Browsing "Older Posts"

Giảo cổ lam: cây thuốc quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Giảo cổ lam hay còn được gọi với cái tên Cỏ Thần Kỳ, là một cây thuốc quý rất tốt cho sức khỏe. Vậy cây giảo cổ lam có những công dụng đặc biệt gì?



Giảo cổ lam vị thuốc quý tốt cho sức khỏe

Công dụng đặc biệt của giảo cổ lam

Giảo cổ làm được ví như là nhân sâm, là một loại Cây thuốc quý được biết đến có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não. Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc. Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp.

Giảo cổ lam trị bệnh mỡ máu: Cây Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin có tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nhiều tài liệu khuyên rằng thường xuyên uống trà giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, giảm lượng cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL) với hiệu quả từ 63% đến 97%. 

Tác dụng của giảo cổ lam với người bệnh tiểu đường tuýp 2: Trong Giảo cổ lam có chứa chất phanoside có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả, giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu đã được thử nghiệm trực tiếp trên bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2. Các Bác sĩ Đông y khuyên người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất nên thường xuyên uống giảo cổ lam để ổn định đường huyết trong máu.

Công dụng với bệnh huyết áp cao: Có nhiều nghiên cứu minh chứng cây giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp. Uống giảo cổ lam sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric, một chất có vai trò tích cực trong việc kiểm soát huyết áp tốt hơn cả nhân sâm và loại thuốc hạ huyết áp imdapamide. Sử dụng giảo cổ lam hàng ngày có ý nghĩa rõ ràng trong hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao.

Bên cạnh đó giảo cổ lam còn chứa chất adenosin rất tốt cho bệnh nhân tim mạch, làm giảm bớt những cơn đau tim, có khả năng tạo năng lượng mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, ổn định huyết áp, tăng cường máu lên não, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.

Trà giảo cổ lam giúp giảm cân: Với khả năng hoạt hóa men AMPK của giảo cổ lam, một men có vai trò giúp chuyển hóa năng lượng cở thể, thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ, giúp giảm đi lượng mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị ung thư: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ cây giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u rõ rệt. GS.TS Phạm Thanh Kỳ đã tìm thấy 7 hoạt chất mới trong giảo cổ lam Việt Nam và đặt tên là gypenoisd VN 01-07. Các hoạt chất này đã được kiểm nghiệm có thể tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư phổi, đại tràng, bạch cầu, vú và tử cung.

Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam

Giảo cổ làm là một vị thuốc quý, tuy nhiên việc sử dụng chúng cũng cần phải chú ý tới liều lượng và chỉ định của những bác sĩ có chuyên môn thì mới có thể mang lại kết quả như mong muốn.


Việc lạm dụng giảo cổ lam có thể dẫn tới ngộ độc do thành phần hóa học chính của nó là flavonoid và saponin cao gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm. 

Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và huyết áp, hạ đường huyết, rất tốt cho tim mạch… Nhưng vì việc sử dụng quá liều không được sự chỉ định của thầy thuốc rất có thể làm hạ hàm lượng cholesterol toàn phần dẫn đến thiếu hụt cholesterol.

Để sử dụng liều lượng giảo cổ lam hiệu quả chỉ nên uống 2 viên/lần, ngày 2 lần, uống sau khi ăn, dùng cho người mệt mỏi, huyết áp cao, đường huyết cao, người ăn ngủ kém. Nếu cần sử dụng thường xuyên để có tác dụng lâu dài cũng cần có chỉ định của bác sỹ.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang                                              

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Tác dụng chữa viêm họng tuyệt vời từ cây rau trai

Tác dụng chữa viêm họng tuyệt vời từ cây rau trai

Cây rau trai mọc rất nhiều ở các đê mương các cánh đồng ở các làng quê, cây nhỏ nhỏ xinh xinh hoa màu tím rất là đẹp, điều đặc biệt hơn là cây rau trai còn cò tác dụng chữa viêm họng rất là tốt, đọc bài viết dưới đây để biết rõ hơn về tác dụng của cây rau trai các bạn nhé!



Theo y học cổ truyền, cây rau trai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt, chống viêm, lợi tiểu, tiêu sưng; thường được dùng toàn cây để làm thuốc. Có thể dùng tươi hay khô có tác dụng trị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm amiđan cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, phù thũng…

Cây rau trai hay còn gọi là  rau trai thường, cỏ lài trắng,… là loại cây thảo mọc bò, có rễ ở các mấu, gần như không có lông, thân mềm. Lá thon hay xoan thon, chóp nhọn, bẹ có rìa lông. Mo rộng ở gốc ít khi có lông, trong mỗi mo có 3-5 hoa xếp thành xim có cuống. Hoa nhỏ, màu xanh lơ. Quả nang, chứa hạt đen. Mùa ra hoa tháng 5 – 9, quả tháng 6 – 11. Cây mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn bãi hoang. Ở các tỉnh Nam bộ, bà con thường hái rau trai về luộc để chấm với nước thịt, cá kho.

Một số bài thuốc thường dùng từ cây rau trai.

Bài 1: Cây rau trai trị viêm họng.

 Rau trai tươi 30g rửa sạch, cắt khúc đổ 750ml nước sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày, có thể giã nát (cho thêm một chút muối), vắt lấy nước cốt ngậm và nuốt dần. Ngày 2 lần sáng tối, dùng liền 5 ngày.

Bài 2: Cây rau trai chữa bí tiểu do nhiệt.

 Rau trai tươi 30g, mã đề tươi 30g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong vào uống lúc đói bụng. Dùng liền 5 ngày.

Bài 3: Cây rau trai chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ):

Rau trai tươi rửa sạch, giã nát, thêm chút rượu nóng, đắp vào chỗ sưng đau rồi băng cố định lại trong 2 giờ, ngày thay thuốc một lần.

Bài 4: Cây rau trai Hỗ trợ điều trị tăng  huyết áp.

 Rau trai tươi 90g, hoa cây đậu tằm 12g. Các vị thuốc rửa sạch, cắt khúc cho vào ấm đổ 750ml nước sắc còn 300ml, uống thay trà trong ngày. Mỗi liệu trình 10 – 15 ngày.

Bài 5: Cây rau trai chữa kiết lỵ do ăn đồ sống lạnh.

 Rau trai tươi 30g (hoặc khô 10g), cắt khúc, rửa sạch. Cho vào ấm, đổ 700ml nước, sắc còn 150ml nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày, dùng liền 5 ngày.

Bài 6: Hỗ trợ trị phong thấp.

 Rau trai 40g, đậu đỏ 40g. Các vị thuốc rửa sạch, rau trai cắt khúc để riêng, đậu đỏ ngâm 15 phút rồi cho vào ấm, đổ 800ml nước ninh nhừ, cho rau trai vào đun nhỏ lửa 10 phút, thêm chút đường, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi liệu trình 5 – 10 ngày.

Kiêng kỵ:  Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.

                                                                       Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Da đẹp nhờ chăm sóc da bằng các bài thuốc Đông y

LÀ PHÁI ĐẸP, AI CŨNG MUỐN CÓ ĐƯỢC LÀN DA ĐẸP KHÔNG TÌ VẾT NHƯNG CÁCH CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO MỚI CHÍNH XÁC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ TỐT THÌ VẪN CÒN LÀ MỘT VẤN ĐỀ.




Làn da đẹp không tì vết được nhiều người ao ước có được

Có rất nhiều cách để có thể sở hữu được một làn da đẹp không tì vết với nhiều phương pháp khác nhau, với một số công thức bôi da, đắp mặt bằng các bài thuốc Y học cổ truyền…sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ và an toàn.

HIỆU QUẢ CỦA ĐÔNG Y TRONG LÀM ĐẸP DA

Hiện nay trên thị trường lĩnh vực mỹ phẩm chăm sóc da có rất nhiều sản phẩm với những giá cả khác nhau từ vài chục nghìn đến vài trăm, vài triệu…Có một số viện thẩm mỹ, làm đẹp sử dụng những mỹ phẩm kết hợp với một số máy móc để giúp khách hàng có được làn da như mong muốn. Nhưng phương pháp này tốn thời gian, tiền bạc, kết quả lại ít khả quan và ít an toàn.

Nhưng nhiều người lại ít biết đến các phương pháp làm đẹp từ Đông y, từ các dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên, không chỉ đem lại hiệu quả vượt trội mà còn hoàn toàn vô hại với làn da và sức khỏe, những bài thuốc Đông y làm đẹp còn có tác dụng tốt với những làn da yếu, mẫn cảm hay bị kích ứng với mỹ phẩm.



Các bài thuốc Đông y làm đẹp da

DA ĐẸP NHỜ CHĂM SÓC DA BẰNG CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG Y

Hiện nay, bởi sự ảnh hưởng từ văn hóa của người phương Đông, việc chú trọng đến làn da ngày càng được nhiều quan tâm vì người ta cho rằng “một cái trắng che được ba cái xấu”. Sau đây là một số công thức làm đẹp từ các bài thuốc Đông y được Đông  y gia truyền Tấn Khang chia sẻ, giúp bạn có được một làn da rạng rỡ, trắng hồng không tì vết…

ĐẮP, BÔI NGOÀI DA

Bài thuốc 1: Dùng 600g lá dâu phơi qua sương + 16g lá ngải cứu. Sắc lấy nước tắm hằng ngày. Kiên trì thực hiện hằng ngày không chỉ có thể chữa khỏi các chứng bệnh ngoài da và đau thần kinh, lại làm trắng sạch da.

Bài thuốc 2: Dùng hạnh nhân sau khi được bỏ vỏ nghiền nhỏ hòa với lòng đỏ trứng gà. Đối với da mặt sần sùi, nổi mụn cơm đen, bạn sử dụng hỗn hợp trên thoa lên mặt vào mỗi tối, để qua đêm sáng hôm sau thì dùng rượu gạo hoặc nước ấm rửa sạch. Nếu dùng lâu ngày sẽ giúp bạn có được làn da trắng sạch.

Đối với những người bị tàn nhang, cũng với cách thực hiện như trên nhưng dùng 3 quả hạnh nhân, kiên trì thực hiện 2-3 tháng sẽ thấy hiệu quả. Hoặc có thể chữa tàn nhang bằng cách dùng dấm 500g, bạch truật 50g, ngâm 7 ngày rồi lấy dung dịch thoa lên mặt mỗi ngày vài lần.

THUỐC UỐNG

– Dùng 30g hoa cúc tươi cho nước vào đun sôi, sắc đặc, thêm một chút mật ong chế thành cao. Mỗi lần dùng 15g pha với nước sôi uống có tác dụng đẹp da.

– Dùng 10g rau sam khô sắc uống ba lần trước bữa ăn 30 phút hoặc làm rau ăn cũng được, nhưng không nên ăn quá nhiều, có tác dụng giúp làm trắng da hiệu quả.

– Hạt sen, khiếm thực (mỗi vị 30 gr), 50g ý dĩ nhân, 8g long nhãn nhục. Cho tất cả vào 500ml nước, sắc lửa nhỏ trong một tiếng đồng hồ, cho thêm một chút mật ong là ăn được. Bài thuốc này có tác dụng ích khí bổ huyết, nhuận da và tăng trắng da.

– Vào mùa đông da thường bị khô, nhão, sần sùi, bạn có thể lấy 15 quả hồng táo và một ít nhân sâm, cho vào siêu đất ngâm nước nửa giờ, dùng lửa nhỏ sắc 30 phút là uống được. Loại trà dược này giúp ích khí dưỡng huyết, làm đẹp da. Lúc uống nhân sâm không nên uống trà và ăn củ cải.

Ngoài dùng những bài thuốc trên thì bạn cần phải kết hợp với tập thể dục thường xuyên, nên ăn những thực phẩm sạch và đúng tháp dinh dưỡng, sử dụng những loại mỹ phẩm phù với loại da và lứa tuổi…thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

Nguồn: Đông y gi truyền Tấn Khang  

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

MÓN ĂN BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ HIỆU QUẢ

BỆNH MẤT NGỦ KHÔNG CHỈ GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE MÀ CÒN ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG. TUY NHIÊN, BẠN CÓ THỂ SỬ DỤNG MỘT VÀI CÁC MÓN ĂN BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH SAU ĐÂY MÀ KHÔNG TỐN KÉM NHIỀU KINH PHÍ.




Món ăn bài thuốc điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả

BỆNH MẤT NGỦ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Bệnh mất ngủ thường xuất hiện ở người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi. Theo đó, bệnh có những triệu chứng báo hiệu như: đau đầu, mệt mỏi, đau bụng không ngủ được hoặc hay phải thức dậy lúc nửa đêm, buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại không thể ngủ được.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi là do: Cơ thể bị lão hóa, rối loạn giấc ngủ, mắc các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, tim mạch, môi trường sống bị ô nhiễm, đầy bụng, ơ hơi. Ngoài ra nguyên nhân gây bệnh mất ngủ còn do các hoạt động thể chất và có chế độ dinh dưỡng kém.

Nếu bệnh mất ngủ không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, cao huyết áp,… Vì thế khi có những dấu hiệu của căn bệnh này thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thảo dược, món ăn bài thuốc điều trị bệnh.

MÓN ĂN BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ HIỆU QUẢ

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc và khó ngủ. Tuy nhiên, để điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả thì bạn nên tham khảo và áp dụng một số món ăn bài thuốc sau đây:

Sữa ấm kết hợp mật ong

Sữa rất giàu vitamin, canxi có công dụng điều chỉnh an thần và gây ngủ. Còn mật ong có tác dụng thiết yếu giúp não bộ sản sinh ra tryptophan – một loại axit giúp chuyển đổi thành serotonin có lợi cho giấc ngủ. Do đó, người bệnh mất ngủ có thể uống một cốc sữa ấm pha mật ong trước khi đi ngủ sẽ cho cảm giác ngủ sâu và ngon hơn.



Bài thuốc trị mất ngủ bằng hạt sen tươi, đường phèn và quế khô

Bài thuốc này gồm có các nguyên liệu như: Hạt sen tươi (có cả tim sen): 100gr, Quế khô: 10g, Đường phèn: 10gr.

Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trên cho vào nồi nấu kỹ với 300ml nước. Sử dụng hàng ngày sẽ cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả.

Bài thuốc điều trị bệnh mất ngủ từ long nhãn

Từ lâu, Đông y đã sử dụng long nhãn như một vị thuốc quý để chữa chứng mất ngủ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Do đó, để đổi khẩu vị bạn cũng có thể làm món ăn bài thuốc này với các nguyên liệu sau: Long nhãn tươi (100gr) nấu canh cùng 200ml và ăn ngay khi còn ấm.

Bệnh nhân nên ăn món canh long nhãn này trước khi đi ngủ 30 phút sẽ có tác dụng làm giảm căng thẳng, lưu thông máu nhanh và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Bài thuốc trị mất ngủ từ lòng đỏ trứng gà, hoa loa kèn và đường phèn

Nguyên liệu cho bài thuốc này gồm có: hoa loa kèn, đường phèn, trứng gà: 1 lòng đỏ. Khi chuẩn bị xong các nguyên liệu trên thì bạn lấy hoa loa kèn hấp cách thủy chín và tiếp tục cho thêm lòng đỏ trứng gà, đường phèn hấp tiếp trong khoảng 15 phút. Người bệnh nên ăn hỗn hợp này đã hấp này trước giờ đi ngủ tầm 30 phút sẽ giúp tinh thần dễ chịu, khoan khoái và ngủ ngon.

Bạn có thể áp dụng những bài thuốc trên hàng ngày, vừa có tác dụng điều trị bệnh vừa bổ trợ cho sức khỏe hiệu quả.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang                                      

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị Quai bị tại nhà.


Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh biểu hiện với triệu chứng sốt hoặc sốt nhẹ, sợ lạnh, sưng cứng dưới tai và vùng dưới hàm, ấn vào đau, thường sưng một bên, dần dần sưng cả hai bên.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Nguyên nhân gây bệnh quai bị là do ôn dịch xâm nhập phế vệ qua đường mũi họng phạm tới hai kinh thiếu dương đởm và dương minh vị. Kinh thiếu dương phụ trách khí phong mộc, kinh dương minh phụ trách táo kim. Tà phong nhiệt xâm phạm vào hai kinh này gây uất kết ở vùng dưới tai, dưới hàm và má.

Hai là do can và đởm có mối liên quan biểu lý, khi kinh đởm bị tổn thương làm kinh can cũng bị ảnh hưởng mà gây ra. Tùy chứng trạng mà dùng bài thuốc phù hợp.

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị Quai bị tại nhà

Trường hợp ôn độc nhẹ

Phép điều trị: Sơ tán phong tà hoạt huyết.

Bài thuốc: Liên kiều bại độc tán: khương hoạt 8g, phòng phong 6g, cát cánh 8g, liên kiều 6g, hồng hoa 4g, độc hoạt 8g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 8g, tô mộc 6g, kinh giới 4g, thăng ma 6g, xuyên khung 4g, đương quy vĩ 8g, thiên hoa phấn 12g.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 1.400ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm chia đều 6 lần, ngày uống 5 lần, tối uống 1 lần. Chú ý: Trẻ nhỏ tuỳ tuổi mà có liều thuốc thích hợp.

Trường hợp ôn độc nặng

Phép điều trị: Thanh hỏa giải độc tuyên tiết phong nhiệt.

Bài thuốc: Phổ tễ tiêu độc ẩm: hoàng cầm 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 4g, huyền sâm 16g, liên kiều  8g, bản lam căn 8g, ngưu bàng tử 16g, bạc hà tươi 16g, bạch cương tàm 12g, cát cánh 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 6g. 

Cách dùng: bạch cương tàm sao, bản lam căn tán bột mịn. Các vị trên (trừ bản lam căn) sắc với 1.800ml nước lọc bỏ bã lấy 250ml, sau đó cho bản lam căn vào đun sôi quấy đều. Uống chia đều 6 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 2 lần.

Thuốc dùng ngoài

Theo Đông Y gia truyền Tấn Khang bạn có thể sử dụng 1 trong số bài thuốc sau:

Bài 1: Hạt cam thảo dây tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà, bôi lên nơi sưng.

Bài 2: Thiên hoa phấn, đậu xanh lượng bằng nhau, tán bột, hòa với nước ấm thành dạng bột rồi bôi lên nơi sưng, ngày 3 lần.

Bài 3: Xích tiểu đậu 20g, đại hoàng 8g, thanh đại 20g. Tất cả tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 5g trộn với lòng trắng trứng gà bôi ngày 3 lần.

Bài 4: Hạt gấc 3-4 hạt đốt thành than, cói chiếu 5g đốt thành than. Hai thứ trộn đều rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng.

Bài 5: Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào nơi sưng đau.

Bài 6: Xích tiểu đậu tán vụn, trộn với lòng trắng trứng gà hoặc mật ong thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng.

Bài 7: Đem tỏi giã nát trộn với giấm thanh rồi bôi lên tổn thương,  ngày 2-3 lần.

                                                         Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH HỮU DỤNG CỦA CÂY VỌNG GIANG NAM

VỌNG GIANG NAM HAY CÒN ĐƯỢC GỌI VỚI TÊN THÔNG DỤNG KHÁC LÀ CỐT KHÍ MUỒNG HAY DƯƠNG GIÁC ĐẬU…ĐÂY LÀ MỘT VỊ THUỐC ĐÔNG Y ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG NHIỀU BÀI THUỐC CHỮA BỆNH HỮU DỤNG.

Vọng giang nam là loại cây thường mọc hoang

MÔ TẢ SƠ LƯỢC THÔNG TIN VỀ CÂY VỌNG GIANG NAM

Vọng giang nam là cây thuộc họ vang Caesalpniaceae; có tên khoa học là Cassia occodentalis L. Vọng giang nam là một cây thuốc quý, dạng cây nhỏ cao 0.6m -1 m, thân phía dưới hóa gỗ. Toàn thân nhẵn, không có lông, lá mọc so le, kép lông chim chẵn, lá chét 4cm -9 cm, mọc đối, hình trứng thuôn, không cuống, phiến lá lệch ở phía cuống, toàn lá dài 20cm. Hoa ở kẽ lá hay đầu cành, màu vàng nhạt, mọc thành chùm. Quả giáp, dài 6cm -10 cm, rộng tới 7 mm, hơi hình cung, giữa các hạt hẹp lại làm cho quả trông có dáng gồm rất nhiều đốt nối nhau. Hạt dẹt hình trứng dài 4 mm, rộng 3 mm, xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. Vỏ cứng nhẵn bóng.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÓ TRONG CÂY VỌNG GIANG NAM

Về thành phần hóa học, các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết: Theo Lưu Mễ Đạt Phu (1955), trong vọng giang nam có chất antraglucozit gọi là emođin, tanin, chừng 36% chất nhầy, 2,55 % chất béo, 4,33 % tro.  Trong lá cũng có chất emođin, hợp chất hydrat cacbon và flavonozit như vitexin.  Toàn cây có tanin, chất béo và chất nhầy. Trong hạt, Heckel đã nghiên cứu thấy: Độ ẩm 8,855%, chất béo và chất màu tan trong clorofoe 1,150 %, chất béo và chất màu tan trong ête dầu hoả 1,60%, chất màu và ít tanin 5,022%, glucoza 0,738 %, chất pectin, gôm, chất nhầy 15,734%, chất anbuminoit tan 6,536 %, chất anbuminôit không tan 2,216 %. Trong rễ có cassiollin C17H12O6, chrysophanol C15H10O4, xanthorin, 1,4,5-trihydroxy-2 metoxy – 7methylanthraquinon,Cl6H1206. islandixin -1,4,5 trihydroxy-2- metylanthraquinon C15H10P5 1,4,5,- trihydroxy -7 metylanthraquinon helminthosporin C15H10O5 (Indian J. Chem., 1974, 12, 1042). Trong lá có dianthronic heterozit (C. A., (969, 70, 84918m). Trong vỏ quả có C-glucozit của apigenin (C. A., 1969, 70, 84918m). Trong hạt có physcion C16H1205 (J. Am. Pharm. Assoc., 1957, 46, 271; c. A. 1969, 70, 84918m) physcion-1-glucozit, C22H22O10 (Experientiơ, 1971, 43), l,8-dihydroxy-2-metylanthraquinon, 1,4,5- trihydroxy-3-metyl-7-metoxy anthraquinon (.Experientia 1974, 30, 850), N-metylmorpholin (C.A, 1971, 74, 50512s) galactomannan (J. chem. 1973, 11, 1134).

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH ÁP DỤNG VỚI CÂY VỌNG GIANG NAM



Vọng giang nam được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích

  • Trị đau đầu kéo dài Lấy 30g lá vọng giang nam, 240 g thịt lợn nạc, thêm muối, nấu ăn như canh.
  • Trị huyết áp cao, đau đầu, táo bón: Dùng hạt vọng giang nam 15g -30 g rang và xay, nấu nước uống.

Bên cạnh những công dụng của cây vọng giang nam, bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thi Thanh hiện đang là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM khuyến cáo rằng Người tiêu chảy không dùng Phụ nữ có mang không nên dùng Vọng giang nam để chữa bệnh.

                                                                              Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Bà bầu nên sử dụng những vị thuốc Đông y nào để có lợi cho sức khỏe?

Hiện nay, thuốc Đông y được nhiều bà bầu yêu chuộng để tăng cường sức khỏe vì an toàn, hiệu quả và chi phí thấp hơn so với các thực phẩm chức năng khác.


Bà bầu nên sử dụng những vị thuốc Đông y nào để có lợi cho sức khỏe?

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc với những vị thuốc Đông y được lưu truyền và được nhiều bà bầu yêu chuộng, sử dụng để an thai bởi tính an toàn, hiệu quả mà chi phí lại thấp.

Sau đây là một số vị thuốc có tác dụng an thai như: Gai vị, Hoài sơn, Trần bì, Tục đoạn, Tía tô…. Tuy nhiên những vị thuốc này khi sử dụng phải thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể:

Gai vị

Gai vị là một vị thuốc rất phổ biến trong Đông y, được sử dụng làm thuốc an thai. Gai vị chính là củ gai đã được phơi hoặc sấy khô. Không chỉ có tác dụng an thai mà Gai vị còn là một vị thuốc chữa viêm tử cung, sa tử cung, có tác dụng lợi tiểu, trị chứng tiểu tiện, đại tiện ra máu rất hiệu quả.

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền TPHCM – Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu: Để an thai hiệu quả bằng Gai vị, bạn dùng bài thuốc sau đây: Dùng 30g rễ cây gai mới hái hoặc phơi khô, sắc với 600ml nước còn 200ml. Một ngày uống 3 lần (dùng trong ngày). Tuy nhiên không nên lạm dụng bài thuốc này trong thời gian quá dài, mà chỉ cần dùng 1-2 ngày là đã có kết quả rõ rệt.

Hoài sơn

Hoài sơn hay còn gọi là củ mài, là nguyên liệu dùng để làm bánh hoặc chế biến thành những món ăn bài thuốc rất ngon. Hoài sơn có thể chữa được suy nhược cơ thể, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt… đây cũng là một trong những hiện tượng mà các bà bầu thường hay gặp. Do đó, Hoài sơn được rất nhiều bà bầu yêu thích.

Để tận dụng công dụng của Hoài sơn, các bà bầu có thể dùng Hoài sơn nấu thành những món cháo bổ dưỡng, hoặc thái lát, phơi khô rồi tán thành bột mịn kết hợp với các dược liệu khác. Tuy nhiên, nếu dùng Hoài sơn thì phải dùng thuốc theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa.

Trần bì

Theo Dược sĩ Trần Văn Chện – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Trần bì chính là vỏ quýt chín đã được phơi khô, có tính ấm, vị đắng, cay có thể điều trị được các chứng ho nhiều đờm, đầy bùn, ăn không tiêu, tức ngực, tiêu chảy….Không chỉ thế, Trần bì còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng và giảm cảm giác buồn nôn do ốm nghén gây ra cho các bà bầu rất hiệu quả.

Tục đoạn

Tục đoạn là một vị thuốc Đông y không thể thiếu trong các bài thuốc ngừa sảy thai, đẻ non, động thai, dọa sảy… trong 3 tháng đầu của thời kì thai kì. Không chỉ thế, Tục đoạn còn là vị thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, kinh nguyệt ra nhiều, kinh màu nhạt, sữa ít, sữa không thông sau khi sinh rất tốt.

Tía tô

Tía tô không chỉ là một loại rau được nhiều người yêu thích mà còn là một cây thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh, không chỉ giải cảm mà còn có thể an thai, dưỡng thai rất tốt. Theo các Y sĩ Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM, bạn có thể sử dụng lá tía tô với một số thảo dược khác, sắc thành nước uống không chỉ điều trị ốm nghén, buồn nôn mà còn điều trị được các cơn đau lưng, đau bụng, ra huyết… rất hiệu quả.

Tuy nhiên, uống nước lá tía tô nhiều đôi khi sẽ phản lại tác dụng vốn có của nó, có thể làm tăng huyết áp và rất nguy hiểm đến thai nhi. Vì thế, các bà bầu không nên uống nước lá này thường xuyên để tránh xảy ra những tác dụng không mong muốn.

Đó chính là những vị thuốc Đông y mà các bà bầu nên sử dụng để có lợi cho sức khỏe của bản thân cũng như cho các bé yêu. Chúc các bà bầu và thai nhi khỏe mạnh, có thể điều trị những chứng bệnh khi mang thai hiệu quả và thành công!

Nguồn:  Đông Y Gia Truyền Tấn Khang                             

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa viêm khớp dạng thấp

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh về khớp thường gặp ở những người lớn tuổi. Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà dùng bài thuốc y học cổ truyền thích hợp để chữa trị.





Bệnh viêm khớp gối.


Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp.

  • Do vi khuẩn, virut, dị nguyên nhưng chưa được xác định rõ ràng.
  • Giới tính và tuổi tác: Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn (70-80% bệnh nhân là nữ) và ở những người trên 30 tuổi (60-70%).
  • Do di truyền: Bệnh cũng có tính di truyền.
  • Các yếu tố khác khiến bệnh nặng thêm như cơ thể suy yếu, môi trường ẩm thấp, cơ thể bị nhiễm lạnh

Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Trên lâm sàng chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu: chủ yếu là viêm 1 khớp (trong đó 1/3 số bệnh nhân viêm một trong các khớp nhỏ ở cổ tay, bàn tay, ngón tay);

+ Giai đoạn rõ rệt (toàn phần): chủ yếu là các khớp nhỏ ở bàn tay, ngón tay, cổ tay hoặc bàn chân cổ chân. Cũng thường có ở khớp gối, khớp khuỷu. Các khớp khác xuất hiện muộn.


Chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa viêm khớp dạng thấp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp trong Y học cổ truyền được xếp vào phạm vi chứng tý, tùy từng giai đoạn mà có bài thuốc y họ c cổ truyền điều trị phù hợp.

1. Giai đoạn đầu: thuộc phạm vi phong hàn thấp tý.

Nguyên nhân do ở tuổi trung niên, cân cơ đã bắt đầu suy yếu lại thêm làm việc chân tay quá sức dẫn tới mệt mỏi hoặc bị chấn thương. Do vậy, hàn thấp phong thâm nhập đốc mạch ở vùng cơ khớp gây bệnh.

Phép chữa: khu phong, tán hàn trừ thấp thông lạc.

Bài thuốc 1: xấu hổ 16g; dây đau xương, thổ phục linh, dây gắm, hy thiêm, ngưu tất đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: khương hoạt, phòng phong đều 6g, sinh khương 5 lát, đương qui, xích thược, khương hoàng, hoàng kỳ, quế chi tất cả đều 6g, cam thảo 4g, đại táo 2g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu bệnh nhân có biểu hiện sưng nóng trong giai đoạn đầu hoặc thời kỳ tiến triển của bệnh theo Đông y là do các tà khí ở trong mạch lạc lâu hoá hoả gây nên, khi đó ở ngoài có hàn, ở trong có nhiệt. Dùng bài thuốc: quế chi 8g, bạch thược 12g, ma hoàng 8g, phụ tử 4g, gừng 5 lát, bạch truật 12g, phòng phong 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

2. Giai đoạn rõ rệt (lúc bệnh thường có teo cơ biến dạng khớp)

Phép trị: bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh lạc.

Bài thuốc gồm: đương qui, thục địa, hà thủ ô, đỗ trọng, độc hoạt, hy thiêm, thổ phục linh, đẳng sâm, kê huyết đằng đều 12g, ngưu tất, xuyên khung 8g; kim ngân, quế chi 6g, can khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu trên lâm sàng có biến dạng khớp song chụp Xquang chưa thấy dính khớp thì có thể kết hợp xoa bóp và châm cứu để giảm đau.

Ngoài ra, tuỳ giai đoạn của bệnh mà mỗi ngày người bệnh có thể tự xoa bóp các khớp để đỡ đau và khớp đỡ cứng giúp vận động dễ dàng hơn. Bệnh nhân cũng có thể tự tập các động tác cho khớp bàn tay đơn giản như: cài 10 đầu ngón tay vào nhau, đẩy thẳng ra phía trước (hoặc lên đầu), lòng bàn tay hướng ra ngoài (hoặc lên trên) để điều chỉnh lại sự hài hoà của các gân cơ co duỗi các ngón tay.

Theo: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN HƯỚNG DẪN BÀI THUỐC TRỊ TIỂU ĐỤC THEO TỪNG TRƯỜNG HỢP

Chứng nước tiểu đục mặc dù không bí tiểu, không buốt và không đau nhưng nếu để lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn cần sự trợ giúp của một số bài thuốc đông y gia truyền.

ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ BẰNG CỦ MÀI BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA ?

Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ, có tác dụng rất tốt cho người bệnh suy nhược cơ thể, chán ăn, trẻ em suy dinh dưỡng,…


Suy nhược cơ thể căn bệnh của thời hiện đại

CỦ MÀI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ

Trong Đông y, củ mài có tên là dược là hoài sơn. Đào củ vào mùa hè – thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho phơi hoặc sấy khô, cho vào lọ bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần.

Theo Bác sĩ – Giảng viên Y học cổ truyền Hà Nội cho biết một số bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược cơ thể:

BỒI BỔ CƠ THỂ SUY NHƯỢC SAU KHI ỐM

Củ mài 15g, vừng đen 120g, đường đỏ 20g, sữa bò 200g, đường phèn 100g, gạo tẻ 30g. Củ mài thái nhỏ. Vừng và gạo rang chín vàng nghiền nhỏ rồi cho nước vào quấy đều, lọc lấy nước trộn với sữa bò, đường phèn, đun sôi cùng củ mài quấy chín. Ăn trong ngày. Công dụng: tẩm bổ can thận, bổ tỳ nhuận trường, chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm, gan thận yếu, tóc bạc sớm, bí đại tiện.

TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG

Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, ăn liền 15 ngày.

ÍCH KHÍ, BỔ TỲ VỊ, TĂNG CƯỜNG CHỨC NĂNG TIÊU HÓA

Củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị, dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát, hay phiền táo.

ĂN KÉM, TRƯỚNG BỤNG KHÓ TIÊU

Củ mài 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50 -100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.

Suy nhược do tiêu chảy kéo dài ở trẻ, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu
Củ mài 200g, củ súng, hạt sen, ý dĩ sao, mỗi vị 100g. Tất cả sấy khô tán bột uống mỗi ngày 20g với nước cơm.

TỲ VỊ NHƯỢC, CHÁN ĂN, KHÔ MIỆNG KHÁT NƯỚC, TÁO BÓN

Củ mài 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối tùy theo khẩu vị, ăn nóng. Hoặc: Củ mài 100g, củ súng 100g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, củ súng, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn lấy 30-60g pha với nước sôi, đường trắng. Có thể ăn thường xuyên.

Lưu ý: Người có thấp nhiệt thực tà không được dùng.

                                                  Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020