Đau cổ vai gáy là tình trạng phổ biến thường gặp ở những người trung niên, cao tuổi. Đó có thể chỉ là do một số nguyên nhân cơ học, thế nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để từ đó có các phương pháp điều trị dứt điểm, dự phòng tái phát.
Đau cổ vai gáy là bệnh gì?
Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy bị co cứng, gây cảm giác đau đớn, hạn chế vận động vùng cổ của người bệnh. Tình trạng đau cổ vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy.
Thông thường, các cơn đau mỏi chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi khỏi, thế nhưng khi các cơn đau cổ, cứng cổ, đau nửa đầu vai gáy kéo dài nhiều ngày và liên tục, thì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Đau cổ vai gáy là triệu chứng đặc trưng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khi đó, các gai xương sẽ xuất hiện, gây chèn ép các dây thần kinh ở vai gáy, tạo cảm giác khó chịu, đau đớn.
- Đau vai gáy do vôi hóa cột sống: Canxi lắng đọng tại các dây chằng bám vào thân đốt sống, đĩa sụn, mấu ngang của cột sống, khiến cột sống bị vôi hóa và dần dần phát triển thành gai xương. Các gai xương chèn ép các dây thần kinh, gây nên tình trạng đau cổ, đầu đầu sau gáy.
- Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Đây là lý do gây nên tình trạng đau cổ vai gáy ở một số đối tượng cụ thể như nhân viên văn phòng, công nhân, lái xe,… Do phải ngồi và làm việc một chỗ liên tục trong nhiều giờ khiến các cơ bị căng giãn quá mức, gây đau mỏi bên trong bả vai, cổ, sau gáy.
- Viêm bao khớp vai: Các cơn đau thường tập trung ở một bên khớp vai khi trở trời, cơn đau tăng dần khi nằm nghiêng; các cơn đau sẽ lan dần lên bả vai, cổ, gáy.
- Bệnh túi mật: sỏi mật xuất hiện khi túi mật không thể hoạt động bình thường, xuất hiện các cơn đau cổ vai gáy hoặc giữa bả vai.
- Rối loạn chức năng thần kinh: Dây thần kinh bị ép kéo căng hoặc giãn quá mức sẽ gây rối loạn chức năng thần kinh, dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy.
Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy
Bên cạnh những nguyên nhân có thể do bệnh lý gây ra, đau cổ vai gáy cũng có thể do các tác nhân cơ học gây ra, cụ thể là:
- Thói quen sinh hoạt: Do tư thế nằm ngủ gối đầu quá cao, dựa đầu vào ghế hay nằm nghiêng, co quắp,.. cũng ảnh hưởng tới quá trình cung cấp máu tới các vị trí cổ vai gáy.
- Lao động nặng nhọc quá sức: Triệu chứng đau cổ vai gáy chủ yếu xảy ra ở nhóm đối tượng lao động nặng, làm việc chân tay, khuân vác vật nặng, làm việc quá sức.
- Chấn thương, tai nạn: Đau cổ vai gáy cũng có thể do tai nạn, va đập mạnh hay tập luyện sai cách, gây ra những cơn đau âm ỉ.
- Căng thẳng, trầm cảm: Cơ thể và tinh thần mệt mỏi, stress trong thời gian dài sẽ gây áp lực lớn lên hệ cơ xương, cột sống.
Triệu chứng đau cổ vai gáy
Người bệnh thường có tính chủ quan, xem nhẹ tình trạng đau cổ vai gáy, bởi vì họ chưa hiểu rõ mức độ nguy hiểm mà nó đem lại. Nếu như cơn đau chỉ là tạm thời, chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn hoặc xoa bóp là sẽ khỏi, nhưng nếu các cơn đau vẫn kéo dài âm ỉ kèm theo những triệu chứng sau thì phải hết sức cẩn thận:
- Cơn đau xuất hiện vào buổi sáng sớm, khi vừa thức dậy hoặc đau ngay sau khi khiêng vác vật nặng hay vận động mạnh.
- Cơn đau sẽ càng trầm trọng hơn khi chuyển lạnh, khi đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi và đau hơn khi vận động.
- Những cơn đau đột ngột xảy ra, có thể hết nhanh chóng sau vài tiếng nhưng cũng có thể là vài ngày.
- Lúc đầu chỉ đau ở một khu vực cụ thể nhưng dần dần sẽ đau sang cả cánh tay, khuỷu tay, mất cảm giác ở tay.
- Đau kèm theo hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai, loạng choạng thì có thể bệnh đã trở nặng.
- Đau cổ vai gáy diễn ra liên tục khiến người bệnh mệt mỏi, cau có, khó chịu, chán ăn, mất ngủ, tư duy kém đi.
Cách chữa đau cổ vai gáy
- Thuốc giảm đau toàn thân: Paracetamol, codein, tramadol.
- Thuốc chống, kháng viêm xương khớp NSAID truyền thống: Ibuprofen, Naproxen.
- Thuốc giãn cơ, giảm đau tức thì: Coltramyl, Mydocalm.
- Thuốc chống trầm cảm: Trazodone, Amitriptylin.
Chữa đau cổ vai gáy bằng Đông y
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, giúp hỗ trợ điều trị giảm đau cổ vai gáy nhanh chóng và đẩy nhanh quá trình điều trị của người bệnh. Một số phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả cao: châm cứu, hồng ngoại, chườm nóng/lạnh, ngâm bùn khoáng, mát xa, xoa bóp,…
Bài thuốc nam chữa đau cổ vai gáy
- Cây xấu hổ: Lấy 50g rễ cây xấu hổ, thái nhỏ, tẩm rượu sao thơm lên. Sau đó đun cùng 400ml nước đến khi còn 100ml thì dừng.
- Gừng tươi: Dùng 2,3 củ gừng tươi giã nát, thêm chút muối và giấm gạo trộn đều, đắp hỗn hợp thuốc lên vị trí bị đau cổ vai gáy khoảng 15 phút.
- Xương rồng: Sử dụng 2 nhánh xương rồng, loại bỏ hết gai, băm nhuyễn, xào nóng cùng giấm, cám gạo, muối hột, phèn chua; đắp trực tiếp lên vùng bị đau trong 30 phút mỗi ngày.
Bài tập chữa đau cổ vai gáy tại nhà
- Tư thế nhân sư: Nằm sấp, chân duỗi thẳng, hai tay chống dưới sàn, khuỷu tay hướng ra sau. Giữ chặt lưng, mông, đùi và từ từ dùng hai tay nâng phần thân trên đảm bảo bụng không rời khỏi sàn, ưỡn ngực, cằm hướng ra trước, hít sâu. Giữ tư thế trong 15 giây, lặp lại 5-7 lần.
- Tư thế con bò: Chống hai tay và đầu gối xuống sàn, giữ vai thẳng với cổ tay, hông thẳng với đầu gối. Hít sâu, thả lỏng phần bụng hướng xuống sàn, ưỡn ngực, ngẩng đầu lên. Thở ra chậm rãi, hóp bụng và đẩy cong phần lưng lên trần nhà, siết chặt cơ mông, lặp lại từ 5-10 lần.
- Tư thế vặn mình: Bệnh nhân ngồi tư thế xếp bằng dựng chân trái lên và ra ngoài gối chân phải; Tay trái chống về sau tạo thành đường thẳng vuông góc và cách mông một gang tay; Vặn và siết người về phía sau; Đầu hướng về phía sau để thư giãn; giữ nguyên vị trí từ 15-20 giây rồi đổi bên, làm từ 5-10 lần.
Bên cạnh việc theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích để có thể rút ngắn quá trình điều trị bệnh.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang
Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020