Browsing "Older Posts"

Đau lưng khó thở kèm tức ngực là bệnh gì, nguy hiểm không?


Đau lưng khó thở là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Đau lưng khó thở là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Đau lưng trên
Đau lưng trên

Đau lưng khó thở kèm theo tức ngực là bệnh gì, có triệu chứng ra sao, bệnh có nguy hiểm không là những câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được. Tình trạng này có xuất hiện do nhiều nguyên nhân, nếu liên quan đến bệnh lý thường rất nguy hiểm nên cần được điều trị kịp thời.

I. Đau lưng trên khó thở là bệnh gì?

Vùng lưng được chia thành nhiều vị trí, mỗi vị trí liên quan đến các bệnh lý khác nhau. Do đó, để giúp bạn thuận tiện trong việc xác định tình trạng đau lưng khó thở kèm theo tức ngực của mình chúng tôi đã tổng hợp các bệnh lý liên quan đến triệu chứng này theo từng khu vực đau lưng. 
Trước hết là vùng lưng trên bao gồm phần bả vai, khung sườn nối với xương sống vùng ngực. 

Triệu chứng đau lưng trên khó thở

Đau lưng trên là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng trên bụng và phần sau ngực. Một số biểu hiện đặc trưng để nhận biết có thể kể đến như:
  • Đau âm ỉ, đau dữ dội hoặc đột ngột đau nhói kèm theo các triệu chứng ngực bức bối khó chịu, khó thở.
  • Cơn đau xuất hiện đầu tiên ở vùng lưng trên rồi lan sang vùng cổ, bả vai, gáy.
  • Nếu không được kịp thời điều trị, sau 3 tháng tình trạng này sẽ chuyển thành bệnh mãn tính rất khó điều trị. 

Các bệnh lý liên quan

Đau lưng trên khó thở là tình trạng nhiều người mắc phải và thường liên quan đến các bệnh lý về phổi hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh nhồi máu cơ tim. Cụ thể:
  • Các bệnh lý về phổi

Nếu gặp phải tình trạng đau lưng trên bên phải khó thở thì có thể bạn đã mắc phải một số bệnh về phổi như viêm phổi cấp tính, viêm phế quản hoặc chứng nghẽn mạch phổi. Bệnh có các triệu chứng điển hình như nhịp thở nhanh, hơi thở nông. Tình trạng đau nhức lưng, khó thở sẽ gia tăng khi người bệnh ho hoặc hít vào.
  • Tắc nghẽn phổi

Là tình trạng các cục máu đông ngưng lại ở động mạch phổi. Theo thống kê, có đến 80% người bị tắc nghẽn phổi sẽ xuất hiệu triệu chứng này. Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng như ho kéo dài, ho đờm, ho có đờm màu trắng, màu vàng xám hoặc màu xanh lá cây, ngực có cảm giác đau, thắt chặt, thở khò khè, người sốt nhẹ…
  • Nhồi máu cơ tim 

Nếu cảm thấy đau lưng trên bên trái khó thở thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim là rất cao. Các triệu chứng nhận biết sớm của bệnh là đau nhức vùng lưng, đau tức ngực kèm theo khó thở. Cơn đau có thể đi lên cổ, hàm, tai hoặc lan tỏa xuống vùng vai, cánh tay, bàn tay. Nếu cơn đau lan ra hàm và cánh tay thì tốt nhất bạn nên sớm thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời. 

Một số nguyên nhân khác gây đau lưng trên

Đau lưng hoặc đau lưng giữa khó thở cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như: 
  • Các cơ áp liên sườn chịu quá nhiều áp lực dẫn đến đau lưng tức ngực. Thường gặp phải khi bạn thực hiện các hành động tốn sức lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Điểm sườn cột sống do cơ thể phải chịu một lực tác động mạnh vào lưng hoặc do vặn xoắn người quá mức.
  • Viêm sụn sườn do bị nhiễm trùng từ phẫu thuật, khối u, ho nặng…

II. Đau lưng dưới khó thở là bệnh gì?


Đau lưng dưới khó thở cũng là một tình trạng thường gặp
Đau lưng dưới khó thở cũng là một tình trạng thường gặp

Đây cũng là một tình trạng thường gặp. Các dấu hiệu nhận biết và bệnh lý liên quan cụ thể như sau:

Triệu chứng đau lưng dưới khó thở

Thông thường, tình trạng này các các biểu hiện:
  • Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội xuất hiện đột ngột khi cúi gập người, vận động mạnh hoặc thậm chí là cả khi đang ngồi nghỉ ngơi.
  • Đau lan dọc xuống cả vùng mông, bắp chân khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển và vấn động.

Các bệnh liên quan

Sau đây câu trả lời cho thắc mắc đau lưng dưới, đau lưng khó thở là bệnh gì:
  • Thừa cân béo phì

Người thừa cân béo phì là những đối tượng thường gặp phải tình trạng này do thoái hóa cột sống. Lý do là với trọng lượng cơ thể quá lớn, cột sống lúc nào cũng phải chịu một áp lực cực lớn dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động và thoái hóa. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây khó thở là do phần mỡ ở bụng ép lên cơ hô hấp khiến người bệnh có cảm giác khó khăn trong việc hít thở, thở không thông.
  • Các bệnh liên quan đến tim mạch

Không chỉ có đau lưng bên trái khó thở mà các bệnh về tim mạch con gây đau khắp vùng lưng. Do cơ thể mắc bệnh liên quan đến tim mạch nên lượng máu đi nuôi cơ thể thiếu hụt, không ổn định khiến các cơ quan xương khớp không đủ dưỡng chất để hoạt động dẫn đến đau nhức lưng, tức ngực khó thở. Tuy nhiên, rất ít trường hợp đau lưng do các bệnh này gây ra.
  • Đau dây thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn là hội chứng gây tổn thương các rễ thần kinh liên sườn thường gặp ở người trường thành. Bệnh có các triệu chứng điển hình như đau âm ỉ, đau nhói hai bên sườn kèm theo cảm giác đau tức ngực, khó thở. Cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt, nặng hơn khi ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế ngồi. 

III. Cách xử lý khi bị đau lưng tức ngực khó thở


Khi bị khó thở, đau lưng hãy cố gắng thư giãn, thả lỏng tinh thần
Khi bị khó thở, đau lưng hãy cố gắng thư giãn, thả lỏng tinh thần

Đau lưng tức ngực khó thở có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, tình trạng đau lưng, tức ngực khó thở có thể liên quan đến các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, viêm phổi, viêm phế quản, tắc nghẽn phổi, đau dây thần kinh liên sườn… Đây là những bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề thậm chí là tử vong nếu người bệnh không kịp thời thăm khám và điều trị.
Có thể khẳng định, đau tức ngực khó thể là rất nguy hiểm. Do đó, khi tình trạng này xuất hiện đột ngột hoặc trước đó đã có các dấu hiệu đau nhức lưng thì nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Xử lý thế nào khi bị đau tức ngực khó thở

Khi bị gặp phải tình trạng này, người bệnh thực hiện như sau:
  • Ngưng mọi hoạt động, nằm nghỉ ngơi, thư giãn hoặc đi lại nhẹ nhàng nhằm giảm đau nhức và khó thở.
  • Có thể sử dụng dầu nóng xoa bóp tại vùng đau nhức hoặc mát-xa nhẹ nhàng.
  • Thực hiện hít vào thở ra nhịp nhàng, đều đặn.
  • Nếu tình trạng đau nhức kèm theo ho, sốt, cứng cơ, tê bì chân tay thì nên nhanh chóng đến ngay bệnh viện để khám chữa bệnh.

Phương pháp điều trị


Mát-xa lưng giúp giảm đau nhức
Mát-xa lưng giúp giảm đau nhức

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:
  • Bệnh viêm phổi cấp tính: Sẽ được điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý tăng liều lượng hoặc bỏ thuốc giữa chừng.
  • Bệnh tắc phổi: Điều trị bằng thuốc chống đông máu và làm tăng huyết khối. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau và liệu pháp oxy nếu bệnh ở mức độ nặng.
  • Bệnh béo phì: Điều chỉnh cân nặng bằng chế độ ăn uống, luyện tập.
  • Bệnh lý về tim mạch: Cần được điều trị theo phác đồ cụ thể dựa vào tình trạng bệnh.
  • Đau dây thần kinh liên sườn: Bệnh nhân cần được điều trị bằng các bài tập nhẹ nhàng, phải nghỉ ngơi và không được làm việc quá sức. 
Có thể khẳng định, đau lưng khó thở là một tình trạng nguy hiểm. Do đó, bạn nên chủ động phòng tránh bằng cách tránh tạo áp lực, căng thẳng, tham gia cách hoạt động thể thao nhẹ nhàng, đúng tư thế và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

                                               Đông Y Gia Truyền Tấn Khang. Chúc các bạn thành công
Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Đau nhói sau lưng bên trái sau tim – Biểu hiện cực nguy hiểm


đau nhói sau lưng bên trái sau tim có nguy hiểm không
Hiện tượng đau nhói lưng bên trái sau tim có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm

Hiện tượng đau nhói sau lưng bên trái sau tim có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý nguy hiểm bao gồm cả đau tim và ung thư. Do đó, tìm hiểu các nguyên nhân để có cách khắc phục và xử lý kịp thời.


Nguyên nhân gây đau nhói sau lưng bên trái

Mặc dù không thường xuyên xảy ra nhưng đau lưng ở sau tim có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các nguyên nhân tiềm ẩn có thể bao gồm vấn đề ở tim, phổi hoặc các bộ phận khác.

1. Chấn thương cơ xương

Chấn thương phần cứng (xương hoặc cơ) ở vai, lưng trên có thể dẫn đến tình trạng đau lưng bên trái. Tình trạng này thường không quá nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Các dấu hiệu khác bao gồm:
  • Cơn đau xuất hiện và biến mất một cách nhanh chóng, thường chỉ kéo dài vài giây một lần.
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển hoặc chạm vào.
  • Cơn đau chỉ tồn tại trên một khu vực nhỏ thuộc về vai hoặc lưng trên.
  • Không xuất hiện triệu chứng nguy hiểm khác trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.
Tuy nhiên, đôi khi chấn thương có thể là một tình trạng nghiêm trọng như gãy xương. Do đó, nếu cơn đau không được cải thiện sau vài ngày, hãy đến bệnh viện.

2. Đau thắt ngực

Một cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi tim không nhận đủ lượng máu cần thiết. Điều này được gây ra khi lưu lượng máu tích tụ, bám trên thành của các động mạch vành và không thể di chuyển đến tim. Cùng với việc đau thắt ở ngực, người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau ở cổ, lưng hoặc hàm.

đau nhói sau lưng bên trái sau tim là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Cơn đau thắt ngực có thể lan rộng đến lưng, vai, cánh tay

Một cơn đau thắt ngực không phải là một cơn đau tim. Tuy nhiên, đây là một vấn đề có liên quan đến tim. Đau thắt ngực có thể được cải thiện bằng các loại thuốc giãn động mạch chủ và nghỉ ngơi đầy đủ.
Đau thắt ngực thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ đau tim. Do đó, ngăn ngừa tình trạng này để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bạn.

3. Viêm màng ngoài tim

Các màng ở tim là một túi chứa đầy dịch bao quanh trái tim của bạn. Viêm màng ngoài tim có thể có liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng hoặc các bệnh tự miễn. Ngoài ra, viêm màng ngoài cũng có thể xuất hiện kèm một cơn đau tim hoặc sau khi phẫu thuật tim.
Viêm màng ngoài tim khiến các mô ở tim cơ xác với màng ngoài tim. Điều này gây ra các cơn đau nhói, thường xuyên ở tim, ngực. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở vai trái hoặc lan ra sau lưng gây nên hiện tượng đau nhói sau lưng bên trái sau tim.

4. Phình động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể người. Tình trạng phình động mạch chỉ xảy ra khi các màng bảo vệ động mạch bị tổn thương do chấn thương hoặc bệnh tật. Nếu tình trạng phình động mạch không được cải thiện có thể dẫn đến vỡ động mạch và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cơn đau do phình động mạch chủ phụ thuộc vào vị trí động mạch. Cơn đau có thể xuất hiện ở ngực, vai, lưng hoặc bất cứ bộ phận nào khác, bao gồm cả bụng.

5. Tắc nghẽn phổi

Tình trạng tắc nghẽn phổi xuất hiện khi động mạch ở phổi bị tắc, nghẽn hoặc bị chặn. Điều này thường có liên quan đến một cục máu đông trong động mạch hoặc ở bất cứ nơi nào. Khi máu đông này vỡ ra thành các tế bào máu nhỏ, di chuyển theo dòng máu và bị kẹt lại ở động mạch phổi.
Đau thắt ngực và khó thở là dấu hiệu phổ biến của một cơn tắc nghẽn phổi. Tuy nhiên, cơn đau này có thể xuất hiện ở các vị trí khác bao gồm vai, cổ và cả lưng.

6. Đau tim

Một cơn đau tim xảy ra khi cơ tim bị tổn thương hoặc ngừng hoạt động vì thiếu oxy. Hầu hết các trường hợp đau tim xảy ra khi các động mạch vành bị thu hẹp, tích tụ mảng bám. Khi các mảng bám này rời khỏi động mạch nó có thể ngăn cản dòng máu nuôi dưỡng tim và gây ra các cơn đau tim.
Khi mô tim không nhận được oxy và máu, người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau thắt ở ngực. Cơn đau này đôi khi lan ra các bộ phận khác, phổ biến là vai, cổ, cánh tay và lưng trái ngay sau tim.

đau tim gây đau nhói sau lưng bên trái sau tim
Một cơn đau tim có thể gây khó chịu và đau nhói ở lưng

Một cơn đau tim cần nhận được sự chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ tim mạch khuyên bạn nên gọi cho cấp cứu ngay khi:
  • Đau, khó chịu ở ngực kéo dài hơn một phút.
  • Đau, tê hoặc khó chịu bất thường ở lưng trái ngay sau tim, cổ, hàm hoặc bụng dưới.
  • Khó thở, viêm phế quản kèm đau ngực hoặc không đau ngực.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Chóng mặt.
  • Đổ mồ hôi lạnh.

7. Ung thư

Một số bệnh ung thư có thể dẫn đến tình trạng đau ngực và đau nhói sau lưng bên trái sau tim. Hai loại ung thư phổ biến nhất là ung thư vú và ung thư phổi.
Mặc dù dấu hiệu phổ biến của các loại ung thư này thường là đau ở ngực. Nhưng cơn đau có thể lan ra các bộ phận khác như lưng. Nguy cơ ung thư sẽ cao hơn nếu các cơn đau này xảy ra cùng một lúc.
Khoảng 25% người bệnh ung thư phổi bị đau lưng. Điều này có thể là dấu hiệu ung thư đã di căn và gây áp lực lên cột sống hoặc các dây thần kinh xung quanh. Bên cạnh đó, ung thư vú đã di căn cũng có thể dẫn đến các cơn đau lưng.

Cách xử lý khi bị đau nhói sau lưng bên trái sau tim

Đôi khi một cơn đau nhói lưng bên trái sau tim có thể không nguy hiểm và không đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, chẩn đoán chính xác và điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh khỏi các rủi ro. Các xử lý và điều trị thường phụ thuộc vào các nguyên nhân gây đau.

1.Chăm sóc tại nhà

Người bệnh có thể lưu ý một số biện pháp xử lý và điều trị tại nhà như sau:
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, thực hiện chế độ luyện tập thể dục thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, duy trì cân nặng khỏe mạnh để tránh khỏi bệnh viêm đau khớp và bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn. Tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều axit và chất béo. Các loại thực phẩm này có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa.
  • Ngưng hoặc không bao giờ hút thuốc lá. Chất Nicotine có trong thuốc lá có thể hạn chế oxy trong máu, gây nên các vấn đề ở tim và phổi.
  • Không uống rượu hoặc hạn chế lượng rượu tiêu thụ để tránh gây hại cho hệ thống thần kinh.

2. Sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp các loại thuốc sẽ được sử dụng để cải thiện cơn đau. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn như Aspirin.
  • Thuốc làm tan máu đông như Nitroglycerin.
  • Chất làm loãng máu để làm tan hoặc phá vỡ các cục máu đông trong động mạch.
  • Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để điều trị nhiễm trùng. Thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm ngoài màng tim và viêm màng phổi.

xử lý đau nhói sau lưng bên trái sau tim
Trao đổi với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp

3. Thủ thuật

Một số thủ thuật điều trị tình trạng đau nhói lưng bên trái sau tim bao gồm:
  • Can thiệp động mạch vành qua tim để cải thiện các cơn đau.
  • Dẫn lưu chất lỏng, dịch tích tụ trong khu vực bị viêm. Thủ thuật thường được sử dụng điều trị viêm ngoài màng tim hoặc viêm màng phổi.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được chỉ định khi các cơn đau nhói sau lưng bên trái sau tim có liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm. Các loại phẫu thuật bao gồm:
  • Phẫu thuật bắt cầu mạch vành để điều trị các cơn đau tim hoặc đau thắt ngực thường xuyên.
  • Phẫu thuật mở ngực để điều trị phình động mạch chủ.
  • Phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Một số nguyên nhân gây đau lưng sau tim có thể không nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng để tránh trường hợp xấu nhất. Đến bệnh viện ngay khi gặp các triệu chứng:
  • Đau ngực hoặc có áp lực ở ngực gây khó thở.
  • Cơn đau lan đến cánh tay, vai, cổ và lưng.
  • Mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc không tỉnh táo.
  • Toát mồ hôi lạnh.
Những người có tiền sử bệnh tim, phổi hoặc nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và cải thiện tình trạng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ bác sĩ điều trị hoặc nhân viên y tế có chuyên môn.

                                                             Theo: Chuyên gia đông y gia truyền Tấn Khang

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Nguy Hiểm Không?

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh diễn biến chậm, gây tổn thương cho sụn khớp và đệm ở đốt sống cổ. Khi bệnh chuyển biến nặng có thể gây ra các biến chứng ù tai, chóng mặt, rối loạn tuần hoàn máu,…Vậy bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Bất kỳ căn bệnh nào nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đều có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng không ngoại lệ, nó không chỉ khiến người bệnh chịu đựng những cơn đau nhức mà còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chèn ép rễ thần kinh

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, vùng cột sống, đĩa đệm vùng cổ của người bệnh sẽ bị tổn thương, các rễ thần kinh cột sống bị chèn ép và thường được gọi là bệnh rễ tủy cổ. Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng ngứa, tê vùng cánh tay, làm giảm chức năng của vùng tay, trở nên khó khăn trong việc điều khiển cơ thể. Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ gây suy yếu cơ bắp, mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột, tiểu tiện mất kiểm soát.
Theo các chuyên gia, nếu đốt sống cổ C6 bị thoái hóa sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, làm xuất hiện các cơn đau nhức lan dọc theo vùng xương bả vai và tay. Nếu thoái hóa đốt sống cổ C7 sẽ gây ra các cơn đau nhức dọc theo xương bả vai nách tới ngón giữa.
Thoái hóa đốt sống cổ gây ảnh hưởng đến tủy sống và đĩa đệm
Thoái hóa đốt sống cổ gây ảnh hưởng đến tủy sống và đĩa đệm

Chứng hẹp ống sống

Thoái hóa đốt sống cổ có thể làm thay đổi cấu trúc của xương, hình thành ra các gai xương, gây cản trở lên khoảng trống xung quanh tủy sống, không gian tủy sống bị thu hẹp, được gọi là chứng hẹp tủy sống rất nguy hiểm. Theo thống kê, khi bị chứng hẹp ống sống thì tỷ lệ những người bị mắc các bệnh lý tủy cao hơn trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Chứng hẹp ống sống sẽ gây ra các triệu chứng như tê và yếu liệt. Cảm giác tê bắt đầu ở vùng thân mình, đặc biệt là vùng bụng trước sau đó là 2 chân và 2 tay. Nếu bệnh chuyển biến nặng, việc đi lại sẽ trở nên khó khăn, 2 tay cũng không còn làm việc bình thường, tiểu khó, táo bón và hay cảm thấy khó thở.

Bại liệt vĩnh viễn

Các biến chứng thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên rễ thần kinh nếu không được điều trị nhanh chóng, để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Ở những trường hợp nguy hiểm có thể gây ra bại liệt vĩnh viễn.
Một số trường hợp phải tiến hành phẫu thuật để phục hồi một số chức năng của cột sống, tuy nhiên phương pháp này có nhiều biến chứng và rủi ro không thể lường trước được.

Các biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Biến chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là biến chứng điển hình khi người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ. Trong quá trình thoái hóa, xương cột sống bị tổn thương hình thành nên các gai xương gây chèn ép lên động mạch và lỗ tiếp hợp.
Lúc này, lượng máu cũng cấp cho não không đủ gây chóng mặt, đau đầu, nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ dẫn đến rối loạn tiền đình. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, ở người lớn tuổi rất dễ xảy ra tai nạn.
Rối loạn tiền đình là biến chứng thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Rối loạn tiền đình là biến chứng thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Biến chứng thoát vị đĩa đệm cuộc sống cố
Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Khi các gai cột sống chèn ép lên tủy sống có thể dẫn đến bại liệt 1 hoặc 2 cánh tay, rối loạn tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật…khiến việc cho việc điều trị trở nên khó khăn.
Khi có dấu hiệu bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng để sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.

Chữa trị thoái hóa hóa đốt sống cổ không dùng thuốc.

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh thường gặp, khiến cho người bệnh cảm thấy cổ bị cứng, đau khi xoay, các cơn đau có thể lan xuống vai, các khớp cổ mà không rõ nguyên nhân gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Bác sĩ Wade Brackenbury cho biết, người bệnh nên tiến hành điều trị thoái hóa đốt sống cổ càng sớm thì khả năng phục hồi bệnh càng cao. Phương pháp điều trị bảo tồn, không sử dụng thuốc là giải pháp điều trị bệnh được các chuyên gia y tế đánh giá cao.
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng, sử dụng các sản phẩm tái tạo xương, giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm nhẹ các cơn đau nhức do bệnh gây ra.
  • Người bệnh cũng nên hạn chế làm việc quá lâu trước máy tính hay là xem tivi liên tục trong thời gian dài. Nhiều người có thói quen vặn bẻ cổ đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Không nên nằm sấp khi ngủ, người bệnh cũng có thể phòng và chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách xoa bóp, massage để giảm cơn đau mỏi cổ.
  • Thực hiện các biện pháp chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng, làm mềm da giúp làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả. Người bệnh nên tránh các động tác nắn hay vặn mạnh có thể gây tác động xấu đến tình trạng bệnh.
Vật lý trị liệu là phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ được chuyên gia đánh giá cao
Vật lý trị liệu là phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ được chuyên gia đánh giá cao
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Để phòng tránh, bạn nên chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, có các biện pháp xử lý đúng cách và kịp thời.
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài tập Yoga đơn giản tại nhà

bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ
Thực hiện các động tác Yoga có thể điều trị và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Việc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Yoga cần được thực hiện đều đặn và thường xuyên. Tuy nhiên bù vào đó, phương pháp không mang lại tác dụng phụ cũng như có tác dụng phòng ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Yoga có hiệu quả không?

Khi nhận thấy các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ có thể đề nghị bạn đi tập vật lý trị liệu trước khi tiến hành điều trị y tế. Về lâu dài cách tốt nhất để điều trị các bệnh cơ xương khớp là luyện tập thể dục thể thao. Điều này có thể giữ cho vai, cổ, lưng săn chắc và ngăn ngừa các tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Yoga cũng là một cách tự nhiên để điều trị tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Nếu được thực hiện đúng phương pháp và dưới sự giám sát chỉ dẫn của chuyên gia, chỉ sau 3 – 6 tuần, người bệnh có thể cảm nhận được sự cải thiện của bệnh.
Một số tác dụng của Yoga đối với thoái hóa đốt sống cổ như sau:
  • Làm giảm áp lực, căng thẳng lên các cơ bắp.
  • Cải thiện lưu thông máu hỗ trợ giảm đau.
  • Làm săn chắc và tăng cường cơ bắp các cơ ở khu vực bị ảnh hưởng.
  • Ngăn ngừa hao mòn và tổn thương các đĩa đệm, cơ, khớp ở đốt sống cổ.
  • Đảm bảo tính linh hoạt và ngăn ngừa cứng khớp ở cổ.

Các bài tập Yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Một số bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Yoga có thể kiểm soát các cơn đau và hạn chế biến chứng của bệnh. Điều quan trọng là người bệnh cần kiên trì luyện tập đều đặn và thường xuyên. Vì vậy hãy trao đổi với huấn luyện viên Yoga hoặc bác sĩ điều trị về các tư thế Yoga đơn giản này để làm giảm đau cổ và thoái hóa đốt sống cổ.

1. Động tác cây cầu (Setubandh Asana)

Động tác cây cầu hay Bridge Pose có thể hỗ trợ kéo giãn đốt sống cổ và cột sống. Ngoài ra, động tác cũng có tác dụng cải thiện lưu thông máu đến vùng đầu, giúp người bệnh thư giãn và giảm đau đầu.
Động tác cây cầu cải thiện lưu thông máu
Động tác cây cầu cải thiện lưu thông máu đến các đốt sống và giảm đau
Các bước thực hiện động tác như sau:
  • Người bệnh nằm ngửa trên sàn nhà.
  • Cong đầu gối và giữ hai tay song song với cơ thể, lòng bàn tay úp trên sàn nhà.
  • Trong khi thở ra từ từ, nhẹ nhàng nâng mông lên khỏi sàn nhà.
  • Bàn chân bám chắc chắn xuống sàn nhà. Hai bàn tay đan lại, đặt dưới hông kết hợp với cánh tay hỗ trợ chịu lực và nâng đỡ cơ thể.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 nhịp thở và dần dần hạ cơ thể xuống khi thở ra nhẹ nhàng.
Lưu ý: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hỗ trợ nâng xương chậu khỏi sàn nhà, hãy đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn tròn bên dưới xương chậu.

2. Tư thế núi (Parvat Asana)

Parvat Asana hay tư thế ngồi kiểu ngọn núi là một tư thế chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Yoga khá phổ biến. Động tác có thể kéo giãn cơ cổ và cơ lưng của bạn. Tư thế cũng làm giảm đau và áp lực ở cổ, vai, lưng và hỗ trợ điều trị các bệnh đau mỏi vai gáy.
Tư thế núi kéo giãn đốt sống cổ
Tư thế núi có thể kéo giãn cơ cổ, vai, lưng và giúp các cơ này linh hoạt hơn
Cách thực hiện động tác như sau:
  • Người bệnh ngồi thoải mái, thư giãn và duỗi thẳng xương sống.
  • Nhắm mắt lại kết hợp hít vào từ từ và nâng hai tay lên đầu.
  • Giữ cho cánh tay thẳng và lòng bàn tay chạm vào nhau.
  • Hít thở sâu trong khi giữ yên tư thế này. Với mỗi lần hít vào hãy cố gắng kéo căng cột sống và lồng ngực của bạn. Khi thở ra thì thả lỏng cơ thể.
  • Duy trì tư thế trong 2 – 3 phút.
  • Khi thở ra, từ từ đưa cánh tay xuống hai bên cơ thể và thư giãn.
  • Lặp lại tư thế này hay hai lần cho mỗi hiệp luyện tập.

3. Tư thế con cá (Matsya Asana)

Tư thế con cá hay Matsya Asana là tư thế chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Động tác giúp thư giãn cơ ở vai, cổ là làm các cơ này mạnh mẽ hơn.
Tư thế con cá chữa thoái hóa đốt sống cổ
Tư thế con cá giúp thư giãn cơ cổ, vai và lưng
Các bước thực hiện động tác:
  • Người tập nằm ngửa trên sàn nhà.
  • Hai tay đặt dưới hông, lòng bàn tay úp xuống sàn.
  • Trong khi hít vào nâng đầu và ngực lên khỏi mặt đất.
  • Kéo căng ngực và từ từ cúi đầu xuống cho đến khi đầu chạm sàn nhà.
  • Đặt khuỷu tay trên sàn nhà sao cho trọng lượng cơ thể của bạn dồn vào khuỷu tay (không phải trên đầu).
  • Giữ thẳng hai chân và đùi trên sàn nhà.
  • Hít thở sâu, đều đặn trọng 40 – 60 giây.
  • Để trở về tư thế thả lỏng, người tập từ từ nâng đầu lên, hạ ngực xuống và tựa đầu xuống sàn nhà.
  • Đặt tay bên cạnh cơ thể và thư giãn trong 5 – 10 giây.

4. Tư thế rắn hổ mang (Bhujang Asana)

Tư thế rắn hổ mang hoặc Cobra Pose là một tư thế chữa đau lưng, thoái hóa đốt sống cổ khá tốt. Động tác này có thể giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng cứng cổ và vai do thoái hóa đốt sống mang lại.
 yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ
Tư thế rắn hổ mang chữa thoái hóa đốt sống cổ
Các bước thực hiện như sau:
  • Người luyện tập nằm sấp xuống sàn nhà, hai chân thẳng về phía sau.
  • Đặt hai tay ngang vai, lòng bàn tay hướng xuống.
  • Trong khi hít vào đồng thời nâng phần thân trên bao gồm đầu, vai, bụng đến rốn lên khỏi sàn.
  • Căng cơ lưng, thư giãn vai, đầu ngửa ra phía sau, mắt nhìn lên trần nhà.
  • Tiếp tục hít thở sâu và giữ yên tư thế trong 15 – 20 giây.
  • Để trở về tư thế ban đầu, người bệnh thở ra nhẹ nhàng và thư giãn.
  • Lặp lại các bước tương tự trong 2 – 3 lần cho mỗi hiệp luyện tập.
Lưu ý:
  • Chỉ căng cơ thể đến giới hạn của cơ thể. Điều này có nghĩa là không quá căng cơ cổ về phía sau. Điều này có thể làm tăng các tổn thương ở cổ.
  • Trong quá trình luyện tập không để xương mu rời khỏi sàn nhà.

5. Tư thế cá sấu (Makar Asana)

Makar Asana hay tư thế cá sấu có thể hỗ trợ cắt giảm các cơn đau lưng, cổ và giúp cơ cơ này linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, tư thế cũng được cho là có thể giúp người bệnh thư giãn đầu óc sau một ngày làm việc căng thẳng.
chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng yoga
Tư thế cá sấu giúp người bệnh thư giãn đầu óc và giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ
Các bước thực hiện động tác như sau:
  • Người bệnh nằm sấp trên sàn nhà, hai chân thẳng ra phía sau và dạng rộng bằng vai.
  • Duỗi thẳng các ngón chân ra phía sau, mu bàn chân chạm sàn nhà.
  • Khuỷu tay chống xuống sàn nhà, lòng bàn tay hướng lên. Cầm đặt vào lòng bàn tay.
  • Nhắm mắt lại và thư giãn toàn bộ cơ thể kết hợp hít thở nhẹ nhàng, chậm rãi.
  • Giữ yên tư thế trong 2 – 3 phút.
Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi thực hiện các bước trên, hãy hạ cơ thể xuống. Tay phải úp xuống sàn, tay trái đặt trên tay phải. Sau đó hạ trán xuống tay và nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể nghiêng đầu sang trái hoặc nghiêng đầu sang phải, để đạt được tư thế thoải mái nhất.
Các động tác chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các tư thế, người bệnh nên trao đổi với huấn luyện viên Yoga. Việc luyện tập đúng tư thế sẽ đảm bảo an toàn và giúp người bệnh tránh khỏi các chấn thương không mong muốn.
Kiên trì luyện tập đều đặn và thường xuyên để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai. Tuy nhiên, nếu bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng hơn hoặc các cơn đau vượt qua tầm kiểm soát, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Vật lý trị liệu và những điều cần biết

vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ
Vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thoát hóa đốt sống cổ rất an toàn

Vật lý trị liệu là phương pháp được áp dụng phổ biến trong chữa trị các bệnh ký xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Cùng tìm hiểu chi tiết cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu với nội dung bài viết dưới đây.

Tác dụng của vật lý trị liệu trong chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị an toàn, ít phát sinh rủi ro được các chuyên gia xương khớp khuyến khích. Thực chế cho thấy, với bệnh thoái hóa đốt sống cổ, phương pháp này đem lại nhiều hiệu quả đáng ghi nhận.
Thoái hóa đốt sống cổ đặc trưng bởi tình trạng đau nhức khởi phát tại vùng cổ sau đó lan nhanh xuống cả khu vực vai gáy. Mục đích của việc điều trị là khắc phục triệu chứng sưng đau và giúp vùng cổ phục hồi chức năng vận động.
Các liệu pháp từ vật lý trị liệu sẽ tác dụng trực tiếp lên vùng cổ đang bị tổn thương. Kết quả mang lại là các mô cơ và đốt sống được giãn ra. Từ đó có thể làm giảm sự chèn ép lên hệ thống dây thần kinh. Như vậy, những cơn đau có thể bị ức chế nhanh chóng.
Ngoài ra, vật lý trị liệu còn đem lại kết quả tốt trong việc tăng cường tuần hoàn máu. Điều này giúp hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy và dưỡng chất đến hàn gắn những tổn thương sụn xương ở các đốt sống. Từ đó có thể giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, ngăn ngừa tổn thương lan tỏa trên diện rộng.

Các phương pháp vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Sau đây là một số liệu pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ:

1. Sóng ngắn trị liệu

Đây là liệu pháp sử dụng các bức xạ điện từ có bước sóng tính bằng mét để tác dụng lên vùng cột sống cổ. Sóng ngắn có tác dụng làm giảm đau nhức nhờ nhiệt lượng sâu được tạo ra gây ức chế sợi dẫn truyền cảm giác.
Ngoài ra, liệu pháp này còn giúp giãn mạch, giảm ứ đọng và tăng cường tuần hoàn máu. Nhờ đó mà có thể kích thích quá trình đưa oxy và dưỡng chất đến hàn gắn những tổn thương ở đốt sống cổ.

2. Siêu âm trị liệu

Siêu âm là một trong những kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong y học để chẩn đoán các bệnh xương khớp. Liệu pháp này sử dụng sóng âm có tần số cao với mục đích tạo ra hình ảnh từ các bộ phận trong cơ thể.
chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu
Liệu pháp siêu âm có thể kích thích tuần hoàn máu, cải thiện đau nhức vùng cổ vai gáy
Trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ sẽ tiến hành di chuyển bộ chuyển đổi của thiết bị siêu âm theo vòng tròn ngay tại vùng cổ. Điều này giúp tạo ra sóng âm thanh cao tần có tác dụng làm nóng gân cơ và các mô. Từ đó có tác dụng thúc đẩy quá rình lưu thông máu và chữa lành tổn thương ở sụn xương.

3. Kích thích điện

Liệu pháp này đem lại hiệu quả giảm đau nhanh nhờ khả năng ngăn chặn đường dẫn truyền tín hiệu từ hệ thống dây thần kinh cảm giác lên não. Bác sĩ sẽ tiến hành dùng các điện cực để gắn trực tiếp vào vùng da phía ngoài cột sống cổ.
Thực chế cho thấy rằng, liệu pháp kích thích điện có thể cải thiện tốt chức năng vận động ở người bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

4. Nhiệt trị liệu

Có thể áp dụng liệu pháp chườm nóng hay chườm lạnh tùy thuộc vào hiện trạng mà bạn gặp phải.
Chườm nóng:
Đây là một liệu pháp nhiệt bề mặt có thể áp dụng ngay tại khu vực bị tổn thương. Nó có tác dụng giãn mạch để tăng cường tuần hoàn máu và giảm co thắt. Từ đó có thể ức chế được những cơn đau do bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đồng thời kích thích quá trình chữa lành tổn thương tại khu vực cần điều trị.
Có thể sử dụng túi nước ấm, túi paraffin hay túi silicat… để chườm trực tiếp lên khu vực cổ. Mỗi loại túi chườm có một cách sử dụng khác nhau, cần đùng đúng cách theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Chườm lạnh:
Thường được sử dụng trong trường hợp các phản ứng viêm được kích hoạt. Nhiệt độ thấp có tác dụng giảm lưu lượng máu và chống viêm ở giai đoạn cấp tính. Liệu pháp này còn đem lại hiệu quả trong làm giảm sưng ở khu vực mô mềm xung quanh đốt sống cổ.
Chườm đá là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Bạn có thể cho đá lạnh vào túi chườm rồi đắp trực tiếp lên vùng cổ vai gáy. Không nên đắp quá 20 phút bởi rất dễ khiến khu vực da phía ngoài bị bỏng lạnh.

5. Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng đặc trưng bởi việc sử dụng tia Laser hay các nguồn sáng khác ngay tại khu vực cần điều trị. Đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì việc dùng tia Laser là phổ biến hơn cả.
Bác sĩ sẽ sử dụng tia Laser có bước sóng ngắn để chiếu trực tiếp lên khu vực cột sống cổ. Liệu pháp này có tác dụng kích thích lưu thông máu, chống lại các phản ứng viêm và làm giảm đau.

6. Vận động trị liệu

Đây là liệu pháp thường được bác sĩ chỉ định kết hợp với các liệu pháp nói trên để làm tăng hiệu quả điều trị. Các bài tập vận động trị liệu thường cho kết quả tốt trong việc cải thiện sự linh hoạt của đốt sống.
vật lý trị liệu chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Các bài tập vận động trị liệu sẽ giúp phục hồi hiệu quả chức năng của cột sống cổ
Bài tập vận động trị liệu cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ thường là sự kết hợp liên hoàn của các động tác sau:
Cúi ngửa đầu:
  • Người bệnh ngồi thẳng người trên ghế
  • Từ từ cúi đầu xuống đến khi cằm chạm vào xương đòn gánh
  • Sau đó từ từ ngửa cổ hết mức ra phía sau rồi trở về tư thế chuẩn bị
  • Thực hiện liên tục khoảng 10 lần rồi chuyển tiếp sang bài tập kéo giãn cơ cổ sang hai bên
Kéo giãn cơ cổ sang hai bên:
  • Bạn vẫn tiếp tục ngổi thẳng người trên ghế
  • Dùng tay trái vòng qua đầu rồi từ từ kéo đầu sang bên trái đến khi đầu cận kề với vai
  • Giữ vài giây rồi trả lại tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bên phải
  • Lặp lại động tác này 5 – 7 lần rồi chuyển sang động tác xoay cổ
Xoay cổ:
  • Tiếp tục ngồi thẳng người trên ghế
  • Tiến hành xoay cổ một vòng theo chiều kim đồng hồ
  • Dừng vai giây rồi thực hiện xoay vòng tiếp theo theo chiều ngược lại
  • Thực hiện xoay xen kẽ mỗi chiều khoảng 5 lần rồi dừng lại
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu là phương pháp được áp dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng thì các liệu pháp từ vật lý trị liệu thường rất khó đáp ứng triệu chứng. Chính vì thế, bạn cần thường xuyên thăm khám để kiểm soát bệnh tình và điều trị theo phác đồ bác sĩ chỉ định.