Browsing "Older Posts"

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?


Bệnh thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là một bệnh lý xảy ra ở vùng cột sống cổ ảnh hưởng đến khả năng vận động của cổ, gáy, vai và cánh tay. Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống cổ cần được điều trị kịp thời và dứt điểm. 

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh hay còn gọi là hội chứng rễ thần kinh cổ là một trong các biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tình trạng này xuất hiện do dây thần kinh bị chèn ép gây nhức cho người bệnh. Cơn đau bắt đầu từ vùng cổ xuống một hoặc hai bên cánh tay, vị trí đau phụ thuộc vào vị trí rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tổn thương.
Thông thường, khi mắc phải tình trạng chèn dây thần kinh, người bệnh hay bị đau nhức nhối, đau dai dẳng vùng vai gáy hoặc quanh khớp. Nhiều trường hợp có cảm giác như tê buốt tay, cánh tay như bị kiến bò gây tê rần. Ngón tay, bàn tay tê lạnh, mỏi cơ tay, cứng tay nhất là vào thời điểm sáng sớm. Đau tăng lên khi ngửa cổ, cúi đầu, xoay cổ, ho hoặc hắt hơi… 
Các dây thần kinh bị chèn ép thường là:
  • Dây thần kinh cổ gây tê đau, nhức mỏi ở vai gáy.
  • Dây thần kinh cánh tay, cổ tay gây tê ngứa, teo cơ, mất khả năng cầm nắm, mất cảm giác. 

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?

Đây là một bệnh nguy hiểm cần được kịp thời điều trị
Đây là một bệnh nguy hiểm cần được kịp thời điều trị
Có thể khẳng định, đây là một bệnh lý nguy hiểm cần được sớm thăm khám và điều trị dứt điểm. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân dễ gặp phải các hiện tượng như:
  • Rối loạn tuần hoàn máu não do lượng oxy và các chất dinh dưỡng không được đưa tới não liên tục khi dây thần kinh cùng mạch máu không ổn định.
  • Huyết áp không ổn định dẫn đến hoa mắt, ù tai, suy giảm thị lực, dễ ngất xỉu ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.
  • Đau răng, đau đầu do dây thần kinh bị chèn ép kích thích sự co thắt ở họng và thiếu máu lên não.
  • Gây hội chứng vai cánh tay, mất cảm giác ở tay, cánh tay, hạn chế khả năng vận động của vùng cổ.
  • Có thể dẫn đến tình trạng đau lưng, rối loạn cảm giác ở chân tay, liệt nửa người thậm chí bại liệt ở cả tay và hai chân. 
  • Nếu hạch thần kinh giao cảm ở cổ bị chèn ép có thể gây ra các chứng co giật, khó thở, tim như bị đè nén kèm theo cảm giác chán ăn, mất ngủ, trầm cảm. 

Cách xử lý khi bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Khi phát hiện cơ thể có những triệu chứng bệnh, nên nhanh chóng thăm khoa ở các bác sĩ chuyên khoa uy tín để xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Để xoa dịu cơn đau do bệnh gây ra, có thể áp dụng một số biện pháp như:

Chườm nóng

Chườm nóng giúp cách mạch máu và cơ giãn ra từ đó khiến máu lưu thông dễ dàng, lượng oxy và dưỡng chất cung cấp lên não đầy đủ giúp giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện như sau: 
  • Chuẩn bị một khăn mặt sạch ngâm với nước nóng;
  • Dùng khăn này đắp lên vùng cổ vai gáy và các vị trí đau nhức;
  • Thực hiện 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ.

Massage

Massage cổ giúp giảm đau nhức
Massage cổ giúp giảm đau nhức
Xoa bóp giúp các khu vực đau nhức được thả lỏng thư giãn và tác động trực tiếp vào dây thần kinh giúp khắc phục tình trạng căng cứng cơ, tăng tuần hoàn máu và giảm đau. Tuy nhiên, cần xoa bóp đúng cách với lực vừa đủ để đảm bảo mang lại hiệu quả.

Thay đổi chế độ ăn uống

Song song với việc áp dụng các biện pháp trên, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình bằng cách:
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, vitamin và photpho qua các thực phẩm hàu, chuối tiêu, cây atiso, cá hồi, trứng, sữa, súp lơ xanh, tôm.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu nhất là mỡ động vật.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. 

Điều trị thoái hóa đột sống cổ chèn dây thần kinh

Nếu tình trạng bệnh nặng, các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ chèn ép để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Có thể áp dụng một số phương pháp như:

Sử dụng thuốc

Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc để điều trị
Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc để điều trị
Thuốc là phương pháp điều trị lâu dài nhưng dễ gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến xương khớp nếu không được sử dụng đúng liều lượng, đúng tình trạng bệnh. Một số loại thuốc thường dùng là:
  • Thuốc kháng viêm giảm đau
  • Thuốc giãn cơ
  • Tiêm cortisone

Vật lý trị liệu

Là phương pháp thường được khuyến khích sử dụng nhưng hiệu quả chậm đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài. Một số liệu pháp thường dùng như nhiệt trị liệu, kéo dãn cột sống bằng máy hoặc tay, các bài tập xương khớp.

Phẫu thuật

Chỉ được xem xét áp dụng khi tất cả các biện pháp trên không mang lại hiệu quả. Vì có xâm lấn nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài của người bệnh.
Thoái hóa cột sống cổ chèn dây thần kinh là một biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể được chữa khỏi nếu người bệnh sớm thăm khám và điều trị kịp thời. Điều trị căn bệnh này là cả một quá trình lâu dài, vì vậy để nhanh chóng hồi phục, ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên kết hợp luyện tập, điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
Bạn có thể tham khảo

Thông Tin về thuốc trị xương khớp Tấn Khang


Thành phần:
Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Công dụng:
Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Cách sử dụng:
Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút.
Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em.
Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.
Địa chỉ: Thôn Lương Trung, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định, Việt Nam.
Địa Chỉ phân phối: 68a, đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0344533134

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp giảm đau nhức

Dùng các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp cũng là một trong những biện pháp giảm đau nhức an toàn, lành tính và mang lại nhiều dấu hiệu điều trị tích cực cho người bệnh. Thế nhưng, đâu mới là những cây thuốc có công dụng hỗ trợ làm giác đau nhức do bệnh xương khớp gây ra và được sử dụng phổ biến hiện nay?

10 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp

Hiện nay, những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp thường là xấu hổ, huyết đằng, ngải cứu, lá lốt, cỏ xước, thổ phục linh, đỗ trọng, thiên niên kiện, trà xanh, đơn châu chấu… Mỗi loại thảo dược đều có cách dùng và liều lượng sử dụng khác nhau. Cụ thể: 

1.Xấu hổ đỏ


Xấu hổ đỏ hay còn gọi là cây trinh nữ
Xấu hổ đỏ hay còn gọi là cây trinh nữ

Cây xấu hổ còn có tên gọi khác là cây trinh nữ, mắc cỡ. Theo Đông y, xấu hổ vị ngọt chát, tính mát, có công dụng chống viêm, trấn an tình thần. Được sử dụng để điều trị phong thấp tê bại, suy nhược thần kinh…
Nguyên liệu:
  • 120 rễ cây xấu hổ
  • Rượu 40 độ
  • 600ml nước
Cách thực hiện:
  • Rễ cây xấu hổ đem sao vàng, tẩm rượu 40 độ cho khô;
  • Sắc với 600ml nước, thấy còn 200 – 300ml nước thì ngưng;
  • Chia thành 2 – 3 lần uống/ngày, sử dụng kiên trì 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả.

2. Huyết đằng

Huyết đắng có vị đắng chát, tính bình có công dụng hoạt huyết, khu phong, thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thư cân hoạt lạc giúp chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau mỏi đầu gối, gân cốt tê dại. 
Nguyên liệu:
  • 20 – 40g huyết đằng
Cách thực hiện:
  • Sử dụng huyết đằng sắc với nước để uống;
  • Có thể kết hợp với cốt toái bổ, cẩu tích, ngưu tất, tỳ giải mỗi thứ 20g cùng 4g bạch chỉ, 6g thiên niên kiện để thêm hiệu quả. 

3. Dây đau xương

Dây đau xương vị đắng, tính mát, có công dụng lợi thấp, thư cân, khu phong, hoạt lạc, chỉ thống. Được sử dụng để chữa các bệnh đau xương khớp, tê bại, tê thấp, đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông…
Có nhiều cách sử dụng:
  • Cách 1: Lấy 1 nắm dây đau xương rửa sạch, giã nhỏ, đắp trực tiếp lên vùng đau nhức.
  • Cách 2: Lấy thân dây đau xương thái nhỏ, sao vàng, cho vào bình ngâm với rượu. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 ly nhỏ sẽ có hiệu quả.

4. Ngải cứu


Cây ngải cứu cũng là một vị thuốc nam thường được dùng để trị các bệnh xương khớp
Cây ngải cứu cũng là một vị thuốc nam thường được dùng để trị các bệnh xương khớp

Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, tính ấm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa khí huyết. Là vị thuốc chủ trị trong các bài thuốc chữa các bệnh đau nhức do xương khớp gây ra. Ngải cứu có thể sử dụng bằng nhiều cách như sắc nước uống, đắp lên vùng đau nhức hoặc hơ điếu ngải…
Nguyên liệu:
  • 250g ngải cứu tươi
  • 120ml dấm gạo
Cách thực hiện:
  • Ngải cứu rửa sạch với muối, giã nát, dấm đun nóng;
  • Dùng một miếng vải hoặc khăn sạch, mỏng gói lá ngải cứu trộn với dấm đắp lên vùng đau nhức.
  • Thực hiện liên tục nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài 15 ngày thì ngưng rồi tiếp tục. 
Lưu ý: Nếu dùng ngải cứu để uống, chỉ nên uống từ 3 – 5g ngải cứu tươi 1 lần. Không nên sắc uống thay trà vì ngải cứu có dược tính cao nên dễ gây ngộ độc.

5. Cỏ xước

Cỏ xước còn có tên gọi khác là Nam Ngưu Tất, bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu là rễ. Theo y học cổ truyền, cỏ xước vị chua đắng, tính mát. Được sử dụng để chữa các chứng đau lưng, nhức xương, viêm khớp, sưng đầu gối, ứ huyết trong tử cung, kinh nguyệt không đều…
Nguyên liệu: 
  • 16g rễ cỏ xước, 16g nhọ nồi, 16g hy thiêm thảo
  • 12g ngải cứu, 12g thương nhĩ tử
  • 20g phục linh
Cách thực hiện:
  • Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào chảo, sao vàng;
  • Sắc với 3 lần nước rồi trộn các nước thuốc này với nhau để sắc thêm lần nữa;
  • Khi nước cô lại thì chia làm 3 lần uống, dùng liên tục 1 tuần sẽ thấy tác dụng.
  • Ngoài ra, có thể dùng từ 10 – 16g cỏ xước sắc với nước uống mỗi ngày nếu không có những nguyên liệu trên.

6. Lá lốt


các loại thuốc nam chữa đau xương khớp
Có thể dùng lá lốt bằng cách sắc lấy nước uống, đắp lá hoặc kết hợp sử dụng qua con đường ăn uống

Lá lốt các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp dễ gặp, dễ sử dụng. La lốt vị cay, tính ấm, mùi thơm có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống hạ khí. Được sử dụng nhiều để hỗ trợ chữa các bệnh phong hàn thấp, đau lưng, tê bại, tê thấp, đau gấp ngang lưng…
Nguyên liệu:
  • 1 nắm lá lốt
Cách thực hiện:
  • Lá lốt phơi khô trong bóng râm cho héo;
  • Sắc với nước trong 30 phút rồi lọc lấy phần nước bỏ bã;
  • Uống sau bữa ăn tối.

7. Đỗ trọng 

Đỗ trọng là cây thuốc quý có vị ngọt đắng, hơi cây, tính ôn, không độc đi vào kinh thận, thủ thái âm Phế, kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt nên thường được sử dụng để cải thiện các chứng đau nhức do bệnh xương khớp gây ra.
Nguyên liệu:
  • 320g đỗ trọng; 320g đan sâm
  • 200g xuyên khung
Cách thực hiện:
  • Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị thái vụn, ngân với 1 lít rượu trắng;
  • Có thể dùng được sau 5 ngày, uống 2 lần/ngày, mỗi lần từ 20 – 30ml.

8. Đơn châu chấu


Cây đơn châu chấu
Cây đơn châu chấu

Đơn châu chấu còn có tên gọi khác là đinh lăng gai, độc lực, cây cuồng. Là vị thuốc nam có vị cay đắng, tính ấm. Tất cả các bộ phận của cây có thể được sử dụng để làm thuốc cụ thể: vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp, tán ứ, tiêu thũng; rễ và lá có khả năng tiêu độc, giải độc; thân cây nhất là lõi có tác dụng bồi bổ. 
Nguyên liệu:
  • 10g vỏ cây xà cừ; 10g mặt quỷ
  • 15g rễ cây đơn châu chấu
Cách thực hiện:
  • Đem tất cả nguyên liệu trên sắc với 600ml nước;
  • Sau khi thấy còn ⅔ thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống/ngày. 
  • Kiên trì sử dụng sẽ thấy chứng đau nhức thuyên giảm.

9. Trà xanh

Theo các nghiên cứu khoa học, trong trà xanh có chứa một lượng lớn hoạt chất EGCG có công dụng giảm sưng, tiêu viêm, ngăn ngừa quá trình phá hủy sụn khớp. Người bệnh xương khớp sử dụng trà xanh giúp phóng thích các tế bào bạch cầu bên trong cơ thể nên có thể hỗ trợ làm giảm các chứng đau nhức xương khớp hiệu quả.
Nguyên liệu:
  • 5g lá chè
  • 10 lát gừng tươi
Cách thực hiện
  • Đem lá chè và gừng tươi thái lát mỏng rửa sạch;
  • Đun sôi với nửa lít nước, đến khi sôi thì nhắc xuống, để nguội;
  • Dùng sau khi ăn nửa tiếng.

10. Thiên niên kiện


Cây thiên niên kiện có vị cay đắng, tấm ấm, hỗ trợ điều trị chứng đau nhức hiệu quả
Cây thiên niên kiện có vị cay đắng, tấm ấm, hỗ trợ điều trị chứng đau nhức hiệu quả

Thiên niên kiện cũng là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp. Thảo dược này có vị cay, đắng, tính ấm, mùi thơm có tác dụng bổ gân cốt, khử phong thấp, chống tiêu nhũng. Thường được sử dụng để chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp hoặc làm thuốc kích thích tiêu hóa…
Nguyên liệu: 
  • Thiên niên kiện. thương nhĩ, ngải cứu mỗi thứ 10g
  • 40g rễ cây cỏ xước
  • 20g thổ phục linh, 20g hy thêm
Cách thực hiện:
  • Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sắc cùng 1 lít nước;
  • Thấy cạn còn ⅔ thì tắt bếp, chia làm 2 phần;
  • Uống trước mỗi bữa ăn.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc nam chữa đau nhức xương khớp

Khi sử dụng các loại cây chữa bệnh xương khớp, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: 
  • Thuốc nam chỉ có thể sử dụng để hỗ trợ giảm đau cải thiện các triệu chứng của bệnh xương khớp chứ không thể không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Nếu dùng đơn lẻ, phương pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp chớm đau, đau nhức nhẹ, mới xuất hiện. 
  • Trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc về liều lượng sử dụng, hiệu quả của thuốc nam phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của người bệnh, Có người dùng trong một thời gian ngắn thì chứng đau nhức được cải thiện đáng kể nhưng cũng có người dị ứng và tình trạng sưng viêm, đau đớn ở các khớp ngày một trầm trọng.
  • Kiên trì sử dụng, nếu có dấu hiệu dị ứng thuốc thì nên ngưng sử dụng ngay lập tức. 
  • Cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp. Không sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm giàu chất béo hay bia rượu, chất kích thích. Tránh các vận động nặng nhọc dễ gây áp lực lên xương khớp.
Các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp có tác dụng giảm đau lành tính, an toàn nhưng không thể trị tận gốc bệnh đặc biệt là với các bệnh đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, phong thấp… Do đó, nếu tình trạng đau nhức kéo dài người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Bạn có thể tham khảo

Thông Tin về thuốc trị xương khớp Tấn Khang


Thành phần:
Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Công dụng:
Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Cách sử dụng:
Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút.
Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em.
Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.
Địa chỉ: Thôn Lương Trung, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định, Việt Nam.
Địa Chỉ phân phối: 68a, đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0344533134

ĐAU KHỚP BẢ VAI PHẢI: BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CĂN BỆNH NGUY HIỂM NÀY


Rất nhiều người bệnh bị đau khớp bả vai phải nhưng không biết nguyên nhân do đâu và phải làm gì khi bị đau vì vậy mà việc điều trị tiến hành chậm trễ, bệnh trở nên nặng và khó điều trị. Do đó, bài viết này sẽ cung cấp thông tin về bệnh lý gây đau khớp bả vai phải để mọi người đề phòng, điều trị đúng thời điểm.

1. Cẩn thận với các bệnh lý gây đau khớp bả vai phải

Các chuyên gia xương khớp đưa ra cảnh báo về tình trạng đau khớp bả vai phải không đơn giản chỉ là các nguyên nhân bình thường như chấn thương hay làm việc quá sức mà nó nhiều khả năng do các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp vai, viêm khớp… gây ra.
Nhiều người bệnh gặp phải tình trạng đau khớp bả vai phải
  • Đau khớp bả vai phải do viêm quanh khớp vai

Bệnh lý này nếu không sớm điều trị sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh, do đó cần phải cẩn thận. Khi thấy đau nhức khớp vai nói chung hay đau khớp bả vai phải với cường độ mạnh và thường xuyên nhất là thời tiết thay đổi, vận động mạnh thì nên đi khám ngay. Rất có thể cơn đau sẽ lan sang các vùng khác xung quanh khớp vai, cánh tay…
  • Đau khớp bả vai phải do thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp vai nhiều khả năng là nguyên nhân dẫn đến đau nhức khớp vai phải, do nhiều nguyên nhân mà tình trạng thoái hóa có thể diễn ra nhưng phần lớn là sụn khớp bị bào mòn khiến đầu xương va chạm dẫn đến đau khớp bả vai phải. Tuy thoái hóa dẫn đến đau khớp bả vai ít xảy ra hơn so với so với đau khớp gối nhưng nó vẫn có thể xảy ra nên người bệnh cần phải cảnh giác.
  • Đau khớp bả vai phải do viêm dây chằng

Đau khớp bả vai phải do đâu?
Viêm dây chằng có thể là nguyên nhân gây đau khớp bả vai phải
Đây cũng là bệnh lý dễ gặp, nhất là vận động viên thể dục dụng cụ, những người thường xuyên chơi thể thao dễ bị căng giãn dây chằng khi vận động quá mức, tổn thương này sẽ nặng hơn nếu mọi người tiếp tục thực hiện trong những ngày tiếp. Khi bị viêm nó sẽ dẫn đến đau bả vai, đau khớp vai phải là khiến cơ vai bị co cứng lại.

2. Đau khớp bả vai phải có nguy hiểm không?

Dù nguyên nhân nào, nếu không được điều trị từ sớm và dứt điểm đau khớp bả vai phải thì đều nguy hiểm, đặc biệt là những bệnh lý kể trên.
- Từ cơn đau bình thường, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc (đa số mọi người đều thuận tay phải và làm việc bằng tay phải) cơn đau sẽ tăng dần mức độ tương ứng với tiến triển của bệnh. Những cơn đau xuất hiện thường xuyên, kéo dài trở thành mạn tính, đặc biệt là những cơn đau dữ dội có thể khiến người bệnh bỏ dở dang việc mình đang làm để điều trị.
Người bệnh không thể làm việc khi bị đau khớp bả vai phải
- Nó khiến người bệnh không thể thực hiện các cử động như bình thường được, thậm chí bị co rút, teo cơ, biến dạng, rối loại dây thần kinh thực vật, nguy hiểm hơn là khiến người bệnh mất khả năng cử động cánh tay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc liệt một cánh tay cũng giống như lấy đi một nửa mạng sống đối với nhiều người. Vì thế nên hãy tìm cách điều trị đau khớp bả vai phải ngay từ giai đoạn hình thành để bệnh không có cơ hội tiến triển nữa.

3. Phải làm gì khi bị đau khớp bả vai phải?

Việc làm đúng đắn nhất mà người bệnh nên thực hiện khi muốn cải thiện và điều trị đau khớp bả vai phải dứt điểm đó chính là nghỉ ngơi tại chỗ, không vận động mạnh hoặc lặp lại nhiều lần cử động vai.
- Đến ngay các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa xương khớp tin cậy để tiến hành khám, tìm ra nguyên nhân và tìm cách điều trị đau khớp vai.
- Trường hợp bệnh nhẹ có thể tiến hành điều trị bệnh tại nhà bằng các phương pháp an toàn như bài thuốc dân gian, thuốc tây y, thuốc đông y hay thực hiện vật lý trị liệu…
Có lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng đau khớp bả vai phải
- Giữ cơ thể luôn ấm, nhất là khi thời tiết lạnh, mưa ấm thì tránh để bả vai hở, ngấm nước mưa, bị lạnh.
- Có lối sống lành mạnh hơn, thay đổi tư thế, thói quen khi làm việc nhất là dân văn phòng và tài xế, thợ may nếu muốn tình trạng bệnh được cải thiện.
- Vận động đúng cách, tập môn thể thao nhẹ nhàng, tốt cho việc phục hồi bả vai phải kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ thành phần dinh dưỡng tốt cho sức đề kháng và sự dẻo dai của khớp.
Cảnh báo tình trạng đau khớp bả vai phải có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào vì vậy người bệnh cần tìm hiểu thông tin để luôn chủ động đối mặt và xử lý kịp thời, đúng cách khi bệnh xảy đến. Ngoài ra quý vị có thể tìm hiểu chi tiết hơn về những phương pháp điều trị đau khớp vai hiệu quả khác tại đây
                                                   Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang (tổng Hợp)
Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

Chưa 30 tuổi đã đau nhức xương khớp nguy hiểm thế nào?


Trước kia, tình trạng thoái hoá xương khớp thường xảy ra ở tuổi trung niên, ngày nay bệnh đã dần trẻ hoá do thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc, đặc biệt là giới văn phòng.
Rất nhiều người cho rằng thoái hóa xương khớp là bệnh của người lớn tuổi từ 45 tuổi lên. Thực tế tình trạng thoái hóa xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Các nghiên cứu về quá trình phát triển con người đã chỉ ra lứa tuổi con người “bước qua bên kia sườn dốc” để bắt đầu tiến trình thoái hóa là khoảng 27 tuổi. Mặc dù vậy, đây cũng chỉ là con số tham khảo, nếu tinh ý chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những người có chung một độ tuổi nhưng tình trạng thể chất, sức khỏe rất khác nhau. Cùng 30 tuổi, có những người rất khỏe mạnh, có những người bị rất nhiều bệnh lý xương khớp như nhức mỏi cổ vai, đau lưng,…
Điều đó chứng tỏ, mỗi con người có một “tuổi sinh lý” riêng, đây chính là tuổi của tế bào, của mô cơ thể. “Tuổi sinh lý” phụ thuộc phần nào vào cơ địa và độ tuổi nhưng chủ yếu được quyết định bởi một số yếu tố như tâm lý (thoải mái hay thường xuyên chịu áp lực cuộc sống, công việc,…), chế độ dinh dưỡng - nội tiết (béo phì, mãn kinh, tiểu đường), tính chất công việc, thói quen sinh hoạt. Tất nhiên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên lên các hệ cơ quan, bộ phận cơ thể là khác nhau và gây ra những tình trạng khác nhau.

Thoái hoá xương khớp là gì?

Thoái hoá (lão hoá) nói chung và thoái hoá xương khớp nói riêng thường không được xem là một bệnh mà là một tình trạng. Các bác sĩ không thể chữa khỏi vì đây là một tiến trình tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện được tình trạng và kéo dài tiến trình này.
Thoái hóa xương khớp là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiếu chất lượng dịch khớp. Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định. Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn, đồng thời vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng, giảm vận động.
Chua 30 tuoi da dau nhuc xuong khop nguy hiem the nao? hinh anh 1
                                  Bệnh nhân thoái hoá cột sống thắt lưng đang được điều trị 
Thoái hoá xương khớp không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Từ những dấu hiệu dễ nhận biết như: Đau mỏi vai gáy, đau lưng, tê tay chân, đau đầu hay đau nửa đầu, người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm. Nếu để kéo dài, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: yếu liệt các chi, tay chân mất cảm giác do tổn thương thần kinh, từ đó dẫn đến những khó khăn trong vận động, di chuyển, sinh hoạt và làm việc.

Vì sao dân văn phòng thường bị thoái hoá xương khớp sớm?

Do tính chất công việc, nhân viên văn phòng thường phải làm việc liên tục với máy vi tính, thời gian ngồi làm việc có thể kéo dài hơn 8 giờ một ngày, môi trường làm việc chủ yếu trong phòng máy lạnh không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, với cách sắp đặt nơi làm việc chưa phù hợp với thể trạng cơ thể (màn hình máy tính có thể quá cao hoặc quá thấp), sử dụng điện thoai, máy tính bảng liên tục trong một tư thế, lười vận động hay lười đứng dậy từ ghế là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thoái hoá xương khớp ở giới văn phòng.
Mỗi hệ cơ quan trong cơ thể kể cả xương khớp chỉ làm việc tốt và duy trì khả năng làm việc trong một thời gian cũng như điều kiện nhất định. Chính vì ngồi quá lâu, làm việc liên tục, lối sống ít vận động gây ra sự quá tải cho hệ xương khớp dẫn đến tình trạng thoái hoá sớm. Không khó để nhận ra bệnh nhân đến với các phòng khám cơ xương khớp ngày càng nhiều và càng trẻ hoá, trong số những bệnh nhân trẻ đa phần là giới văn phòng.
Để phòng tránh thoái hoá xương khớp, người dân cần lưu ý:
- Sau khi ngồi làm việc khoảng 45 phút hãy đứng lên, đi lại và vận động nhẹ nhàng. Điều này không chỉ giúp hệ cơ xương khớp được giảm tải mà còn giúp cho não bộ thư giãn, tăng hiệu suất công việc.
- Uống đủ nước ngay cả khi không khát, trung bình 2 lít/ngày. Nước là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và các cơ quan khác trong cơ thể.
- Giữ chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh lạm dụng rượu bia.
- Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Giữ tinh thần được vui vẻ, thoải mái là phương pháp tốt nhất để phòng tránh thoái hoá sớm.
                                                      Theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang