Browsing "Older Posts"

Cách chữa mề đay bằng lá khế – Bạn đã biết và thử chưa?

Cách chữa mề đay bằng lá khế – Bạn đã biết và thử chưa?


Cách chữa mề đay bằng lá khế – Bạn đã biết và thử chưa? Chữa mề đay bằng lá khế là mẹo dân gian được ông cha ta lưu truyền từ thời xưa đến nay. Có nhiều cách dùng lá khế để trị mề đay, tùy theo sở thích và khả năng đáp ứng của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết công dụng của lá khế hay dùng như thế nào cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các cách chữa mề đay từ loài cây quen thuộc này. Công dụng của lá khế với bệnh mề đay Khế là loài cây thân gỗ thuộc họ Oxalidaceae, được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam. Ngoài làm cây cảnh và cho quả, khế còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Theo đông y, lá khế có vị chua, chát, lành tính, giúp tán nhiệt, lợi tiểu, dùng để chữa ung nhọt, lở ngứa do huyết nhiệt. Với đặc tính này, lá khế giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt ngoài da khá tốt. Ngoài ra, y học hiện đại cũng đã chứng minh lá khế chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất, có tác dụng phục hồi các tế bào bị tổn thương và ức chế vi khuẩn gây hại. Các cách trị mề đay bằng lá khế Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách trị nổi mề đay bằng lá khế từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Sau đây là một số biện pháp được sử dụng phổ biến: 1. Tắm nước lá khế Đây là cách trị mề đay bằng lá khế đơn giản nhất và được khá nhiều người áp dụng. Người ta thường làm như sau: Lấy 200g lá khế tươi chua đem rửa sạch, loại bỏ tạp chất, vò nát rồi cho vào nồi đã có sẵn 2 lít nước cùng một chút muối, sau đó đun sôi. Khi nước lá khế sôi, để nguội một lúc rồi pha với nước lạnh cho ấm và tắm như bình thường. Sau khi tắm nước lá khế, nên tắm lại bằng nước sạch. Lưu ý: Không dùng cách chữa mề đay này trên những vùng da có dấu hiệu viêm nhiễm, vết thương hở để tránh nhiễm trùng. 2. Dùng lá khế rang nóng Dùng lá khế sao vàng rồi chườm lên vùng da bị ngứa cũng là một phương pháp được người bệnh mề đay sử dụng. Cách làm như sau: Lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước. Cho lá khế vào chảo đảo đều tay đến khi héo lại rồi cho vào một mảnh vải sạch, để nguội một chút, tránh bị bỏng. Dùng lá khế đã được sao vàng chà nhẹ lên vị trí bị nổi mề đay, tránh cọ xát mạnh. Hơi nóng và các hoạt chất từ lá khế sẽ giúp làm dịu cơn ngứa, mẩn đỏ lặn xuống, ngăn chặn thương tổn mới. 3. Uống nước lá khế Theo đông y, mề đay xảy ra là do cơ thể nóng trong người nên để cải thiện triệu chứng, cần loại bỏ hết các yếu tố gây bệnh từ bên trong. Chính vì vậy, không ít người đã dùng biện pháp đun nước lá khế uống để chữa mề đay và giảm ngứa. Cách thực hiện như sau: Lá khế đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho lá khế vào chảo và sao vàng đến khi héo lại, đổ ra bát, chờ nguội rồi bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần lấy một ít lá khế sao vàng hãm với nước sôi và uống như trà. 4. Xông hơi nước lá khế Ngoài các cách chữa mề đay bằng lá khế ở trên, người bệnh cũng có thể sử dụng biện pháp xông hơi từ thảo dược này. Cách làm như sau: Lá khế đem rửa sạch cho vào nồi nước để nấu sôi. Đun sôi lá khế trong 3-5 phút thì tắt bếp, để nguội một lúc rồi sử dụng. Bắc nồi nước lá khế vừa đun ra nơi kín gió, sau đó trùm chăn phủ kín người xông đến khi nước nguội. Tiếp tục dùng nước lá khế đó pha với nước ấm và tắm như bình thường để giảm ngứa.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang
Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Bí mật của khổ Qua Rừng trong điều trị bệnh mà bạn chưa biết

Bí mật của khổ Qua Rừng trong điều trị bệnh mà bạn chưa biết


Bí mật của khổ Qua Rừng trong điều trị bệnh mà bạn chưa biết. Những tác dụng của dây khổ qua rừng có thể bạn chưa biết. Dây khổ qua rừng, một số nơi gọi là dây mướp đắng, đây là một cây dây leo có quả được mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Không giống với khổ qua nhà, dây khổ qua rừng sẽ cho quả nhỏ hơn, chúng có màu xanh đậm và có vị đắng hơn rất nhiều so với khổ qua nhà. Khổ qua rừng còn được gọi với cái tên dân gian khác là mướp đắng rừng, Ổ qua rừng, cẩm lệ chi, lương qua. Tác dụng của dây khổ qua rừng đối với sức khỏe Theo các nghiên cứu cho thấy dây khổ qua rừng có chứa khá nhiều các hợp chất, vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe chẳng hạn như: Cucurbitacin B, nước, carbohydrat, momordicin I và II, protein, lipid, sắt, kẽm, vitamin A, B1, B2, C…, magie. Theo như Đông y thì dây khổ qua rừng sẽ có vị đắng, tính hàn, không độc với công dụng thanh nhiệt, trừ đờm, giải độc, giúp làm cắt đi các cơn ho… Chỉ cần dùng 100g dây khổ qua rừng khô đem đi sắc chung với 1 lít nước rồi để uống hằng ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Tóm lại, dây khổ qua rừng chữa bệnh gì: Những bài thuốc dân gian từ cây mướp đắng rừng Thanh nhiệt. Giải độc. Giúp sáng mắt. Nhuận trường. Tiêu đờm. Dùng trong các trường hợp trúng nắng. Sốt nóng mất nước. Viêm nhiễm đường sinh dục. Tiết niệu. Viêm kết mạc cấp và mãn tính. Giúp tinh thần thư thái, an thần. Giảm stress.Giúp da dẻ mịn màng.Ngăn ngừa và chữa các căn bệnh về da. Đặc biệt công năng kiện tì, thúc đẩy chuyển hóa của chất trong khổ qua giúp cơ thể ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt. Giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt Dân gian còn dùng khổ qua rừng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan bằng cách chặt khúc ngắn 3 đến 4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày. Dây khổ qua còn dùng trị các chứng lỵ, đặc biệt là lỵ amíp Hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác Người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử Dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn bằng cách dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn Những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt Những tác dụng của cây khổ qua rừng theo đông y Chống ung thư (Anticancer). Tác dụng tẩy giun (Antihelmintic). Chống sốt rét (Antimalarial).Kháng virus (Antiviral). Bảo vệ tim mạch (Cardioprotective). Bệnh tiểu đường (Diabetes). Giảm Cân (Weight Loss) bằng cách kết hợp giữa khoai từ và khổ qua rừng có tác động tạo kết quả giảm cân rõ rệt cho người béo phì. Đau bụng sốt (fevers). Bỏng (burns). Đau kinh nguyệt (painful menstruation). Ghẻ và các vấn đề về da khác Nó cũng đã được sử dụng như một chất ngừa thai để tránh thai Những tác dụng của cây khổ qua rừng theo tây y Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong quả khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào Giảm thấp đường huyết Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức về cây khổ quả rừng và công dụng rất tốt của nó đối với sức khỏe con người. Hi vọng với những kiến thức bổ ích ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loài cây này nhé.

Cách trị bệnh thần kỳ của cây Đinh Lăng thường gọi là "Nhân Sâm của Người Nghèo"

Cách trị bệnh thần kỳ của cây Đinh Lăng thường gọi là "Nhân Sâm của Người Nghèo"

Cách trị bệnh thần kỳ của cây Đinh Lăng thường gọi là "Nhân Sâm của Người Nghèo" Cây đinh lăng có nguồn gốc từ các quần đảo Thái Bình Dương, nhưng hiện nay được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi bởi nhiều lời truyền tai về công dụng chữa bệnh thần kỳ. Thực chất tác dụng của nước lá đinh lăng có thần kỳ như mọi người vẫn nghĩ?. Lá đinh lăng có rất nhiều cái tên dân gian như cây sỏi cá, nam dương sâm, là một loại cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng. Cây có kích thước nhỏ, thường mọc thành bụi, cao trung bình khoảng 1,5-2m, có lá nhỏ dài so le và hoa màu trắng xám. Mọi người thường vô tình bắt gặp loại cây này ở những ngôi đền, chùa hoặc xung quanh sân vườn gia đình. Từ năm 1961, tác dụng của nước lá đinh lăng được biết đến rộng rãi nên người ta trồng nó ở nhiều nơi khác và cho đến nay nó đã trở nên quá quen thuộc và xuất hiện ở mọi nơi. Đinh lăng không chỉ có kiểu dáng đẹp để làm cảnh mà còn được mọi người tin dùng như một “thần dược”. 1. Tác dụng của nước lá đinh lăng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý Thông thường người ta trồng cây đinh lăng để lấy rễ làm thuốc, tuy nhiên các bộ phận khác của nó cũng mang lại nhiều giá trị không kém. Đặc biệt là tác dụng của nước lá đinh lăng giúp hỗ trợ điều trị các loại bệnh lý hiệu quả, cụ thể như: Chữa thiếu máu: Nước lá đinh lăng có công dụng phòng chống bệnh thiếu máu rất hiệu quả. Những ai bị thiếu máu do chấn thương, phụ nữ mất máu do thời kì nguyệt san có thể dùng lá hoặc rễ cây đinh lăng nấu với nước uống để giúp sản xuất máu nhiều hơn. Giúp vết thương mau lành: Lá đinh lăng còn có tác dụng cầm máu, chữa lành vết thương rất hiệu quả. Hãy giã hoặc xoay nát lá đinh lăng và đắp lên vết thương hoặc vùng da bị tổn thương do phỏng nhẹ bạn sẽ thấy rất dễ chịu. 2. Tác dụng của lá đinh lăng cho bà mẹ sau sinh Những bà mẹ mắc phải trường hợp tắc sữa hay cơ thế suy yếu sau khi sinh có thể sử dụng nước lá đinh lăng để cải thiện sức khỏe, thông tia sữa bị tắc. Nếu bạn muốn hiệu quả hơn có thể tận dụng cả rễ cây đinh lăng để sắc uống 2-3 lần/ ngày và liên tục 2 đến 3 ngày sẽ thấy hiệu quả. Ngoài ra, để thay đổi khẩu vị, phụ nữ sau sinh cũng có thể dùng lá đinh lăng non nấu canh với thịt hoặc cá để hồi phục sức khỏe. 3. Tác dụng của nước lá đinh lăng để chữa bệnh co giật ở trẻ em Lá đinh lăng từ xưa đã nổi tiếng giúp hỗ trợ điều trị bệnh co giật ở trẻ em rất hiệu quả. Bên cạnh, nó còn là bài thuốc bổ, giúp cơ thể khỏe mạnh. Hãy lấy lá non phơi khô, sau đó dùng nước ấm pha như pha trà uống mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn sống, làm gỏi cá… để bổ sung vào mỗi bữa ăn của trẻ. 4. Nước lá đinh lăng giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện sinh lý nam giới Tăng cường sức khỏe: Sở dĩ, đinh lăng có tác dụng tăng cường sức khỏe vì nó giúp kích thích vị giác, giúp người dùng cảm thấy ngon miệng hơn trong bữa ăn. Bên cạnh, nó còn mang lại giấc ngủ sâu và dài cho người ốm hay mệt mỏi để cơ thể được nghỉ ngơi và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vì vậy, nhiều năm trở lại đây, có rất nhiều nghiên cứu của ngành Đông y ở nước ta về việc chế biến đinh lăng thành thuốc tăng lực, để cải thiện sức khỏe và khả năng lao động của con người. Cải thiện sinh lý nam giới: Nước lá và rễ cây đinh lăng còn có công dụng hỗ trợ chữa trị bệnh “đàn ông” rất hiệu quả. Nó giúp nam giới tăng cường sinh lực, cải thiện sức chịu đựng, sự dẻo dai của cơ thể. Tùy từng tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người mà bạn có thể dùng với mức độ, liều lượng thích hợp, vì vậy trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông y. Đặc biệt là trường hợp đang điều trị bệnh lý nào đó, bạn nên tham vấn qua ý kiến của y bác sĩ điều trị trước khi dùng kết hợp với nước lá đinh lăng. Vừa rồi là những chia sẻ về các công dụng “thần kỳ” của nước là đinh lăng. Hy vọng bạn có thể tìm cho mình một số mẹo nhỏ để hỗ trợ chữa trị bệnh, cải thiện sức khỏe từ cây đinh lăng.
Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Bài thuốc Đông y điều trị sốt xuất huyết hiệu quả

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm và hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh. Vì thế ngoài việc tuân thủ điều trị theo y lệnh bác sĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc Đông sau đây.

Sốt xuất huyết là căn bệnh có biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết là căn bệnh có biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Đông y gia truyền cho biết, bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng… Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ dẫn đến dễ dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng, có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Bài thuốc Đông y điều trị sốt xuất huyết hiệu quả

Trong Đông y, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian. Một số bài thuốc sau đây sẽ có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả:

Bài thuốc Đông y điều trị sốt xuất huyết hiệu quả

  • Bài 1: Rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g, lá cối xay 20g, cỏ nhọ nồi sao cháy 40g, sắc đặc uống.
  • Bài 2: Lá cối xay, lá bông mã đề (hoặc rau má hoặc cỏ mần trầu hoặc cỏ tranh) mỗi thứ 10 – 20g, cỏ nhọ nồi tươi 30 – 40g (nếu khô thì 15 – 20g), trắc bá diệp sao đen 12g (hoặc lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g), sắc uống trong ngày. Nếu có ban ngứa cho thêm rau sam 20g; nếu nhức đầu, nôn, khát nước cho thêm sắn dây 20g; nếu đại tiện táo cho thêm mồng tơi 20g hoặc rau sam 20g.
  • Bài 3: Lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nếu không có thì thay bằng kinh giới sao đen 12g), sắn dây 20g (nếu không có thì thay bằng lá dâu 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày.
  • Bài 4: Sinh địa 12g, mạch môn 12g, hoa hòe 12g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi khô 30g, sắc với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp có xuất huyết dưới da, nôn hoặc đại tiểu tiện ra máu.
  • Bài 5: Rau diếp cá 100g, rau ngót 100g, cỏ nhọ nồi 50g, rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày.
  • Bài 6: Hành thái (sâm cau) sao đen 20g, trắc bá diệp sao đen 16g, cỏ nhọ nồi 12g, quả dành dành sao đen 8g, sắc với 600ml nước, cô lại còn 300ml, chia uống 6 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp sốt cao và đã có ban xuất huyết.
  • Bài 7: Cỏ nhọ nồi 20g, lá cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm chia 3 lần trong ngày.
  • Bài 8: Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (nếu không có thì thay bằng lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước sạch trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.

Những bài thuốc Đông y cổ truyền trên đây đều đơn giản, dễ kiếm và có giá thành rẻ, tiện dùng ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, các bài thuốc trên chỉ được dùng đơn thuần cho sốt xuất huyết độ I (người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết) và cấp độ 2 (người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài).

Với độ III và IV (bệnh nhân có biểu hiện sốc và sốc nặng) bệnh nhân cần phải sử dụng các biện pháp của y học hiện đại, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Bệnh đau lưng chữa bằng thuốc nam mang lại hiệu quả cao

Đau lưng đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nó không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng gây cản trở trong các hoạt động. Dưới đây là những bài thuốc Nam trị bệnh như sau.

Đau lưng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên toàn thế giới

CHỮA ĐAU LƯNG BẰNG THUỐC NAM CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?

Đau lưng đã trở thành nổi ám ảnh của rất nhiều người. Tuy nó không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của họ. Để ngăn chặn các triệu chứng này, một số người ngoài lựa chọn thuốc tây để điều trị, bệnh nhân còn kết hợp cả các bài thuốc nam dân gian.

Bởi trong thành phần của các loại cây thuốc nam đều có nguồn gốc từ tự nhiên nên không có chất độc hại, không tác dụng phụ và đặc biệt không gây nhờn thuốc.

Bên cạnh đó, công dụng của những bài thuốc nam cũng đã được kiểm chứng qua rất nhiều người và được đánh giá rất cao. Các chuyên gia về xương khớp cũng khuyến khích bệnh nhân nên kết hợp các bài thuốc nam để các cơn đau nhức được thuyên giảm nhanh hơn.

Cây trinh nữ loại cây này có vị ngọt, tính hàn giúp giảm nhanh các cơn đau nhức

CÁC CÂY THUỐC NAM CHỮA TRỊ ĐAU LƯNG NHỨC MỎI

Cây thuốc nam thường rất dễ tìm thấy trong tự nhiên. Đây là loại thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Từng loại thuốc đều có tác dụng riêng của nó để giúp giảm nhanh các tình trạng đau lưng nhức mỏi. Sau đây là 10 loại thuốc nam chữa trị đau lưng nhức mỏi được nhiều người dùng nhất.

CÂY LÁ LỐT

Cây lá lốt là một loại thảo dược có công dụng vượt trội về trị các bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp,…đặc biệt là đau lưng nhức mỏi. Theo y học cổ truyền, cây lá lốt có tính ấm, vị nồng, hơi cay có tác dụng giảm đau nhức, cải thiện tình trạng nôn mửa. Ngoài ra, nhờ chứa khá nhiều tinh dầu nên lá lốt còn hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

Cây lá lốt và lá đinh lăng

  • Chuẩn bị 50g lá lốt và 50g lá đinh lăng.
  • Rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ.
  • Dùng 1 lít nước để nấu lá thuốc trong vòng 20 phút.
  • Chắt lấy nước.
  • Mỗi ngày chia đều uống từ 3 đến 4 lần.
  • Dùng 1 thang cho mỗi ngày để giúp các triệu chứng thuyên giảm.

Cây lá lốt và muối hột

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi.
  • Rửa sạch, sau đó để ráo nước.
  • Sao lá lốt trên chảo cùng với một ít muối hột.
  • Lấy một cái khăn mỏng đựng hỗn hợp. Chườm khăn lên lưng khoảng 15 phút.
  • Thực hiện khi cảm thấy lưng bị đau nhức.

CÂY CHÌA VÔI

Theo Đông y cổ truyền, cây chìa vôi có công dụng giảm đau, trừ tê thấp, điều trị thoái hóa cột sống, đau nhức lưng, xương khớp hiệu quả.

Trong cây chìa vôi có chứa rất nhiều vitamin C, protid, glucid, phenolic,….tất cả đều có công dụng tốt cho xương khớp.

Dùng nước cây chìa vôi để uống

  • Chuẩn bị: cây chìa vôi 30g, rễ cây trinh nữ, thích hiện, thổ ngưu tất, chùm gửi mỗi loại 20g.
  • Rửa sạch sau đó cho tất cả vào ấm sắc lấy nước uống.
  • Mỗi ngày chia đều thành 3 lần uống.

Dùng cây chìa vôi để đắp

  • Chuẩn bị: Một nắm lá chìa vôi và một ít muối trắng
  • Rửa sạch lá chìa vôi.
  • Đem rang lá chìa vôi và muối trắng cho nóng.
  • Dùng hỗn hợp đắp lên vùng lưng bị nhức (chú ý nhiệt độ tránh làm phỏng da).
  • Khi hỗn hợp nguội có thể dùng để rang lại, áp dụng vài lần trong ngày.

CÂY TRINH NỮ

Cây trinh nữ còn được gọi là cây xấu hổ, cây mắc cỡ. Loại cây này có vị ngọt, tính hàn giúp giảm nhanh các cơn đau nhức, hỗ trợ an thần, thoải mái gân cốt.

Cách 1

  • Chuẩn bị khoảng 30g rễ cây trinh nữ.
  • Rửa sạch, sau đó đem cắt nhỏ.
  • Đem nấu với 1,5 lít nước.
  • Đun sôi tầm 20 phút.
  • Chắt lấy nước để dùng trong ngày.

Cách 2

  • Chuẩn bị: 10g rễ cây trinh nữ, 3g rau muống biển, 3g lạc tiên, 3g cỏ xước, 3g lá lốt.
  • Rửa sạch và cho vào ấm sắc.
  • Chắt lấy nước cốt, mỗi ngày uống từ 2-3 cốc.
  • Uống liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả rõ nhất.

Đối với biện pháp dùng cây thuốc nam để chữa đau lưng nhức mỏi thì bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề để sử dụng các bài thuốc thật hiệu quả.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Cây chó đẻ chữa bệnh gì? bạn đã hiểu gì về công dụng của nó chưa ?

Cây chó đẻ mọc hoang khắp nơi và được dân gian hái về làm thuốc nhờ công dụng trị các bệnh u nhọt, bệnh gan, chữa sốt và phòng một số bệnh thông thường rất hữu hiệu.

Diệp Hạ Châu khô (Cây chó đẻ) - Đặc Sản Làm Quà

 Năm 1988 các nhà khoa học chứng minh cây chó đẻ có tác dụng kháng sinh nhất là viêm gan siêu vi B ở người, cả cây chó đẻ răng cưa và cây chó đẻ thân xanh (đắng) đều có tác dụng tốt, vì thế họ đã khuyên dùng hai loại cây chó đẻ này để làm ức chế lên men DNA của virus viêm gan B.
Nhân dân dùng cây chó đẻ răng cưa giã nát với muối đắp chữa mụn nhọt hay rắn cắn, hàng ngày dùng 20-40 gam cây tươi sao khô đặc uống để chữa bệnh gan, sốt, hay tiểu đường.
Đông y còn cho rằng cây chó đẻ có vị ngọt, nhầy nhậy đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, tốn ứ, thông huyết mạch, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt… dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây chó đẻ tham khảo tại Đông y gia truyền Tấn Khang

Cách nhận biết cây chó đẻ

Cây chó đẻ răng cưa và những công dụng chữa bệnh thần kỳ - iHS ... 
Cây chó đẻ hay còn gọi là cây diệp hạ châu, chó đẻ răng cưa, trân châu thảo.
1. Chữa nhọt độc, sưng đau
Dùng Chó đẻ răng cưa một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau.
2. Chữa bị thương, vết đứt chảy máu
Dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương.
3. Chữa bị thương ứ máu
Dùng lá, cành Chó để răng cưa và Mần tưới, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ chế nước đồng tiện vào, vắt lấy nước uống, bã thì đắp hoặc hòa thêm bột Ðại hoàng 8-12g càng tốt.
4. Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước
Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.
5. Chữa lở loét thối thịt không liền miệng
Dùng lá chó đẻ răng cưa. lá thồm lồm, liều bằng nhau. Ðinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp.
6. Chữa trẻ em tưa lưỡi
Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi.
7. Sản hậu ứ huyết
Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày.

8. Chữa viêm gan do vi-rút 
Dùng 20g Chó đẻ thân xanh đem sao khô, sắc nước ba lần, mỗi lần ba bát nước, cô lại còn một bát, pha đường ngọt vừa phải cho dễ uống, chia làm bốn lần, uống hết trong một ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-), khỏi bệnh, thì ngừng uống thuốc. 
9. Chữa xơ gan cổ trướng
Dùng 100g Chó đẻ đắng sao khô, sắc với nước ba lần, cô lại còn một bát ăn cơm, pha với đường, chia nhiều lần uống trong ngày, liệu trình trong vòng 40 ngày, kết hợp khẩu phần ăn hằng ngày hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…).

Đông y gia truyền Tấn Khang xin chúc quý vị áp dụng thành công và luôn luôn mạnh khỏe, an lành nha.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Đông y gia truyền bài thuốc chữa bệnh từ rau bầu đất mà rất nhiều người chưa biết.

Theo Đông y cổ truyền bầu đất có vị cay, hơi đắng, ngọt, thơm có tính bình, tác dụng của bầu đất là thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái.

Rau bầu đất

Dùng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, xương đau nhức, phong tê thấp khớp, chấn thương sưng đau, ho lao, ngã thương, ho gió, ho gà sưng vú, nhọt độc, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, ngứa loét, bong gân, điều hòa máu huyết, an thần, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt, cầm máu, điều hòa huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, giải độc…

Đông y cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ rau bầu đất

Chữa khí hư, bạch đới:

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá rau bầu đất, ngày 2 lần sáng, chiều, có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị đái tháo đường khác.

Hoặc sắc nước uống với bột thổ tam thất và ý dĩ sao, với liều bằng nhau, mỗi lần 10-15g, ngày uống 2 lần.

Ăn canh rau bầu đất: rau bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 15g, cỏ xước 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

Chữa vết thương:

Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.

Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.

Chảy máu: Dùng rau bầu đất rửa sạch đắp, buộc vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức.

Chữa đái dầm ở trẻ: nấu canh rau bầu đất cho trẻ ăn hàng ngày vào buổi trưa.

Chữa chứng còi xương, ra mồ hôi trộm ở trẻ em: thường dùng lá và ngọn non nấu canh cua.

Chữa mất ngủ: thường xuyên ăn sống bầu đất hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, giúp có giấc ngủ tốt.

Canh rau bầu đất

Chữa viêm phế quản mạn: nấu canh rau bầu đất với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày.

Rau bầu đất (kim thất) trị viêm họng, viêm khí phế quản mạn, đau nhức xương khớp…

Chữa viêm họng, ho gió, ho khan hoặc có đờm: nhai vài lá rau bầu đất, ngậm nước nuốt dần.

Chữa táo bón, kiết lỵ: giã một nắm rau bầu đất rồi hòa với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều, trong 5-6 ngày.

Chữa tiểu dắt, tiểu buốt: sắc rau bầu đất chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10-15 ngày

Kinh nghiệm trong nhân dân còn dùng bầu đất chữa mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, đau xương khớp, chấn thương, loét dạ dày, viêm đại tràng, điều hòa kinh nguyệt, huyết áp, giải độc, sưng vú, lợi tiểu tiêu thũng, ho gà, ho lao.

Theo: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Cây lạc tiên "Thần dược" chữa bệnh mất ngủ cực hiệu quả

Lạc tiên là một tặng phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho sức khỏe. Thảo dược lạc tiên xóa tan nỗi lo mất ngủ đối với những người thường xuyên khó ngủ, ngủ không ngon dẫn tới suy nhược cơ thể, căng thẳng tinh thần.


Giấc ngủ chiếm giữ một vai trò rất quan trọng. Bất kể vì nguyên nhân gì dẫn tới mất ngủ cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập và làm việc của chúng ta. Và việc chú trọng giấc ngủ trở thành mối quan tâm lớn hàng đầu trong cuộc sống hiện đại. Một trong những cách đơn giản để có một giấc ngủ ngon là sử dụng thảo dược cây lạc tiên, tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, mang lại một giấc ngủ sâu hơn, ngon hơn, khởi động một ngày tuyệt vời, tràn đầy năng lượng. Lạc tiên có tên khoa học là Passiflora foetida L, họ chùm gửi. Loài này thường mọc hoang tại các bờ bụi, ven sông ven suối, sinh tồn một cách mạnh mẽ và kiên cường trong tự nhiên. Được ví như các loài cỏ dại nhưng hiện hữu trong cây thuốc nam này là những tác dụng phòng, chữa bệnh hiệu quả được sử dụng trong cả Đông Y và Tây Y. Cây thuốc lạc tiên cũng được sử dụng như một loại rau sạch ở rất nhiều địa phương, được nhân dân sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa mất ngủ.

Thông Tin ề Cây Lạc Tiên

Lạc tiên còn được biết đến với tên gọi khác như dây nhãn lồng, dây chùm bao. Tuy nhiên cái tên cây lạc tiên vẫn luôn phù hợp và thông dụng nhất đối với mọi người. Loại thảo dược này thuộc về xứ nhiệt đới, lưu lạc tới Việt Nam từ rất xa xưa. Thân cây thuốc mềm, mảnh phủ nhiều lông mịn, chiều dài thân có thể lên tới 10m. Lá cây thuốc hình tim mọc so le nhau, bám chắc nhờ tua cuốn. Hoa có màu trắng hoặc tím, quả có thể ăn được. Quả chín có màu đỏ hoặc vàng, là món ăn ưa chuộng của người dân nông thôn Việt Nam.


Công dụng của cây lạc tiên

Lạc tiên có các thành phần như Alcaloid, flavonoid, saponin… Các hoạt chất này với liều lượng nhỏ giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn sự lão hóa tế bào.

Theo y học cổ truyền, dược liệu lạc tiên có tính mát, hơi đắng, vị ngọt hậu. Đây là vị thuốc nam rất có giá trị về mặt dược liệu, phát triển mạnh mẽ trong tự nhiên mà không có sự can thiệp của phân bón hay hóa chất, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.

Thân và lá cây lạc tiên phơi khô có các công dụng, tác dụng cho sức khỏe như:

  • Thảo dược có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.
  • Giúp giảm căng thẳng hệ thần kinh, giảm thiểu stress do áp lực công việc.
  • Có tác dụng an thần, giảm đau nhức ở người cao tuổi.
  • Tác dụng giải nhiệt, giải độc và làm mát gan.
  • Đặc biệt hỗ trợ chữa trị chứng mất ngủ kinh niên, giúp có người sử dụng có một giấc ngủ sâu, an lành.

Cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ


Vị thảo dược được sử dụng như nước trà hàng ngày. Bạn có thể dùng theo cách thuốc sắc hoặc trà hãm. Sử dụng khoảng 50 gram với 1.5 lít nước.

Ngoài ra cây lạc tiên cũng có thể sử dụng theo kiểu cô đặc, dùng 20 – 40 gram cho 1.5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa cho tới khi còn 500 ml nước, tạo thành dạng siro dùng 2 lần một ngày.

Thảo dược dùng tốt nhất là trước khi đi ngủ 60 phút.

Cách pha trà:

  • Bước 1: Dùng một nhúm lạc tiên( 10g) khô cho 150 ml nước
  • Bước 2: Tráng trà, dùng nước sôi đổ 1 chút vào đảm bảo nước tưới qua 1 lượt trà lắc đều ấm rồi đổ nước này đi.
  • Bước 3: Cho nước sôi ấm pha trà theo tỉ lệ pha, đợi 5-7 phút cho nước ngấm vào trà. Thưởng thức khi trà còn ấm mùi vị sẽ thơm ngon hơn.

Cách nấu trà:

  • Nếu như bạn không có thói quen nhâm nhi ly trà vào mỗi sáng thì cũng có thể sử dụng lạc tiên để nấu nước uống thay nước hàng ngày.
  • Mỗi ngày lấy khoảng 50-80g khô đem nấu với 1.5 lít nước uống.

                                            Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Trị bệnh vôi hóa cột sống bằng Hương Nhu cực kỳ hiệu quả.

Hiện có rất nhiều bài thuốc Đông Y với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau nhưng ít ai biết đến công dụng chữa bệnh vôi hóa cột sống từ cây thuốc quý “Hương Nhu”

Hương nhu bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống là gì?

Bệnh vôi hóa cột sống hay bệnh gai cột sống, bệnh thoái hóa khớp là tình trạng lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai, mấu ngang của cột sống làm cột sống có gai. Và bệnh lý thường hay gặp ở độ tuổi trên 40, thông thường tỉ lệ mắc bệnh của nam giới sẽ cao hơn ở phụ nữ.

  • Triệu chứng

Theo Đông y gia truyền Tấn Khang một số triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống như: đau ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi, đau nhức gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân và cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này. Bên cạnh đó, khi các dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Hương nhu bài thuốc chữa vôi hóa cột sống

Bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống từ cây hương nhu được các danh y về y học cổ truyền Việt Nam áp dụng rất phổ biến không gây hại cho sức khỏe cũng như tiết kiệm chi phí so với sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng Tây Y.

  • Bài thuốc sắc uống

Chuẩn bị nguyên liệu: hương tía nhu 50g, cây cỏ xước 20g, cà gai leo 20g, thiên niên kiện 20g và cây sâm ngọc linh 20g.

Cách sắc thuốc: tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đem rửa sạch và sau đó sử dụng nồi đất để sắc cùng với 850 ml nước lọc, nhớ sắc lửa nhỏ liu riu cho nước thuốc ra hết. Sắc đến khi lượng thuốc trong nồi còn khoảng 250 – 300 thì tắt bếp.

Hương nhu bài thuốc chữa bệnh vôi hóa cột sống

Cách dùng thuốc: uống sau khi ăn khoảng 30 phút và chia làm 3 lần uống trong ngày sáng, trưa và tối. Người bệnh cần kiên trì uống đều đặn từ 15 ngày cho đến một tháng tùy vào thể trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

  • Bài thuốc đắp từ cây hương nhu

Chuẩn bị nguyên liệu: cây hương nhu 500g và 100g tinh dầu bạc hà.

Cách làm: rửa sạch hương nhu sau đó đem giã nát và cho tinh dầu bạc hà trộn cùng. Tiếp theo để bệnh nhân nằm sấp trên giường rồi tiến hành massage, bấm huyệt các vùng bị gai cột sống và vùng lân cận trước. Tiếp tục sử dụng phần hương nhu đã được giã nát đắp đều lên vùng gai cột sống. Thời gian duy trì 15 phút sau đó tiến hành xoa bóp, bấm huyệt và massage nhẹ nhàng cho bệnh nhân. Mục đích để tinh dầu bạc hà và các dưỡng chất khác có thể ngấm sâu hơn và hiệu quả nhanh.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang 

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020