Browsing "Older Posts"

ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ BẰNG CỦ MÀI BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA ?

Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ, có tác dụng rất tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể, chán ăn, trẻ em suy dinh dưỡng,…


Suy nhược cơ thể căn bệnh của thời hiện đại

CỦ MÀI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ

Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn. Đào củ vào mùa hè – thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho phơi hoặc sấy khô, cho vào lọ bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần.

Theo Bác sĩ – Giảng viên Y học cổ truyền Hà Nội cho biết một số bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược cơ thể:

BỒI BỔ CƠ THỂ SUY NHƯỢC SAU KHI ỐM

Củ mài 15g, vừng đen 120g, đường đỏ 20g, sữa bò 200g, đường phèn 100g, gạo tẻ 30g. Củ mài thái nhỏ. Vừng và gạo rang chín vàng nghiền nhỏ rồi cho nước vào quấy đều, lọc lấy nước trộn với sữa bò, đường phèn, đun sôi cùng củ mài quấy chín. Ăn trong ngày. Công dụng: tẩm bổ can thận, bổ tỳ nhuận trường, chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm, gan thận yếu, tóc bạc sớm, bí đại tiện.

TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG

Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.

ÍCH KHÍ, BỔ TỲ VỊ, TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG TIÊU HÓA

Củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị, dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.

ĂN KÉM, TRƯỚNG BỤNG KHÓ TIÊU

Củ mài 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50 -100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.

Suy nhược do tiêu chảy kéo dài ở trẻ, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu
Củ mài 200g, củ súng, hạt sen, ý dĩ sao, mỗi vị 100g. Tất cả sấy khô tán bột uống mỗi ngày 20g với nước cơm.

TỲ VỊ NHƯỢC, CHÁN ĂN, KHÔ MIỆNG KHÁT NƯỚC, TÁO BÓN

Củ mài 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối tùy theo khẩu vị, ăn nóng. Hoặc: Củ mài 100g, củ súng 100g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, củ súng, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn lấy 30-60g pha với nước sôi, đường trắng. Có thể ăn thường xuyên.

Lưu ý: Người có thấp nhiệt thực tà không được dùng.

                                                  Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

BẤT NGỜ VỚI CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI CỦA CÂY THUỐC QUÝ ĐU ĐỦ

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ, SỐT XUẤT HUYẾT, ỔN ĐỊNH HỆ TIÊU HÓA…LÀ NHỮNG CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI MÀ CÂY THUỐC QUÝ ĐU ĐỦ CÓ THỂ ĐEM LẠI CHO CON NGƯỜI.

Nếu như bạn đọc đang thắc mắc về những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của đủ đủ thì còn chần chừ gì nữa mà không theo dõi bài viết sau. Một số công dụng chữa bệnh của đủ đủ mà các thầy thuốc Y học cổ truyền chỉ ra bao gồm:


công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây thuốc quý đu đủ

NƯỚC ÉP LÁ ĐU ĐỦ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các thành phần có trong lá đu đủ có khả năng hỗ trợ điều trị các căn bệnh liên quan đến gan như ung thư gan, xơ gan vô cùng hiệu quả.

Người mắc bệnh về gan mỗi ngày kiên trì sử dụng một cốc nước ép lá đủ đủ sẽ thấy được hiệu quả giảm đau nhanh chóng.

GIÚP SẢN XUẤT TIỂU HUYẾT CẦU

Tiểu huyết cầu là một chất nhỏ hình đĩa có ở trong máu để làm đông máu. Lá đu đủ có chứa các chất kích thích quá trình sản xuất tiểu huyết cầu và đây cũng chính là một trong những công dụng tuyệt vời nhất của lá đu đủ.

HỖ TRỢ HỆ TIÊU HOÁ HOẠT ĐỘNG

Được xem là vị thuốc Đông y quý trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, lá đủ đủ có chứa các hợp chất đặc biệt như alkaloid, papaine, phenolic, chymopapain, protese và amylase có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa các protein và điều trị các vấn đề tiêu hóa ở con người.

GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CƠ THỂ

Chất acetogenin có trong đủ lá đu đủ là một trong những hợp chất quan trọng có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa các căn bệnh như sốt xuất huyết, sốt rét, ung thư vô cùng hiệu quả.

GIÚP ĐIỀU CHỈNH KINH NGUYỆT Ở NGƯỜI PHỤ NỮ

Các Y sĩ Y học cổ truyền cho rằng, chị em phụ nữ có thể kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của bản thân ổn định nhờ vào việc uống nước ép lá đu đủ thường xuyên. Chị em hãy tận dụng công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây thuốc quý đu đủ này nhé.

CÔNG DỤNG GIẢM VIÊM, SƯNG

Công dụng ít ai biết đến của lá đu đủ chính là khả năng giảm sưng đau và chống viêm hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sử dụng một cốc nước ép lá đủ đủ cũng có thể giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh một cách đáng kể.

GIÚP LÀM GIẢM LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU

Đây là một trong những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của đu đủ mà con người không biết. Chỉ với chiếc lá đu đủ thân thuộc, người mắc bệnh tiểu đường có thể giảm đáng kể lượng insulin trong máu và kiểm soát lượng đường hiệu quả. Do đó, người bệnh hãy tận dụng công dụng này của lá đu đủ hàng ngày bằng cách chế thành nước ép để sử dụng nhé.

Trên đây là một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá đu đủ mà nhiều người không biết. Ngoài ra, lá đu đủ còn được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Y học cổ truyền giúp chữa bệnh hiệu quả. Bạn đọc hãy tìm hiểu và ghi lại để làm phong phú thêm kinh nghiệm chữa bệnh của mình nhé.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

TRỊ PHONG THẤP THỨC MỎI NHỜ CÂY HẢI ĐỒNG BÌ.

TRỊ PHONG THẤP THỨC MỎI NHỜ CÂY HẢI ĐỒNG BÌ.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn tác dụng của cây hải đồng bì, cây hải đồng bì có những tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta, cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các bạn nhé!

Hải đồng bì còn gọi thích đồng bì, mộc miên đồng bì, tên khoa học: Orientalis (L) Merr. Hải đồng bì là vỏ của cây vông nem, mọc hoang được trồng rải rác khắp nước ta, thường trồng để làm hàng rào. Để làm thuốc nên chọn vỏ cây to dày, phơi khô có màu nâu, không để lâu mốc, mất mùi là tốt. Ngày dùng 6-12g. Lá gọi hải đồng diệp, là vị thuốc an thần.
Theo y học cổ truyền, hải đồng bì vị đắng, cay, tính ôn. Vào kinh can. Có tác dụng khư phong, thông lạc, hóa thấp, sát trùng. Dùng trị chứng thắt lưng đùi do phong thấp, nhức mỏi chân tay… Sau đây là một số phương thuốc có hải đồng bì:
Đau lưng đùi do phong thấp: hải đồng bì 16g. Sắc  hoặc ngâm rượu uống (Trung Quốc Dược học đại từ điển).
Đau nhức xương khớp do phong thấp: vỏ hải đồng bì, cỏ chân chim, kê huyết đằng, phòng kỷ, ý dĩ sao, ngưu tất mỗi vị 15g. Sắc uống.
Trị trẻ nhỏ 4 – 5 tuổi mà chưa nói được: bổ cốt chỉ 0,4g, đương quy 0,8g, hải đồng bì 0,8g, mẫu đơn bì 0,8g, ngưu tất 0,8g, sơn thù 0,4g, thục địa 0,8g. Sắc uống (Hải Đồng Tán – Lê Hữu Trác).
Chữa phong ngứa: hải đồng bì, xà sàng tử, các vị bằng nhau tán bột trộn mỡ heo xức vào (Như Tuyên Phương).
Trị tay chân co rút: hải đồng bì, đương quy, mẫu đơn bì, thục địa, ngưu tất, mỗi thứ 30g, sơn thù du, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 15g. Tán bột, mỗi lần dùng 3g, thêm củ hành trắng và 2 chén nước. Sắc còn 1 bát, bỏ bã, uống nóng trước khi ăn (Hải Đồng Bì Tán).
Chữa đau nhức răng: hải đồng bì sắc lấy nước ngậm (Thánh Huệ Phương).
Chữa rong kinh, kinh nguyệt không đều: hoa hải đồng bì 30g sắc uống (Trung Quốc Dược học đại từ điển).
Sau khi sinh, máu xấu đưa lên gây choáng đầu, mờ mắt: vỏ cây hải đồng bì già, lá mần tưới, vỏ màn chầu, ngưu tất, mỗi vị 10-15g, sắc uống.
Chữa rết hoặc rắn cắn: hải đồng bì tươi giả, đắp lên vết cắn (Trung Quốc Dược học đại từ điển).
Kiêng kỵ: người không có phong hàn, thấp tà thì cấm dùng.
                                                                                           Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang
Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Quả Na và những công dụng tuyệt vời ít ai biết được

Quả Na không chỉ là một loại trái cây được nhiều người yêu chuộng bởi không chỉ là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh.


Quả Na và những công dụng tuyệt vời ít ai biết được
Không chỉ giúp làm đẹp da, quả na được ví như một loại quả tổng hợp các vị của mãng cầu, chuối, đu đủ,… Với hàm lượng Vitamin C cao, quả na không chỉ tốt cho sức khỏe, nâng cao chất đề kháng mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như bảo vệ mắt, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa mệt mỏi, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Tác dụng của quả Na đối với sức khỏe

Theo Đông y, việc ăn Na thường xuyên sẽ giúp tăng sức đề kháng, giảm tác nhân gây bệnh. Nhờ có lượng lớn vitamin C, kali, chất xơ, carbohydrates và một số vitamin và khoáng chất thiết yếu khác rất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trong quả Na có khá nhiều lượng vitamin B6, rất có lợi cho hoạt động của não bộ, loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu thần kinh, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Quả Na dùng chữa đi lỵ, tiết tinh, đái tháo đường, bệnh tiêu khát. Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, sát trùng. Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá Na dùng trị sốt rét lên cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy. Rễ và vỏ cây dùng trị ỉa chảy, tiêu diệt giun sán. Tuy nhiên, hạt Na có tính độc nên không được nuốt vào và tránh để bị bắn vào mắt.
Ngoài ra, quả Na còn có một số giá trị sức khỏe khác như làm đẹp da, cải thiện sức khỏe của da, cân bằng độ ẩm và chống dấu hiệu lão hóa… và đặc biệt, Na không chứa cholesterol và chất béo bão hòa nên rất tốt cho người ăn kiêng hay có ý định giảm cân.

Những lưu ý khi ăn na cần biết

Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng khi ăn Na cần phải lưu ý.

– Hạn chế ăn Na đối với những người cơ địa nóng, thường xuyên bị mọc mụn, táo bón.
– Hạn chế ăn đối với người bị tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường vì trong Na có hàm lượng đường tương đối cao.
– Tuy hạt na thể dùng để làm thuốc, nhưng hạt Na lại chứa độc tố cao. Vì vậy khi ăn không nên cắn vỡ hạt Na vì độc tố trong nhân hạt Na rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.
– Không ăn những quả Na vỏ có nhiều vẩy trắng, nứt nẻ. Hoặc những quả mắt thâm đen, cứng, khi ăn cần cảnh giác có giòi, rất dễ bị nhiễm độc.
Quả Na có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta, hãy bắt đầu ăn Na từ bây giờ với mức cho phép để phòng ngừa bệnh tật đồng thời làm đẹp cho bản thân.
Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang                  

GIẢI NHIỆT NGÀY HÈ VỚI CÁC LOẠI RAU CỦ CÓ TRONG VƯỜN NHÀ

THỜI TIẾT NẮNG NÓNG DỄ KHIẾN CON NGƯỜI BỰC BỘI, CĂNG THẲNG VÀ SINH RA NHIỀU BỆNH LÝ. TUY NHIÊN, BẠN CÓ THỂ TÌM CÁCH GIẢI NHIỆT BẰNG CÁCH TẬN DỤNG NHỮNG LOẠI RAU CỦ CÓ TRONG VƯỜN NHÀ MÀ KHÔNG TỐN KÉM QUÁ NHIỀU KINH PHÍ.


Giải nhiệt ngày hè với các loại rau củ có trong vườn nhà
Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng làm cơ thể con người mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, say nắng nóng… Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thời tiết nắng nóng cũng làm dịch bệnh gia tăng, do đó việc bổ sung vitamin từ các loại rau tươi sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật… Sau đây là một số loại rau của có tác dụng giả nhiệt ngày hè mà độc giả nên tham khảo:

RAU DIẾP CÁ

Đây là loại rau chứa hàm lượng chất xơ thực vật cao, có lợi cho hệ tiêu hóa và có tác dụng điều trị bệnh táo bón. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, nên thích hợp sử dụng trong ngày hè.

RAU MỒNG TƠI

Không chỉ là một vị thuốc Đông y nổi tiếng, mồng tơi còn có rất nhiều công dụng như làm mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ.
Theo các nghiên cứu, mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.

Trà bí đao rất tốt cho sức khỏe

BÍ ĐAO

Bí đao có vị ngọt mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thử, sinh tân, chỉ khát. Đây là một loại quả làm rau và làm đồ giải khát rất được ưa chuộng trong mùa hè. Nhiều người thường dùng bí đao để nấu các món canh thanh nhiệt, giải nhiệt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.

RAU DỀN

Rau dền là một loại rau khá quen thuộc, chúng có tác dụng thanh nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thần. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng trị nhức đầu, hạ nhiệt, giúp tiêu hóa, lưu thông khí huyết, trừ nhọt lở. Đặc biệt trị sung huyết, ứ huyết và tăng huyết áp. Bạn có thể dùng rau dền luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày đều rất tốt cho sức khỏe.

KHOAI LANG

Khoai lang là môn loại củ xuất hiện nhiều trong các món ăn bài thuốc. Chúng có công dụng giúp tiêu hóa, nhuận trường, giải nhiệt, củ sát khuẩn. Có công năng như dây khoai lang, vì có 1 hoạt chất giống như insulin nên có thể trị đái đường. Lá khoai lang luộc ăn chữa táo bón. Củ khoai lang trị các chứng lỵ, tiêu chảy, táo bón, trĩ lậu, thương hàn.
Ngoài các loại rau củ trên, bạn có thể thay đổi khẩu vị với các loại rau má, mướp đắng, rau muống, rau ngót đều có tác dụng thanh nhiệt và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang         

Hương nhu bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống

Hiện có rất nhiều bài thuốc Đông Y với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau nhưng ít ai biết đến công dụng chữa bệnh vôi hóa cột sống từ cây thuốc quý “Hương Nhu”.


Hương nhu bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống là gì?

Bệnh vôi hóa cột sống hay bệnh gai cột sống, bệnh thoái hóa khớp là tình trạng lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống làm cột sống có gai. Và bệnh lý thường hay gặp ở độ tuổi trên 40, thông thường tỉ lệ mắc bệnh của nam giới sẽ cao hơn ở phụ nữ.
  • Triệu chứng
Một số triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống như: đau ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi, đau nhức gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân và cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này. Bên cạnh đó, khi các dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Hương nhu bài thuốc chữa vôi hóa cột sống

Bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống từ cây hương nhu được các danh y về y học cổ truyền Việt Nam áp dụng rất phổ biến không gây hại cho sức khỏe cũng như tiết kiệm chi phí so với sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng Tây Y.
  • Bài thuốc sắc uống
Chuẩn bị nguyên liệu: hương tía nhu 50g, cây cỏ xước 20g, cà gai leo 20g, thiên niên kiện 20g và cây sâm ngọc linh 20g.
Cách sắc thuốc: tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đem rửa sạch và sau đó sử dụng nồi đất để sắc cùng với 850 ml nước lọc, nhớ sắc lửa nhỏ liu riu cho nước thuốc ra hết. Sắc đến khi lượng thuốc trong nồi còn khoảng 250 – 300 thì tắt bếp.
Hương nhu bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống
Cách dùng thuốc: uống sau khi ăn khoảng 30 phút và chia làm 3 lần uống trong ngày sáng, trưa và tối. Người bệnh cần kiên trì uống đều đặn từ 15 ngày cho đến một tháng tùy vào thể trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
  • Bài thuốc đắp từ cây hương nhu
Chuẩn bị nguyên liệu: cây hương nhu 500g và 100g tinh dầu bạc hà.
Cách làm: rửa sạch hương nhu sau đó đem giã nát và cho tinh dầu bạc hà trộn cùng. Tiếp theo để bệnh nhân nằm sấp trên giường rồi tiến hành massage, bấm huyệt các vùng bị gai cột sống và vùng lân cận trước. Tiếp tục sử dụng phần hương nhu đã được giã nát đắp đều lên vùng gai cột sống. Thời gian duy trì 15 phút sau đó tiến hành xoa bóp, bấm huyệt và massage nhẹ nhàng cho bệnh nhân. Mục đích để tinh dầu bạc hà và các dưỡng chất khác có thể ngấm sâu hơn và hiệu quả nhanh.
                                                        Nguồn: đông y gia truyền Tấn Khang
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

TRỊ GÀU HIỆU QUẢ BẰNG CÂY CỎ HÔI.

TRỊ GÀU HIỆU QUẢ BẰNG CÂY CỎ HÔI.

Theo y học cổ truyền, cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Có công dụng để  chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu… Đặc biệt, qua nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy rằng trong nước ép cây cỏ hôi có chất kháng khuẩn chống viêm, chống phù nề, ngoài ra cây cỏ hôi có tinh dầu nên có công dụng xông trong các trường hợp viêm mũi xoang.


Cỏ hôi hay còn có các  tên gọi khác là cây phân xanh, cứt lợn, bù xít. Là một loài cây nhỏ cao khoảng 30 – 50cm. Lá cây cỏ hôi mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá cây cỏ hôi đều có lông. Hoa cây cỏ hôi nhỏ, màu tím hay xanh trắng. Quả bế có ba sống dọc, màu đen. Loài cây cỏ hôi này có mùi rất hắc khi vò ra nhưng lại có mùi thơm khi nấu. Cây mọc hoang khắp nơi. Nhân dân ta từ lâu đã sử dụng loài cây này như một vị thuốc quý để chữa rất nhiều loại bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là phần cây trên mặt đất. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi.

CỎ HÔI CÓ CÔNG DỤNG THANH NHIỆT, GIẢI ĐỘC.

Một số bài thuốc thường dùng từ cỏ hôi.
Bài 1: Trị gàu ở tóc: Cỏ hôi tươi 200g, bồ kết khô 20g, cỏ hôi rửa sạch cùng với bồ kết nấu nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội đầu từ nước của cây cỏ hôi và bồ kết 2-3 lần. Bài thuốc này có tác  dụng giúp đầu sạch, trơn tóc, sạch gầu.
Bài 2: Chữa viêm họng do lạnh: Cỏ hôi 20g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, lá rẻ quạt 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Dùng trong 3 – 5 ngày.
Bài 3: Chữa sỏi tiết niệu: Cỏ hôi 20g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g, kim tiền thảo 16g, râu ngô 12g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống trong 1 tuần ngày.
Bài 4: Dùng để chữa viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng: Cỏ hôi 100g, lá long não 50g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi. Các vị thuốc rửa sạch, sắc với 300ml nước, còn 100ml nước, đổ nước ra bát xông lên mũi, ngày xông 3 lần. Mỗi lần xông nên hâm nóng lại nước sắc. Dùng trong 7 – 10 ngày.
Hoặc cỏ hôi 100g tươi, rửa sạch, để ráo nước giã nát, vắt lấy nước, đem nhỏ vào lỗ mũi, mỗi lần 2 – 3 giọt, ngày 2 lần. Chú ý khi nhỏ nên kê gối dưới hai vai để lỗ mũi dốc ngược giúp cho thuốc ngấm vào xoang dễ dàng.
Hoặc cỏ hôi 30g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g. Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng trong 10 ngày.
Bài 5: Chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh: Cỏ hôi 20g, hy thiêm 12g, hương phụ chế 10g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 16g. Cho 600ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 7 – 10 ngày.
Hoặc 30 – 50g lá cỏ hôi tươi, rửa sạch giã nhỏ, cho thêm ít nước sôi để ấm, vắt lấy nước cốt uống. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Uống trong vòng 4 ngày.
                                                                           Nguồn: Đông y gia  truyền Tấn Khang

Trị viêm xoang dứt điểm nhờ bài thuốc đơn giản từ cỏ hôi.

Bài thuốc chữa viêm xoang từ cỏ hôi rất đơn giản không phải ai cũng biết đến, cách thực hiện đơn giản, người bị viêm xoang nhanh khỏi, chấm dứt được những cơn viêm xoang khó chịu, giúp cho người bị viêm xoang thoải mái, dễ chịu và không phải lo lắng bởi những cơn đau, khó chịu do viêm xoang mang lại khi.


Theo y học cổ truyền, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng, trục ứ…
Cỏ hôi hay là cây  họ cứt lợn và  cỏ hôi còn có tên gọi khác: cỏ cứt heo, cây bù xích, hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị. Cỏ cứt lợn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Bộ phận có thể  dùng làm thuốc được là toàn cây, cỏ cứt lợn thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hạ, khi hái xong đem về rửa thật sạch đất cát, dùng tươi hay phơi khô. Theo y học cổ truyền, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng, trục ứ… được dùng chữa được viêm xong theomột số vị thuốc khác trong những trường hợp sau :
Trị viêm xoang mũi: bạn dùng theo cách sau: Cỏ cứt lợn tươi 50g, rửa sạch, để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì mũi nhẹ nhàng. (Tránh xì mũi mạnh mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai  gây viêm tai giữa cấp).

Cỏ hôi

Thuốc nhỏ mũi trị nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi: Bạn dùng theo cách sau : Lá cỏ cứt lợn tươi 4g, tỏi 2 nhánh, hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước nhỏ vào mũi ngày 3-4 lần.
Trị chứng yết hầu sưng đau:
bạn dùng theo cách sau: Cỏ cứt lợn tươi 50g giã nát lọc lấy nước cốt+ thêm đường phèn, chia uống nhiều lần trong ngày; cách khác bạn có thể lấy lá phơi khô, tán mịn, dùng làm thuốc bột – ngậm và nuốt dần xuống họng.
Phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở:
Cỏ cứt lợn tươi 50g+ rửa sạch+ giã nát+ lọc lấy nước uống trong ngày. Uống liên tục từ 3 đến 4 ngày, bệnh sẽ khỏi.
Trị nhọt độc mưng đỏ:
Cỏ cứt lợn+ rửa sạch + thêm chút muối+ trộn đều + giã nát + đắp vào vết thương.
Bài thuốc trị viêm họng:
Cây cứt lợn 20g+ kim ngân hoa 20g +lá rẻ quạt 6g+ cam thảo đất 16 g. bạn sắc lên và uống.
Trị viêm đường hô hấp:
Cây cứt lợn 20g+ lá bồng bồng 12g+ cam thảo đất 16g+  bạn sắc lên và uống.
Trị sỏi tiết niệu:
Cỏ cứt lợn 20g+ kim tiền thảo 16g+ râu ngô 12g+ mã đề 20g+ cam thảo đất 16g. Sắc uống.
                                                                                               nguồn: đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Cây tiên mao cây thuốc quý chữa bệnh trong Y học cổ truyền

Tiên mao trong Y học cổ truyền thuộc họ sâm cau có tên gọi khác là sâm cau, cồ lốc, ngải cau, lan tiên mao sâm.


Cây tiên mao
Tiên mao là một cây thảo cao từ 20 – 30cm, thân rễ mập hình trụ có nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá xếp nếp như lá cau, gân song song. Hoa nhỏ, màu vàng. Quả nang, thuôn dài.
Trong Y học cổ truyền, tiên mao tính ấm có vị cay, hơi độc. Tiên mao có tác dụng ích tinh, làm se, cường dương, giảm đau, hạ áp, mạnh gân xương, chống viêm

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây tiên mao

Bài thuốc chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: tiên mao 8g; sâm bố chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tiên mao, dâm dương hoắc, ngũ gia bì, mỗi vị 125g; nhãn bỏ hạt 100 quả. Tất cả thái nhỏ ngâm với rượu trắng 1.500 – 2.000ml trong 20 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
Bài thuốc chữa thận dương suy yếu, liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, phong thấp: tiên mao 50g thái nhỏ (sao vàng) ngâm với 500ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần vào trước 2 bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml. Hoặc tiên mao 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Bài thuốc dân gian chữa tăng huyết áp, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh: tiên mao, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.

Tiên mao
Thuốc bổ thận cho người trung niên và cao tuổi: tiên mao, dâm dương hoắc, tang thầm, tử hà xa, hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa mỗi vị 15g; sơn thù nhục 12g; thận dê 2 quả. Tất cả nấu nhừ, ăn cái uống nước làm 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa tê thấp, đau mình mẩy: tiên mao, hy thiêm, hà thủ ô đỏ mỗi vị 50g; rượu trắng 700ml. Ngâm trong 7 ngày hoặc hơn. Ngày uống 50ml, chia làm 2 lần.
Chữa sốt xuất huyết: tiên mao 20g (sao đen), cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g (sao đen) quả dành dành 8g (sao đen). Tất cả thái nhỏ, sắc uống ngày 1 thang.
                                                                          Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh của cây me đất

Cây me đất là một loại cây mọc dại rất nhiều ở nước Việt Nam chúng ta, nhưng ít ai biết được loại cây này không chỉ ăn được mà còn là thảo dược rất quý hiếm.


Cây me đất – vị thuốc quý chữa được nhiều bệnh

Cây me đất là gì?

Cây me đất hay còn gọi là chua me đất, là một loại cây mọc hoang rất quen thuộc với nhiều người và được chia làm hai loại: chua me đất hoa vàng và hoa đỏ. Loại cây này không chỉ có thể ăn được mà còn là một cây thuốc quý, chứa nhiều dược tính, có thể chữa được rất nhiều bệnh.
Cây me đất thuộc cây thân thảo, mọc bò sát đất và có thể sống lâu năm. Thân mảnh thường có màu đỏ nhạt, hơi có lông. Có 3 lá chét mỏng hình tim và cuống dài. Hoa mọc thành tán gồm 2-3 hoa, có khi 4 hoa màu vàng hoặc đỏ. Quả nang thuôn dài, khi chín mở bằng 5 van, tung hạt đi xa. Hạt hình trứng, màu nâu thẫm, dẹt, có bướu.

Một số công dụng và bài thuốc chữa bệnh của cây me đất

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh của cây me đất

Trong lá và thân me đất có acid oxalic, oxalat, kali… vì thế cây me đất chữa được rất nhiều bệnh. Sau đây là một số công dụng cũng như bài thuốc chữa bệnh của cây me đất, các bạn cùng tham khảo nhé!

Chữa sốt cao, trằn trọc khát nước

Để chữa bệnh sốt cao, trằn trọc khát nước có thể dùng một nắm cây me đất rửa sạch, giã nát cho thêm một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt chia ra uống dần.

Trị ho

– Ho do thử nhiệt (nắng nóng): Dùng cây me đất, rau má: mỗi vị 40g; lá xương sông, cỏ gà: mỗi vị 20g. Các vị thuốc trên yêu cầu phải còn tươi, rửa sạch và giã nhỏ. Vắt lấy nước, cho thêm 1 thìa đường, đun sôi và uống một ngày 3 lần.
Nước cốt lá me chua chữa ho rất hiệu quả
– Trị ho cho trẻ: không phải là điều dễ dàng, bởi họ có thể hết rồi quay trở lại. Do đó, bạn có thể dùng 100g lá me đất đã được rửa sạch, cắt nhỏ cho vào bát. Cho đường phèn vào và đem hấp cách thủy. Sau khi hấp xong, để nguội là có thể dùng được. Để việc điều trị ho cho trẻ đạt được hiệu quả cao, nên cho trẻ uống 2 – 3 lần trong một ngày, mỗi lần uống khoảng 2 thìa nhỏ, trị ho rất hiệu quả.
– Ho gà: 10g lá me đất, 12g rễ chanh 12g, 5g hạt mướp đắng 5g, 2g phèn phi 2g và lá hẹ, lá xương sông: mỗi vị 8g. Sắc lấy nước đặc, khi uống thêm chút được, trị ho gà rất hiệu quả.

Chữa kiết lỵ, đại tiểu tiện không thông

– Dùng lá me đất đã được phơi khô và tán thành bột mịn. Một lần uống khoảng 9 – 12g, một ngày uống 3 lần nước sôi để nguội, có thể chữa được kiết lỵ.
– Mỗi vị thuốc sau đây dùng 20g gồm: me đất, mã đề. Rửa sạch rồi giã nát thêm chút đường và vắt nước cốt để uống chữa được bệnh đại, tiểu tiện không thông.

An thần, mất ngủ và suy nhược thần kinh

Dùng 20g me đất và 6g lá thông đuôi ngựa để chữa mất ngủ, an thần (Hoặc dùng 30g mê đất và lá thông đuôi ngựa để chữa suy nhược thần kinh). Sắc nước uống, một ngày uống 3 lần.
Không chỉ chữa bệnh mà còn là món ăn vô cùng ngon và hấp dẫn
Ngoài ra, cây me đất còn chữa được nhiều bệnh khác như: viêm đường tiết niệu, bong gân, rôm sẩy, ngứa ngáy, huyết áp cao, viêm gan vàng da…. Không chỉ vậy mà được chế biến thành những món ăn bài thuốc rất ngon mà lại dễ làm. Tuy nhiên, cần phải hết sức chú ý khi dùng me đất, bởi vì trong me đất có chứa axit oxalic, đặc biệt là hàm lượng oxalat kali cao có thể gây sỏi trong bàng quang hoặc thận. Đặc biệt là phụ nữ mang thai và những người bị sỏi thận.
Nguồn: đông y gia truyền Tấn Khang