Browsing "Older Posts"

Khẩu trang vải tự làm có hiệu quả trong phòng dịch COVID-19?



Tự làm khẩu trang


Một số hướng dẫn được đăng trên các trang mạng xã hội để khuyến khích mọi người tự làm khẩu trang, trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Chắc các bạn cũng đang tự hỏi về hiệu quả của khẩu trang vải thủ công.
Vì không thể tìm mua khẩu trang y tế, giá bán của chúng cũng rất cao nên nhiều người đã học cách tự làm khẩu trang. Điều đó tốt hơn là không có gì bởi ít nhất nó có thể bảo vệ bạn khỏi nước bọt của người khác khi tiếp xúc gần cũng như hạn chế phán tán nước bọt nhưng vẫn cần chú ý an toàn.

Nó có thể hạn chế phát tán nước bọt, nhưng cũng là một nguồn gây ô nhiễm

Liên quan đến các nhân viên điều dưỡng, tiếp xúc gần và phải tự bảo vệ mình trước các bệnh nhân có khả năng mang COVID-19, do đó, việc mang khẩu trang tự làm là điều không không thể nghĩ bàn. Điều mà Anne Goffard, nhà virus học tại Bệnh viện Đại học Lille, xác nhận với tờ báo CheckNews: “Đó là một ý tưởng tồi. Chất liệu vải không thể bảo vệ khỏi việc lây nhiễm virus”.
Điều đáng lo ngại là các khẩu trang tự chế có độ an toàn không đảm bảo, kích thước giọt nước bọt bé li ti vẫn có thể lọt qua. Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 trên một nhóm nhân viên điều dưỡng đã kết luận rằng nguy cơ lây nhiễm cao hơn của loại khẩu trang bằng vải: “Loại này giữ nấm mốc, việc tái sử dụng và khả năng lọc kém của loại khẩu trang vải tự làm này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm”.
Dù có khẩu trang tốt nhưng cần sử dụng đúng cách 

“Sử dụng một lần”

Hiệp hội vệ sinh bệnh viện Pháp (SF2H), trên trang của mình, cũng khuyến cáo các chuyên gia y tế không nên sử dụng các loại khẩu trang khác thay cho khẩu trang phẫu thuật (ví dụ: khẩu trang vải, khẩu trang giấy, giẻ buộc sau đầu), vì hiệu quả bảo vệ của các loại này rất kém.
Ví dụ, đối với những người muốn tự làm và đeo những chiếc khẩu trang này khi họ đi mua sắm vì họ thấy đẹp hơn. Đối với Gilles Pialoux, trưởng khoa truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới tại bệnh viện Tenon (Paris), ý tưởng này không bị bác bỏ hoàn toàn: “Trong trường hợp thiếu khẩu trang bảo vệ, thì loại này có thể dùng”.
Tuy nhiên, ông cảnh báo về những rủi ro lây nhiễm liên quan đến việc chạm vào mặt để đeo và tháo khẩu trang, cũng như tính chất của loại khẩu trang này: “Nếu có dùng thì tốt hơn là mọi người nên sử dụng loại khẩu trang này một lần. Nó phải được bỏ sau khi sử dụng và không được bỏ lại vào túi, sẽ bị nhiễm khuẩn. Và bạn phải rửa tay ngay sau khi cởi bỏ khẩu trang ra”.
Theo quan điểm tình hình hiện nay, Tổng giám đốc Y tế, Jérôme Salomon, đã bày tỏ sự dè dặt về những chiếc khẩu trang tự làm này, và nói chung về việc đeo bất kỳ loại khẩu trang nào của những người không bị bệnh: “khẩu trang vải tự làm là những sáng kiến ​​cá nhân. Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng việc xử lý khẩu trang, cho dù nó được làm bằng vải hoặc loại có thể bảo vệ, nó cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus từ bề mặt lên bề mặt. Khẩu trang là loại dùng để bảo vệ nhưng chúng ta dễ lây nhiễm virus khi sử dụng không đúng cách và trong khi tháo ra”.
Các cơ quan y tế khuyến nghị thường xuyên rửa tay, tự cách ly và giảm thiểu tiếp xúc gần mỗi ngày là biện pháp tránh dịch tốt và an toàn nhất.
                                                                     Theo: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang
Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Người đầu tiên đề xuất ‘rửa tay phòng bệnh’ bị cho là kẻ điên


Hình ảnh Semmelweis trên Google Doodle ngày 20/3
Vào thế kỷ 19, việc sinh nở trong bệnh viện thời đó vẫn là một thứ gì đó cực kỳ rủi ro, một số bà mẹ sau khi sinh xong sẽ lên cơn sốt. Và cứ 10 người thì lại có một người tử vong. Điều đó chỉ giảm đi khi có một vị bác sỹ đề xuất rửa tay trước khi đỡ đẻ, cũng là cách đề phòng COVID-19 hữu hiệu đang được nhấn mạnh.
Sinh tại vùng Buda (hiện thuộc thủ đô Budapest), Hungary vào ngày 1/7/1818, Ignaz Semmelweis tốt nghiệp bằng thạc sĩ ngành hộ lý và đạt được học vị tiến sĩ tại Đại học Vienna. Khi ông bắt đầu công tác tại Bệnh viện Đa khoa Vienna vào giữa thế kỷ 19, một căn bệnh lây nhiễm hiểm nghèo và bí ẩn được gọi là “sốt hậu sản” đã dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở sản phụ đang ở cữ trên khắp Châu Âu.
Không một bác sĩ nào biết nguyên nhân thực sự của căn bệnh bí ẩn này là gì, mặc cho các cuộc điều tra đã được tiến hành cẩn thận. Họ vẽ ra tới 30 giả thuyết gây sốt bao gồm sai sót trong quá trình mang thai, mất cân bằng ure trong máu, áp lực tử cung tác động lên các cơ quan nội tạng… Một số nam bác sĩ còn tin rằng việc họ khám cho các sản phụ khiến họ ngại và bị sốt.
Tại bệnh viện, gần như ngày nào cũng có một sản phụ qua đời. Mỗi buổi sáng bắt đầu ngày làm việc của mình, Semmelweis đều phải làm một công việc không thể tồi tệ hơn, khám nghiệm tử thi cho những sản phụ tử vong ngày hôm trước.
Ông quen thuộc với những xác chết này đến nỗi vừa nhìn vào đã nhận ra ai chết vì sốt hậu sản. “Công việc khiến tôi cảm thấy đau khổ đến nỗi cuộc sống không còn có ý nghĩa gì”, Semmelweis từng phải thốt lên. Ông từ bỏ công việc của mình tại bệnh viện tháng 10 năm 1846.
Theo quy trình chuẩn, 1 bác sĩ cần rửa tay 100 lần mỗi ngày. Nhưng họ sẽ chỉ mất 15-25 giây cho mỗi lần rửa tay, tổng cộng 25 phút mỗi ngày. Bù lại, khoảng 5 triệu sinh mạng sẽ được bảo vệ mỗi năm chỉ từ việc rửa tay.

Có thứ gì đó trên tay các bác sĩ

Tháng 3 năm 1847, trách nhiệm thôi thúc Semmelweis trở lại bệnh viện, điều đầu tiên ông nhận được là một hung tin: Giáo sư Jakob Kollerschka, một nhà nghiên cứu bệnh học pháp y và cũng là bạn tốt của ông đã qua đời.
Giữa cảm giác đau đớn ấy, điều khiến Semmelweis sửng sốt hơn cả là khi khám nghiệm cho Kollerschka, thi thể ông ấy có những đặc điểm giống hệt những người phụ nữ chết do sốt hậu sản. Bác sĩ Semmelweis kết luận Kollerschka cũng đã chết vì bị sốt… nhưng vì ông ấy là một người đàn ông, không thể gọi đó là bệnh sốt hậu sản được.
Ông đã truy xét những ngày làm việc trước đó của người bạn Kollerschka, khi đang hướng dẫn một sinh viên khám nghiệm tử thi. Người sinh viên này trong lúc hậu đậu đã vô tình đưa dao mổ cắt phải ngón tay của Kollerschka. Bằng kinh nghiệm nghiên cứu, bác sĩ Semmelweis nghĩ đó chính là nguyên nhân gây bệnh cho người bạn của mình.
Khi nhân loại chưa biết rằng những con vi khuẩn tí hon có thể gây bệnh, bác sĩ Semmelweis chỉ có thể đoán một loại “hạt” nhỏ bé nào đó từ tử thi đã chui qua vết dao cắt vào máu của Kollerschka, sau đó khiến ông bị sốt dẫn tới tử vong.
Ngay sau khi bác sĩ Semmelweis yêu cầu các y bác sĩ trong khoa phải thường xuyên làm vệ sinh tay, tỷ lệ tử vong của các sản phụ đã giảm từ 18,27% xuống còn 1,27%, và trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 8 năm 1848, không có sản phụ nào qua đời trong khi lưu lại khoa sản do bác sĩ Semmelweis đứng đầu.
Tượng đài tưởng niệm Semmelweis tại quê nhà Budapest, Hungary

Người đàn ông cứu sống nhiều sinh mạng nhất lịch sử nhân loại nhưng lại chết trong bi thảm

Mặc dù có những thành tựu như vậy, nhưng nhiều đồng nghiệp của bác sĩ Semmelweis trong giới y khoa vẫn phủ nhận ý tưởng của ông, không coi đó là nghiêm túc. Một số nói rằng việc yêu cầu các bác sĩ rửa tay khiến họ bị xúc phạm, rằng địa vị của các bác sĩ trong xã hội rất cao quý, bàn tay của họ không thể bị ô uế như vậy. Bao trùm lên tất cả những lý do là tư duy cố hữu của cộng đồng y tế ở Châu Âu thời kỳ đó, cho ông là kẻ điên rồ.
Bác sĩ Semmelweis dần cảm thấy “tuyệt vọng” vì những người đồng nghiệp của mình, những người mà ông không thể nào thuyết phục họ thực sự tin tưởng vào tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong lĩnh vực y tế, cuối cùng, ông rơi vào bất ổn tâm lý và bị lừa đưa vào bệnh viện tâm thần, rồi qua đời tại đây.
Sau khi chết, thi thể của Semmelweis được chôn cất tại Vienna vào tháng 8 năm 1865. Đám tang chỉ có một vài người đến tham dự. Thông báo ngắn gọn về cái chết của ông xuất hiện trong một số tạp chí y tế ở Vienna và Budapest. Mặc dù Hiệp hội Bác sĩ và nhà khoa học Hungary có thông lệ rằng khi một thành viên qua đời, họ phải được vinh danh bằng một điếu văn, riêng lần ấy, không có điếu văn nào cho Semmelweis cả. Cái chết của ông thậm chí không bao giờ được đề cập đến.
Phải đến nhiều thập kỷ sau đó, khuyến nghị giữ vệ sinh của ông mới được công nhận nhờ vào “Thuyết mầm bệnh” của Louis Pasteur được chấp nhận rộng rãi, đưa ra những chứng cứ thuyết phục chứng minh những “hạt” mang bệnh từ tử thi mà Semmelweis tiên đoán chính là những vi khuẩn.
Hôm nay, Semmelweis được tưởng nhớ như “cha đẻ của phương pháp kiểm soát lây nhiễm”, được ghi nhận vì đã tạo nên một cuộc cách mạng không chỉ ở lĩnh vực sản khoa mà còn cả ngành y tế, giúp các thế hệ sau biết rằng rửa tay là một trong những cách thức hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh.
                                                              Đông Y Gia Truyền Tấn Khang Tổng hợp
Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

8 cách điều chỉnh âm dương để phòng ôn dịch trong Đông y




Kinh nghiệm ngàn năm phòng dịch
Rất nhiều phương thuốc dự phòng ôn dịch của YHCT đã được thử nghiệm. Một cách tỉ mỉ chi tiết nhìn nhận lại, ý tưởng không chỉ là thanh nhiệt giải độc, mà là sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để điều hòa Âm và Dương. Hư thì bổ, thực thì tả, hàn thì ôn (ấm), nhiệt thì thanh, ứ uất thì tán, lấy bình làm trọng.


1.Bổ khí kháng tà

Trên cơ sở tự thân điều hòa, nếu chính khí vẫn không sung thịnh, người xưa cùng thường thường dùng thuốc bổ khí để kháng ôn dịch. Chẳng hạn như Nhân sâm và 16 loại thuốc khác tổ hợp tạo thành Thần tiên bách giải tán, “thường được dùng để trừ ôn dịch, trị mệt mỏi”. Đúng như y gia đời Thanh – Trần Sĩ Đạc nói: “Phàm là người bị tà khí xâm nhập, đều do khí hư không thể phòng vệ bên ngoài bì phu (da, lông, tóc) mà sau đó phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa lục khí đều bắt đầu tấn công vào. Là tà do hư mà xâm nhập, mà công tà có thể không dùng Nhân sâm mà bổ khí chăng?”

2. Thông phủ tả thực

Thể trạng hỏa vượng, phủ khí không thông, thường thường nội ngoại tương dẫn, cảm thụ ôn dịch. Đối với vấn đề này, thông phủ tả thực chính là phương pháp hiệu quả chống ôn dịch. Điều trung hoàn trong Thánh tễ tổng lục do Đại hoàng, Ma nhân, Chỉ xác, Phục Linh, Thược dược, Tiền hồ, Hoàng cầm tổ thành, sau ăn thì uống, hơi thông lợi thì dừng, để phòng ôn dịch tà khí bốn mùa thất thường.

3. Sơ thông kinh lạc

Kinh lạc bên trong nối với tạng phủ, bên ngoài nối chi thể, vận hành khí huyết, điều hòa âm dương. Đối với những người tráng kiện khỏe mạnh về tổng thể mà một bộ phận kinh lạc không thông, có thể dùng phương pháp thư thông kinh lạc phòng dịch. Thuốc đại biểu là Uy linh tiên. Khai bảo bản thảo nói: “chủ trị các loại phong, tuyên thông ngũ tạng… dùng lâu dài, không bị dịch bệnh, sốt rét”.

4. Lấy độc trị độc

Khi dịch độc lan truyền quá nhiều, hoặc nếu bạn bất đắc dĩ phải tiếp xúc với bệnh nhân như là phương sách cuối cùng, sử dụng Hùng hoàng và các loại thuốc khác để lấy độc trị độc, chính là sở trường cực độc của người xưa. Như Nghiệm phương tân biên viết: “Hùng hoàng nghiền thành bột, trộn nước, đắp nhiều vào lỗ mũi, cùng giường với bệnh nhân, cũng không bị nhiễm, cũng chính là thần phương”. Tị ôn hoàn trong Y phương giản nghĩa được tạo thành từ Hùng hoàng, Quỷ tiến vũ (Euonymus alatus), Đan sâm, Xích tiểu đậu, khi uống “có thể không nhiễm dịch.
Thánh tễ tổng lục viết: “Phàm thời ôn dịch hoành hành, bốn mùa đều khí bất thường, cảm nhiễm mà phát bệnh, già trẻ tỉ lệ tương đương. Bệnh này vua quan hay thường dân đều không loại trừ, đều bị truyền nhiễm. Tuyên có phương thuật, dự là để phòng”. Do đó, giới thiệu phương tễ Hùng hoàng hoàn… “trừ ôn dịch không lây truyền  lẫn nhau”.
Mộc hương, mùi thơm nồng 

5. Phương hương (thơm) khử uế

Thuốc cay ấm thơm táo, đa phần có hương thơm, công hiệu khử uế, kiện tỳ hóa thấp, là loại thuốc phòng dịch thường dùng nhất. Chẳng hạn như Thương truật, Mộc hương, Thục tiêu, Nhũ hương, Giáng hương… Lý Thời Trân nói: “Trương Trọng Cảnh khử một loạt ác khí, dùng Thương truật cùng móng lợn đốt khói, Đào Ẩn Cư cũng nói có thể trừ ác khí, dẹp ban chẩn. Do đó bệnh dịch thời nay cho tới bây giờ, mọi người thường thường đun Thương truật để trừ tà khí. Danh y cận đại Trương Sơn Lôi nói: “Thương truật, khí vị hùng hậu, mạnh hơn Bạch truật, có thể triệt để trên dưới, táo thấp mà tuyên hóa đàm ẩm, phương hương khử uế, thắng khí tứ thời bất thường, vì vậy nó thường được sử dụng cho bệnh dịch.”
Tiên truật thang trong Hòa tễ cục phương có thể tránh ôn dịch, trừ hàn thấp, ôn tỳ vị, kích thích ăn uống, “chính là lấy Thương truật làm Quân, phối hợp Can khương, Táo, Hạnh nhân, Cam thảo mà thành. Nghiệm phương tân biên lấy bột Thương truật, Hồng táo, cùng nghiền thành hoàn to như viên đạn, lúc nào cũng đốt nướng, có thể miễn nhiễm trong kỳ dịch. “Thần nông bản thảo kinh” đích xác chỉ ra Mộc hương có thể “trừ dịch độc”. Lôi công bào chế dược tính giải viết Thục tiêu có khả năng  trừ ôn dịch. Tị ôn đan trong Thái y viện bí tàng cao đan hoàn tán phương tễ do Nhũ hương, Giáng hương, Thương truật, Tế tân, Xuyên khung, Cam thảo, Táo tổ thành. Viết: “Thuốc này đốt có thể làm ôn dịch bất nhiễm, trong phòng đốt có thể tránh uế khí”.


6. Thanh nhiệt giải độc

Như người xưa thường nói: “Dùng thuốc giống như dùng binh. Không  phải có càng nhiều binh càng tốt, mà quan trọng là độ tinh nhuệ của binh. Thuốc cũng không phải càng quý càng hay, mà quan trọng là công hiệu”. Thuốc thanh nhiệt giải độc tuy nhiều, dùng để dự phòng ôn dịch lại chỉ có Quán chúng, Thăng ma, mà chưa thấy có ghi chép về Bản lam căn.
Trần Sĩ Đạc nói: “Quán chúng, tiên đơn thực hóa độc. Độc chưa tới mà có thể dự phòng, độc tới rồi mà có thể thiện giải, độc đã thành mà có thể tức tốc tống khứ”. Bản thảo kinh thư viết: “Khi dịch khí phát, lấy thuốc đó cho vào trong nước, rồi cho người uống nước đó thì không bị truyền nhiễm”. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy rằng Quán Chúng có mức độ ức chế khác nhau đối với các loại vi-rút cúm khác nhau. Đối với Adenovirus, virus bại liệt, kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B, Echovirus, virus Coxsackie, virus viêm não Nhật Bản và virus herpes simplex… cũng có tác dụng đối kháng rõ rệt.
Thăng ma, vị cay, ngọt, tính hơi hàn, công dụng thanh nhiệt giải độc, phát biểu thấu ban chẩn, thăng dương cử hãm, chủ trị thời dịch hỏa độc… Rất sớm trong Thần nông bản thảo kinh, đã chỉ ra Thăng ma “chủ giải bách độc,… trừ ôn dịch”. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy Thăng ma có tác dụng quan trọng đối với chức năng miễn dịch của con người, có thể tăng cường hoạt động của tế bào lympho, có thể tạo ra tế bào lympho để sản xuất interferon và có thể thúc đẩy chuyển hóa tế bào lympho.




Tinh thần sảng khoái sẽ tốt cho phòng bệnh

7. Phát tán uất hỏa

Uất hỏa bên trong, ắt dễ cảm ngoại tà. Người xưa dùng Ma hoàng và những thứ tương tự để phát tán uất hỏa của phế kinh để phòng dịch, cơ hội tuy ít, cũng là mở ra một phương pháp mới. Nhật hoa tử bản thảo nói Ma hoàng ngăn chướng khí mây mù”. Phương tễ Tuyệt chướng tán trong Thánh tễ tổng lục chính là lấy Ma hoàng làm Quân dược. Lý Thời Trân nói: “Ma hoàng vẫn là thuốc chuyên biệt cho phế kinh… đúng là thuốc phát tán uất hỏa của phế kinh”. Các nghiên cứu dược lý hiện đại về tác dụng ức chế của nhiều loại virut cúm như Haemophilus, Staphylococcus aureus, Streptococcus A và B, Shigella, Thương hàn cũng đã cung cấp một số chú thích cho tuyên bố này.

8. Biện pháp kích thích mũi cho hắt hơi

Trong quá trình dịch bệnh hoành hành, các bác sĩ thời xưa cũng tích lũy được một số phương pháp tự bảo vệ. Xuyến nhã nội ngoại biên trong chương Trừ dịch đã chỉ ra: ”Phàm vào nhà có dịch, lấy dầu mè bôi vào lỗ mũi và sau đó vào nhà bị bệnh đều không lây nhiễm. Khi ra, lấy giấy ngoáy sâu vào mũi, làm cho hắt hơi là được”.

                                     Theo: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Hoa đỗ quyên: “Vũ khí hoá học” đầu tiên trên thế giới


Tuy mang trong mình màu sắc đa dạng và đẹp mắt nhưng hoa đỗ quyên lại tiềm ẩn những nguy hiểm chết người mà hầu như ai cũng không biết đến. 
Philip Stevenson (Nhà hoá học thực vật) và Alison Scott-brown (Nhà thực vật/côn trùng học) từ Cục Nguồn vốn tự nhiên và bảo hộ thực vật tại vườn thực vật hoàng gia Kew (Vương quốc Anh) đã có bài công bố về độc tính của các chất hoá học tự nhiên có trong mật và lá Hoa Đỗ quyên.
1. Vũ khí hoá học mới từ thực vật
Đỗ quyên được cho là loài hoa dùng để sản xuất “vũ khí hoá học” đầu tiên trên thế giới. Theo lịch sử của người Thổ Nhỹ Kỳ chép lại, trước đây người ta đã dùng một loại “mật ong điên” để gây mê quân địch. Thứ “mật ong điên” này được ong lấy từ mật hoa đỗ quyên tại khu vực miền bắc Thổ Nhỹ Kỳ.
Vua Mithridates VI xứ Pontos là một trong những người đầu tiên nghĩ ra cách sử dụng các loại độc từ tự nhiên, ông ta đã sắp xếp những tổ ong mật hoa đỗ quyên như một cái bẫy, đặt dọc các lề đường trước khi quân La Mã của Pompey đi đến. Khi những binh lính của Pompey bắt gặp những tổ ong này trên đường, họ đã không biết được sự nguy hiểm của chúng mà nhanh chóng uống mật ong và bị trúng độc. Khi chất độc lan trong cơ thể, họ hoàn toàn không thể chống cự trước sự tấn công của đội quân Mithridates VI vốn đã mai phục trước đó.
Mithridate là kẻ thù khiến đế chế La Mã kinh sợ sau khi đầu độc 80.000 quân La Mã hùng mạnh trong trận đánh này
2. Hoá chất bảo vệ của Hoa Đỗ quyên
Trong hoa đỗ quyên có loại độc tố mang tên Grayanotoxin. Chúng là những axit diterpeniod bị oxy hoá được sản sinh tại tất cả các bộ phận, đóng vai trò như một hoá chất bảo vệ cây khỏi các loại côn trùng. Các nghiên cứu gần đây tại phòng thí nghiệm Jodrell tại Kew của Scott-Brown và các đồng nghiệp chứng minh rằng độc tố Grayanotoxin chính là một loại vũ khí mà Đỗ quyên dùng để bảo vệ mình khỏi sự tấn công của côn trùng gây hại.
Bọ trĩ là một trong những kẻ thù của hoa đỗ quyên trong tự nhiên
Bọ trĩ là loài côn trùng cánh nhỏ gây hại cho ngành nông nghiệp và trồng trọt khắp nơi trên thế giới, sức tàn phá của chúng rất lớn. Đặc biệt là loài rầy lửa (tên khoa học Heliothrips haemorrhoidalis), thường xuyên gây hại tới thực vật trong các nhà kính tại Kew. Những con rầy này đã ăn lá Hoa Đỗ quyên đỏ được trồng trong nhà kính tại Kew, một loài hoa nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan và Miến Điện. Nhưng điều kỳ lạ là, những con rầy đó hiếm khi ăn 5-10 chiếc lá khoẻ nhất và được mọc mới mỗi năm. Đây là những chiếc lá non nhất, mọc vào mùa xuân trước khi hoa nở. Có vẻ như những chiếc lá này là những mô lá quan trọng nên đã được bảo vệ.
Hình ảnh cho thấy rầy lửa ít khi ăn 5-10 chiếc lá khoẻ nhất và được mọc mới mỗi năm
Phân tích hoá học tại Kew cho biết chúng chứa hàm lượng độc tố Grayanotoxin cao – chính là hợp chất đã được sử dụng để đầu độc quân Pompey. Các nghiên cứu sinh học kiểm tra độc tố phân lập từ các loài thực vật kháng bọ trĩ tại Kew tiết lộ rằng chính độc tố Grayanotoxin đã bảo vệ những chiếc lá khỏi bọ trĩ. Thật thú vị khi biết rằng có những hợp chất hiện diện trong các mô thực vật chỉ với chức năng bảo tồn năng lượng và bảo vệ những chiếc lá quan trọng nhất mỗi năm. Những nghiên cứu mới nhất tại Kew cũng đưa ra bằng chứng khoa học đầu tiên rằng độc tố Grayanotoxins là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của hoa Đỗ quyên trước các động vật ăn cỏ.
3. Mật độc
Thực vật có cơ chế phòng vệ tự nhiên bằng việc tổng hợp các hoá chất phòng thủ, hoa đỗ quyên cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều khó hiểu là tại sao loài cây này lại tiết ra độc tố vào mật hoa, thứ thường là thức ăn cho côn trùng, đặc biệt là các loài ong. Ai đó có thể nghĩ rằng như vậy sẽ gây hại cho động vật và khiến chúng không muốn thụ phấn cho cây?
Qua một nghiên cứu giữa Kew và Giáo sư Jeri Wright tại Đại học Newcastle lại cho thấy caffeine – thành phần chính trong cây cà phê, chúng cũng có vai trò như độc tố Grayanotoxin – giúp chống lại côn trùng và có trong mật hoa.  Tuy nhiên, nồng độ caffeine có trong mật hoa cà phê rất thấp để ong nhận biết nhưng vẫn có tác động dược lý đáng kể. Caffeine làm tăng khả năng liên tưởng giữa mùi hoa với thức ăn, khiến ong muốn quay lại và thụ phấn cho hoa (Wright và cộng sự, 2013; Couvillon và cộng sự, 2015).
Chất caffeine trong cà phê có tác dụng tương tự như độc tố Grayanotoxin trong hoa đỗ quyên
Qua hợp tác với Giáo sư Jane Stout tại Đại học Trinity (Hoa Kỳ), các công trình nghiên cứu cho thấy loài ong nghệ Bombus terrestris thường thụ phấn cho hoa Đỗ quyên nên Philip Stevenson và Alison Scott-brown đã nghiên cứu sâu hơn loài ong này.
Trước tiên, họ sử dụng một thiết bị phân tích tại các phòng thí nghiệm ở Kew để phân tách riêng độc tố từ hoa. Sau đó sử dụng quang phổ khối và quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân để phân tích cấu trúc hoá học, sau đó xác định lượng chất hoá học có trong mật hoa (nói cách khác là tìm hiểu lượng độc tố mà ong tiêu thụ). Đây là lần đầu tiên độc tố này được xác định và định lượng trong mật hoa từ những bông hoa được ong thụ phấn, dẫu rằng mật hoa đỗ quyên đã được cho là độc hại hàng nghìn năm qua.
4. Vậy độc tố trong hoa đỗ quyên có tác động gì tới ong?
Sau khi độc tố được phát hiện và phân lập, nghiên cứu sinh Erin-Jo Tiedeken đã thử nghiệm chúng trên các loài ong. Ong nghệ không thể phát hiện loại độc tố này với nồng độ trong tự nhiên nên có thể khẳng định rằng độc tố này không hề xua đuổi ong đi, thậm chí sau 30 ngày hút mật ở nồng độ tự nhiên, các con ong vẫn khoẻ. Tuy nhiên, khi các con ong ăn mật hoa, chúng chết chỉ sau vài giờ. Thật ngạc nhiên khi chúng tôi biết rằng tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng có loài ong mật một nửa bản địa thụ phấn cho hoa đỗ quyên và làm mật từ đó.
Khi thí nghiệm với loài thứ ba, ong mỏ Andrena scotica (chocolate mining bee), độc tố này cũng gây hại cho loài này. Mặc dù không làm gia tăng tỉ lệ chết ở ong, chất này cũng tác động lớn tới các hoạt động quan trọng của ong để kiếm ăn như thời gian bay và tăng thời gian chải lông, cũng như xuất hiện các biểu hiện như khi bị trúng độc. 
5. Vậy tại sao mật hoa lại có độc?
Có khả năng rằng, độc tố là một thích ứng cho phép thực vật loại bỏ những loài ong không thích hợp và bảo tồn mật hoa cho những loài ong có khả năng chịu được độc tố. Ong nghệ vì thế thường đậu trên hoa đỗ quyên lâu hơn rồi giúp thụ phấn từ hoa này tới hoa khác. Vậy là hoa đỗ quyên và ong nghệ, đôi bên đều có lợi. Sự chuyên hoá này không phải hiếm gặp trong tương tác thụ phấn, đóng vai trò như một cơ chế để tối ưu hóa chuyển giao phấn hoa. 
Giống như những đội quân La Mã, các quần đảo của Anh cũng đã bị xâm chiếm bởi độc tố của loài hoa này. Liệu có phải những chú ong nghệ đáng yêu của nước Anh là người đã giúp loài hoa này bao phủ một vùng thiên nhiên rộng lớn tại đây?
Mật của hoa đỗ quyên giúp việc cân bằng những loài ong có thể chịu độc và không chịu độc.
Vì là loài xâm chiếm mạnh, đỗ quyên có thể chiếm chỗ của những loài thực vật bản địa, nguồn thức ăn cho các loài ong bản địa và những loại mật ong khác. Hoa đỗ quyên và ong nghệ đồng hành cùng tồn tại và hai loài này sẽ đẩy lùi các loài khác nếu chúng phát triển mạnh mẽ. Dù chúng ta có yêu những chú ong nghệ đến mức nào, sẽ luôn phải có sự tồn tại của các sinh vật hoang dã khác để duy trì sự đa dạng và cân bằng hệ sinh thái. 
6. Sự thay đổi hoá học của loài xâm lấm
Cùng với một nghiên cứu sinh tiến sĩ khác tại Đại học Trinity, Paul Egan, Philip Stevenson và Alison Scott-brown đã tiến hành phân tích hoá học các quần thể hoa đỗ quyên trên quy mô lớn tại Ireland và so sánh với nồng độ độc tố của hoa tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nơi bắt nguồn của loài hoa này.
Lượng độc tính của mật hoa biến đổi khi xâm lấn, khi xâm lấn thì số lượng này ít hơn: trong 5 cây xâm lấn thì có một cây không có độc tố trong mật, trong đó, các chất hoá học khác trong mật hoa mà không gây độc hại với ong thì lại thay đổi rất ít. Cụ thể, độc tố Grayanotoxin và độc tính riêng của nó với một số loài ong có thể đã bị ảnh hưởng bởi quá trình xâm chiếm thông qua chọn lọc thụ phấn nhờ côn trùng. Nói cách khác, trong quá trình xâm lấn, việc thụ phấn sẽ bị hạn chế do có ít loài phù hợp có thể thích ứng với độc tố. Cho nên, thực vật đã giảm nồng độ hoặc làm độc tố biến mất khỏi mật hoa để đảm bảo sự thụ phấn vẫn được diễn ra.
Tổng kết
Đỗ quyên sản sinh ra các độc tố để ngăn các động vật ăn cỏ ăn lá của cây, độc tố xuất hiện trong mật hoa là để chọn lọc những côn trùng thụ phấn tốt nhất (có khả năng chịu được độc tố). Vậy điều này có ý nghĩa gì với sự phòng vệ của thực vật? Nếu nồng độ độc tố có trong mật hoa và lá tương quan với nhau, chúng ta có thể giả định rằng, mức độ độc tố tổng thể trong cây xâm lấn có thể làm chúng dễ bị các động vật ăn cỏ ăn hơn.
Vậy chức năng nào cần thiết với thực vật hơn: phòng thủ hay thụ phấn? Điều này đòi hỏi các công trình nghiên cứu trên quy mô lớn về hợp chất mật hoa thứ hai mới biết được biến đổi hoá học ảnh hưởng đến sinh thái của hoa như thế nào. Những hiểu biết của chúng ta về thực vật xâm lấn cần phải xem xét không chỉ dưới góc độ thực vật biến đổi để tự vệ trước động vật ăn cỏ mà còn từ kết quả của những tương tác có lợi.
                                              Theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Tổng hợp 10 loài thực vật chứa kịch độc chết người, số 3 thường trực ngay trong nhà bạn


Đây là những loại cây, cỏ mọc tự nhiên, có khi ngay quanh nhà của bạn nhưng lại có độc tố rất lớn có thể giết người chỉ trong nháy mắt. 
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người nhưng 10 loài loài thực vật dưới đây có khả năng tiễn bạn sang thế giới bên kia mà bản thân không hề hay biết:
1. Hoa loa kèn (kèn của thiên thần, hơi thở của quỷ)
Nhìn bề ngoài những bông hoa kèn màu vàng nhạt hoặc trắng trông vô cùng đẹp và dường như vô hại nhưng thực chất chúng lại là loài cây có độc tố rất khủng khiếp. Xuất xứ từ Colombia, loài cây này còn được gọi với tên gọi “hơi thở của quỷ”.
Nếu vô tình ngửi hoa thôi, nạn nhân sẽ lập tức rơi vào tình trạng vô thức, không kiểm soát được hành vi, nói năng lảm nhảm. Chất chiết xuất từ hoa này được cho là phương tiện để bọn tội phạm thôi miên, đầu độc nạn nhân để lấy cắp tài sản mà không hề hay biết. 
2. Cây trúc đào
Là loài cây nguy hiểm khá phổ biến ở Việt Nam, toàn thân trúc đào đều chứa độc tố Oleandrin, Neriin rất nguy hiểm, đặc biệt với hệ tim mạch. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải, nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Trúc đào là loại cây có độc tính rất cao, nguy hiểm với tim mạch
Các triệu chứng này có thể bao gồm thẫn thờ, run rẩy chân tay và các cơ, tai biến ngập máu, xẹp và thậm chí là hôn mê và có thể dẫn tới tử vong. Nhựa trúc đào có thể gây tấy rát da, sưng, tấy rát mắt nghiêm trọng và các phản ứng dị ứng đặc trưng của viêm da.
3. Cây xoan gây tử vong trong vòng 24h sau khi ăn
Cây xoan là một 1 loại thuốc bảo vệ thực vật tự niên vô cùng hiệu quả bởi lá xoan và quả xoan có chứa độc tố nguy hiểm. Những độc tố có trong cây xoan gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định, hàm lượng cao nhất chứa trong quả.
Nếu vô tình ăn quả xoan hay lá xoan, nạn nhân sẽ gặp các triệu chứng như mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim chỉ sau vài giờ. Nếu không kịp thời cứu chữa thì sẽ mất mạng sau 1 ngày. 
4. Lá ngón có thể gây chết ngay tức thì
Đây loài cây khá phổ biến và nổi tiếng ở Việt Nam với độc tính cao và ăn vào có thể chết ngay tức khắc. Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Đây được coi là một trong 4 loại cây có độc tính thuộc hàng cao nhất, chỉ cần ăn ba lá là đủ chết người.
Người bị ngộ độc lá ngón thường xuất hiện các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và cuối cùng tắt thở rất nhanh do ngừng hô hấp.
5. Cây mã tiền gây tê liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong
Có hình dạng khá giống với quả cam nhưng quả mã tiền lại chứa độc dược cực mạnh. Hạt của chúng chứa nhiều alcaloid, chất độc có khả năng gây co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong.
Người ta thường dùng quả mã tiền để diệt chuột nhưng chúng cũng từng gây nên nhiều vụ ngộ độc chết người do dùng mã tiền ngâm rượu.
6. Cây sui độc tố khủng khiếp nhất ở Việt Nam
Cây sui, hay còn gọi là cây thuốc bắn, có tên khoa học là Antiaris toxicaria, là loài cây độc tố khủng khiếp nhất ở Việt Nam. Chúng chứa chất độc cardenolides glycoside nổi tiếng được dùng để tẩm cho mũi tên và phi tiêu, vì thế ở Java, Indonesia cây sui được gọi là “Xuy”,  có nghĩa là “độc” hoặc còn mang các biệt danh như “lính gác”, “sứ giả”.
Ở Trung Quốc, loài cây này được cho là cực kỳ nguy hiểm. Dân gian tương truyền rằng, nếu ai trúng độc cây này thì sẽ chết sau 7 bước leo lên dốc, 8 bước đi xuống dốc hoặc 9 bước đi trên đường bằng. Bởi chất độc của cây Sui có khả năng tấn công vào tim người trúng độc, nhanh chóng khiến tim ngừng đập, làm nhão người và tái xanh mặt mày, tắc thở và tử vong.
Các nhà khoa học khuyến cáo không nên tiếp xúc quá gần với cây Sui. Nhựa cây Sui nếu bắn vào mắt sẽ gây mù mắt, tiếp xúc với các vết thương có thể ngấm vào máu gây tử vong khi không được chữa trị kịp thời.
7. Cây Manchineel – Cây táo “chết chóc”
Đây là một trong những loài cây mà ta không thể chạm vào bất kể điều kiện thời tiết ra sao. 
Cây Manchineel (tên khoa học là Hippomane mancinella) thuộc họ thầu dầu, mọc ở các vùng phía Bắc Nam Mỹ cho đến Florida Everglades và khắp vùng Caribbe, trong tiếng Tây Ban Nha, cây này được gọi phổ biến với cái tên cây táo tử thần.
Ở nhiều nơi trong vùng có cây này, người ta phải đặt biển cảnh báo với một chữ thập đỏ cảnh báo mọi người tránh xa chúng ít nhất 6m, tránh để nhựa dính lên da. Trong thành phần nhựa trắng sữa của cây có chứa chất phorbol gây kích ứng mạnh. Chỉ cần chạm vào cây cũng có thể gây dị ứng bỏng da. Trú ẩn bên dưới tán cây khi mưa rào cũng có thể gặp nạn vì nhựa cây ngay cả đã bị pha loãng trong mưa cũng vẫn gây ra mẩn ngứa kinh khủng.
Nhựa cây dính vào da gây rất khó chịu, nhưng chí ít nó không làm ta mất mạng. Nếu ăn phải loại quả này thì còn nguy hiểm hơn, chúng sẽ gây nôn mửa và tiêu chảy, cơ thể mất nước dẫn tới suy kiệt không thể hồi phục. Đốt cây cũng chẳng có tác dụng bởi khói bốc ra từ một cây Manchineel bị đốt có thể nhất thời gây mù mắt và các chứng khó thở nghiêm trọng ở người.
8. Cây thầu dầu
Tên gọi khác là đu đủ tía (Ricinus communis), loài thực vật này ất được ưa trồng làm cảnh trong vườn bởi có hoa lá đa sắc, từ xanh tới tím, với lá cây hình lá cọ và có hạt lởm chởm trông rất khác biệt. 
Tuy nhiên, dầu của thầu dầu chứa racin – một lectin tự nhiên (protein có khả năng liên kết với carbohydrat), đây là một chất độc cực mạnh, một lượng bột ricin tinh khiết kích thước cỡ vài hạt muối ăn có thể giết chết một người trưởng thành. 
Ricin là chất có trong cây thầu dầu
Racin giết người bằng cách gây cản trở quá trình tổng hợp protein của tế bào gây chết ở tế bào, từ đó khiến cho nội tạng bị hoại tử và suy tim. Nếu nuốt phải 5 đến 10 hạt thầu dầu có thể gây ra các triệu chứng cấp tính ở người: ói ra máu, hoại tử xuất huyết ở một số cơ quan, suy thận, trụy tim mạch, và tử vong sau 6-14 ngày.
Cho đến hiện nay vẫn không có phương thuốc nào được cho là có thể giải độc được Ricin.
9. Cây phụ tử – Nữ hoàng độc dược
Cây phụ tử (Aconitum napellus) còn gọi là cây Xuất Gia, vì có đầu hoa giống như đầu nhà tu hành. Song chúng lại chứa độc tố aconitine gây nguy hiểm cho những ai ăn phải thậm chí là chạm vào nó. Ai bị ngộ độc thường có triệu trứng tiết nhiều nước bọt, nôn mửa, tiêu chảy, cảm giác ngứa ran trong da, huyết áp và tim bất thường, hôn mê và đôi khi tử vong.
Hoa phụ tử
Do bản chất không để lại dấu vết, đây là một trong những cách phổ biến để “thoát tội giết người” giữa đám đông. Chất độc này là thủ phạm trong một vụ đầu độc nổi tiếng lịch sử. Hoàng đế La mã Claudius được cho là đã bị đầu độc bởi người vợ của mình, Agrippina, bằng chất aconite trong một đĩa nấm.
10. Cây ngoắt nghẻo (Gloriosa superba)
Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang cung cấp cho mọi đọc giả 10 loại cây mang độc tính cực cao để đọc giả tham khảo và tránh né.

Những loại cây độc nhất Việt Nam mà bạn nên biết

                                                                hình ảnh cây lá ngón



Cây lá ngón như thế nào , mọc ở đâu ?

Từ lâu chúng ta đã nghe nói đến cây lá ngón rất độc hại, nếu ăn nhầm phải có thể chết người. Và nhiều người quan tâm thắc mắc cây lá ngón mọc ở đâu nhiều nhất, lá ngón độc hại như thế nào, hay lá ngón có tác dụng gì,… Nhiều câu hỏi xay quanh cây lá ngón mà nhiều người chưa biết đến. Bài viết hôm nay, Bệnh lý Xương Khớp sẽ nói rõ hơn về cây lá ngón như thế nào để cho mọi người không còn thắc mắc  và để tránh.

Cây lá ngón mọc ở đâu?

Cây lá ngón có tên khoa học là Gelsemium elegans Benth, ([Medicla elegans Gardn, Leptopteris sumatrana Blume). Theo tên gọi của người Việt Nam là đoạn trường thỏa nghĩa là đứt ruột.
Cây lá ngón mọc phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam. Người ta thường không dùng làm thuốc, mà chỉ dùng để tự tử hay với mục đích đầu độc. Các tính miền núi như Hòa Bình, Cao bằng, Hà Tây, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang đều có cây lá ngón. Còn có ở một số nước ơ vùng nhiệt đứi và á nhiệt đới chàu Á. Ổ Trung Quốc người ta thấy ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên. Bắc châu Mỹ có loài Gelsemium sempervirens Alt.
Nhân dân ta hay dùng lá như trên đã nói, trái lại Trung Quốc hay dùng rễ và bán tại các hiệu thuốc để làm thuốc chữa hủi hay chữa bệnh nấm ở tóc (teigne). Cũng được dùng với mục đích đầu độc.

Mô tả cây lá ngón

Cây lá ngón là một loại dày mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hay hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hay hơi tù, mép nguyên, bóng, nhẵn, dài 7-12cm, rộng 2,5-5,5cm. Hoa mọc thành xim ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa lá ngón có màu vàng.
Có tài liệu nói hoa màu trắng, nhưng ban thân tôi đã kiểm tra lại là màu vàng (tại Lạng Sơn và các nơi khác: Sapa, Hà Giang). Mùa hoa tháng 6-8-10. Quả là một nang, dài, màu nâu hình thon, dài 1cm, rộng 0,5cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.

Cây lá ngón độc như thế nào?

Theo Nghiên cứu duy nhất về lá ngón tiến hành tại khoa Sinh thuộc trường Đại học Đà Lạt, cho thấy giã lá ngón thành nước (10 g lá , 10 ml nước) cho chuột uống 3 giọt, sau 9 phút chuột chết vì co giật.  Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cho biết lá ngón được coi là loại cây độc nhất ở nước ta, chỉ cần ăn 3 lá là đủ độc tố để chết người.
Chất Alkaloid trong lá ngón được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5-30 phút. Thời gian tử vong trung bình từ 1-7,5h. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay thành phần có thể giết người trong loại cây này là các alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

Cách điều trị nếu phải ăn nhầm cây lá ngón độc

Nhân dân Việt Nam không dùng cây ngón làm thuốc, chỉ giới thiệu ở đây để chúng ta biết mà tránh và có thể phát hiện khi bị ngộ độc. Ở một số nước trên thế giới Tại Bắc Mỹ và Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh động kinh và giảm đau nhưng cũng rất ít dùng. Nếu phải ăn nhầm lá ngón thì làm gì ?
Nếu ăn nhầm hoặc uống nhầm nước lá ngón, rễ, thân và hoa của cây lá ngón thì nạn nhân sẽ có các triệu chứng:
– Đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu, vã mồ hôi, bí đái, da lạnh,  yếu mệt cơ tay chân khó vận động, nặng liệt cơ hoàn toàn
– Giãn đồng tử dấn đến nhạy cảm với ánh sáng, sụp mi , chói mắt và liệt cơ hàm dưới dẫn đến rơi hàm dưới không khép được vào miệng.
– Nhịp tim chậm, Thở yếu, thở chậm dẫn đến suy hô hấp;  huyết áp tụt có thể dẫn đến ngừng tim; tăng phản xạ gân xương, co giật
-Liệt cơ, suy ho suy hô hấp và ngừng tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Theo đó, bác sĩ Cao Xuân Phúc, Học viện Quân y 103, người ngộ độc lá ngón cần phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu, hạn chế hấp thu độc tính vào cơ thể. Bác sĩ khuyên rằng “Trước hết, chúng ta phải tìm mọi cách gây nôn cho bệnh nhân. Bạn có thể dùng cách chọc tay vào sâu bên trong cổ họng bệnh nhân, khi ngón tay chọc vào gốc lưỡi, phản xạ nôn sẽ xuất hiện. Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc lông gà ngoáy vào trong cổ họng bệnh nhân. Lông tơ sẽ chạm vào thành họng và gây nôn”
Theo bác sĩ Phúc, sau khi gây nôn, người thân phải nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện các kỹ thuật cấp cứu tiếp theo như rửa dạ dày bằng nước ấm, uống than hoạt,…
Hiệu quả cấp cứu chỉ khi được thực hiện sớm dưới 1h. Tuy nhiên, hiện nay do thiếu hiểu biết, các vụ tự tử hoặc đầu độc bằng lá ngón xảy ra khá nhiều, đặc biệt trên các tỉnh vùng núi. Khi đó, khả năng cứu sống nạn nhân khó đạt 100% do không thể sơ cứu kịp thời, đúng lúc.
Hy vọng với bài viết Cây lá ngón như thế nào , mọc ở đâu ? Do Đông Y Gia Truyền Tấn Khang cung cấp ở  trên các bạn đã nắm đủ lý thuyết về cây lá ngón như thế nào.