Browsing "Older Posts"

20 Thực Phẩm Khỏi Lo Cho Người Đau nhức Xương Khớp Nên ăn gì


Nếu bạn bị đau nhức xương khớp, bạn chắc chắn đã thử rất nhiều thuốc trên thị trường để giúp giảm đau. Ngoài ra, có rất nhiều loại thực phẩm có thể giúp bạn làm đau khớp.
Thực phẩm là liều thuốc giảm đau tự nhiên, an toàn, tốt cho sứ khỏe có tác dụng chữa bệnh viêm khớp, đau nhức. Vậy đau nhức xương khớp nên ăn gì?
Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành với nhiều loại thực phẩm khác nhau để tìm ra những loại thực phẩm có đặc tính chống viêm, giảm đau sụn khớp và xương dưới sụn, hạn chế những cơn đau nhức, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
1.Trái dứa
Trái cây này rất giàu bromelain, một enzyme tiêu hóa protein. Trái cây nhiệt đới này có lợi trong việc làm giảm chứng viêm. Nếu được tiêu thụ hàng ngày, nó cũng có thể giúp làm giảm chứng đau nhức xương khớp. Tốt nhất nên ăn dứa trong các bữa ăn, enzyme sẽ được sử dụng tiêu hóa thức ăn của bạn.
2.Cam, quýt
Quả cam, quýt có gốc tự do đóng một vai trò làm dịu cơn đau khớp. Hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm xương khớp hiệu quả
3.Dầu ô liu
Dầu ôliu rất tốt cho sức khỏe, bao gồm các chất béo không hòa tan lành mạnh và chứa một hợp chất gọi là oleocanthal. Hợp chất này ngăn ngừa đau khớp liên quan đến viêm khớp.
4.Táo
Trái cây này có chứa boron, một chất khoáng có thể làm giảm nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Đối với những người đang bị viêm khớp, đau khớp cần bổ sung táo vào chế độ ăn uống hàng ngày để giảm bớt cơn đau.
5.Dưa vàng
Dưa vàng có chứa một lượng lớn vitamin C và beta-carotene. Hai yếu tố này có tác dụng kiểm soát sự oxy hóa và gốc tự góp phần gây ra đau nhức xương khớp.
6.Gia vị, hương liệu
Một số loại gai vị hương liệu mà bạn nên thêm vào các món ăn hàng ngày như hạt tiêu, nghệ, quế… Điều này thực sự có ích cho những người bị viêm khớp, giúp làm dịu cơn đau khớp hiệu quả.
7.Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ có chứa capsaicin. Thành phần này cũng được tìm thấy trong hạt tiêu giúp tạo ra nhiệt trong cơ thể. Năng lượng nhiệt này giúp ngăn chặn cơn đau nhức xương khớp bằng cách kích thích các tế bào thần kinh hạn chế cung cấp chất P, chất được sử dụng để giúp truyền tín hiệu đau.
8.Tỏi
Tỏi có chứa lưu huỳnh đã được sử dụng phổ biến nhiều năm qua để giúp giảm đau khớp và các triệu chứng của viêm xương khớp.
9.Cá biển
Các loại cá biển cung cấp nguồn axit béo omega-3 lớn như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, cá mòi, cá tuyết… có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm rất tốt và giảm căng cứng khớp vào buổi sáng ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
10.Trái xoài
Được coi là “vua” của các loại trái tây tốt nhất để giảm đau khớp. Xoài có chứa thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ và Vitamin C. Nên ăn xoài thường xuyên để phòng ngừa và giảm đau nhức xương khớp
11.Nho
Một trong những loại trái cây tốt nhất để giảm đau khớp là nho do có chứa nhiều protein giúp giảm viêm khớp
12.Cải bó xôi
Các loại rau lá xanh đặc biệt là cải bó xôi (rau chân vịt) là những thực phẩm tốt cho khớp gối. Các nhà khoa học Úc đã phát hiện trong cải bó xôi có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa Lutein và Zeaxanthin. Những chất này có thể giúp giảm đau đầu gối do viêm xương khớp. Đồng thời cũng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý về mắt.
13.Hành tây
Người bị đau xương khớp nên ăn gì? Hành tây cũng thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. Hành tây rất giàu Quercetin, một loại flavonoid có đặc tính kháng viêm mạnh, đồng thời giảm đau xương khớp hiệu quả.
14.Quả hạch
Các loại hạt tiêu tốt nhất để ăn khi bạn đang gặp những vấn đề về xương khớp như hạnh nhân, đậu phộng. Đây là những nguồn cung cấp boron là khoáng chất giúp cho xương khớp luôn chắc khỏe.
15.Quả anh đào
Quả anh đào màu có chứa các chất giảm đau tự nhiên. Bất kỳ loại anh đào nào cũng có tính chống viêm đặc biệt này. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2013 đã công bố trên Osteoarthritis and Cartilagecho biết sử dụng nước ép anh đào thường xuyên có thể cải thiện được đáng kể những cơn đau và cứng khớp.
16.Sữa chua
Sữa chua có tác dụng giảm đau khớp hiệu quả, được coi là liều thuốc chống viêm tự nhiên, giảm tình trạng đau khớp và căng cứng các khớp vào buổi sáng.
17.Nước ép quả lựu
Nếu đầu gối của bạn cảm thấy đau nhức dữ dội thường xuyên, hãy thử uống một cốc nước lựu vào chế độ ăn uống hàng ngày. Các thành phần có trong quả lựu có khả năng chống viêm và chống oxy hoá giúp giảm đau khớp.
18.Trà xanh
Uống một ly nước trà xanh mỗi ngày không chỉ có lợi cho việc giảm cân, mà còn rất tốt để điều trị chứng đau nhức xương khớp.
19.Nước
Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết khi bạn đang bị bệnh viêm khớp sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đau. Đặc biệt là vào mùa đông, bạn cần uống nhiều nước để duy trì hoạt động trơn tru giữa hai đầu khớp xương.
Chỉ cần sử dụng 10 cách chữa đau nhức xương khớp tại nhà – Cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.
Chế độ tập luyện phù hợp, đúng cách và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau nhức do viêm khớp, thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra để giảm các cơn đau nhức khớp, người bệnh có thể dùng thêm thuốc Tây hoặc thuốc Đông y để điều trị. Thuốc Tây giúp giảm các cơn đau nhanh chóng, tuy nhiên sử dụng nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ như loét dạ dày, tá tràng, gây phù, tăng huyết áp,.. Và ảnh hưởng xấu đến gan, thận
Nếu như cơn dau do bệnh lý viêm xương khớp, thoát vị đĩa đệm thì cần dùng các loại thuốc Đông y để điều trị bệnh an toàn, tác động từ nguyên nhân gây bệnh
Đông y đẩy lùi các triệu chứng đau nhức thông qua việc lưu thông khí huyết ở cân, cơ xương. Đẩy lùi tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can, tăng cường chức năng cột sống, sức khỏe tổng thể. Từ đó ngăn ngừa và điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả như thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, thoát vị đĩa đệm nhằm phục hồi chức năng, cấu trúc của xương khớp.
Mọi thông tin cần tư vấn về bệnh đau nhức xương khớp, cột sống, bạn có thể gọi điện tới số 0344533134 để được giải pháp nhanh chóng và chính xác nhất.
Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Video Hướng Dẫn Mát Xa Toàn Thân


Với các video hướng dẫn cách mát xa toàn thân, dạy massage toàn thân cho cả nam – nữ đặc sắc. Thao tác đơn giản, chỉ dẫn chi tiết từng thao tác: massage toàn thân cho nam như thế nào? Mát xa cho nữ ra sao? Cách massage body cho nam nữ riêng biệt cùng với hướng dẫn matxa toàn thân cho tất cả mọi người về mát xa cho chồng/vợ cực đã thoải mái và thăng hoa.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tuần tự từ chung đến riêng lẻ. Đầu tiên sẽ là hướng dẫn matxa toàn thân chung nhất cho mọi đối tượng. Sau đó, sẽ là cách matxa riêng cho nam hoặc nữ nhé! Bắt đầu thôi!

Hướng dẫn cách mát xa toàn thân nam và nữ

Để có được kết quả tốt, bạn phải lĩnh hội được rất nhiều kỹ thuật massage toàn thân. Bao gồm: massage đầu, lưng, tay, chân và các cách massage body cho nam đặc biệt khác (tùy theo nhu cầu và mong muốn như thư giãn, giảm đau hay giảm béo).


Những hướng dẫn dưới này của chúng tôi có thể áp dụng chung cho nhiều đối tượng khác nhau: cả nam và nữ. Chúng sẽ tuần tự từ đầu và chuyển dần xuống chân. Nên bạn hãy đọc chi tiết từng mục dưới đây để học cách massage toàn thân chính xác nhé!

Hướng dẫn massage đầu

Đầu tiên, bạn cần phân chia cụ thể các vùng cần matxa như: trán, đỉnh đầu, phía sau đầu và gáy. Tùy theo nhu cầu của bạn, nếu không muốn, bạn có thể bỏ qua bất cứ phần nào. Ở đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn mát xa chung cho từng vùng như đã liệt kê nhé!

Đầu tiên là chuẩn bị.

Bạn cần xòe các ngón tay thành hình cánh bướm. Sao cho hai ngón cái giáp nhau. Đặt tay lên đầu, hai ngón cái thẳng sống mũi, các ngón tay và lòng bàn tay ôm trọn phần đỉnh đầu.

Bắt đầu mát xa vùng trán.

  • Bạn dùng 2 ngón tay miết nhẹ nhàng vùng trán từ giữa trán ra hai bên thái dương. Miết phần sát chân tóc, trung tâm trán và sát lông mày.
  • Tiếp theo, thực hiện vuốt ở ấn đường (giữa hai lông mày), kéo sang day hai bên thái dương. (như video massage toàn thân – matxa vùng đầu được hướng dẫn)

Video clip massage toàn thân – massage vùng đầu


– Tiến hành vỗ: khum hai bàn tay lại, vỗ nhẹ phần trước đầu (từ trán đến đỉnh đầu)
– Đấm: Một tay áp vào đây, tay còn lại đấm lên mu bàn tay để tác động gián tiếp lên. Đấm với lực nhẹ nhàng từ phải qua trái.
– Bấm huyệt: bấm huyệt là công việc khá phức tạp, bạn có thể thực hiện như video hướng dẫn nếu cảm thấy tự tin hoặc đầu bị đau nhức cần tác động đến các huyệt đạo. Một cách khác để thư giãn đó là sử dụng ghế massage có phần mát xa đầu, hoặc các thiết bị hỗ trợ. Chúng sẽ giúp bạn bấm huyệt chính xác hơn.
– Chặt: Tác dụng lên đầu bằng mé bàn tay sát ngón út, giống như động tác chặt. Bạn có thể sử dụng cả hai tay chặt liên tiếp. Hoặc chặt đơn (các đầu ngón tay tương ứng chạm nhau, hai tay hợp nhất hơi khum). Cần điều chỉnh lực chặt thật nhẹ nhàng để thư giãn từ từ và không gây đau đớn.
– Thư giãn nhẹ: Các đầu ngón tay ôm trọn lấy đầu. Dồn lực vừa phải lên ngón tay, kéo chúng lên đỉnh đầu.
Lưu ý: Bạn cần điều chỉnh lực thật tốt. Vì phần đầu khá nhạy cảm, nếu sử dụng lực quá mạnh sẽ có thể ảnh hưởng gián tiếp đến não và hệ thần kinh trung ương.

Hướng dẫn cách massage lưng-vai


Lưng và vai tuy là vùng cơ thể khá rộng, bao gồm khá nhiều phức hợp của xương và cơ. Ở phần này bả vai hay đau mỏi nhất là hai bả vai, phần cơ vai, và thắt lưng. Vì vậy, khi chăm sóc, hãy tập trung vào những điểm này. Sau đây là hướng dẫn massage lưng cơ bản dành cho bạn:

Đầu tiên là tiếp xúc nhẹ nhàng.

Bạn làm ấm đôi tay bằng cách xoa chúng vào nhau. Áp lòng bàn tay lên lưng và xoa nhẹ nhàng toàn bộ phần lưng theo chiều dọc (Có thể dùng tinh dầu tùy sở thích)

Tạo bàn tay thành hình chữ V với ngón cái chĩa ra, 4 ngón còn lại chụm vào nhau.

Đặt tay lên lưng sao cho hai ngón cái ở sống lưng, các ngón còn lại chĩa sang hai bên sườn. Massage từ thắt lưng lên vai theo thứ tự miết rồi ấn. Sử dụng lực miết ở bàn tay và lực ấn ở hai ngón tay cái. Khi lên đến phần vai, dừng lại và day phần cơ ở hai bên bả vai.

Sử dụng lực ở cổ tay, day và ấn nhẹ nhàng toàn bộ lưng.

Sau đó, nắm tay lại, day hai bên cột sống. Thực hiện động tác chặt tương tự như với đầu trên toàn bộ lưng. (Tiến hành chặt ngang)
– Thư giãn lưng bằng cách di chuyển các đầu ngón tay rồi xoa bóp nhẹ nhàng toàn bộ lưng.

Đối với vai

Bạn chủ yếu thực hiện các động tác xoa bóp và vuốt để giảm đau và căng cứng phần cơ vai, đồng thời thư giãn cho đôi vai. Hãy theo dõi video mát xa dưới đây để biết cách massage thư giãn đơn giản và hiệu quả. 
Lưu ý: Bạn có thể tự điều chỉnh các động tác và các bước thực hiện. Chỉ cần ghi nhớ nguyên tắc, thư giãn-tăng tiến tác động-thư giãn. Và đừng sử dụng lực quá mạnh nhé!

Cách thư giãn bàn tay và đôi chân

Tay và chân chủ yếu là cơ bắp chỉ có bàn chân và bàn tay là có một số huyệt vị mà chúng ta cần lưu ý. Vẫn tuân theo những cách thức massage trước đó, bạn cũng tiến hành sử dụng tay để thư giãn những vùng cơ bắp trên tay và chân.

– Massage phần cơ bắp:

Đối với phần cơ bắp ở chân và tay. Nếu chỉ muốn thư giãn, bạn chỉ cần nhào, miết và xoa bóp nhẹ nhàng là đủ. Nhưng nếu phần cơ đó bị căng cứng hoặc đau nhức. Thì sau khi thư giãn, làm mềm cơ, bạn cần tác động mạnh hơn.
Day và miết tập trung vào vùng đau mỏi bằng ngón tay cái sẽ khá hiệu quả đấy. Hãy dùng động tác hình chữ V, sao cho ngón cái tập trung vào vùng đau, các ngón khác ôm lấy tay/chân và liên tục nhào. Đừng vì đau mà tác động quá mạnh, hãy từ từ và tăng dần lực. Tác động quá mạnh và quá đột ngột có thể khiến bạn bị chuột rút hoặc tổn thương cơ.

– Thư giãn kết hợp bấm huyệt tay và chân:

Ở tay và chân cũng có một số huyệt đạo khá quan trọng mà bạn có thể dễ dàng tác động. Đừng lo lắng, vì bấm và day huyệt không cần độ chính xác cao như châm cứu đâu. Bạn chỉ cần day và xoa bóp vùng huyệt đạo đó là đủ rồi.
Những huyệt đạo mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là huyệt đạo ở nếp lằn khuỷu tay, các đồi ngón tay, trên mu bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ, lòng bàn chân, mu bàn chân và các ngón chân. Bạn có thể xem video dạy cách mát xa bàn chân dưới đây để biết cách thức thực hiện và các động tác. Nhìn chung, động tác dành cho chân và tay không có gì khác nhau nhiều. Bạn chỉ cần vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp là được

Video hướng dẫn cách mát xa body – massage và bấm huyệt bàn chân.


Đó là hướng dẫn mát xa toàn thân chung. Khi ứng dụng, bạn vẫn cần có những điều chỉnh và thay đổi tuy vào việc bạn matxa toàn thân nữ hay nam. Hãy xem massage toàn thân cho 2 đối tượng này có gì khác biệt nhé!

Hướng dẫn massage toàn thân cho phụ nữ

Massage cho nữ vẫn tuân thủ theo phương pháp massage trên. Tuy nhiên, có một số đặc trưng giữa nữ và nam mà bạn cần biết. Đó là nhu cầu của hai đối tượng này khá khác nhau, cấu tạo cơ thể cũng không giống nhau.

Đối với mát xa toàn thân cho phụ nữ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Cơ thể của nữ giới thường mềm mại hơn, có những phần nhạy cảm hơn nên cách massage toàn thân cho nữ cũng khá đặc thù. Việc sử dụng lực cần nhẹ nhàng và vừa phải.
– Khi thực hiện động tác ấn lưng, cần lưu ý vùng gần vai, vì bên dưới là ngực, nên bạn chỉ bên ấn nhẹ nhàng, hoặc không ấn. Vì có thể tạo áp lực không tốt lên phần ngực.
 Với phụ nữ, thay vì các động tác mạnh không cần thiết, bạn nên tập trung vào những động tác như vuốt, miết, sử dụng lực chính ở đầu ngón tay.
– Có thể thực hiện thêm massage giảm mỡ nếu bạn muốn. Massage phần bụng khá đơn giản và dễ dàng, nhưng lại đem lại hiệu quả không hề nhỏ nếu bạn thực hiện đúng và đều đặn. Làm theo hướng dẫn trong clip sau đây nhé!

Xem mát xa toàn thân cho người đẹp eo thon.


– Cuối cùng là hãy kiên trì. Để khỏe và đẹp, bạn cần nhất là sự kiên trì. Đừng lười biếng bất cứ ngày nào. Vì điều đó có thể phá vỡ đi tòa lâu đài thành quả của bạn.

Cách massage toàn thân cho nam

Giống như nữ giới, nam giới cũng có những đặc trưng riêng và nhu cầu riêng. Bởi vậy, bạn phải linh hoạt trong cách massage body cho họ. Áp dụng cách massage toàn thân cho nam giống như nội dung hướng dẫn chung ở trên. Bên cạnh đó, ghi nhớ một số lưu ý sau:
– Khác với massage nữ toàn thân, nam giới thường đau mỏi nhiều hơn, cơ thể rộng và cứng cáp hơn. Vì thế bên cạnh những thư giãn nhẹ nhàng, bạn nên điều chỉnh lực tác động mạnh hơn một chút để đem lại hiệu quả từ sâu bên trong.
– Hãy lưu ý đến những phần thường xuyên đau mỏi của họ. Nam giới thường đau các phần cơ ở vai, đùi, bắp chân và phần thắt lưng, gáy. Vì thế bạn nên chăm sóc nhiều cho những phần này. Đối với các cơ bắp, bạn nên kéo dài thời gian xoa bóp, tác dụng lực mạnh hơn. Đối với thắt lưng và gáy, bạn nên theo dõi phần hướng dẫn miết và bấm huyệt. Huyệt đạo ở thắt lưng, ngang với rẻ sườn cuối cùng, là vị trí rất hiệu quả để day miết.
– Không phải lúc nào cũng cần chăm sóc toàn thân. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian, sẽ không ai bắt ép bạn phải làm tuần tự để mát xa toàn cơ thể. Chỉ cần thư giãn bất cứ phần nào bạn muốn. Ví dụ như chồng bạn đau lưng, bạn chỉ cần làm theo cách massage thư giãn cho chồng ở phần lưng. Thế là đủ để có được sự thoải mái và sảng khoái rồi!

Đánh giá về bài hướng dẫn cách mát xa toàn thân

Lời khuyên cuối cùng tất nhiên vẫn là sự kiên trì. Không có bất cứ phương pháp nào có thể đem lại tác dụng bền lâu nếu không được sử dụng thường xuyên và đều đặn. Bạn cần cố gắng thuyết phục bản thân về sự bền bỉ cần thiết. Chỉ cần một thời gian ngắn, khi bạn đã quen dần với việc mát xa. Bạn sẽ cảm thấy thực ra không cần nỗ lực nhiều. Vì dường như bạn sẽ cả thấy uể oải ê ẩm nếu không được matxa toàn thân mỗi ngày.
Nhờ những tác dụng tuyệt vời mà nhiều người từ lâu đã xem mát xa toàn thân như một liệu pháp hoàn hảo giúp họ thư giãn cơ thể. Hi vọng rằng, qua những thông tin cùng các video hướng dẫn chi tiết mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Bạn có thể sẽ dễ dàng thao tác và tự điều chỉnh xem matxa toàn thân như thế nào thì phù hợp. Chắc chắn, thực hiện massage mỗi ngày theo cách của riêng mình sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.
Từ khóa: học cách massage toàn thân, dạy cách mát xa toàn thân, video dạy massage toàn thân, cách massage toan than cho nu, cách massage toan than cho nam, hướng dẫn massage đầu, cách massage thư giãn cho chồng,
                                                                      Theo Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tân Khang

ĐAU LƯNG KHÔNG CÚI XUỐNG ĐƯỢC PHẢI LÀM SAO?



 Đau lưng không cúi xuống được thì phải làm sao? nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này phụ thuộc vào người bệnh tìm đúng phương phương pháp trị liệu. Dưới đây là những cách trị đau lưng không cúi được nhanh chóng dễ dàng
Đau lưng là một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống ngày nay. Nó gây ra rất nhiều lo lắng và bất tiện trong công việc và đời sống cho con người. Đau lưng có rất nhiều dạng, mỗi người có một kiểu, không phải ai cũng giống ai. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, khi có dấu hiệu đau lưng, các bạn hãy bình tĩnh, cùng tìm hiểu kỹ càng về triệu chứng bệnh này để có thể tìm ra giải pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây đau lưng không cúi xuống được:

Nguyên nhân đau lưng không cúi xuống được đôi khi rất đơn giản do thói quen hằng ngày như:
  • Làm việc nặng
  • Cúi nhiều
  • Do hoạt động đứng ngồi sai tư thế
  • Người già thường gặp các bệnh về cột sống, thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng ..
Đau lưng không cúi xuống được là một trong những dạng của hiện tượng đau lưng. Mỗi khi các bạn đứng thẳng thì không sao, nhưng khi cúi xuống hoặc gập lưng thì rất đau. Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 30-55 tuổi.

Để chắc chắc nhất, khi có dấu hiệu căn bệnh này các bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế để được các bác sĩ tư vấn và khám, kiểm tra kịp thời.
Bệnh đau lưng không cúi xuống được gây ra rất nhiều bất tiện trong công việc và có thể để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cúi, nghiêng xoay, khi thực hiện sẽ rất đau đớn.
Kéo theo đó là các hoạt động lao động chân tay, thể thao, vui chơi, giao tiếp,… sẽ bị hạn chế. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn tới bị tàn phế, mất khả năng lao động do trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy cổ.

Chữa bệnh đau lưng không cúi xuống được

Để phòng ngừa và chữa trị bệnh đau lưng không cúi xuống được, chúng ta nên kịp thời phát hiện và tìm ra nguyên nhân, để có các phương pháp điều trị hiệu quả và tiết kiệm nhất.

  • Khi đau lưng vì hoạt động sai tư thế các bạn nên điều chỉnh tư thế đứng ngồi, đi lại sao cho đúng.
  • Hạn chế các công việc phải nâng, kéo các vật nặng, tập thể dục thể thao quá mức.
  • Khi đau lưng do các bênh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm, các bạn nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Thực hiện các biện pháp điều trị vật lý, vật liệu phản xạ như: sử dụng nhiệt chườm nóng, điều trị bằng laser, châm cứu,..
  • Hoặc áp dụng các phương pháp phẫu thuật. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giảm cơ.
  • Xoa bóp bấm huyệt cũng giúp giảm đau lưng nhanh chóng
  • Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng ủ ấm sau đó chườm vào phần lưng bị đau từ 10 – 15 phút sẽ giúp giảm đau nhanh chóng
  • Sử dụng ghế mát xa toàn thân xoa bóp có tia hồng ngoại trị liệu giúp giảm đau lưng nhanh
Để có một cơ thể khỏe mạnh, nhằm hạn chế các bệnh khác cùng với căn bệnh đau lưng không cúi xuống được, chúng ta cần chú ý đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày, bổ sung các thực phẩm chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp, vận động thể thao hợp lý, và nghỉ ngơi đủ, đúng để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
Chúng ta nên chủ động tìm hiểu, bổ sung kiến thức về căn bệnh để phòng ngừa và chữa trị kịp thời tình trạng đau lưng không cúi xuống được với các biện pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất.

                                                                        Theo Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang


BÀI THỂ DỤC CHỮA ĐAU LƯNG ĐƠN GIẢN CỰC KỲ HIỆU QUẢ


Bài thể dục chữa đau lưng đơn giản cực kỳ hiệu quả giúp bạn giảm dần căn bệnh đau lưng nhanh chóng, không cần dùng thuốc tốn kém chỉ cần nghỉ ngơi điều độ bạn lại có sức khỏe dẻo dai ngay.
Có lẽ ai cũng từng nghe câu nói: “muốn khỏe đẹp thì phải tập thể thao”. Nó như là một chân lý trong cuộc sống. Tập thể dục không những giúp cho cơ thể cân đối, săn chắc, mà nó còn giúp đẩy lùi bệnh tật.
Bệnh đau lưng là một căn bệnh gây khó chịu, nhức nhối cho con người. Nhưng chỉ bằng những động tác tập thể dục, mà chúng ta có thể chữa trị nó. Không hành động thì không thể nào có kết quả.

Hãy tạm biệt căn bệnh đau lưng bằng năm bài tập hữu ích sau:


Bài tập 1: Kéo giãn chân

  • Nằm thả lỏng, duỗi thẳng tay chân dưới mặt sàn bằng phẳng.
  • Chân trái duỗi thẳng cao khỏi sàn.
  • Hai tay dơ song song vắt một chiếc khăn qua bàn chân trái. Dùng lực nhẹ giữ chiếc khăn và chân.
  • Giữ tư thế 15-30 giây. Lặp lại 2-4 lần mỗi bên.

Bài tập 2: Tư thế cái ghế

  • Đứng thẳng lên mặt sàn, bước chân rộng bằng vai.
  • Ưỡn thẳng người, hai tay hất song song ra phía sau. Từ từ khuỵu đầu gối sao cho mũi đầu gối thẳng với đầu. Giữ lưng thẳng, đồng thời đẩy hai tay dơ lên cao về phía trước.
  • Giữ tư thế 10s rồi đứng lên.
  • Lặp lại động tác 8-12 lần.

Bài tập 3: Gập người nửa thân trên

  • Nằm dưới sàn, đặt hai tay ra phía sau gáy.
  • Từ từ dùng cơ bụng để nâng đầu, cổ, vai lên khỏi sàn rồi dần dần nâng cả lưng.
  • Đừng để cùi chỏ hoặc cánh tay nâng cổ bạn.
  • Giữ tư thế 1s, rồi từ từ hạ đầu xuống.
  • Lặp lại động tác 8-12 lần.

Bài tập 4: Bài tập duỗi

  • Nằm sấp, duỗi thẳng tay chân.
  • Sau đó đặt hai tay song song và kéo vai xa khỏi cổ tay
  • Giữ tư thế một vài giây.
  • Lặp lại từ 8-12 lần.

Bài tập 5: Lật khung xương chậu

  • Nằm ngửa lên mặt sàn.
  • Co hai chân lên. Dăng rộng hai tay. Từ từ nâng khung xương chậu lên.
  • Giữ tư thế 10s và hít thở đều đặn.
  • Lặp lại động tác 8-12 lần.
Bài thể dục chữa đau lưng đơn giản cực kỳ hiệu quả. Rất đơn giản để thực hiện, nhưng những gì nó mang lại sau một thời gian luyện tập lại khiến bạn rất bất ngờ đấy. Đừng lãng phí chút thời gian nào trong ngày, thay vào đó hãy vận động và hướng tới một cuộc sống khỏe đẹp nhé.

                                                                                     Theo Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

ĂN GÌ TỐT CHO XƯƠNG KHỚP?


Ăn gì tốt cho xương khớp? Khi mà xã hội càng phát triển, con người càng quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến xương khớp. Lý do không chỉ bởi càng nhiều tuổi, sức khỏe càng mau chóng xuống dốc. Mà chúng ta còn luôn phải đối mặt với rất nhiều tác nhân tiêu cực gây ảnh hưởng tới hệ khớp xương.
Việc gìn giữ cho xương khớp khỏe mạnh, ngoài tập luyện thể dục, sử dụng các loại thuốc hỗ trợ. Chúng ta cũng cần tìm hiểu thực phẩm tốt cho xương khớp. Qua đó, xây dựng lên một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học.

ĂN GÌ TỐT CHO XƯƠNG KHỚP?

Chúng ta đều biết, xung quanh chúng ta có hàng ngàn hàng vạn loại thực phẩm khác nhau. Và thành phần dinh dưỡng cũng như tác dụng của mỗi loại cũng rất khác nhau. Thế nên để lựa chọn ra đâu là loại thực phẩm phù hợp sử dụng mỗi ngày. Đặc biệt là ăn món gì, uống loại nào mới tốt cho xương khớp nói chung và sức khỏe nói riêng. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi đã sàng lọc rất nhiều nguồn thông tin khác nhau và đưa ra được danh sách các món ăn tốt cho xương khớp dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Sữa và các chế phẩm từ sữa – Ăn gì tốt cho xương khớp?

Trong sữa có hàm lượng Canxi dồi dào. Và hầu hết chúng ta đều hiểu rằng, canxi là chất rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của hệ xương khớp. Vì thế mà sữa cũng như các chế phẩm từ sữa luôn là thực phẩm được khuyên nên sử dụng mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, chống loãng xương ở độ tuổi sau 35 và tăng cường phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai, bơ… là cách rất tốt để suy trì và nâng cao sức khỏe xương khớp.

2. Nước hầm từ xương và các loại thủy hải sản nhỏ- Ăn gì tốt cho xương khớp?

Từ rất lâu, ông cha ta đã luôn ca tụng các món ăn có thành phần nước hầm từ xương và sụn có lượng canxi dồi dào cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho sụn khớp. Điều này vẫn luôn đúng đắn cho tới hiện tại và mãi sau này. Ngoài ra, các loại thủy hải sản loại nhỏ cũng sẽ cung cấp lượng canxi dồi dào cho cơ thể.
Nhiều người thắc mắc tại sao không phải là những loại tôm cá lớn mà lại là cỡ nhỏ? Lý do là các loại thủy hải sản cỡ lớn, con người thường chỉ sử dụng phần thịt, mỡ, da, sụn… Ngược lại, các loại cá nhỏ như cá cơm nhỏ, cá mòi, cá trứng thì lại có thể hấp thụ cả phần xương vì chúng rất mềm. Bởi vậy, khi ăn các loại cá to, chất đạm là chất mà chúng ta hấp thu nhiều hơn cả. Không chỉ cá, các loại tôm nhỏ, cua, sò… cũng rất có lợi cho xương. Song, hãy sử dụng với lượng vừa phải bởi lượng đạm của chúng khá nhiều. Nếu dư đạm có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, gây bệnh gout, rất đau đớn!

3. Ngũ cốc- Ăn gì tốt cho xương khớp?

Ngũ cốc không chỉ chứa nhiều vitamin, tinh bột, khoáng chất, chất xơ… giúp chống lão hóa rất tốt mà còn có khả năng tăng cường miễn dịch giúp hệ xương trở nên khỏe mạnh hơn. Ngủ cốc có rất nhiều loại khác nhau. Ngoài những loại ngũ cốc quen thuộc mà chúng ta vẫn gặp hàng ngày như gạo lứt, bắp/ngô, lúa mỳ…. Còn có rất nhiều loại hạt, lúa mạch đen, đậu,… dễ kiếm không kém.

4. Các loại rau củ quả và trái cây – Ăn gì tốt cho xương khớp?

Rau củ là một phần thiết yếu của bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào cũng có lợi cho xương khớp đâu nhé! Ví dụ như cà chua chẳng hạn. Đây được coi là loại thực phẩm chữa lượng vitamin khổng lồ, chất dưỡng da tự nhiên hoàn hảo. Không chỉ thế, hàm lượng dinh dưỡng trong cà chua còn rất tốt cho việc chống lão hóa, giảm đau nhức xương khớp và bảo vệ hệ xương hiệu quả.
Không chỉ có cà chua, các loại rau xanh cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể. Những loại rau có màu xanh đặc trưng như bắp cải, rau cải thìa, cải xanh, cải mầm, rau chân vịt, rau cải xoăn… còn giúp chống thoái hóa, viêm đa khớp hiệu quả. Lượng vitamin K dồi dào trong những loại rau xanh này có tác dụng tăng mật độ xương và ngăn rạn xương.
Chúng ta cũng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày một số loại trái cây giàu vitamin C và men kháng sinh như: bưởi, cam, chanh, đu đủ, dứa,… Những loại trái cây này rất tốt cho những người bị đau nhức khớp, giúp giảm đau và tăng sức dẻo dai.

5. Các loại nấm- Ăn gì tốt cho xương khớp?

Nấm từ lâu đã được mệnh danh là một loại “siêu thực phẩm” cực tốt cho sức khỏe. Nấm có hàm lượng dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt là khi kết hợp với những loại rau củ khác như bông cải, cà rốt hay ớt sẽ bổ sung lượng vitamin A,C,K,E… cho xương dẻo dai và khỏe mạnh hơn rất nhiều.

6. Giá đỗ- Ăn gì tốt cho xương khớp?

Biết rằng giá đỗ rất tốt cho xương khớp, chắc hẳn không ít anh chị em cảm thấy vui mừng. Lý do là giá đỗ đã và đang và sẽ luôn là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Thêm vào đó, giá đỗ còn có công dùng tăng cường “thứ-mà-ai-cũng-hiểu-là-cái-gì-đấy”. Vậy nên, đây là một tin mừng dành cho tất cả chúng ta.
Trong giá đỗ có chữa rất nhiều Hormon Oestrogen thực vật, đặc biệt là chất Isofalvon  còn giúp giảm nguy cơ loãng xương ở giai đoạn mãn kinh. Nhờ đó mà phụ nữ cũng như nam giới khi sử dụng giá đỗ thường xuyên sẽ giúp xương chắc khỏe. Giảm nguy cơ gãy xương khi bước sang độ tuổi trung niên.

7. Trà xanh- Ăn gì tốt cho xương khớp?

Trà là một trong những thức uống được coi là “quốc hồn” của dân tộc Việt. Uống trà mỗi ngày có thể chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa và giảm nguy cơ loãng xương rất tốt. Tuy nhiên, trải qua những nghiên cứu khoa học hiện đại, các chuyên gia cũng rút ra được những kết luận và lời khuyên quý báu xoay quanh thực phẩm này. Đó là:
  • Chỉ nên uống trà sau ăn 30 phút trở đi. Không nên uống trà xanh trước hoặc khi vừa ăn xong. Vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Không được uống quá nhiều! Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 3 cốc trà xanh. Tuy là loại thực phẩm có tác dụng rất tốt. Nhưng nếu uống quá ngưỡng cho phép, bạn có thể sẽ gặp phải hiện tượng thở gấp, khó nhìn, đau đầu, khó tiêu…
Bạn thấy sao? Ăn gì tốt cho xương khớp quả là vấn đề nan giải phải không? Có quá nhiều thứ chúng ta cần ghi nhớ và thực hiện. Tuy nhiên, hãy gạt bỏ những khó khăn đó qua một bên nhé! Vì sức khỏe là vàng mà! Bên cạnh đó các bài tập thể dục và xoa bóp mát xa toàn thân sẽ giúp phần cơ săn chắc, xương có độ đàn hồi chắc khỏe hơn. Để thực sự khỏe mạnh, dẻo dai và tránh được những bệnh tật nguy kịch về xương khớp thì việc rèn luyện mỗi ngày kèm với chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết.

                                                                                    Theo: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Viêm Cột Sống Dính Khớp: Nguy Cơ Bại Liệt Tuổi Trung Niên



Hình ảnh minh họa viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một loại bệnh lý khá phức tạp và có ít người biết đến. Theo nghiên cứu mới nhất của viện Y khoa Việt Nam, tỷ lệ nam giới mắc bệnh này cao hơn nữ giới tới 2-3 lần. Do đó cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng của bệnh để có hướng điều trị kịp thời và dự phòng tái phát.

 Viêm cột sống dính khớp là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm nhiễm mãn tính ở các khớp của cột sống, gây nên hiện tượng một số đốt sống trong cột sống dính lại với nhau, ảnh hưởng đến việc cử động của cột sống và dần dần sẽ bị còng lưng.

Viêm cột sống dính khớp là gì

Tùy vào thể trạng của từng người tình trạng bệnh viêm khớp, hay cột sống dính khớp có thể ảnh hưởng đến các khớp khác trên cơ thể như khớp vai, xương sườn, hông, đầu gối, bàn chân, gân và dây chằng.
Bệnh viêm cột sống dính khớp không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, tuy nhiên nếu không được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị đúng đắn thì có thể để lại nhiều biến chứng. Nhẹ thì gây đau âm ỉ, hạn chế vận động, nặng thì gây thoái hóa khớp háng, biến dạng khớp, gù vẹo cột sống, thậm chí tàn phế.

Nguyên nhân viêm cột sống dính khớp

Theo PGS.TS.BS Kiều Đình Hùng, Trưởng khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thế nhưng phổ biến nhất có thể kể đến như:
  • Do kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, gặp trong hầu hết các trường hợp.
  • Phản ứng miễn dịch: Do sự kết hợp giữ yếu tố gen và tác nhân nhiễm khuẩn, gây nên phản ứng miễn dịch kéo dài.
  • Phản ứng viêm: Phản ứng miễn dịch gây ra một chuỗi phản ứng viêm, có tác động trực tiếp tới các enzyme như cyclo-oxygenase (COX).
  • Tổn thương khớp: Các mô sụn hoặc mô xương bị xơ làm hạn chế vận động, về lâu dài sẽ phá hủy khớp.
  • Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu, nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao gấp 6 lần người bình thường.
  • Sinh hoạt, làm việc không khoa học: Thường xuyên làm việc nặng, ngủ không đúng tư thế hay ngồi/đứng quá lâu một chỗ không di chuyển cosungx là nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp.
  • Lạm dụng chất kích thích: Việc sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, chất kích thích cũng là những tác nhân dẫn đến tình trạng này.
  • Các nguyên nhân khác: thừa cân, thiếu ngủ, stress kéo dài,… cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành bệnh.

Triệu chứng viêm cột sống dính khớp


Triệu chứng viêm cột sống dính khớp

  • Đau tại vùng bị viêm: Đau nhức âm ỉ vùng thắt lưng, vùng hông; cơn đau giảm đi rõ rệt khi nghỉ ngơi và càng đau hơn khi hoạt động mạnh. Các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm.
  • Sưng đau khớp: Các khớp cùng chậu, khớp háng, đầu gối sẽ xuất hiện tình trạng sưng đau kéo dài, thế nhưng khớp sẽ không tấy đổ như các bệnh viêm khớp khác.
  • Tư thế thay đổi: Bệnh nhân viêm cột sống dính khớp sẽ xuất hiện tình trạng bị gù cột sống lưng, thắt lưng cột sống kém linh hoạt, khó cúi đầu, gập cổ, xoay cổ,…
  • Đau tại một số bộ phận khác của cơ thể: các khớp giữa xương sườn và xương ức đau nhức, tê cứng; sưng đau ở khớp vai, đầu gối và mắt cá chân, sưng ở mắt.
  • Các triệu chứng khác: Một số triệu chứng điển hình khác như sốt, gầy sút cân, sợ ánh sáng, loạn nhịp tim,…

Cách điều trị viêm cột sống dính khớp

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh, tuy nhiên cũng chỉ là những biện pháp bảo tồn. Bệnh chỉ có thể chữa khỏi tới 90%, do đó người bệnh cần phải kiên trì theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ. Một số phương pháp điều trị phổ biến:

Điều trị bằng Tây y

  • Uống thuốc: Thuốc tây có tác dụng giảm đau, chống viêm và làm giảm sự phát triển của bệnh, tuy nhiên cũng để lại một số tác dụng. Các loại thuốc có thể kể đến như: Thuốc kháng viêm không Steroid Diclofenac, thuốc giãn cơ Myonal, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm Sulfasalazine, tiêm Corticosteroid.
  • Phẫu thuật: Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật khi các biện pháp bảo tồn đã không còn tác dụng như ban đầu.

Chữa viêm cột sống dính khớp bằng Đông y

Các bài thuốc Nam từ “cây nhà lá vườn” luôn được ưa chuộng bởi tính lành và không để lại bất kì tác dụng phụ nào, lại có thể dễ dàng làm tại nhà với giá thành rẻ hơn rất nhiêu so với thuốc tây. Những bài thuốc Nam phổ biến:

Chữa viêm cột sống dính khớp bằng Đông y

  • Bài thuốc từ rễ cây bàng và rượu trắng: Chuẩn bị 300 g rễ cây bang và 300ml rượu trắng nặng; rễ cây bàng tươi, rửa sạch, thái nhỏ phơi khô; Đem rễ bàng đi sao vàng trên bếp rồi ngâm cùng 300ml rượu đã chuẩn bị, ngâm trong 1 tháng rồi sử dụng; mỗi ngày uống 15-20ml.
  • Bài thuốc đắp từ lá hẹ và giấm trắng: Chuẩn bị 300g lá hẹ tươi, 50ml giấm trắng; Rửa sạch lá hẹ rồi giã nát, trộn với 50ml giấm ăn; khuấy đều rồi đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị viêm dính khớp trong 20-30 phút.

Bài tập hỗ trợ điều trị viêm cột sống dính khớp

Bên cạnh việc theo sát phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng nên tập một số bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, có thể rút ngắn quá trình điều trị bệnh. Một số bài tập đơn giản có thể tập tại nhà:
  • Bài tập hai tay ôm gối chạm cằm: Người bệnh nằm ngửa, hai tay ôm gối, co người kéo gối về phía bụng đồng thời đưa cằm chạm vào đầu gối, rồi trở về tư thế ban đầu; tập từ 8-15 lần.
  • Bài tập xoay cột sống: Bệnh nhân đứng hai chân bằng vai, tay giơ trước ngực ngang bằng vai, từ từ xoay cột sống sang trái, giữ tư thế 5 – 10 giây, rồi đổi bên. Mỗi bên làm từ 8-15 lần. Bài tập giúp lập lại hoạt động sinh lý của cột sống cũng như hạn chế và phòng co cứng cơ cạnh sống và cốt hóa khe liên kết đốt sống.
                                                                                                                                                                                                                                                                                                           Theo  Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020