Browsing "Older Posts"

Lá bơ trị bệnh tiểu đường cự kỳ đơn giản nhưng hiệu quả cao

Tiểu đường được xếp vào 1 trong 10 loại bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới mọi người bài thuốc trị bệnh từ lá bơ nhé! 


Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng lá bơ

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một căn bệnh mãn tính có diễn biến phức tạp nếu như người bệnh không kiểm soát tốt được đường huyết của mình. Hệ lụy của những vấn đề này là những tổn thương nghiêm trọng do biến chứng tiểu đường gây ra như mù mắt, tàn phế chân, suy thận… Chính vì vậy việc điều trị chữa bệnh tiểu đường cần có một phương pháp tốt. Trong Y học cổ truyền việc trị bệnh tiểu đường tỏ ra khá hiệu quả hơn so với thuốc tây như dùng mướp đắng, quế, … để điều trị tiểu đường tuyp 2. Ngoài ra còn một phát hiện ra một loại cây vừa có thể dùng quả, lá để điều trị tiểu đường cũng rất tốt đó chính là cây bơ.

GIÁ TRỊ QUẢ BƠ VỀ MẶT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

 Trước khi đi đến bài thuốc chữa tiểu đường bằng lá bơ chúng ta cùng tìm hiểu về giá trị của trái đối với sức khỏe:

Các loại axit béo không bão hòa dạng đơn thể trong quả bơ giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài những loại axit béo có ích, trái bơ còn chứa hàm lượng kali cao. Bên cạnh đó, nó chứa các loại vi dưỡng chất quan trọng khác như sắt, đồng, magiê và phospho.

Trái bơ còn có nhiều loại vitamin như: Vitamin A, nhóm vitamin B, axit folic, vitamin C, vitamin E và canxi. Trái bơ còn là nguồn giàu chất xơ, ít chất đường và tinh bột, là loại thực phẩm lý tưởng cho các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG LÁ BƠ

Trong quả bơ không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng như mà còn giúp làm đẹp hiệu quả, nhất là làm đẹp da. Không những thế, dùng quả bơ còn có tác dụng trị các bệnh, tốt cho sức khỏe như giúp điều chỉnh huyết áp, giảm cholesterol gây hại, tăng cường hệ miễn dịch, trị viêm loét dạ dày, phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt và tốt cho thai phụ cũng như thai nhi,…

Lá cây bơ cũng được sử dụng để trị bệnh hiệu quả, nhất là đối với bệnh tiểu đường lâu năm. Lá trái bơ trị bệnh tiểu đường có tác dụng hạ lượng đường huyết rõ rệt, giúp người bệnh kiểm soát được căn bệnh này.

Bài thuốc dùng lá bơ điều trị tiểu đường hiệu quả

BÀI THUỐC CHỮA TIỂU ĐƯỜNG BẰNG LÁ BƠ

Người bệnh sẽ gặt hái được nhiều hiệu quả khi biết chữa bệnh tiểu đường bằng lá bơ theo phương pháp pha chế sau:

  • Dùng 7 – 10 lá bơ còn tươi vừa mới hái trên cây xuống, rửa thật sạch.
  • Cho thêm 1,5 – 2 lít nước lọc.
  • Đun sôi, Bạn nấu nước lá bơ sôi khoảng 10 – 15 phút rồi nhấc ra, để cho nguội bót rồi dùng uống cả ngày, chia đều ra cả bữa sáng trưa và tối.
  • Có thể cho vào tủ lạnh rồi sử dụng trong ngày. Uống vào bữa sáng trước khi ăn, trưa, tối sau ăn.

Với phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng lá bơ sẽ giúp thận của bạn được thanh lọc, giảm sự quá tải của thận do bệnh tiểu đường gây ra. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý kiểm tra đường huyết thường xuyên. Vì khi dùng liều lượng thuốc này quá mức sẽ có nguy cơ hạ đường huyết, vốn cũng không tốt cho sức khỏe.

                                                              Nguồm: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Thuốc đông y cổ truyền trị sỏi thận như thế nào ?

Sỏi thận hình thành từ thói quen uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu hay thay đổi độ pH nước tiểu. Hiện điều trị sỏi thận bằng Đông Y Cổ Truyền được nhiều người bệnh áp dụng.


Thuốc y học cổ truyền trị sỏi thận như thế nào?

Tìm hiểu bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là căn bệnh phổ biến hiện nay, gây những biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn hay suy thận mạn tính. Nếu những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu thì những viên sỏi lớn nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần chiếm hết diện tích đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức năng của cơ quan này.

Triệu chứng sỏi thận có thể nhận thấy như sau: đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; có thể sốt hay ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính nếu không điều trị kịp thời. Phương pháp có thể xác định bệnh sỏi thận hiện nay chủ yếu dựa vào siêu âm hoặc chụp Xquang.

Theo y Đông Y Cổ Truyền, bệnh sỏi tiết niệu còn được gọi là thạch lâm. Nguyên nhân xuất phát từ việc do thường xuyên ăn đồ cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trì trệ không thông; thận âm hao tổn, âm hư hỏa động, phòng sự quá độ ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.

Đối với tây y, phương pháp điều trị sỏi thận hiện nay là chữa bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp này là không chữa được tận gốc nên sỏi lại tái phát.

Chữa sỏi thận bằng y học cổ truyền

Theo Y Sĩ tại Đông Y Cổ Truyền, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau.

Đối với Thể thấp nhiệt: Người bệnh có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.

Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc: Kim tiền thảo 30g, tỳ giải 30g, quả dành dành 20g, lá mã đề 20g, ý dĩ nhân 20g, vỏ núc nác 16g, cam thảo đất 16g, hoa, mộc thông 12g, xương bồ 8g, quế chi 4g.


Kim tiền thảo

Nếu các dược liệu còn tươi thì đem đi rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.

Đối với Thể thận hư: Biểu hiện nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, người mệt mỏi, trì trệ, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngại vận động, có thể có rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, di tinh, mộng tinh ở nam,…

Lúc này bạn có thể dùng bài thuốc: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.

Trong dân gian còn dùng hạt chuối hột hoặc dùng kim tiền thảo sắc uống hằng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt.

Là căn bệnh phổ biến và dễ xảy ra nếu bạn có thói quen không tốt đối với sức khỏe. Do đó để phòng ngừa bệnh sỏi thận không tái phát và điều trị dứt điểm, người bệnh cần uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày), ăn nhiều rau, hoa quả tươi, có lối sống lành mạnh, tránh dùng sulfamid, các loại thức ăn, thuốc uống gây lắng đọng calci. Khi có triệu chứng đau lưng, đái buốt, đái dắt… cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế, phong khám Đông Y Cổ Truyền uy tín để điều trị kịp thời.

                                                                Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Loại cây thường xuất hiện ở xung quanh chúng ta có tác dụng làm đẹp cực kỳ hiệu quả

Có nhiều loại cây với tác dụng làm đẹp hiệu quả mà không phải ai cũng biết, sử dụng chúng như những sản phẩm làm đẹp giúp phái đẹp thêm tự tin hơn về bản thân.


Lá xả, ngải cứu, bạc hà là 3 loại thảo dược được cho là rất tốt cho mái tóc và làn da

Trong cuộc sống hàng ngày có những loại cây thường xuyên được sử dụng như những gia vị trong bữa ăn hàng ngày, những vị thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau nhưng liệu các chị em có biết được những công dụng của chúng trong làm đẹp. Lá xả, ngải cứu, bạc hà là 3 loại thảo dược được cho là rất tốt cho mái tóc và làn da của bạn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của những loại cây vẫn thường được hay thấy này nhé.

 Lá sả

Ngoài việc được biết đến như một gia vị không thể thiếu trong những món ăn của người việt sả còn là một trong những nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm cũng như trong các spa làm đẹp. Tinh chất từ cây xả mang lại rất nhiều lợi ích cho da. 

Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và đông y làm đẹp bởi nó có rất nhiều lợi ích cho da. Thành phần chủ yếu có trong tinh dầu cây xả là citronelola và geraniola chính vì vậy khi vò lá cây sả ta sẽ cảm nhận được mùi thơm phảng phất như mùi thơm của lá chanh rất dễ chịu.

Tinh dầu trong cây sả có công dụng giúp cải thiện tình trạng mụn nhọt và mụn trứng cá ở cơ thể và ngoài ra chúng còn giúp cho các cơ và mô trong cơ thể được săn chắc hơn. Củ sả cũng rất tốt cho những làn da bị mụn, chỉ cần sử dụng vài củ xả nấu cùng nước sôi và đem xông mặt thường xuyên ( thường thì khoảng 2 lần / tuấn) cho thấy những hiệu quả rõ rệt.

Tinh chất từ cây xả mang lại rất nhiều lợi ích cho da

Theo những kinh nghiệm dân gian thì phụ nữ thường xuyên sử dụng nước xả để gội đầu thì tóc mượt và sạch gầu hơn, giảm đáng kể những tình trạng bệnh về tóc.

Ngải cứu

Theo các Y sĩ y học cổ truyền thành phần chất tanin có trong cây ngải cứu là một loại chất có tác dụng trong ngăn ngừa các loại vết chàm, mụn nước nhỏ và một số loại bệnh về viêm da khác. Đặc biệt ngải cứu còn có thể loại trừ những vết cặn bã bám trên da vì vậy chúng làm sạch da rất tốt đặc biệt là đối với những người có làn da dâù, da nhờn nhờ tác dụng phân giải chất béo. Mặt khác ngải cứu cũng thường xuyên được sử dụng đối với những cô nàng da khô do tác dụng giữ ẩm vô cùng ưu việt.

Chúng ta có thể sử dụng ngải cứu như một loại mặt nạ đắp lên da bằng cách giã nhuyễn lá ngải cứu tươi và đắp trong vòng khoảng 15 phút. Ngoài ra cũng có thể lấy lá ngải cứu tươi hay khô đều được cho vào nước đun sôi sau đó dùng nước này để tắm, phần bã để chà xát trên bề mặt da để tẩy những lớp tế bào chết, làm da mềm mại dễ hấp thu các dưỡng chất, huyết mạch lưu thông và làm dịu những vết thương hở.


 chất tanin có trong cây ngải cứu là một loại chất có tác dụng trong ngăn ngừa các loại vết chàm

Lá bạc hà

Thông tin Dược học cổ truyền cho biết loại cây này đã được đưa vào thành phần của rất nhiều các loại dược mĩ phẩm khác nhau bởi trong lá bạc hà chứa nhiều các chất tự nhiên như sắt, đồng, magie, … đặc biệt phải nói đến là menthol. Lá bạc hà đặc biệt có công dụng tốt với những ai gặp phải tình trạng da mụn, nhờ đặc tính kháng khuẩn cao và tác động làm mát, làm sáng những vùng da có dấu hiệu sậm màu mà lá bạc hà rất được ưa chuộng bởi chị em phái đẹp. bên cạnh đó lá bạc hà còn có tác dụng làm da bớt hiện tượng bóng nhờn mà không hề gây nên tình trạng khô da vì vậy các chị em da nhờn hãy yên tâm sử dụng.

Ta sử dụng lá bạc hà hàng ngày đem rửa sạch, giã nát lấy phần nước và dùng bông thấm đắp lên da trong khoảng 30 phút hoặc dùng lá đem vò nát đun sôi trong nước và dùng để xông mặt đều đem lại những hiệu quả tương tự nhau. Nếu không có thời gian bạn cũng có thể dùng tinh dầu bạc hà thay vì lá bạc hà để xông mặt hoặc tắm sẽ có tác dụng tốt với những ai bị mụn lưng, vai,…

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang  


Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

Đông Y Gia truyền Tấn Khang xin tiết lộ những công thức làm trắng da từ các bài thuốc bắc hiệu quả

Thuốc bắc là loại thuốc được bào chế từ các động thực vật thiên nhiên kết hợp lại với nhau. Nó không chỉ có khả năng chữa bệnh còn giúp làm đẹp da hiệu quả.

Trong bài thuốc bắc gồm có nhiều vị quý hiếm và dưỡng chất quan trọng như: bạch linh, phục linh, bạch truật, cùng các vitamin thiết yếu như: A, C, E, acdi amin… Trong đông y làm đẹp: Khi các dưỡng chất được đẩy sâu vào bên trong da sẽ có tác dụng lấy đi những lớp tế bài sạm màu trên bề mặt da, kích thích tái tạo da. Đồng thời có tác dụng bảo vệ da khỏi những tác hại của tia cực tím làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn quá trình sản sinh melanin.

Tắm trắng với bột thuốc bắc và nước ép cam

Tắm trắng hiệu quả với bài thuốc bắc kết hợp với nước cam

Theo Đông y gia truyền Tấn Khang cam có chứa nhiều vitamin C, canxi, chất xơ… đây chính là loại quả “thần dược” giúp nuôi dưỡng da trắng đẹp, mịn màng mỗi ngày. Dùng nước cam để tắm trắng giúp loại trừ chất cặn bã và chất nhờn trên da. Kết hợp cam với thuốc bắc sẽ giúp nuôi dưỡng, làm da sáng mịn hiệu quả.

Thực hiện: Bạn cần chuẩn bị nước ép cam, bột thuốc bắc. Trộn đều 2 nguyên liệu lại với nhau thành hỗn hợp đồng nhất theo tỉ lên 3: 1. Tắm sạch da bằng nước ấm để làm gian nở lỗ chân lông, tạo điều kiện để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da. Lau khô người và bôi kem tắm trắng này lên toàn thân, kết hợp massage nhẹ nhàng. Thư giãn cơ thể khoảng 20 phút cho kem khô lại và tắm lại bằng nước ấm. Sau đó, lau khô người và thoa thêm lớp kem dưỡng ẩm phù hợp nếu có. Kiên trì thực hiện 2 lần/tuần giúp nuôi dưỡng làn da, ngăn chặn quá trình lão hóa, cung cấp độ ẩm cho da. Đồng thời hạn chế quá trình hình thành sắc tố melanin cho da hiệu quả.

Tắm trắng toàn thân với bột thuốc bắc và đậu xanh

Theo một chuyên gia làm đẹp tại Đông y gia truyền Tân Khang: Đậu xanh là loại ngũ cố giàu tinh bột và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đồng thời chứa nhiều vitamin E, B1, 2, 3, 6 và C, K giúp cải thiện làn da và làm trắng da hiệu quả. Khi kết hợp đậu xanh với bột thuốc bắc sẽ tạo ra bí quyết làm sáng da và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Thực hiện: Bạn chuẩn bị 110g đương quy, 110g bạch cương tàm, 110g bạch khiên ngưu, 110g bạch tạt lê, 110g bạch cập, 75g bạch chỉ, 18gr bạch phụ tử, trân châu và bạch linh, 100gr đậu xanh nguyên hạt.

Thực hiện: Nghiền tất cả những nguyên liệu đã thành chuẩn bị thành bột, sau đó thêm với nước hoặc sữa tươi không đường để thu được hỗn hợp sệt vừa phải. Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da cần tắm trắng để khoảng 20 phút rồi rửa bằng nước ấm. Thực hiện tối đa 2 lần/ tuần để đạt được hiệu quả nhanh nhất.

Tắm trắng với thuốc bắc và mật ong

Làn da sáng mịn, khỏe mạnh với công thức tắm trắng thuốc bắc với mật ong

Cũng có tác dụng giống như 2 công thức tắm trắng trên, khi kết hợp thuốc bắc với mật ong giúp bạn nuôi dưỡng làn da, mang lại làn da mịn màng, trắng sáng.

Thành phần chuẩn bị gồm: 15gr cống thành đơn, 100gr thanh tâm đơn, 150gr quỳnh ngọc đơn, 100gr siêu tử hà bì, 200ml mật ong.

Thực hiện: Nghiền tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị thành dạng bột đem trộn đều với mật ong thành dạng sệt. Bôi hỗn hợp lên toàn thân để khoảng 30 phút rồi tắm lại với nước ấm nhẹ nhàng. Bôi thêm 1 lớp kem dưỡng ẩm mỏng lên da, để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những bài thuốc bắc giúp làm đẹp da hiệu quả chị em có thể tham khảo và áp dụng. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể đến với Đông y gia truyền Tấn Khang nhờ các chuyên gia làm đẹp tư vấn thêm.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang                 


Thuốc Đông y giúp làm đẹp da hiệu quả tại nhà

Cây bạch truật – bài thuốc Đông y giúp làm đẹp da hiệu quả tại nhà

Bạch truật có công dụng trị tàn nhang cực hiệu quả

Bạch truật – vị thuốc thần Đông y có khả năng giúp nuôi dưỡng da trắng hồng, trị tàn nhang, vết thâm, đẩy lùi lão hóa mang lại làn da săn chắc, mịn màng.

Làm mờ vết nám với bài thuốc Đông y Bạch truật

Bạch Truật – bài thuốc Đông Y giúp làm đẹp da hiệu quả dành cho chị em

Được biết đến là bài thuốc Đông y giúp làm đẹp da hiệu quả, bạch truật có khả năng nuôi dưỡng làn da, trị tàn nhang, vết thâm nám. Trong Đông y làm đẹp, bạch truật là vị thuốc Đông y dùng làm dược liệu với tuổi thọ sống cao. Cây bạch truật có vỏ ngoài màu vàng xám, rễ thành củ mập có công dụng chữa bệnh và làm đẹp, trị tàn nhang  nhờ lượng tinh dầu tự nhiên. Tinh dầu tự nhiên từ củ cây bạch truật có màu nâu vàng, mùi thơm nhẹ.

Thành phần chính của bạch truật bao gồm: atractylol, atractylenolid I, II và III, eudesmol và vitamin A. Ngoài ra còn có glycosid, inulin và muối kali atractylat rất tốt cho làn da và có tác dụng trị tàn nhang hiệu quả. Nhờ những dưỡng chất có trong bạch truật giúp chị em làm đẹp da hiệu quả, an toàn cao.  

Công thức nuôi dưỡng làn da với bạch truật ngâm rượu

Bạch truật ngâm rượu là phương pháp giúp nuôi dưỡng làn da mịn màng, hồng hào hiệu quả được chị em ưa chuộng sử dụng. Để thực hiện làm đẹp da với công thức này bạn cần chuẩn bị: 1kg nghệ đen, 500gam bạch truật, 2 lít rượu gạo, hũ thuỷ tinh 5 lít.

Thực hiện: Đem nghệ và bạch truật rửa sạch, đem phơi khô ráo, rồi bỏ vào máy xay nhuyễn. Bỏ hết nghệ đen và bạch truật vừa xay nhuyễn vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu vào. Dùng đũa dài khuấy đảo đều hỗn hợp lên sau đó đậy kín nắp để ở nơi khô thoáng. Sau 3 tháng 10 ngày bạn có thể lôi ra sử dụng.

Lúc này, bạn rót một ít rượu ra chén, dùng bông gòn thấm hỗn hợp rồi thoa toàn thân và mặt khoảng 2 – 3 lần. Bạn nên sử dụng vào buổi chiều tối sau khi tắm và thực hiện hàng ngày. Sau 1 tháng kiên trì sử dụng bạn sẽ thấy kết quả của bạch truật ngâm rượu mang lại. Với lợi ích giúp nuôi dưỡng làn da của bạch truật bạn sẽ chẳng cần tốn quá nhiều chi phí đi Thẩm mỹ viện vẫn có làn da đẹp như ý.

Dùng Bạch truật ngâm giấm cũng đem lại hiệu quả cao khi trị thâm nám

Trị tàn nhanh, vết thâm nám hiệu quả với bạch truật ngâm giấm

Trị tàn nhanh, vết thâm nám hiệu quả với bạch truật ngâm giấm

Trị mặt xám hoặc loang lổ đen như tàn nhang: Bạch truật tẩm giấm chính là giải pháp hoàn hảo dành cho chị em. Công thức thực hiện trị tàn nhanh, vết thâm nám với bạch truật ngâm giấm khá đơn giản. Bạn chuẩn bị: 100gam bạch truật, 250ml giấm táo mèo, 1 lọ thuỷ tinh 500ml.

Thực hiện: Củ bạch truật đem rửa sạch, thái mỏng phơi khô cho khô ráo nước sau đó bỏ vào bình thủy tinh, đổ ngập giấm táo mèo vào ngâm khoảng 2 tuần là có thể sử dụng được. Cách trị tàn nhang và vết nám, bạn đổ một ít giấm ngâm bạch truật ra bát, lấy bông tăm chấm dung dịch, bôi trực tiếp lên vết thâm, sạm nám, tàn nhang khoảng 3 – 4 lần, thực hiện liên tiếp. Mỗi lần bôi bạn để khoảng 3 – 5 phút cho dung dịch khô lại rồi thoa tiếp. Kiên trì áp dụng khoảng 1 tháng, bạn sẽ thấy những vết thâm nám, tàn nhang biến mất.

Chống lão hóa với bạch truật

Ngoài những tác dụng nuôi dưỡng làn da trắng mịn, xóa bỏ thâm nám, tàn nhang, bột bạch truật cũng có khả năng chống lão hóa hiệu quả. Theo sử sách Đông Y ghi lại, bài thuốc Đông Y này được Dương Quý Phi áp dụng để lưu giữ làn da trắng sáng, đẹp mịn màng mãi với thời gian.

Thực hiện: Chuẩn bị bột bạch truật, bột ngọc trai, bột cam thảo, bột yến mạch. Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị, trộn đều với nhau cùng 1 ít nước ấm hoặc sữa tươi không đường thành hỗn hợp đồng nhất. Thoa trực tiếp hỗn hợp lên mặt để khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước. Thực hiện công thức này khoảng 2 – 3 lần/ tuần, kiên trì thực hiện giúp bạn đẩy lùi lão hóa, nuôi dưỡng làn da tươi trẻ mịn màng.

Như bạn đã thấy Bạch Truật chính là bài thuốc Đông y giúp làm đẹp da hiệu quả bạn có thể áp dụng tại nhà. Nếu bạn muốn biết thêm về những công thức làm đẹp da hiệu quả hãy liên hệ ngay tới 0344533134 hoặc 0989675179 để nhận sự tư vấn miễn phí của các bác sĩ thẩm mỹ.

                                                                 Đông y gia truyền Tấn Khang


Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Hướng dẫn cách chữa đau đầu hiểu quả với cái bài thuốc đơn giản, dễ tìm

Hướng dẫn cách chữa đau đầu hiểu quả với cái bài thuốc đơn giản, dễ tìm.

Khi bị đau đầu chúng ta sẽ có cảm giác khó chịu, làm việc không tập trung, người mệt mỏi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn các bài thuốc từ thiên nhiên chữa đau đầu thay vì uống thuốc giảm đau bạn hãy thử bài thuốc tự nhiên nhé, vừa hiệu quả vừa không lo đến tác dụng phụ, cùng tìm hiểu các bạn nha!

Đau đầu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong một số trường hợp có thể không xác định được nguyên nhân. Đau đầu có thể là triệu chứng của cảm lạnh, cúm, viêm xoang, mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng, stress, ngồi trước máy vi tính quá nhiều, trầm cảm, cao huyết áp, v.v…

Bài thuốc trị đau đầu.

Thành phần:

Nước chanh: ½ cốc

Mật ong: 1 thìa

Tinh dầu oải hương: 2 giọt.

Pha trộn nước chanh, mật ong và tinh dầu oải hương có thể giúp giảm đau đầu trong vòng 1 giờ nếu chứng đau đầu của bạn không liên quan tới bệnh lý nghiêm trọng. Loại nước tự nhiên này giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, sẽ đi vào máu và làm giảm viêm ở các mạch máu trong vùng đầu, do vậy giảm đau đáng kể. Ngoài ra, loại nước này cũng có thuộc tính chống co thắt tự nhiên, đó là lý do tại sao nó có tác dụng rất tốt trong điều trị đau đầu liên quan tới cảm lạnh thông thường hoặc căng thẳng.

Cách pha chế và sử dụng

Cho những thành phần trên vào cốc. Khuấy đều để tạo thành hỗn hợp. Làm nóng hỗn hợp trong khoảng 1-2 phút. Hãy uống loại nước này mỗi lần bạn bị đau đầu. 

                                                                                      Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Hướng dẫn cách dưỡng da trắng sáng tươi khỏe từ hoa cúc.

Hưỡng dẫn cách dưỡng da trắng sáng tươi khỏe từ hoa cúc.

Hoa cúc không chỉ có tác dụng đối với sức khỏe, chữa được rất nhiều bệnh, không chỉ là loài hoa đẹp để trang trí, hoa cúc còn có tác dụng được nhiều các bạn quan tâm đó là tác dụng làm đẹp từ hoa cúc, hoa cúc có tác dụng làm cho làn da thêm khỏe khoắn, tươi tăn, luôn giữ được độ tươi sáng, trắng hồng, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể biết thêm về tác dụng của hoa cúc trong việc làm đẹp các bạn nhé!



Hoa cúc không chỉ chinh phục lòng người bởi hương sắc rực rỡ và tinh khiết. Nó còn là một thứ thảo dược quý phục vụ đắc lực trong “công cuộc” làm đẹp của nữ giới.

1. Nước rửa mặt tự chế từ hoa cúc: 
Đây là cách làm sạch da hiệu quả nhất, đặc biệt khi da bị ngứa, nổi mẩn.
Cách thức: Lấy một nhúm hoa cúc, một nhúm lá hương thảo tươi hoặc phơi khô, hai tách nước lạnh. Đun sôi hoa cúc, lá hương thảo để nguội. Dùng dung dịch này vỗ nhẹ lên vùng trán, mặt và cổ.

2.Mặt nạ hoa cúc:

Tác dụng để giữ ẩm, làm sạch và mịn da.

Cách 1: Rửa sạch hoa cúc, để ráo nước. Đung sôi hoa cúc với nước tinh khiết, chú ý để nhỏ lửa. Cho thêm 1 chút muối, lược bỏ xác hoa. Lấy nước hoa cúc đã lọc hòa với mật ong. Sau khi rửa sạch mặt với nước ấm, bạn dùng bông gòn thấm hỗn hợp trên rồi thoa đều lên mặt. Nằm thư giãn 10-15 phút rồi rửa sạch mặt với nước ấm.

Cách 2: Hoa cúc rửa sạch, để ráo. Hâm nóng sữa tươi bằng lò vi ba. Trộn đều hoa cúc, sữa tươi và mật ong. Để nguội bớt rồi dùng bông gòn thoa đều hỗn hợp lên mặt. Để 15 phút rồi rửa lại mặt với nước ấm.

3.Tắm bằng hoa cúc:

Tác dụng làm mát da toàn thân, trơn mịn và hồng hào.

Cách thức: Thả vào bồn tắm nước nóng những bông hoa cúc tươi trước khi tắm 15 phút. Mỗi tuần nên áp dụng cách làm đẹp da toàn thân này 1 lần.

Dùng làm nước uống: Tác dụng giúp da mặt tươi mịn, hồng hào đồng thời bài thuốc này còn rất có lợi cho sức khỏe, giúp kéo dài tuổi thọ. Đây là bài thuốc từng được Từ Hy Thái Hậu rất tin dùng.

Cách thức: Dùng hoa 2kg, đổ ngập nước, nấu cho đến khi còn một nửa, bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 15-20g với nước sôi để nguội.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn các cách làm đẹp từ hoa cúc, các bạn hãy thường xuyên sử dụng mặt nạ hoa cúc để có làn da khỏe mạnh và đẹp các bạn nhé!
Chúc các bạn thành công!

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Hướng dẫn các bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp hiệu quả




Bệnh viêm khớp có thể để lại nhiều biến chứng bệnh cho người mắc. Vì thế ngoài khác phương pháp điều trị Tây y thì bạn có thể vận dụng các bài thuốc Y học cổ truyền đơn giản, dễ áp dụng tại nhà.

Bệnh viêm khớp là căn bệnh như thế nào?

     Viêm khớp là bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Thực tế, đây là một dạng của những rối loạn tại các khớp trên cơ thể dẫn đến các các sụn ở khớp xương bị ăn mòn.

Ngoài ra, các nguyên nhân gây viêm khớp có thể kể đến như gặp phải chấn thương, làm việc quá sức, tích lũy chất độc lâu ngày trong cơ thể,… khiến cho các tổ chức khớp bị thoái hóa, chất dịch bị khô và dần dần sẽ gây biến dạng.

Về lâu dài các khớp dần mất đi sự linh hoạt, tính đàn hồi cần thiết khiến cho người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu, cứng khớp, vận động khó khăn nếu không được chữa trị kịp người người bệnh có thể gặp các biến chứng như liệt, tàn phế.


Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm khớp hiệu quả

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị viêm khớp hiệu quả

Là một căn bệnh thường gặp nhưng có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế ngoài các phương pháp điều trị Tây y thì bạn có thể điều trị bằng các bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người áp dụng như sau:

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: Hy thiêm thảo, hải đồng bi, nhẫn đông đằng, tang chi (cành dâu tằm), kê huyết đằng, tần giao, tri mẫu, cát căn, sinh ý mễ, phòng kỷ.

Cách làm: Bạn đem tất cả các thảo dược trên rửa sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 20 phút rồi đem sắc lại, chia ra làm 2 lần uống mỗi ngày. Sử dụng liên tục trong khoảng 10 ngày thì có tác dụng giảm đau hiệu quả

Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Sinh toàn yết, tam thất, địa long, sinh hắc đậu, xuyên ô, xạ hương.

Cách làm: Bạn đem tất cả các thành phần trên bạn đem nghiền thành bột mịn, dùng hồ gạo làm thành viên mỗi ngày sử dụng 2 lần, 7-10 viên uống với nước ấm.

Bài thuốc 3

Bạn sử dụng quả ớt chín, lá đu đủ, rễ chỉ thiên. Giã nhỏ 3 nguyên liệu trên rồi đem ngâm vào cồn theo tỉ lệ. Dùng hỗn hợp này xoa bóp vào các khớp bị đau, viêm thì đây là bài thuốc chữa bệnh viêm khớp hiệu quả.

Ngoài các bài thuốc y học cổ truyền trên, các bác sĩ Đông y còn giới thiệu một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh bằng cách sử dụng các loại nguyên liệu như sau:

  • Bài thuốc từ vỏ bưởi: Bạn sử dụng vỏ quả bưởi, ít gừng. Băm nhuyễn 2 nguyên liệu này rồi đắp vào chỗ đau khớp, mỗi ngày thay thuốc 1 lần thì có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả.
  • Giã nát rau cần ta vắt lấy nước, thêm đường và đun sôi, uống thay trà hàng ngày thì có tác chữa chứng phong thấp, sưng khớp tay chân.
  • Ép nước bắp cải uống, lấy bã đắp vào chỗ bị bệnh viêm khớp thì cũng giảm đau.
  • Canh sung hầm với thịt nạc.
  • Uống nước lá đinh lăng trị tê thấp

Các bài thuốc trên đây đều là các bài thuốc chữa bệnh lành tính, tuy nhiên nếu việc sử dụng các bài thuốc trên không đem lại hiệu quả thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Nguồn: Đông Y  gia truyền Tấn Khang                     


Bài thuốc chữa trị đái tháo đường bằng lá dứa được nhiều người áp dụng

Bài thuốc chữa trị đái tháo đường bằng lá dứa được lưu truyền qua nhiều thế hệ được nhiều người áp dụng. Bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo bài thuốc dưới đây nhé!



Bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có những diễn biến khó lường

Lá dứa thường mọc hoang tại các tỉnh miền nam, dùng để làm gia vị chế biến thạch, chè, kẹo xôi. Lá dứa có mùi thơm có tác dụng đuổi gián, giải cảm, trị gàu… bên cạnh đó, trong lá dứa có chứa tinh dầu glycosides và alkaloid có tác dụng chữa bệnh viêm khớp, yếu dây thần kinh và đặc biệt nó dùng làm thuốc chữa tiểu đường rất hữu hiệu và an toàn.

LÁ DỨA CÓ NHỮNG CÔNG DỤNG GÌ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Lá dứa có chứa chất diệp lục, bromelin, các axit hữu cơ, các chất chống oxy hóa nên có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do phá hủy thành mạch máu. Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa không chỉ có tác dụng hạ đường huyết lá dứa cũng rất hữu hiệu trong chữa trị bệnh Gout, đau xương khớp, chữa ho, viêm phế quản, lá dứa không chứa chất độc hại nên bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng lá dứa để điều trị bệnh trong một thời gian dài.

Bên canh đó, lá dứa có chứa tinh dầu glycosides và alkaloid có tác dụng chữa bệnh như thấp khớp, yếu dây thần kinh, đặc biệt trong Đông y lá dứa còn dùng làm thuốc điều trị tiểu đường rất hữu hiệu, an toàn.

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BẰNG LÁ DỨA

Hiện nay, có vô vàn cách thức điều trị bệnh đái tháo đường nhưng lá dứa thơm trị tiểu đường của ông cha ta vẫn được áp dụng rộng rãi bởi công hiệu chữa bệnh của nó.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa của cha ông ngày nay vẫn phát huy tác dụng.

Bài 1:

  • Lá dứa dại cắt thành khúc, phơi khô.
  • Hãm với nước nóng như trà uống bình thường

Bạn nên sử dụng thường xuyên lá dứa chữa tiểu đường trong khoảng 1-3 tuần tác dụng của lá dứa mới bắt đầu có kết quả.

Bài 2:

  • Lá dứa cắt nhỏ, phơi khô: 10 lá
  • Nước lọc: 2,5 lít

Đem thắc lá dứa đến khi cô lại khoảng 2 lít thì uống hết trong ngày. Bạn có thể chia làm 3 lần để uống, mỗi lần uống 0,7 lít. Nên uống trước bữa ăn 20 phút sẽ cho tác dụng chữa trị bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Lá dứa với đa công dụng chữa bệnh những đặc biệt là trị bệnh Đái tháo đường rất hiệu quả

CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ KHI SỬ DỤNG LÁ DỨA ĐỂ CHỮA BỆNH?

Theo Đông y khuyên mọi người nên sử dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa trong 3- 4 tuần mới bắt đầu có kết quả điều trị bệnh tiểu đường.

Sau khi sử dụng lá dứa trong 1 tuần bạn nên đo đường huyết để căn chỉnh liều lượng dùng lá dứa.

Lá dứa rất an toàn, lành tính ngay cả bạn uống lâu dài với số lương nhiều.

Ban đầu bạn nên sử dụng với một lượng nhỏ sau đó tăng dần lượng lá dứa. Nếu trong 4 tuần mà không có kết quả bạn nên chuyển sang phương pháp điều trị khác.

Hiện nay bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng bài thuốc nam kết hợp châm cứu và xoa bóp chỉ trong 2 tháng điều trị.

                                                            Nguồn: Đông Y Gia Y Truyền Tấn Khang 

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020

Atiso và những bộ phận dùng làm thuốc của cây Atiso

Atisô là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, những món ăn được chế biến từ atisô cũng được khá nhiều người ưa chuộng. Và các bộ phận của nó cũng được dùng làm thuốc.

Đặc điểm và công dụng của cây Atiso

Atisô là loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,mầu tím nhạt. Lá bắc ngoài cuả cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.


Cây Atiso

Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.

Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc. Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase) và 82 g nước.

Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh đái tháo nhạt vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, phần Carbon Hydrat gồm phần lớn là Inlin.

Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Hoa và Lá atiso trong y học cổ truyền có công dụng như thế nào?

Theo kiến thức Đông y thì hoa atisô được dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…

– Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp.

– Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về Gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

– Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.

– Atisô được dùng trị bệnh ở Châu Âu từ lâu như vị thuốc làm mát gan, nhuận trường, thông tiểu.

– Atisô được coi là “thần dược” đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Làn da của bạn cũng phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không.

Vì vậy trà atisô sẽ cải thiện làn da của bạn rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô bạn sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.

Tuy nhiên nếu bạn không thích uống trà thì có thế dùng nó như một loại nước tắm chăm sóc da. Bạn có thể dùng toàn bộ lá tươi hoặc mua loại trà đóng sẵn trong túi nhưng nếu dùng được lá tươi là tốt nhất.

Các Dược sĩ khuyến cáo, mọi người không nên lạm dụng atiso quá nhiều bởi ngoài những công dụng trên nếu dùng quá mức sẽ có những biến chứng phụ do Atisô gây ra như hại gan, có thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi.. Một ngày chỉ nên dùng 10 – 20 g sắc với nước nếu dùng tươi, 5 – 10 g nếu dùng khô. Với loại trà đóng gói cũng chỉ nên uống 2 – 3 túi mỗi ngày là đủ.

                          Nguồn: Đông Y gia truyền Tấn Khang                    

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020