ra trước, hít sâu. Giữ tư thế trong 15 giây, lặp lại 5-7 lần.
  • Tư thế con bò: Chống hai tay và đầu gối xuống sàn, giữ vai thẳng với cổ tay, hông thẳng với đầu gối. Hít sâu, thả lỏng phần bụng hướng xuống sàn, ưỡn ngực, ngẩng đầu lên. Thở ra chậm rãi, hóp bụng và đẩy cong phần lưng lên trần nhà, siết chặt cơ mông, lặp lại từ 5-10 lần.
  • Tư thế vặn mình: Bệnh nhân ngồi tư thế xếp bằng dựng chân trái lên và ra ngoài gối chân phải; Tay trái chống về sau tạo thành đường thẳng vuông góc và cách mông một gang tay; Vặn và siết người về phía sau; Đầu hướng về phía sau để thư giãn; giữ nguyên vị trí từ 15-20 giây rồi đổi bên, làm từ 5-10 lần.
 Bên cạnh việc theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích để có thể rút ngắn quá trình điều trị bệnh.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang




Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

VIÊM XƯƠNG KHỚP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƯ THẾ NÀO?


Khi bị mắc bệnh viêm khớp, nếu như chúng ta không có hiểu biết về bệnh hay điều trị bệnh không đúng cách có thể làm cho bệnh tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng vận động và gây ra nhiều khó khăn đối với việc cử động. Chính vì thế, trong bài viết sau đây, Đông Y Gia Truyền Tấn Khang sẽ cung cấp thông tin giúp cho bạn đọc có thêm hiểu biết về căn bệnh này.
Bệnh viêm khớp chính là một căn bệnh về khớp, bệnh chủ yếu gây ra ảnh hưởng tới lớp sụn khớp

Bệnh viêm xương khớp là gì?

Bệnh viêm xương khớp chính là một căn bệnh về khớp, bệnh chủ yếu gây ra ảnh hưởng tới lớp sụn khớp. Sụn khớp là 1 mô trơn bao bọc ở các đầu xương của khớp cùng với dịch khớp để các đầu xương trượt qua nhau một cách dễ dàng hơn.
Làm việc quá sức, thừa cân, chấn thương có thể làm tăng khả năng chịu động cho khớp do chính quá trình thoái hóa tự nhiên đã làm mòn các khớp sụn và thậm chí là tách ra những mảnh vỡ nhỏ gây ra tình trạng đau nhức và sưng tấy dẫn đến tình trạng bị viêm xương khớp.

Nguyên nhân gây bệnh viêm xương khớp

Bệnh viêm khớp bao gồm rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại viêm khớp sẽ có nguyên nhân gây bệnh riêng. Chúng ta có thể chia thành 2 loại viêm khớp cụ thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh như sau:
  • Các nguyên nhân tại khớp: Thường gặp nhất chính là viêm sụn, bào mòn, thoái hóa sụn khớp, nhiễm khuẩn khớp, chấn thương khớp…
  • Các nguyên nhân ngoài khớp: Thường gặp nhất chính là do các rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gút), hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường gây ra những tổn thương đối với các thành phần ở trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp). Những nguyên nhân này có thể làm ảnh hưởng tới những hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây ra tình trạng viêm khớp.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp

Triệu chứng của bệnh viêm khớp sẽ phụ thuộc vào vị trí bị viêm khớp là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp. Sau đây là những triệu chứng cảnh báo mà các bạn có thể gặp khi bị bệnh viêm khớp:
  • Đau khớp: khớp có thể bị đau khi vận động hoặc ngay cả khi vận động cũng cảm thấy đau.
  • Hạn chế sự vận động của các khớp: hầu hết tất cả các trường hợp viêm khớp đều gây ra triệu chứng này kèm theo những cơn đau nhưng cũng có thể chỉ là hạn chế đơn thuần.
  • Đỏ vùng da quanh khớp.
  • Viêm tại chỗ hay vùng xung quanh khớp.
  • Sưng và cứng khớp: Triệu chứng này thường gặp nhất ở những người bệnh bị viêm khớp cấp tính.
  • Nghe thấy ở khớp có những tiếng động lục cục khi vận động, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Các triệu chứng ngoài khớp kèm theo như: phát ban, ngứa, sốt, khó thở, sút cân… có thể đây cũng là dấu hiệu của một số căn bệnh khác.

Bệnh viêm khớp của nguy hiểm không?

Khi mắc bệnh viêm khớp mà không được điều trị đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Sau đây là những biến chứng có thể phải.
Mất chức năng vận động thông thường
Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh viêm khớp, nếu như không được điều trị bệnh kịp thời người bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến sau này. Trong đó bao gồm cả việc giảm và mất đi những chức năng vận động thông thường của cơ thể như cầm, nắm… và nghiêm trọng hơn là có thể khiến cho người bệnh mất đi khả năng lao động.
Khớp biến dạng, teo cơ, tàn phế
Cứng khớp chính là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm khớp. Khi gặp phải biến chứng này, tay của người bệnh rất khó để thực hiện những cử động như nắm lại, xoay tay, xoay vai. Biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn chính là biến dạng khớp, teo cơ, khớp dính và thậm chí là bại liệt nếu như bệnh đến giai đoạn cuối mà không có phương pháp điều trị thích hợp.
Các bệnh lý về tim mạch
Bệnh viêm khớp không chỉ gây ra biến chứng tại khớp mà còn ảnh hưởng tới những cơ quan khác như thấp khớp cấp. Thấp khớp cấp có thể gây tổn thương đối với tai tim, đặc biệt là van tim . Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch bà có thể gây ra tử vong đối với những người bệnh lớn tuổi.
Nếu như người mắc bệnh viêm khớp không được điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn tới việc suy giảm sức khỏe làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với những người cao tuổi.
Phương pháp điều trị nôi khoa thường được sử dụng với hầu hết tất cả các trường hợp mắc bệnh viêm xương khớp

Các phương pháp điều trị bệnh viêm xương khớp

Ngoại trừ nguyên nhân gây bệnh viêm khớp do nhiễm khuẩn, phần lớn các trường hợp đều được xem là bệnh viêm khớp mạn tính. Chính vì thế, điều trị bệnh dứt điểm gặp phải rất nhiều khó khăn. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng mục tiêu điều trị chung chính là làm giảm những cơn đau, trả lại sự linh hoạt cho khớp, phòng ngừa bệnh tái phát lại và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp phổ biến hiện nay bao gồm:
Phương pháp điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nôi khoa thường được sử dụng với hầu hết tất cả các trường hợp mắc bệnh viêm khớp, có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị nội khoa hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật. Tùy theo từng loại viêm khớp mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau. Trong đó bao gồm các loại thuốc chống viêm, giảm đau và các loại thuốc điều trị đặc hiệu đối với từng nguyên nhân. Chính vì thế, cần phải sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Các loại thuốc giảm đau chống viêm thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp chính là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) cùng với các loại biệt dược khác như mobic, ibuprofen.
  • Trong một số trường hợp có thể sử dụng Corticoid để chống viêm.
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Phương pháp này thường được chỉ định đối với những trường hợp sau đây:
  • Đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa
  • Khớp không thể hoạt động được.
  • Gây ra ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và thẩm mỹ của người bệnh.
Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay bao gồm:
  • Phẫu thuật làm cứng khớp: Các đầu xương sẽ được khóa cố định lại với nhau cho đến khi tình trạng của người bệnh được chữa lành.
  • Phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp.
  • Phẫu thuật tạo hình xương: Phẫu thuật tái tạo xương để đảm bảo chúng thực hiện đúng chức năng.
Để hỗ trợ cho việc điều trị và giúp cho việc điều trị có được hiệu quả tốt nhất, người mắc bệnh viêm khớp cần phải có một lối sống lành mạnh, thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục phù hợp, ăn uống khoa học để có thể kiểm soát được trọng lượng cơ thể. Đặc biệt nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin D, canxi, collagen (một thành phần quan trọng của sụn khớp) để giúp cho xương vững chắc hơn, dẻo dai và linh hoạt hơn.
Nếu như những bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, người cao tuổi nên bổ sung khoảng 2 đến 3 ly sữa mỗi ngày. Các bạn nên lựa chọn những loại sữa công thức có chứa hàm lượng cân đối những dưỡng chất nêu trên.
Bệnh viêm khớp cùng với những biến chứng của bệnh sẽ khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn nếu như không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên đây sẽ phần nào giúp cho bạn đọc có thêm hiểu biết về bệnh viêm khớp cũng như biết cách ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
                                                                                                                                                                                                           Đông Y Gia Truyền Tấn Khang


8 Tác Dụng Của Đu Đủ Tốt Cho Sức Khỏe


Tác dụng của đu đủ không chỉ khiến bạn cảm thấy dễ chịu khi ăn bởi mùi vị ngọt bùi mà còn hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của bạn. Vậy đu đủ có tác dụng gì mà bạn nên thêm loại trái cây này vào bữa ăn hàng ngày?
Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới rất tốt cho sức khỏe. Loại quả này có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên hỗ trợ bạn giảm viêm, ngăn ngừa bệnh tật, giúp bạn trông tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
Bạn hãy cùng tìm hiểu những tác dụng của đu đủ dưới đây để thêm loại quả dinh dưỡng này vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm cải thiện sức khỏe nhé.


1. Đu đủ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng

Theo Healthline, đu đủ có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Một quả đu đủ nhỏ (152g) có chứa hàm lượng các thành phần dinh dưỡng như sau:
  • Calo: 59
  • Protein: 1g
  • Chất xơ: 3g
  • Carbohydrate: 15g
  • Kali: 11% khẩu phần ăn khuyến nghị
  • Vitamin A: 33% khẩu phần ăn khuyến nghị
  • Vitamin C: 157% khẩu phần ăn khuyến nghị
  • Folate (vitamin B9): 14% khẩu phần ăn khuyến nghị
  • Thành phần dinh dưỡng khác: chứa một số lượng nhỏ canxi, magie, vitamin B1, B3, B5, E và K.
Đu đủ cũng có chứa chất chống oxy hóa lành mạnh được gọi là các carotenoid – đặc biệt là lycopene. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong đu đủ có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ tốt hơn các chất chống oxy hóa trong trái cây và rau quả khác.

2. Tác dụng của đu đủ hỗ trợ người lớn tuổi


Cơ thể con người thường sản sinh ra các mảnh phân tử không ổn định gọi là các gốc tự do. Chúng có thể gây mất cân bằng oxy hóa dẫn đến nhiều bệnh tật. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng các gốc tự do quá mức trong não có khả năng gây bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi.
Tác dụng của đu đủ có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh tật nhờ các lợi ích dưới đây.
• Vô hiệu hóa các gốc tự do: Tác dụng của đu đủ có thể giúp bạn vô hiệu hóa các gốc tự do nhờ vào chất chống oxy hóa carotenoid có trong đu đủ.
• Cải thiện tình trạng mất cân bằng oxy hóa: Các nghiên cứu đã cho thấy đu đủ lên men có thể cải thiện tình trạng mất cân bằng oxy hóa ở người lớn tuổi và những người mắc bệnh tiểu đường, suy giáp nhẹ và bệnh gan.
Trong một nghiên cứu khác, những người mắc bệnh Alzheimer sử dụng chiết xuất đu đủ lên men trong sáu tháng đã giảm 40% lượng oxy hóa làm tổn hại DNA khiến bạn dễ bị lão hóa và ung thư. 
• Loại bỏ lượng sắt dư thừa: Bạn ăn đu đủ chín sẽ giúp cải thiện được tình trạng mất cân bằng oxy hóa nhờ vào hàm lượng lycopene có khả năng loại bỏ lượng sắt dư thừa, một yếu tố tạo ra các gốc tự do.
Đu đủ có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa và giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

3. Tác dụng của đu đủ giúp chống ung thư

Đu đủ là một loại trái cây duy nhất trong số 14 loại trái cây và rau quả có đặc tính chống ung thư ở các tế bào ung thư vú.
Nghiên cứu cho thấy rằng lycopene trong đu đủ có thể hỗ trợ bạn ngăn ngừa ung thư và có lợi cho những người đang điều trị căn bệnh này.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy những người lớn tuổi bị viêm và có tình trạng dạ dày tiền ung thư sử dụng đu đủ lên men đã giúp cải thiện bệnh. Tuy nhiên, tác dụng của đu đủ giúp chống ung thư vẫn cần nhiều nghiên cứu để chứng minh.
Nghiên cứu ban đầu cho thấy các chất chống oxy hóa trong đu đủ có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư và làm chậm tiến trình phát triển ung thư.

4. Đu đủ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch


Bạn thêm đu đủ vào chế độ ăn uống của mình sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Các chất chống oxy hóa và vitamin C trong đu đủ có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh tim mạch và tăng cường tác dụng bảo vệ cholesterol tốt HDL.

5. Tác dụng của đu đủ giúp chống viêm

Tình trạng viêm mãn tính là căn nguyên của nhiều bệnh. Bạn có chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh sẽ thúc đẩy quá trình viêm.
Các nghiên cứu cho thấy tác dụng của đu đủ có thể giúp bạn chống viêm nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa có trong đu đủ.

6. Tác dụng của đu đủ giúp làm đẹp da


Ngoài việc giữ cơ thể bạn khỏe mạnh, đu đủ còn giúp làn da của bạn trông săn chắc và trẻ trung hơn.
Gốc tự do dư thừa là nguyên nhân chính khiến da của bạn có nhiều nếp nhăn, chảy sệ và tổn thương da theo tuổi tác.
Vitamin C và lycopene trong đu đủ sẽ giúp bạn bảo vệ làn da và làm giảm các dấu hiệu lão hóa này. Ngoài ra, bạn bổ sung lecopene có trong đu đủ từ 10 – 12 tuần cũng giúp làm giảm tình trạng da bị cháy nắng.
Những phụ nữ lớn tuổi sử dụng hỗn hợp lycopene, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong 14 tuần đã giảm rõ rệt các nếp nhăn trên khuôn mặt.

7. Đu đủ giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa

Enzyme papain có trong đu đủ giúp cho protein dễ tiêu hóa hơn. Những người ở vùng nhiệt đới xem đu đủ là một phương thuốc chữa táo bón và các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích (IBS).
Trong một nghiên cứu, những người dùng công thức dựa trên đu đủ trong 40 ngày đã cải thiện đáng kể tình trạng táo bón và đầy hơi. Hạt, lá và rễ ở đu đủ cũng đã được chứng minh là điều trị loét ở động vật và ở người.

8. Đu đủ giúp bạn chế biến nhiều món ngon


 Đu đủ có hương vị độc đáo nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn loại quả chín và không giập nát. Tác dụng của đu đủ chín sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích nhất khi ăn.
Hương vị của đu đủ sẽ ngon hơn khi bạn để lạnh. Hơn nữa, loại quả này cũng có thể kết hợp với những loại thực phẩm khác để bổ sung hương vị cho món ăn thêm thơm ngon.
Dưới đây là một vài món ăn từ đu đủ mà bạn có thể chế biến để làm đa dạng hơn các món ăn từ loại trái cây này.
• Bữa sáng: Bạn cắt đu đủ ra tô rồi sau đó đổ sữa chua Hy Lạp vào và phủ lên trên một vài quả việt quất và các loại hạt xắt nhỏ.
• Nước sốt trái cây: Bạn cắt nhỏ đu đủ, cà chua, hành tây, ngò rồi sau đó thêm nước cốt chanh và trộn đều.
• Sinh tố đá xay: Bạn kết hợp đu đủ đã thái hạt lựu với nước cốt dừa và đá vào máy xay cho đến khi hỗn hợp mịn.
• Món salad: Bạn cắt nhỏ đu đủ và bơ thành khối, thêm thịt gà thái hạt lựu, đổ dầu ô liu và giấm lên mặt.
• Món tráng miệng: Bạn cắt nhỏ đu đủ vào 1 cái tô rồi cho vào 2 thìa súp (28g) hạt chia, 1 cốc (240 ml) sữa hạnh nhân và 1/4 thìa cà phê vani. Bạn trộn đều và để tủ lạnh trước khi ăn.
Bạn chỉ nên ăn đu đủ chín để nhận được nhiều tác dụng. Nếu đu đủ chưa chín thì bạn nên nấu chín trước khi ăn, nhất là trong thời kỳ đang mang thai vì đu đủ chưa chín thường có nhiều mủ, dễ kích thích các cơn co thắt.
Đu đủ là một loại trái cây không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn rất thơm ngon. Đặc biệt, tác dụng của đu đủ còn giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm. Loại quả này cũng có thể bảo vệ bạn khỏi các dấu hiệu lão hóa rõ rệt như giúp làn da của bạn luôn mịn màng và trẻ trung. Vì thế, bạn hãy thử thêm loại trái cây lành mạnh và ngon miệng này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình để vừa cải thiện sức khỏe vừa có một làn da đẹp hơn nhé.
                                                                                                            Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

9 Nguyên Nhân Khuyến Miệng Bạn Có Vị Ngọt


Tình trạng trong miệng có vị ngọt dù bạn không ăn các món có đường hay chất tạo ngọt có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần chữa trị. Bạn cần tìm hiểu đúng nguyên nhân ảnh hưởng vị giác của mình mới có thể cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.
Nếu miệng có vị ngọt dù không ăn đồ ngọt, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn và chữa trị dứt điểm. Những vấn đề sức khỏe gây ra tình trạng này có thể nghiêm trọng và cần được kiểm soát từ sớm. Bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân gây cảm giác ngọt trong miệng sau đây:

1. Mắc bệnh tiểu đường



Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến miệng có vị ngọt. Bệnh này ảnh hưởng tới cách cơ thể sử dụng insulin nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát lượng đường trong cơ thể và có thể dẫn tới tình trạng đường huyết tăng cao.
Bệnh này đôi khi có thể gây ra vị ngọt trong miệng cũng như các triệu chứng khác như:
  • Kiệt sức
  • Mắt bị mờ
  • Khát cực độ
  • Đi tiểu nhiều
  • Giảm khả năng nếm vị ngọt trong thực phẩm

2. Nhiễm toan xeton do tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra một biến chứng nghiêm trọng gọi là nhiễm toan xeton do tiểu đường. Biến chứng này là do cơ thể không thể sử dụng đường làm năng lượng mà lại dùng chất béo. Điều này khiến một loại axit có tên ketone tích tụ trong cơ thể. Lượng ketone quá nhiều có thể khiến miệng có vị ngọt.
Chứng nhiễm toan xeton do tiểu đường có thể gây ra các triệu chứng khác như:
  • Mệt mỏi
  • Đau bụng
  • Khát cực độ
  • Không tỉnh táo
  • Buồn nôn và nôn

3. Ăn theo chế độ low carb


Carb là nguồn nhiên liệu cơ thể thường dùng. Khi không đủ carb, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo để lấy năng lượng và khiến ketone tích tụ trong máu. Điều này có thể tạo ra vị ngọt trong miệng. Vậy nên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn low-carb hoặc chế độ ăn keto để đề phòng trường hợp ketone tích tụ quá cao gây ảnh hưởng sức khỏe.

4. Mắc các chứng nhiễm trùng

Các chứng nhiễm trùng đường thở có thể ảnh hưởng tới khả năng cảm nhận vị của não. Bên cạnh đó, các bệnh nhiễm trùng thường thấy như cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm xoang cũng có thể khiến nước bọt có nhiều glucose. Glucose là một loại đường nên có thể gây ra cảm giác ngọt trong miệng. Khi điều trị được những chứng nhiễm trùng này, tình trạng vị ngọt trong miệng có thể được cải thiện đáng kể.

5. Các vấn đề về hệ thần kinh


Các tổn thương ở hệ thần kinh có thể khiến miệng có vị ngọt dai dẳng. Bên cạnh đó, những ai bị động kinh hoặc từng bị đột quỵ có thể bị rối loạn giác quan dẫn tới khứu giác và vị giác bị ảnh hưởng.

6. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Một số người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng thấy miệng mình có vị ngọt hoặc vị kim loại. Điều này là do các axit giúp tiêu hóa thức ăn chảy ngược vào thực quản và miệng. Khi mắc chứng này, bạn thường cảm nhận vị ngọt ở phần cuống lưỡi.

7. Đang trong thai kỳ


Thai kỳ khiến mức độ hormone trong cơ thể tăng cũng như gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Điều này có thể khiến cách bạn cảm nhận hương vị và mùi thay đổi. Phụ nữ mang thai có thể thấy miệng có vị ngọt hoặc vị kim loại. Bên cạnh đó, tình trạng vị giác thay đổi cũng có thể do một số bệnh như trào ngược dạ dày thực quản hoặc tiểu đường thai kỳ.

8. Đang dùng một số thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra vị ngọt trong miệng. Ví dụ như thuốc hóa trị thường có thể làm thay đổi vị giác của bạn. Nếu vị ngọt trong miệng ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hoặc chất lượng cuộc sống, bạn nên nhờ bác sĩ kê một số thuốc thay thế.

9. Mắc ung thư phổi

Ung thư phổi tuy không phải nguyên nhân gây vị ngọt trong miệng thường thấy nhưng bạn cũng không nên bỏ qua lý do này. Các khối u trong phổi hoặc đường hô hấp cũng có thể làm tăng mức độ hormone và ảnh hưởng đến vị giác.
Những nguyên nhân gây cảm giác ngọt trong miệng có thể nghiêm trọng nên bạn cần đi khám sớm. Bác sĩ thường sẽ giúp bạn thực hiện kiểm tra thể chất cùng các xét nghiệm chẩn đoán. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về tiền sử bệnh tình cũng như các loại thuốc bạn đang dùng. Các xét nghiệm bạn có thể sẽ phải làm là:
  • Nội soi để kiểm tra các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
  • Chụp CT hoặc MRI để kiểm tra các dấu hiệu khối u và ung thư
  • Quét não để kiểm tra tổn thương thần kinh và kiểm tra phản ứng thần kinh
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, nồng độ hormone và đường huyết
Khi đã xác định nguyên nhân khiến miệng có vị ngọt, bác sĩ sẽ đề xuất cách chữa trị phù hợp với từng nguyên nhân.
Nếu gặp tình trạng trong miệng có vị ngọt, bạn cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn và chữa trị sớm. Đôi khi, vị ngọt trong miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh rất nguy hiểm đấy.
                                                                                                        Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Bệnh gút: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Gút (bệnh gout) hay thống phong là một bệnh chuyển hóa có triệu chứng nổi bật ở các khớp. Nguyên nhân là do tích tụ nhiều axit uric trong máu. Các axit này sẽ lắng động trong khớp gây ra bệnh. Người mắc bệnh gút thường xuyên bị đau đớn và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát. Gút là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.




Định nghĩa bệnh gút

Bệnh gút (bệnh gout, thống phong) là bệnh gì?

Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. Đặc trưng của bệnh gút là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng tấy ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.
Mặc dù bệnh có thể gây khó chịu và thậm chí làm bạn bị stress và mất ngủ trong thời gian dài do đây là bệnh mãn tính, gút vẫn có thể chữa trị được và bạn có thể phòng tránh bệnh tái phát dễ dàng.

Triệu chứng bệnh gút

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút là gì?

Dấu hiệu bệnh gút thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Sau đây là các triệu chứng chính:
  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm
  • Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở khớp khi đụng vào
  • Khớp chuyển sang màu sưng đỏ
  • Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.
Các triệu chứng bệnh gút thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm. Hầu hết các biểu hiện của bệnh gút thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.
Ngoài ra, một người bị gút từ 6–12 tháng với cường độ khác nhau mỗi ngày. Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng, vì vậy bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các giai đoạn của bệnh gút là gì?

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:
◊ Giai đoạn 1. Ở giai đoạn này, mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gút. Bạn có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi họ bị bệnh sỏi thận.
◊ Giai đoạn 2. Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, bạn sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.
◊ Giai đoạn 3. Ở giai đoạn 3 này, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp. Đây là giai đoạn sẽ xuất hiện các khối chất nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng hơn và có thể phá hủy sụn.
Hầu hết người bị bệnh gút chỉ mắc 1 hoặc 2 giai đoạn, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn thấy đau khớp bất thình lình và dữ dội, bạn cần đi khám ngay. Mặc dù điều trị gút không quá khó khăn nhưng chẩn đoán chậm có thể làm bệnh diễn tiến nặng hơn và dẫn tới tổn thương khớp vĩnh viễn. Ngoài ra, bạn phải đi cấp cứu ngay nếu bị sốt kèm đau và sưng tấy khớp, để loại trừ viêm khớp do nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh gút

Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?

Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể. Chúng sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với những bệnh nhân bị gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.
Nguyên nhân nào làm cho axit uric tăng cao trong cơ thể? Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do bạn thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm chứa purine. Purine là chất có sẵn trong cơ thể, nhưng một số thực phẩm cũng chứa nhiều chất này. Bạn càng ăn nhiều purine, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh gout.
Khi mắc bệnh gút, cơn đau cấp có thể xuất hiện nếu bạn bị thương, mắc bệnh cấp tính, phẫu thuật, ăn quá nhiều thức ăn hoặc uống rượu.

Nguy cơ mắc bệnh gút

Những ai thường mắc phải bệnh gút (thống phong)?

Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi thường mắc bệnh này nhiều hơn trong khi phụ nữ là trong giai đoạn sau mãn kinh. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút (thống phong)?

Bên cạnh nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là ăn nhiều thực phẩm chứa purine, còn rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, như:
  • Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản
  • Tuổi tác và giới tính. Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi
  • Uống nhiều bia trong thời gian dài
  • Béo phì
  • Có người nhà từng bị gút. Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh gout, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này
  • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật
  • Tăng cân quá mức
  • Tăng huyết áp
  • Chức năng thận bất thường
  • Sử dụng một số loại thuốc nhất định. Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong thể, chẳng hạn như:
    • Aspirin. Thuốc giảm đau này sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric nếu bạn uống thường xuyên 1–2 viên mỗi ngày
    • Thuốc lợi tiểu
    • Thuốc hóa trị liệu
    • Các loại thuốc có thể làm giảm hệ miễn dịch như cyclosporine.
  • Tiền sử mắc một số bệnh như tiểu đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, huyết áp cao.
  • Mất nước. Nếu thiếu nước, cơ thể khó loại bỏ axit uric qua nước tiểu, do đó làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả bệnh gút

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh gút (thống phong)?

Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác. Bạn có mức axit uric cao không có nghĩa là đã mắc bệnh gout.
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán từ bệnh sử và khám lâm sàng. Ngoài ra, các bác sĩ có thể làm xét nghiệm đo nồng độ acid uric trong máu nhưng xét nghiệm này có thể không đáng tin cậy, vì không phải ai có nồng độ acid uric trong máu cao cũng bị gút. Cách chắc chắn nhất để chẩn đoán bệnh gút chọc hút dịch khớp. Phương pháp này sử dụng kim lấy chất dịch từ khớp. Chất dịch này được kiểm tra xem liệu có chứa các tinh thể axit uric hay không. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể tiến hành một số xét nghiệm khác để đảm bảo kết quả chẩn đoán như:
  • Phân tích chất lỏng hoạt dịch
  • Thử máu. Xét nghiệm nhằm giúp bác sĩ xác định lượng axit uric có cao hay không
  • Chụp X-quang khớp
  • Siêu âm khớp
  • Chụp CT.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh gút (thống phong)?

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như indomethacin và naproxen để giảm đau cho bạn khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng corticosteroid, một loại kháng viêm mạnh để điều trị. Loại corticosteroid phổ biến nhất là thuốc prednisone. Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng colchicine nếu NSAIDs và corticosteroid không có tác dụng. Bạn nên sử dụng thuốc càng sớm càng tốt khi cơn đau bất ngờ xảy ra. Sau khi bạn uống thuốc, cơn đau thường sẽ biến mất trong vòng 12 giờ.
Để ngăn ngừa các cơn đau nghiêm trọng tái phát trong tương lai, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống hằng ngày như allopurinol hoặc probenecid. Các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn.

Những biến chứng nào có thể xảy ra nếu bạn không dùng thuốc trị gout?

Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn. Thực tế, bệnh này không thể gây ra các vấn đề sức khỏe sau:
  • U cục tophi. Bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.
  • Tổn thương khớp. Nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.
  • Sỏi thận. Nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể axit uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn trong thận. Điều này sẽ gây ra sỏi thận.

Chế độ sinh hoạt hợp lý khi mắc bệnh gút

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gút (thống phong)?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
  • Giảm cân nếu bạn đang béo phì
  • Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi và cá trống
  • Ngừng uống rượu
  • Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia
  • Tập thể dục hằng ngày
  • Uống cà phê và bổ sung vitamin C (có thể có ích ở một số người)
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purine
  • Có chế độ ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
  • Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
  • Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
  • Uống nhiều nước.

Bệnh gout nên ăn gì?


Đối với hầu hết các bệnh, chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển bệnh. Ở người mắc bệnh gout, việc có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng của bệnh. Vậy bệnh gout nên ăn gì? Hãy cũng tham khảo một số gợi ý sau:
  • Thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo (dưa chuột), củ sắn, cà chua…
  • Nước. Bạn nên uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày nếu mắc bệnh gout.
  • Nước khoáng không ga, có độ kiềm cao. Điều này giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận.
  • Không uống rượu, bia, cà phê, trà.
  • Duy trì cân nặng hợp lí.
Khi được chẩn đoán bệnh gút, bạn sẽ được bác sĩ khuyên về việc thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt. Tuy thuốc allopurinol có thể giúp đào thảo bớt axit uric nhưng chế độ ăn rất quan trọng trong việc ngăn ngừa tái phát đợt gút cấp. Khi nghi ngờ bản thân bị gút, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kê toa và tư vấn cụ thể. Rất tiếc, hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn bệnh nhưng với các loại thuốc hỗ trợ và thói quen ăn uống lành mạnh, bạn hoàn toàn có khả năng khống chế bệnh và có cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gửi thư qua email hoặc đặc câu hỏi trức tiếp trên mạng xã hội vào giơ hành chính bạn nhé. cảm ơn
                                                                                               tác giả: Đông y gia truyền Tấn Khang

Top 5 thực phẩm giải độc gan hiệu quả mà không phải ai cũng biết.


Những điều ít biết về gan

Bạn có biết rằng, gan chịu trách nhiệm cho hơn 500 chức năng trong cơ thể. Là tuyến lớn nhất trong cơ thể, gan giúp cho bạn sống và khỏe mạnh. Một số điều quan trọng nhất cần lưu ý về vai trò của gan là: Các tế bào gan có tác dụng hấp thu và phân hủy chất béo để tạo ra năng lượng, chức năng gan còn giúp ổn định đường huyết, nếu lượng đường trong máu tăng, gan sẽ dự trữ đường dưới dạng glycogen và khi lượng đường trong máu thấp, lượng glycogen sẽ được gan phá vỡ và đẩy đường vào trong máu. Chức năng quan trọng nhất của gan chính là thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố.
Thống kê cho thấy, các bệnh về gan ngày càng gia tăng do thói quen ăn uống không lành mạnh, dùng đường tinh luyện, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… Bởi vậy, làm cách nào để giải độc gan đơn giản, hiệu quả là thắc mắc của không ít người. 
Những thực phẩm giải độc gan hiệu quả

Có nhiều thực phẩm giải độc gan hiệu quả

Trà xanh

Trà xanh được biết đến là một thức uống có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là có lợi cho gan. Một nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy uống 5-10 tách trà xanh mỗi ngày có thể giúp giải độc gan một cách hiệu quả. Catechin trong trà xanh là một hợp chất giúp hỗ trợ chức năng gan. Trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa khác giúp chống lại các gốc tự do gây hại tế bào, ngăn cản sự hình thành các yếu tố bất thường gây ung thư.
Trà xanh là thực phẩm giải độc gan hiệu quả

Bắp cải

Ăn bắp cải giúp kích thích các enzyme giải độc gan, giúp loại bỏ độc tố, giải độc tố phóng xạ, kích thích sự tăng trưởng tế bào. Hơn thế nữa, bắp cải còn có tính kiềm, giúp thanh nhiệt, giảm tích tụ chất béo, tốt cho sức khỏe tổng thể. 
Bạn có thể làm được nhiều món với bắp cải như luộc, xào, muối dưa thậm chí làm nước ép rau bắp cải. 
Yến mạch
Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc nguyên cám có chứa rất nhiều chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm việc lưu trữ đường trong gan, do đó tránh quá tải cho gan và còn giúp giải độc gan một cách hiệu quả. Yến mạch cũng giúp ngăn ngừa táo bón, hạn chế tăng đột biến lượng đường trong máu. 
Ngoài yến mạch, bạn có thể ăn gạo lứt, hạt quinoa – đây đều là những loại ngũ cốc nguyên cám giàu chất xơ. 

Nghệ

Không chỉ được dùng trong ẩm thực, nghệ đã được sử dụng ở Ấn Độ cho mục đích y học trong nhiều thế kỷ. Curcumin trong củ nghệ có đặc tính sinh học mạnh mẽ. Nghệ giúp các enzyme loại bỏ độc tố, hỗ trợ gan trong việc giải độc kim loại, đồng thời thúc đẩy sản xuất mật.
Bạn có thể uống sữa nghệ để tăng khả năng giải độc gan

Tỏi

Tỏi chứa các hợp chất giúp kích hoạt các men gan, giúp giải độc gan một cách hiệu quả. Tỏi cũng chứa một lượng lớn selen - một vi chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng nồng độ enzyme chống oxy hóa tự nhiên trong gan.

Tỏi chứa các hợp chất giúp giải độc gan tốt hơn
Các loại thực phẩm trên chỉ là bổ trợ, có nghĩa là giúp hỗ trợ phần nào cho việc giải độc gan, đặc biệt là nhiễm độc gan do thuốc tân dược hoặc hóa chất. Để giải độc gan hiệu quả, bạn nên tìm hiểu các bài thuốc Đông y có tác dụng tiêu độc, nhuận gan, kiện tỳ. 

Giải độc gan nhờ bài thuốc tiêu độc, nhuận gan, kiện tỳ, tăng cường khí huyết

Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh gan, suy giảm chức năng gan. Tuy nhiên, nếu sản xuất theo các bài trong sách hoặc lan truyền trên internet thì khó mà có hiệu quả. Tuy hiếm nhưng có một số bài thuốc bí truyền có hiệu quả thực sự. Bài nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết bí truyền trong dân gian là một ví dụ.
Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Đông y thế hệ 2 Tonka có hiệu quả vượt trội. Thuốc Tonka đã được nghiên cứu lâm sàng, so sánh hiệu quả với Silymarin (thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh gan) đã được Bộ Y tế phê duyệt và nghiệm thu. Kết quả cho thấy: thuốc Tonka làm giảm các enzyme gan và các triệu chứng bệnh gan tương đương với Silymarin trên các bệnh nhân viêm gan B, C, bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ, gan nhiễm độc…

                                                                                                                                                                                   Đinh bá Tường
                                                                                                                                                                   theo bệnh lý xương khớp