Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc trị viêm xoang theo toa bác sĩ, chẳng hạn như thuốc thông mũi, thuốc kháng sinh, giảm đau… Đôi khi các bài thuốc dân gian hay thuốc thảo dược Đông y cũng có thể mang lại hiệu quả không thua kém.
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang là hiện tượng một hay nhiều xoang bị nhiễm trùng dẫn đến sưng viêm, tiết dịch. Từ đó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân như nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức mũi, khó thở, suy giảm khướu giác…
Có nhiều yếu tố được xác định là thủ phạm dẫn đến căn bệnh này, bao gồm:
- Nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay nấm
- Do bị dị ứng với thời tiết hoặc các yếu tố dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa, mỹ phẩm
- Do hệ miễn dịch suy giảm
- Thói quen chăm sóc răng miệng kém
- Lạm dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá
Để chữa viêm xoang có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến phẫu thuật. Tuy nhiên đây không phải giải pháp duy nhất cho căn bệnh này. Bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa bằng thuốc trước để bảo toàn nguyên vẹn cấu trúc xoang mũi.
Các loại thuốc trị viêm xoang
Bệnh viêm xoang thường được điều trị bằng thuốc tân dược. Tuy nhiên do có nhiều tác dụng phụ, nhiều bệnh nhân có khuynh hướng tìm đến các bài thuốc dân gian hoặc thuốc thảo dược Đông y để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
1. Thuốc điều trị viêm xoang do bác sĩ kê đơn
Để điều trị viêm xoang, bác sĩ thường kê một số thuốc để làm giảm các dấu hiệu mà bạn đang gặp phải, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc được chỉ định phổ biến:
– Thuốc thông mũi:
Niêm mạc mũi xoang bị viêm sẽ tiết ra nhiều dịch khiến bạn bị nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè, ngủ không ngon giấc. Sử dụng thuốc thông mũi có thể giúp khắc phục được tình trạng này.
Nhóm thuốc này thường được điều chế dưới dạng viên uống hoặc dung dịch xịt mũi. Trong đó, Sudafed Actifed là loại thuốc uống trị nghẹt mũi thông dụng nhất. Các thuốc điều trị tại chỗ như Phenylephrine và Oxymetazoline được dùng theo đường xịt.
Do có nhiều tác dụng phụ, thuốc thông mũi chỉ được sử dụng trong ngắn hạn. Bạn nên kết hợp dùng nước muối nhỏ và rửa mũi để hỗ trợ làm thông đường thở, loại bỏ các mảng vảy cứng đầu bám dính trong niêm mạc mũi.
– Thuốc kháng sinh:
Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp bị viêm xoang do nhiễm khuẩn. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn một hay nhiều loại thuốc kháng sinh kết hợp.
Các thuốc kháng sinh thường có mặt trong toa thuốc trị viêm xoang do bác sĩ kê gồm có:
- Amoxicillin
- Doxycycline
- Trimethoprim
- Sulfamethoxazole
Thuốc kháng sinh cần dùng đúng theo phác đồ của bác sĩ để tránh bị lờn thuốc và nhiều tác dụng phục khác như: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận, táo bón, nổi mẩn ngứa…
– Thuốc kháng viêm không steroid:
Trường hợp bi đau đầu, đau nhức khó chịu ở mũi bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc vừa có tác dụng giảm đau, vừa giúp giảm sưng viêm ở niêm mạc mũi xoang.
Các thuốc thường dùng là:
- Aspirin
- Acetaminophen
- Ibuprofen
Các loại thuốc trị viêm xoang này nếu sử dụng bừa bãi hoặc kéo dài có thể gây chảy máu đường ruột, đau dạ dày, buồn nôn, ù tai, buồn ngủ. Vì vậy, không dùng thuốc quá thời gian quy định hoặc tự mua thuốc về uống mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Thuốc corticosteroid:
Bao gồm một số loại thông dụng như Methylprednisolone, Prednisone… Thuốc chỉ được sử dụng cho những người bị viêm xoang nặng theo đường uống hoặc tiêm.
Một số tác dụng phụ đã được ghi nhận của thuốc corticosteroid:
- Buồn nôn
- Ợ nóng
- Đau cơ
- Nôn ói
- Nổi mụn trứng cá trên da
- Rối loạn nhịp tim…
Có thể nhận thấy, dùng thuốc tân dược điều trị viêm xoang tuy có tác dụng nhanh nhưng lại gây ra nhiều phản ứng ngoài ý muốn với sức khỏe. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc song trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý, nếu có dấu hiệu bất thường thì nên ngưng uống thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
**Tham khảo toa thuốc trị viêm xoang của một bệnh nhân:
Bệnh nhân Đ.V.T, ngụ quận Tân Bình, TPHCM bị viêm xoang mãn tính. Sau khi sử dụng bảo hiểm y tế để thăm khám bệnh, bác sĩ có kê toa thuốc điều trị bao gồm 4 loại như sau:
- Tatanol 500mg: Mỗi lần uống 1 viên x 3 lần/ngày
- Acecyst 200mg: Mỗi lần uống 1 viên x 3 lần/ngày
- Fefasdin 180mg: Mỗi lần uống 1 viên x 1 lần/ngày
- Ofmantine – Domesco 625mg: Mỗi lần uống 1 viên x 3 lần/ngày
**Lưu ý: Đơn thuốc chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng toa thuốc của người khác để tự điều trị cho mình.
2. Thuốc chữa viêm xoang từ dân gian
Ngoài thuốc tây, các bài thuốc trị viêm xoang từ dân gian cũng được nhiều người lựa chọn để cải thiện các triệu chứng bệnh, hạn chế thời gian sử dụng thuốc tân dược.
+ Bài thuốc từ củ gừng và ngó sen
Gừng được biết đến với tác dụng giảm đau, kháng viêm tự nhiên. Trong khi đó, ngó sen vị ngọt, tính ấm giúp giải độc, làm sạch đường tiêu hóa, thông mũi. Hai nguyên liệu này kết hợp bổ trợ cho nhau sẽ giúp tạo ra bài thuốc trị viêm xoang hiệu quả, giúp đẩy lùi bệnh tại nhà một cách an toàn.
– Chuẩn bị:
- 6g gừng tươi
- 30g ngó sen
– Cách sử dụng:
- Cả 2 nguyên liệu rửa sạch, giã nát
- Đắp hỗn hợp lên trán, bắt đầu từ khu vực giữa 2 chân mày
- Sau vài phút dịch mủ tồn đọng trong xoang sẽ chảy xuống cổ họng khiến bạn có cảm giác buồn nôn rồi ọe ra mủ.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối sẽ giúp làm sạch mủ, tạo điều kiện để niêm mạc mũi xoang nhanh được chữa lành.
Sau khi xoang đã sạch mủ, bạn nên dùng thêm ké đầu ngựa và tân di theo tỷ kệ 2:1, sao giòn, tán bột mịn. Mỗi lần lấy 2 thìa cà phê pha với nước ấm uống vào buổi sáng và buổi tối trong 2 tháng liên tục để giảm sưng viêm trong xoang.
+ Thuốc trị viêm xoang mũi từ ngải cứu
Ngải cứu là một trong những vị thuốc chữa viêm xoang được sử dụng phổ biến trong dân gian. Nó hoạt động bằng cách kích thích lưu thông máu đến khu vực tổn thương, tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, giảm đau nhức mũi.
– Chuẩn bị:
- Cây ngải cứu tươi: 500g
- Muối ăn: 5g
– Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, vớt ra cho ráo nước rối cắt thành những khúc ngắn cỡ 3 cm
- Cho ngải cứu vào chảo rang nóng cùng với muối
- Lấy một phần hỗn hợp bọc vào trong một miếng vải sạch chườm lên trán khoảng 5 – 10 phút để làm thông mũi, giảm đau đầu, đau nhức mũi xoang.
- Phần còn lại bạn cũng lấy một miếng vải khác bọc lại và để dưới gối khi ngủ
- Áp dụng cách này mỗi ngày 1- 2 lần để kiểm soát tốt các triệu chứng của viêm xoang.
+ Dùng dầu dừa là thuốc điều trị viêm xoang
Dầu dừa chứa axit lactic – một loại axit béo có khả năng kháng khuẩn, làm dịu tình trạng ích ứng trong xoang và đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh. Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời trên mà nguyên liệu này được nhiều bệnh nhân tin dùng để chữa viêm xoang tại nhà.
Để sử dụng, bạn có thể dùng dầu dừa vào trong các món ăn hoặc pha loãng với nước ấm để súc miệng hàng ngày. Một cách khác cũng đơn giản không kém là dùng dầu dừa thay thế cho thuốc nhỏ mũi.
– Chuẩn bị:
- Dầu dừa nguyên chất
- 1 cái lọ nước nhỏ mũi đã sử dụng hết
– Cách sử dụng:
- Cho dầu dừa vào trong chai và lần lượt nhỏ vào mỗi bên mũi 2 – 3 giọt
- Day nhẹ 2 bên cánh mũi để đẩy dầu dừa đi sâu vào trong xoang
- Lặp lại 2 – 3 lần trong ngày để nhanh chóng thấy được sự tiến triển tích cực của bệnh
+ Trị sổ mũi, viêm xoang với bài thuốc từ râu ngô và đương quy
Râu ngô chứa nhiều flavonoid, saponin cùng nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng kháng khuẩn, làm se niêm mạc mũi xoang. Dân gian thường kết hợp nguyên liệu này với đương quy để trị sổ mũi, giảm viêm nhiễm trong xoang.
– Chuẩn bị:
- 30g râu ngô khô
- 30g đương quy
– Cách sử dụng:
- Cắt râu ngô thành những đoạn ngắn dài cỡ 1 đốt ngón tay.
- Đương quy cho vào chảo sao nóng, thái sợi mỏng.
- Trộn lẫn 2 nguyên liệu đã sơ chế vào hũ để dùng dần.
- Khi sử dụng lấy một ít hỗn hợp cuộn tròn trong giấy giống như điếu thuốc rồi hút tương tự như hút hút thuốc lá hoặc có thể đốt rồi hít phần khói bốc lên.
- Thực hiện bài thuốc trị viêm xoang này mỗi ngày vài lần liên tục trong 1 tuần thì ngưng.
>> Bạn nên tham khảo thêm: 14 cách chữa viêm xoang tại nhà đơn giản “hiệu quả nhanh”
Bài thuốc đặc trị viêm xoang từ Đông y
Đông y xếp bệnh viêm xoang vào nhóm các chứng hư hỏa. Để điều trị bệnh tận gốc cần chú trọng bồi bổ thận âm, thúc đẩy lưu thông chính khí về thận, đồng thời giải quyết tình trạng viêm nhiễm trong xoang và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
Dưới đây là một số bài thuốc trị viêm xoang tốt nhất từ Đông y để bạn tham khảo:
– Bài 1:
- Chuẩn bị: 9g phòng mộc ( tân di hương ), 10g bạch chỉ, 7g băng hầu úy ( bạc hà ), 15g nghiệt mộc.
- Cách sử dụng: Cho hết các vị trên vào ấm sắc với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát. Gạn thuốc sắc lần 1 ra và sắc thêm một lần tương tự như trên. Cuối cùng trộn số thuốc thu được ở cả 2 lần vào với nhau và chia 3 lần uống trong ngày.
- Tác dụng: Trị sổ mũi, nghẹt mũi, giảm hiện tượng phù nề và ứ đọng đàm nhầy trong xoang, xoa dịu cơn đau đầu do bệnh viêm xoang gây ra.
– Bài 2:
- Chuẩn bị: Hồ tẩm tử ( ké đầu ngựa ) 20g, lan hòe 6g, điềm ngải 30g, già tô 10g, tiểu tân 4g, gạo tẻ 60g, 2 thìa đường trắng.
- Cách sử dụng: Sắc kỹ các vị thuốc lấy 300ml nước. Sau đó, gạn nước thuốc đem hầm chung với gạo thành cháo, thêm đường vào quậy tan. Ăn hết một lần thay thế cho bữa sáng hoặc các bữa khác trong ngày. Mỗi một liệu trình nên dùng khoảng 1 tuần liên tục.
- Tác dụng: Dùng bài thuốc trị viêm xoang này trong trường hợp bị nghẹt mũi, đau đầu. Sau vài lần sẽ thấy mũi được thông thoáng, dễ thở hơn.
– Bài 3:
- Chuẩn bị: Thương nhĩ 15g, nghinh xuân 25g, thần hươu 50g, băng hầu úy 5g
- Cách sử dụng: Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào chảo nóng sao khô, nghiền thành bột mịn. Để trị viêm xoang lấy một ít bột thuốc hít vào mũi với tần suất 3 – 4 lần trong ngày.
- Tác dụng: Bài thuốc có công dụng tốt trong việc trị đau nhức mũi, giảm hiện tượng nghẹt mũi và các triệu chứng khó chịu khác do bệnh viêm xoang gây ra.
– Bài 4:
- Chuẩn bị: 16g kim ngân hoa, 16g trư cao mẫu, 16g hồ tẩm tử, 16g ngư tinh thảo, 12g dương cửu, 8g chi tử.
- Cách sử dụng: Sắc thuốc cùng 500ml nước. Khi ấm thuốc sôi vặn bếp nhỏ lửa và canh cho đến khi nước cạn còn 1/2. Gạn thuốc ra chia uống làm 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối.
- Tác dụng: Điều trị viêm xoang cấp tính.
Các bài thuốc đông y đặc trị viêm xoang có thể được gia giảm dược liệu hoặc thêm bớt liều lượng cho phù hợp cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Vì vậy, bạn không nên tự ý đi cắt thuốc về uống mà chưa được thầy thuốc thăm khám.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm xoang
Việc dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt là thuốc tân dược không chỉ gây nguy cơ lờn thuốc mà còn khiến bệnh tình kéo dài dai dẳng, dễ tái phát và khiến vạn phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì vậy, trước khi lựa chọn thuốc chữa viêm xoang, bạn nên tìm đến các chuyên khoa tai mũi họng thăm khám và sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kê.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh cũng cần phải chú ý chăm sóc bản thân tốt hơn và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho lành mạnh. Cụ thể như sau:
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 5 – 6 lần trong ngày để làm sạch xoang, giúp dễ dàng tống khứ dịch nhầy ra ngoài mà không khiến niêm mạc mũi bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Đánh răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn và súc miệng thường xuyên với nước muối để loại bỏ sạch vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn chặn không cho chúng có cơ hội tấn công vào trong xoang.
- Tắm với nước ấm và tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ khiến bệnh viêm xoang bùng phát mạnh hơn.
- Bịt khẩu trang khi đi ra đường hoặc khi đến những nơi có nhiều bụi bẩn, không khí ô nhiễm.
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, omega 3 và chất chống oxy hóa vào trong thực đơn. Chúng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, bảo vệ niêm mạc mũi và hỗ trợ kháng viêm.
- Nên ăn thức ăn khi còn ấm, tránh ăn đồ lạnh, uống nước đá
- Trường hợp bị viêm xoang do dị ứng thì không nên dùng các thực phẩm khiến bạn bị dị ứng. Đồng thời tránh xa các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, khói thuốc lá, chất tạo mùi…
- Rèn luyện thân thể mỗi ngày bằng cách tập thể dục nhằm nâng cao thể trạng, giúp cơ thể có sức chống lại bệnh tật.
Trên đây là các loại thuốc trị viêm xoang đang được sử dụng. Căn bệnh này có thể được chữa khỏi nếu dùng thuốc ngay từ khi mới bị. Vì vậy, hãy thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh và tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang
Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020