Browsing "Older Posts"

Chia Sẻ 8 Loại Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Đau Xương Khớp HIệu Quả Nhất

 Top 8 loại cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp


Đau nhức xương khớp vì thay đổi tư thế, sai tư thế, tuổi già hay do té ngã, do các biến chứng bệnh lý liên quan làm cản trở hoặt động của người bệnh. Gây đau nhức khó chịu mà điều trị bằng tây y không thể dứt điểm mà dễ để lại tác dụng phụ. Chính vì thế, các cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp luôn là sự lựa chọn duy nhất của người bệnh.

Các cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp 

1. Cây Dây Đau Xương:

Chia Sẻ 8 Loại Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Đau Xương Khớp HIệu Quả Nhất

cây dây đau xương


Được nhắc nhiều như chính cái tên của cây luôn được lựa chọn đầu tiên và mách nhỏ khi mắc các bệnh liên quan đau nhức xương khớp. Ngoài điều trị xương khớp có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhưng đặc trị vẫn là đau nhức khớp xương.


Trong các bài thuốc dân gian người ta chủ yếu dùng thân và lá của cây Dây Đau Xương để rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô bảo quản dùng chữa bệnh. Thường thời điểm tốt nhất để thu hái loại cây này là khi thân cây đã già.


Công dụng thường dùng chữa các bệnh của dây đau xương như tê bại, tê thấp, phong thấp, đau xương khớp, tê bại. Chữa đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đau dây thắt lưng, đĩa đệm, đòn ngã tổn thương và để bồi bổ sức khỏe.


2. Cây Cỏ Xước.

Chia Sẻ 8 Loại Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Đau Xương Khớp HIệu Quả Nhất

cây cỏ xước


Trong dân gian cây này dường như là một loại cỏ dại, bản thân cây rất khó chạm vào do có bông xước dễ gây đau khi chạm, chính vì thế mà động vật như bò cũng không ăn. Nhưng trong Đông y, Cây Cỏ Xước được dùng toàn cây để làm thuốc nhưng chủ yếu dùng vẫn là dùng rễ. Sau khi thu hái người ta đem rửa sạch, thái nhỏ để dùng tươi hay phơi khô để bảo quản dùng dần.


Công dụng của cây cỏ xước thường được dùng để chữa phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái buốt, sốt rét.


Đối với đau nhức, người ta thường sao vàng cùng 1 chút rượu và gừng cùng cây cỏ xước băm nhỏ. Sau đó khi còn ấm nóng sẽ đắp lên vùng bị đau như lưng, khớp sau đó cố định lại từ trên 30 phút sẽ giảm đau rõ rệt.


3. Cây xấu hổ đỏ

Chia Sẻ 8 Loại Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Đau Xương Khớp HIệu Quả Nhất

cây xấu hổ đỏ

Cây xấu hổ hay còn gọi hoa trinh nữ. Cũng thuộc dạng là loại cây mọc hoang, thường mọc ven vệ đường, thân có gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn hai lần, động vào là cụp lại. Cây có hoa màu tím đỏ như bông bồ công anh nhưng nhỏ, tụ thành hình đầu trái xoan. Quả giáp kết thành hình ngôi sao, ở phần giữa các quả hẹp lại có lông cứng ở mép. 


Trong Đông Y hay trong các bài thuốc dân gian, cây Xấu Hổ Đỏ là thành phần được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Cây dùng được toàn thân, lá và rễ đều được dùng làm thuốc.


Rễ cây thường được thu hoạch quanh năm, đem về rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô để bảo quản, sau đó dùng để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp. Theo dân gian, thảo dược Xấu Hổ Đỏ thường dùng để trị:


Suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm ruột non, viêm gan, Viêm phế quản, Viêm kết mạc cấp, Sỏi đường tiết niệu, Huyết áp cao, Suy nhược thần kinh ở trẻ em và chủ yếu là đắp thuốc điều trị đau nhức xương khớp.


Người bệnh chỉ cần dùng khoảng 15- 25g rễ cây xấu hổ đỏ đem sắc lên để uống. Đối với người đau nhức xương khớp hay người bị chấn thương, viêm mủ da nên dùng lấy lá hoặc rễ cây xấu hổ đem giã nát cùng chút gừng và rượu để đắp lên chỗ đau.


Bài thuốc chữa bệnh nhức xương cụ thể: dùng khoảng 120g rễ xấu hổ đem sao vàng sau đó tẩm rượu 40 độ rồi lại rang cho khô. Nấu với nước khoảng 600ml cô còn 1/3 chia làm 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc thường dùng 1 tuần là có hiệu quả.


Chữa đau lưng, chân tay tê bại: dùng 30g rễ xấu hổ đã tẩm rượu rang khô sắc với 400ml nước còn lại cô cạn ¼ chia làm 2 lần uống trong ngày.


4. Cây Huyết Đằng

Chia Sẻ 8 Loại Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Đau Xương Khớp HIệu Quả Nhất

cây huyết đằng


Bộ phận dùng: Trong dân gian chủ yếu dùng thân và rễ của cây để làm thuốc. Thân cây được thu hái về và rửa sạch, chặt nhỏ từng đoạn phơi ráo 5 ngày sau đó lại rửa sạch phơi khô và bảo quản dùng dần.


Cây huyết đằng có vị đắng chát, tính bình nên được dùng để thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, khu phong. Dùng nhiều trong tê nhức, xưng đau xương khớp do làm việc quá sức hay do biến chứng gây đau.


5. Cây Lá Lốt

Chia Sẻ 8 Loại Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Đau Xương Khớp HIệu Quả Nhất

cây lá lốt

Lá lốt vốn dĩ là loại rau quen thuộc được dùng nheiefu trong các món ăn hằng ngày. Không những thế cây còn là 1 vị thuốc không thể thiếu trong đông y. Rễ của cây lá lốt rất tốt với vị chát tính mát hay dùng để làm giảm đau, như đau răng,….


Toàn cây Lá Lốt đều được dùng làm thuốc, chủ yếu lá và rễ, cây thường được thu hái quanh năm bằng cách phơi khô đoạn khúc nhỏ và phơi khô hoặc sấy dùng dần. Lá Lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, trị cảm sốt, sưng đau.


Thảo dược này trong Đông y thường dùng để trị đau nhức, cảm lạnh, tê bài, phong hàn thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, bàn chân tê buốt, sưng đầu gối. Ngoài ra còn là vị thuốc đặc trị thoái hóa. 


6. Đơn châu chấu:

các bộ phận của cây từ thân, rễ, lá, cây… đều được dùng làm thuốc. Võ rễ – Radix, cortex Radicis, ramulus et Folium Araliae Armatae của thảo dược Đơn Châu Chấu đều được dùng làm thuốc.


Đơn Châu Chấu với tính vị là có vị cay, hơi đắng, tính ấm. Vỏ rễ được dùng để chữa bệnh hay bổ sung có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, khu phong, trừ thấp. Trong rễ có chứa thành phần kháng sinh mạnh, nên thường dùng để tiêu viêm, giải độc. Thân, nhất là lõi thân và lá có tác dụng bổ sức và tiêu độc.


7. Cây dướng

Chia Sẻ 8 Loại Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Đau Xương Khớp HIệu Quả Nhất

cây dướng

Nhựa cây dướng được nghiên cứu có thể có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng. Lá có vị ngọt nhạt, tính hàn dùng để cầm máu, trị đi ngoài phân lỏng. Quả có vị ngọt, tính hàn có tác dụng bổ thận, lợi niệu. Ngoài ra công dụng chính dùng để làm giảm đau nhức cơ xương khớp do thay đổi thời tiết.


8. Xương rồng

Chia Sẻ 8 Loại Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Đau Xương Khớp HIệu Quả Nhất

cây xương rồng

Xương rồng được biết đến nhiều trong dân gian với bài thuốc nướng lá xương rồng sau đó đắp lên vùng đau nhức nhất là lưng hiệu quả rất cap. Trong Đông Y cây xương rồng có vị đắng, tính hàn giúp chữa các bệnh thấp khớp, đau nhức, đau lưng, mỏi gối rất hiệu quả.


Chữa hiệu quả bằng cách dùng cây xương rồng giã dập cùng với muối hột rồi hơ nóng trên bếp than, sau đó dùng khăn mỏng bọc lại đắp lên vùng đang bị đau. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.


Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

5 Cách Chữa Đau Nhức Xương Khớp Bằng Lá Lốt Hiệu Quả

 5 Mẹo Dùng Lá Lốt Chữa Đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả


Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp có tác dụng giảm đau khá hiệu quả, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp với những trường hợp khởi phát cơn đau do nguyên nhân cơ học. Nếu bị đau nhức kéo dài và nghi ngờ là do bệnh lý, bắt buộc bạn phải điều trị chuyên khoa để tránh các rủi ro không mong muốn.

Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt là mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng tại nhà


Công dụng của lá lốt trong chữa đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là triệu chứng mà rất nhiều người mắc phải. Tình trạng này có thể xảy ra do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, di truyền, lão hóa xương khớp, mắc các bệnh lý về xương khớp,… Cơn đau có thể xảy ra ở mức độ cấp tính hoặc mãn tính dựa vào nguyên nhân gây đau nhức. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên có các cách xử lý phù hợp để cải thiện triệu chứng đau nhức, tránh gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.


Lá lốt là một trong những cây thuốc nam thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý về xương khớp. Đây là loại cây thân thảo, phát triển rất tốt ở những vùng đất ẩm ướt. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại thảo dược này bên trong vườn nhà, đặc biệt là ở vùng miền quê nước ta. Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, lá lốt thuộc nhóm dược liệu tính ấm với công dụng chính là làm ấm bụng, tán phong hàn, giảm đau nhức,… Loại thảo dược này rất thích hợp sử dụng để điều trị tình trạng đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi hoặc chuyển biến lạnh đột ngột.


Còn theo y học hiện đại, thành phần dược tính tìm thấy trong lá lốt có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, có thể sử dụng để cải thiện các vấn đề về viêm sưng khớp hoặc bệnh lý viêm nhiễm. Hoạt chất Flavonoid dồi dào trong lá lốt là chất chống viêm mạnh, có khả năng ức chế hoạt động của chất tiền viêm và tăng cường sản xuất collagen tuýp 2 giúp duy trì sức khỏe xương khớp. Còn hoạt chất Alcaloid bên trong thảo dược này sẽ ức chế hoạt động của trung ương thần kinh, giúp đẩy lùi cảm giác đau nhức một cách nhanh chóng.

5 Cách Chữa Đau Nhức Xương Khớp Bằng Lá Lốt Hiệu Quả


5 Cách dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp hiệu quả

Tận dụng lá lốt trong vườn nhà chữa đau nhức xương khớp có rất nhiều ưu điểm như lành tính, tiết kiệm chi phí, an toàn đối với sức khỏe và không phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe ngay cả khi dùng trong thời gian dài.

Dược tính trong lá lốt có khả năng cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp khá hiệu quả


Tuy nhiên, bạn cần phải dùng dược liệu trị bệnh đúng cách và đúng liều lượng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là 5 cách dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khá hiệu quả bạn có thể tham khảo:


1. Đắp hỗn hợp lá lốt và muối biển

Mỗi khi bị đau nhức xương khớp, bạn cũng có thể dùng lá lốt giã nát cùng với muối biển rồi đắp trực tiếp lên khu vực bị đau nhức để cải thiện triệu chứng viêm đau. Tác dụng của việc đắp lá lốt là làm tăng tuần hoàn máu bên trong cơ thể và cải thiện triệu chứng cứng khớp. Đây là mẹo trị bệnh có độ an toàn cao, bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà theo hướng dẫn bên dưới đây:


Cách thực hiện:


  • Lá lốt sau khi hái về đem rửa sạch sẽ rồi để cho ráo. Sau đó, đem lá lốt đi giã nát cùng với một ít muối biển.
  • Bọc hỗn hợp trên trong khăn vải mỏng sạch, vắt cho bớt nước rồi dùng để đắp trực tiếp lên vùng khớp bị đau nhức từ 15 – 20 phút là được.
  • Bạn cũng có thể sao nóng hỗn hợp trước khi đắp để quá trình thực hiện nhanh mang lại hiệu quả hơn.


2. Nấu nước lá lốt ngâm chân

Nấu nước lá lốt ngâm chân sẽ có tác dụng làm giãn nở mạch máu, kích thích tuần hoàn máu bên trong cơ thể, tăng cường vận chuyển dưỡng chất đi nuôi cơ bắp và xương khớp. Nếu bạn áp dụng cách này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ còn có khả năng làm thư giãn đầu óc, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Cách nấu nước lá lốt ngâm chân chữa đau nhức xương khớp khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:

5 Cách Chữa Đau Nhức Xương Khớp Bằng Lá Lốt Hiệu Quả
Nấu nước lá lốt ngâm chân vào mỗi buổi tối để tránh bị đau nhức xương khớp


Cách thực hiện:


  • Chọn từ 5 – 10 lá lốt tươi và không bị sâu bệnh, nên tận dụng cả phần thân và rễ nếu có.
  • Đem dược liệu đi rửa sạch bụi bẩn bám xung quanh rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Dùng dao thái nhỏ lá lốt rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước trong khoảng 15 phút.
  • Sau đó, đổ nước ra chậu để cho nguội bớt rồi tiến hành ngâm chân cho đến khi nước nguội hẳn.
  • Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần thực hiện bạn sẽ thấy triệu chứng đau nhức được cải thiện đáng kể.


3. Bài thuốc ngâm rượu từ lá lốt

Dùng lá lốt ngâm rượu sẽ giúp dược liệu phát huy được tối đa công dụng. Khi ngâm, dược tính trong thảo dược sẽ hòa tan vào trong rượu. Bạn chỉ cần sử dụng rượu này để xoa bóp khu vực xương khớp bị đau nhức, sau vài lần thực hiện triệu chứng đau nhức sẽ được cải thiện đáng kể. Xoa bóp bằng rượu ngâm lá lốt còn có tác dụng làm thư giãn đầu óc, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể ngâm rượu lá lốt chữa đau nhức xương khớp theo hướng dẫn bên dưới đây:

Dùng lá lốt tươi ngâm rượu trị đau nhức xương khớp sẽ làm tăng hiệu quả mang lại


Cách thực hiện:


  • Chuẩn bị lá lốt bao gồm cả phần thân và rễ. Đem dược liệu đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hoàn toàn đất cát bám xung quanh, sau đó vớt ra để ráo nước. 
  • Cho lá lốt vào trong bình thủy tinh sạch, đổ 1 lít rượu vào rồi đậy kín nắp bình lại. Ngâm dược liệu trong khoảng 1 tháng ở nơi khô thoáng rồi có thể lấy ra dùng.
  • Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy rượu lá lốt để xoa bóp khu vực xương khớp bị đau nhức từ 2 – 3 lần là được.


4. Bài thuốc uống từ lá lốt

Sắc nước lá lốt uống mỗi ngày cũng là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Tuy nhiên, bài thuốc uống mang lại hiệu quả khá chậm, bạn cần phải áp dụng đều đặn trong khoảng thời gian dài thì tình trạng bệnh mới chuyển biến tốt. Bạn cũng cần chú ý, chỉ nên uống nước sắc lá lốt với liều lượng vừa đủ, nếu quá lạm dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.


Cách thực hiện: 


  • Cách 1: Chuẩn bị lá lốt tươi với số lượng lớn, đem rửa sạch rồi phơi khô bảo quản dùng dần. Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy khoảng 10 gram lá lốt khô sắc cùng với 400ml nước cho đến khi cạn còn một nửa là được. Chắt lấy lượng nước sắc thu được, sử dụng để uống hết vào sau bữa ăn tối.
  • Cách 2: Chuẩn bị khoảng 30 gram lá lốt cùng với các dược liệu như vòi voi, bưởi bung và rễ cây cỏ xước. Đem toàn bộ số dược liệu trên đi rửa sạch, để cho ráo nước rồi sao vàng. Sau đó, sắc dược liệu đã sao cùng với 500ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 200ml nước là được. Chia lượng nước trên thành 3 phần, sử dụng để uống hết trong ngày.

5 Cách Chữa Đau Nhức Xương Khớp Bằng Lá Lốt Hiệu Quả
Uống nước sắc lá lốt giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp từ bên trong


5. Sử dụng món ăn được chế biến từ lá lốt

Lá lốt có hương thơm rất đặc trưng, người ta còn tận dụng chúng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng. Trong lá lốt có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa khá cao, khi chúng đi vào cơ thể sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của các gốc tự do gây hại và làm chậm tốc độ thoái hóa mô sụn. Đồng thời, ăn lá lốt còn có tác dụng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng lạnh bụng và tiêu chảy.


Sử dụng món ăn chế biến từ lá lốt ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh lý khá tốt. Khi bị đau nhức xương khớp, bạn có thể chế biến lá lốt thành món ăn để sử dụng theo hướng dẫn bên dưới đây:


Chả lá lốt:


  • Chuẩn bị khoảng 300 gram thịt lợn, 20 lá lốt tươi, gia vị nêm nếm.
  • Lá lốt đem rửa sạch, vớt ra để cho ráo nước. Lấy khoảng 10 lá lốt đem thái chỉ và giữ nguyên phần còn lại.
  • Thịt lợn sau khi mua về đem rửa sạch sẽ rồi băm nhuyễn, cho thịt băm vào bát ướp cùng với một ít gia vị cho thấm rồi trộn đều với lá lốt thái chỉ.
  • Dùng lá lốt còn nguyên cuộn lấy hỗn hợp thịt lợn băm và lá lốt rồi đem đi rán trên lửa nhỏ cho đến khi chín là được.
  • Dọn món ăn ra đĩa sử dụng chung với cơm nóng. Bạn có thể sử dụng món ăn này hàng ngày để cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp.

5 Cách Chữa Đau Nhức Xương Khớp Bằng Lá Lốt Hiệu Quả
Chả lá lốt là món ăn thơm ngon bổ dưỡng và giúp cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp


Cháo lá lốt:


  • Chuẩn bị 250 gram gạo tẻ, 100 gram thịt lợn băm, 50 gram lá lốt tươi và gia vị nêm nếm.
  • Lá lốt đem rửa sạch sẽ rồi thái sợi nhỏ. Gạo đem vo sạch rồi bắc lên bếp ninh nhừ thành cháo cùng với thịt băm. 
  • Khi cháo chín nhừ thì cho lá lốt thái nhỏ vào đảo đều. Đợi cháo sôi trở lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp,
  • Chia lượng cháo trên thành 2 phần để sử dụng trong ngày, nên ăn cháo khi còn nóng để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp.

Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp mang lại hiệu quả khá tốt với những trường hợp bệnh nhẹ. Khi bạn bị đau nhức xương khớp do bệnh lý, bạn không nên dùng lá lốt tự điều trị tại nhà mà hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị chuyên khoa. Nếu quyết định điều trị đau nhức xương khớp bằng lá lốt, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây để tránh gây hại đến sức khỏe và đảm bảo hiệu quả mang lại: 

5 Cách Chữa Đau Nhức Xương Khớp Bằng Lá Lốt Hiệu Quả
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá lốt trị bệnh để đảm bảo an toàn

  • Sử dụng lá lốt trị bệnh với liều lượng vừa phải (từ 50 – 100 gram mỗi ngày). Nếu bạn sử dụng quá liều có thể gây ra một số phản ứng phụ như mệt mỏi, uể oải, nổi mẩn ngứa,… Tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn trước khi dùng lá lốt điều trị đau nhức xương khớp để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Không sử dụng lá lốt trị bệnh nếu bạn có cơ địa dị ứng mẫn cảm với loại thảo dược này. Nếu đang bị nóng trong, nổi mụn nhọt hoặc táo bón thì bạn nên tránh sử dụng bài thuốc uống hoặc món ăn chế biến từ lá lốt để điều trị bệnh.
  • Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp có tác dụng chậm, bạn nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả tích cực. Đồng thời, hiệu quả mang lại cũng còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của mỗi người.
  • Sau thời gian dài dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp tại nhà, nếu tình trạng bệnh không có chuyển biến tốt thì bạn nên dừng lại và tìm đến phương pháp điều trị khác phù hợp hơn. 
  • Chỉ nên dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp ở giai đoạn bệnh đã ổn định. Nếu bệnh đang bùng phát mạnh, bạn nên dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng lá lốt kết hợp với thuốc Tây y để trị bệnh, tránh tình trạng tương tác thuốc và phát sinh ra tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
  • Trong suốt quá trình điều trị bệnh, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học giúp cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức đề kháng cơ thể.


Bài viết trên đây là 5 mẹo chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt mà Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tổng hợp được bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Các cách này có tác dụng cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp khá tốt, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Nhưng để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị cho phù hợp. 

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công nha.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

Tin thầy lang băm dể chữa bệnh kinh dị người phụ nữ nhận cái kết đắng

 Tin "lang băm" để chữa bệnh bằng cách massage kinh dị, người phụ nữ nhận cái kết "đắng lòng"

Chữa bệnh theo cách kỳ dị chưa thấy đưa lại điều gì tốt đẹp nhưng người phụ nữ đã phải lĩnh hậu quả ngồi xe lăn do xương đùi bị gãy.


Chữa bệnh theo cách kỳ dị chưa thấy đưa lại điều gì tốt đẹp nhưng người phụ nữ đã phải lĩnh hậu quả ngồi xe lăn do xương đùi bị gãy.


Khi mắc bệnh, việc đi khám và tuân theo điều trị của bác sĩ ở bệnh viện là cách tốt nhất để khỏi bệnh. Vậy nhưng có những người lại nghe theo lời truyền tai về cách chữa bệnh, trị liệu không có cơ sở khoa học do những người không có bằng cấp thực hiện để rồi nhận về hậu quả nặng nề.


Pranom Tiengtrong (Thái Lan) tìm đến người chữa bằng cách massage sau nhiều tháng bị đau chân dai dẳng. Người trực tiếp massage điều trị cho bệnh nhân này là Kiattisak Chaiwimon. Tuy nhiên, việc điều trị theo cách của người  này khiến cho cô khóc lóc và đau đớn hơn, không hề có tác dụng.


Trong đoạn clip chữa trị cho người phụ nữ này, Kiattisak Chaiwimon đứng cả người trên đôi chân nhỏ bé của bệnh nhân, sau đó kéo giật mạnh vô cùng đáng sợ. Bất cứ ai nhìn đoạn clip cũng không khỏi rùng mình và không bao giờ dám điều trị theo cách này.


Cách chữa bệnh kinh dị.


Người đảm nhận việc chữa đau chân yêu cầu người phụ nữ 46 tuổi nằm xuống sàn trong 1 tiếng, Kiattisak Chaiwimon giẫm cả 2 chân lên chân của cô. Mặc cho khách đau đớn, khóc lóc van xin dừng lại, Kiattisak Chaiwimon vẫn tiếp tục thực hiện động tác massage vô cùng bạo lực.


Sau sự việc này, Tientrong báo cáo  sự việc với cảnh sát. Tác dụng chữa bệnh ở đâu chưa thấy, nhưng người phụ nữ này khẳng định bản thân bị tàn tật vĩnh viễn sau khi đến massage tại nhà  của Kiattisak Chaiwimon. Từ một người có thể đi lại bình thường, việc massage bạo lực, không đúng của Kiattisak Chaiwimon khiến cho Tientrong phải đi lại bằng xe lăn.


Tiengtrong chia sẻ: "Tôi nghĩ đó là một phương pháp massage bình thường. Tôi hơi lo lắng khi anh ta yêu cầu tôi nằm xuống sàn".


Sau khi massage, Tiengtrong cảm thấy khu vực cơ thể bị đau cần được điều trị lại càng đau đớn hơn. Kết quả chụp Xquang cho thấy, các bác sĩ phát hiện xương đùi của cô bị gãy, khớp cổ chân trái bị trật và gãy.


Hậu quả cô Tiengtrong gánh chịu.


Trước khi đến chữa theo cách massage kỳ dị này, Tiengtrong không thể đứng lâu được do chân đau đớn. Điều này ảnh hưởng đến công việc nấu và bán đồ ăn của cô. Những cơn đau đớn kéo dài khiến Tiengtrong không thể buôn bán được gì, không có tiền và chồng cô đã quyết định ly hôn.


Hàng xóm của Tengtrong nhiều lần liên lạc với người dẫm lên chân về các vết thương mà cô gặp phải, nhưng không được nên mới quyết định báo cáo cảnh sát. Chi phí điều trị chân của Tiengtrong lên đến 130.000 bath. Đây là số tiền lớn và người phụ nữ này không có đủ tiền để chi trả.


Khi cơ quan chức năng về y tế của tỉnh Rayong (Thái Lan) đến nhà của người hành nghề massage theo cách không giống ai này,  anh ta cho biết, bản thân học massage từ một cơ sở có tiếng.


Thậm chí, Kiattisak còn tự hào khoe đã chữa trị cho hàng ngàn khách hàng. "Tôi nhớ cô ấy đến và nói bị đau quanh hông. Tôi chạm vào xương bệnh nhân và biết rằng hông bị trật khớp", Kiattisak nói.


Khi được hỏi về nguyên nhân gãy xương ở đùi của cô Tiengtrong, anh ta cho rằng, có thể do bản thân dẫm đạp quá mạnh. "Tôi cố gắng điều chỉnh xương về đúng vị trí bằng cách giẫm nhiều lần lên đùi của cô ấy. Tôi không biết cô ta khóc vì xương bị gãy".


Kiattisak bị phạt vì mở cơ sở chữa bệnh không phép, bản thân không phải là bác sĩ được cấp phép hoạt động và không phải là cơ sở massage có giấy phép.


Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.


Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

Bong Gân Là Gì? Bong Gân Xoa Dầu Nóng Có Được Không?

Bong Gân Bôi Dầu Nóng Được Không? Cách Xử Lý Hiệu Quả.

Bong gân là một dạng chấn thương thường gặp. Tình trạng này cần được xử lý đúng cách để ngăn ngừa tổn thương trở nên tồi tệ hơn và hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bong gân gây ra. Vậy khi bị bong gân có nên bôi dầu nóng hay không và cách xử lý như thế nào? Đông Y Gia Truyền Tấn Khang mời các bạn theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Bôi Dầu Nóng Khi Bị Bong Gân Có Tốt Không?

Có nên bôi dầu nóng khi đang bị bong gân hay không?

Bong gân bôi dầu nóng được không?

Bong gân là hiện tượng dây chằng bị chấn thương dẫn đến tình trạng đứt, rách hoặc kéo căng quá mức. Sau khi dây chằng bị chấn thương, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức đột ngột và không thể cử động khớp. Đồng thời, tại vùng khớp bị tổn thương còn có dấu hiệu phù nề và bầm tím do tụ máu bên trong. 

Khi bị bong gân, bạn cần có biện pháp xử lý đúng cách để giảm nhẹ triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương. Hầu hết các trường hợp bệnh đều có chuyển biến tốt sau vài ngày nếu được chăm sóc tại nhà đúng cách. Bôi dầu nóng sau khi chấn thương xảy ra là thói quen của rất nhiều người. Tuy nhiên, đây là cách xử lý hoàn toàn sai lầm và gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.

Bong gân là hiện tượng dây chằng bị căng giãn và bầm dập, gây sung huyết và bầm tím ngoài da. Nếu bạn bôi dầu nóng vào thời điểm này sẽ khiến tình trạng xung huyết và xuất huyết diễn ra mạnh mẽ hơn. Lúc này, khu vực khớp sẽ bị phù nề nhiều hơn, khiến tổn thương trở nên tồi tệ hơn và dây chằng khó co trở về vị trí cũ. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên sử dụng các loại cao nóng, dầu nóng, rượu thuốc,… để bôi lên da ngay sau khi tình trạng bong gân xảy ra.

Bôi Dầu Nóng Khi Bị Bong Gân Có Tốt Không?

Ngay sau khi bị bong gân bạn không nên xoa bóp khu vực bị tổn thương bằng dầu nóng.

Thay vào đó, bạn nên tiến hành chườm lạnh bằng đá lạnh trong khoảng 4 giờ đầu sau khi chấn thương xảy ra. Nhiệt độ lạnh có tác dụng làm co mạch, cải thiện triệu chứng xung huyết và giảm đau nhanh chóng. Sau 2 ngày chườm lạnh, bạn có thể tiến hành chườm ấm hoặc ngâm chân trong nước ấm để hỗ trợ chữa lành tổn thương tại dây chằng.


Trường hợp bong gân cấp độ nhẹ, bạn có thể vận động trở lại ngay sau khi triệu chứng đau nhức thuyên giảm. Còn trường hợp bong gân ở cấp độ nặng, nên đến cơ sở y tế để được xử lý chuyên khoa, tránh ảnh hưởng đến chức năng của dây chằng.

Cách xử lý bong gân hiệu quả.

Xử lý đúng cách ngay sau khi tình trạng bong gân xảy ra giúp cải thiện triệu chứng đau nhức và sưng tấy tại khớp, ngăn ngừa tổn thương tại dây chằng trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là hướng dẫn cách xử lý ngay sau khi tình trạng bong gân xảy ra bạn có thể tham khảo:

  • Ngừng các hoạt động đang thực hiện và tiến hành nghỉ ngơi. Không nên cố sức vận động khiến tổn thương tại dây chằng trở nên tồi tệ hơn.
  • Tiến hành chườm đá để cải thiện triệu chứng đau nhức, tránh bị co mạch hoặc phù nề. Nên dùng khăn vải bọc đá lạnh rồi chườm lên khu vực bị tổn thương, không chườm đá trực tiếp lên da dẫn đến tình trạng bỏng lạnh.

Bôi Dầu Nóng Khi Bị Bong Gân Có Tốt Không?

Chườm lạnh là phương pháp xử lý đúng sau khi chấn thương xảy ra.

  • Băng cố định phần khớp bị tổn thương giúp bảo vệ dây chằng và hạn chế cử động khớp. Nên băng với lực vừa phải, băng quá lỏng hay quá chật đều ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại.
  • Khi nằm nghỉ ngơi, nên kê chân cao hơn so với tim để hạn chế tuần hoàn máu về khu vực này, hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng sưng đau.
Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Bong gân có bôi dầu nóng được không?” và hướng dẫn về cách xử lý bạn có thể tham khảo. Bôi dầu nóng không nên được tiến hành ngay sau khi tình trạng bong gân xảy ra, tránh để tình trạng phù nề và xung huyết trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn hãy nghỉ ngơi và tiến hành chườm lạnh để giải quyết triệu chứng sưng đau.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

Trị Xương Khớp Hiệu Quả Bằng Rượu Thuốc

 10 Toa Rượu Thuốc Trị Đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả Nên Biết.


Sử dụng rượu thuốc trị đau nhức xương khớp là phương pháp đang được dân gian áp dụng rộng rãi để thay thế cho các loại thuốc giảm đau có hại. Rượu được sử dụng theo hình thức uống hoặc xoa bóp bên ngoài. Dưới đây là 10 toa rượu thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả bạn nên biết. 


10 loại rượu thuốc trị đau nhức xương khớp hiệu quả

Đau nhức xương khớp là triệu chứng thường gặp khi bị chấn thương, thay đổi thời tiết hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý về xương khớp. Dùng rượu thuốc chính là phương pháp giảm đau tự nhiên đang được nhiều người áp dụng để trị đau nhức xương khớp tại nhà. Chúng khá an toàn và dễ sử dụng.


1. Bài rượu thuốc chữa đau nhức xương khớp từ cây lá lốt

Trong dân gian, cây lá lốt được sử dụng rộng rãi trong điều trị đau nhức xương khớp do thời tiết lạnh hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp cấp, gout, thoát vị đĩa đệm hay bệnh viêm khớp dạng thấp. Thảo dược này được Đông y ghi nhận là có tính ấm, giúp khu phong, trừ thấp, chỉ thống, chống viêm, hoạt huyết. Sử dụng theo đường uống, đắp hay ngâm rượu vừa có tác dụng giảm đau, ức chế phản ứng sưng viêm tại khớp, đồng thời tăng cường lưu thông máu đến chữa lành khu vực bị tổn thương.

Bài rượu thuốc trị đau nhức xương khớp từ lá lốt đang được nhiều bệnh nhân đánh giá cao về hiệu quả


Bộ phận được sử dụng để ngâm rượu trị đau nhức xương khớp là rễ và thân cây. Dược liệu được thu hoạch về đem rửa sạch, để ráo nước hoàn toàn trước khi ngâm. Rượu cây lá lốt càng ngâm lâu càng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, nếu không chờ được lâu thì bạn cũng cần để ít nhất 1 tháng hãy sử dụng. Đây là thời gian ngâm cần thiết để các hoạt chất trong cây thuốc được rượu hòa tan.


Chuẩn bị:

  • 200g cây lá lốt
  • 1,5 lít rượu trắng ngon loại trên 40 độ
  • Bình ngâm có dung tích phù hợp.

Cách ngâm và sử dụng:

  • Cây lá lốt được chuẩn bị sẵn đem rửa sạch đất cát, để ráo nước và cắt khúc ngắn cỡ 2 đốt ngón tay.
  • Tráng dược liệu qua một lần rượu để khi ngâm, cây không bị hư thối.
  • Bỏ tất cả vào bình, từ từ đổ rượu vào cho ngập mặt và đậy nắp kín lại.
  • Để bình rượu nơi thoáng mát trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp. Chờ ít nhất 30 ngày mới dùng được.
  • Để trị đau nhức xương khớp, bạn lấy một lượng rượu vừa đủ thoa trực tiếp lên khu vực bị ảnh hưởng. Mát xa một cách nhẹ nhàng trong vài phút để rượu thuốc nhanh thấm vào bên trong.
  • Áp dụng lặp lại 2 – 3 lần trong ngày.

2. Rượu tỏi trị đau lưng, nhức mỏi xương khớp

Toa rượu thuốc trị đau nhức xương khớp từ tỏi đang được nhiều người áp dụng. Với thành phần giàu allicin – một chất kháng sinh thực vật, tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm. Chính vì vậy mà thảo dược này có thể giúp cải thiện tình trạng đau lưng, đau nhức xương khớp liên quan đến các bệnh lý như viêm khớp nhiễm trùng, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, gai cột sống, phong thấp hay thoát vị đĩa đệm.


Sử dụng tỏi ngâm còn mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh như: 

  • Khu phong, tán hàn
  • Làm mạnh gân cốt, giảm áp lực cho xương khớp
  • Giữ ấm các khớp xương
  • Tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở xương khớp.
  • Tiêu diệt gốc tự do và các tác nhân có hại cho khung xương.

Chuẩn bị:

  • 300g tỏi
  • 600ml rượu trắng loại 40 – 42 độ.

Cách ngâm và sử dụng rượu:

  • Lột sạch vỏ từng tép tỏi rồi đem rửa sạch. 
  • Thái tỏi thành nhiều lát mỏng hoặc giã nát
  • Tiếp tục bỏ tỏi vào bình ngâm đã được rửa sạch và tráng qua 1 lớp rượu.
  • Sau đó, bạn đổ rượu trắng vào ngâm chung với tỏi trong thời gian từ 10 – 15 ngày. Lúc này, rượu tỏi đã bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt.
  • Trường hợp bị đau nhức xương khớp có thể dùng rượu tỏi theo đường uống ( 2 ly nhỏ/ngày) kết hợp dùng rượu xoa bóp bên ngoài khu vực bị đau để tăng công dụng điều trị.

3. Điều trị đau nhức xương khớp bằng rượu quế

Rượu quế đang được lưu truyền trong dân gian như là một phương thuốc trị đau nhức xương khớp tự nhiên, giúp xoa dịu cơn đau khó chịu mà không gây tác dụng phụ cho sức khỏe. Loại rượu này có tính nóng, giúp làm tan huyết ứ, cường kiện gân cốt, chỉ thống, kháng viêm, nâng cao sức khỏe xương khớp khi được sử dụng đúng cách. 

Quế được sử dụng kết hợp với các nguyên liệu khác làm thuốc ngâm rượu trị đau nhức xương khớp

Khi ngâm rượu, quế thường được kết hợp với các thảo dược khác để tăng công dụng trị liệu. Có 2 cách ngâm rượu quế trị đau nhức xương khớp như sau:


Cách 1: Kết hợp quế với hạt gấc


Chuẩn bị:

  • 30g vỏ quế
  • 1/2 lít rượu trắng
  • 10 hạt gấc

Cách ngâm và sử dụng:

  • Hạt gấc phơi khô rồi đập lấy phần nhân bên trong đem sao vàng
  • Cả hai nguyên liệu giã nhỏ, trộn lẫn với nhau rồi cho vào hũ thủy tinh ngâm cùng rượu.
  • Để hũ rượu vào nơi mát mẻ trong 10 ngày. Thỉnh thoảng lắc nhẹ bình cho rượu thấm đều vào trong hạt gấc.
  • Do hạt gấc có độc tính nhẹ, bạn chỉ nên dùng rượu xoa bóp bên ngoài để giảm đau. Tránh sử dụng theo đường uống.

Cách 2: Ngâm quế với nhiều loại thảo dược


Chuẩn bị:

  • Ô đầu: 5g
  • Huyết giác, quế, sơn nại, quế chi, hồi sao, hoa thanh hao, thiên niên kiện và kim sương: Mỗi dược liệu 10g.
  • 500ml rượu trắng ngon

Cách ngâm và sử dụng:

  • Tán nhỏ tất cả các vị thuốc trên
  • Bỏ dược liệu vào bình ngâm cùng rượu trắng trong 7 ngày. Mỗi ngày nên lắc bình một lần.
  • Các trường hợp bị đau nhức xương khớp có thể lấy một ít rượu xoa bóp bên ngoài để dễ chịu hơn. Không sử dụng rượu theo đường uống.

4. Bài rượu thuốc trị đau nhức xương khớp từ đinh lăng.

Cây đinh lăng được sử dụng làm thuốc chữa đau nhức xương khớp trong Đông y. Thảo dược này cung cấp nhiều saponin giúp giảm đau, hoạt huyết, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 


Bộ phận được sử dụng để ngâm rượu chủ yếu là rễ và lá đinh lăng. Các trường hợp bị đau lưng, đau nhức các khớp xương, viêm khớp hay thoái hóa khớp đều có thể sử dụng rượu để khắc phục tại nhà thay vì lạm dụng thuốc giảm đau có hại.


Chuẩn bị:

  • 300g đinh lăng (dùng rễ và lá)
  • 1 lít rượu trắng cao độ.

Cách ngâm và sử dụng rượu:

  • Rửa sạch dược liệu. Phần rễ đinh lăng sau khi để ráo nước cần thái mỏng, sao vào. Lá cây cũng đem băm nhỏ.
  • Bỏ tất cả vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng cho ngập mặt rồi để trong ít nhất 2 tuần.
  • Liều dùng trị đau nhức xương khớp là mỗi ngày 1 – 2 ly nhỏ.

5. Trị đau nhức xương khớp với rượu ngâm lược vàng

Nếu đang tìm kiếm các bài rượu thuốc trị đau nhức xương khớp đơn giản, dễ làm, bạn có thể cân nhắc sử dụng rượu lược vàng. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, trong cây chứa nhiều flavonoid và steroid. Chúng có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau, diệt khuẩn. Chính vì vậy mà cây lược vàng thường được sử dụng để điều trị chứng đau nhức xương khớp liên quan đến viêm khớp nhiễm khuẩn hay bệnh gout.

Cây lược vàng có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên nên được ngâm rượu chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị:

  • Thân và lá cây lược vàng
  • Rượu trắng loại 40 – 45 độ.

Cách ngâm và sử dụng rượu:

  • Rửa sạch cây thuốc đã chuẩn bị rồi thái nhỏ
  • Bỏ lược vàng vào bình thủy tinh rồi đổ rượu trắng vào cho đến khi ngập mặt là được
  • Để khoảng 2 tháng sau có thể lấy ra dùng 
  • Mỗi lần uống 10 – 15 ml x 2 lần/ngày. Kết hợp thoa một ít rượu bên ngoài vùng đau nhức và xoa bóp khoảng 5 phút để xoa dịu cảm giác khó chịu.

6. Chữa đau nhức xương khớp bằng rượu thiên niên kiện

Cây thiên niên kiện trong Đông y là một loại dược liệu có vị cay, tính ấm. Thảo dược này có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, đau vùng vai gáy, chống tê bì chân tay, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, phong thấp và nhiều vấn đề khác về xương khớp.


Bộ phận được thu hái để ngâm rượu là phần thân rễ. Dược liệu được thu hái quanh năm đem về rửa sạch bùn đất, cắt khúc ngắn từ 10 – 20 cm rồi đem phơi hoặc sấy khô hoàn toàn.


Bài 1:


Chuẩn bị:

  • Hà thủ ô trắng: 50g
  • Kê huyết đằng: 50g
  • Thiên niên kiện: 50g
  • Ngũ gia bì: 50g

Cách sử dụng:

  • Các nguyên luyện trên được đem rửa cho sạch tạp chất
  • Bỏ tất cả vào bình ngâm chung rắn cạp hoặc rắn hổ mang, sau đó đổ ngập rượu vào ngâm trong 3 tháng.
  • Mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ trong bữa ăn để trị đau nhức xương khớp. Áp dụng vài tháng liên tục để thấy được hiệu quả.

Bài 2: 


Chuẩn bị:

  • Thiên niên kiện: 1kg
  • Hổ cốt: 100g
  • Câu kỷ tử: 100g
  • Ngưu tất: 100g
  • Rượu trắng: 2 lít

Cách dùng:

  • Thái nhỏ dược liệu, đem phơi khô khô, sao vàng và rải xuống nền đất sạch cho nguội (hạ thổ).
  • Cho hết vào bình ngâm cùng rượu trong 2 tháng.
  • Mỗi ngày uống 1 chén rượu nhỏ kết hợp xoa bóp bên ngoài để giảm đau nhức.

7. Rượu cây ngải cứu trị đau nhức xương khớp

Tiếp theo, bạn có thể sử dụng rượu thuốc trị đau nhức xương khớp từ ngải cứu. Đây là loại thảo dược dễ kiếm, có bán ở chợ hoặc được nhiều gia đình trồng trong vườn nhà để hái lá ăn và làm thuốc chữa bệnh.


Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, giúp làm tăng tuần hoàn máu, giảm đau, chống viêm, tán huyết. Chủ trị đau nhức xương khớp, viêm đa khớp, thấp khớp, vôi hóa cột sống, đau lưng, đau đầu, thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng…

Rượu ngâm ngải cứu có tác dụng trị đau nhức xương khớp hiệu quả

Chuẩn bị:

  • 1kg ngải cứu
  • 1 kg chanh
  • 200g đường phèn
  • 1 quả bưởi
  • 2 lít rượu trắng

Cách ngâm và sử dụng rượu:

  • Đem chanh, bưởi và ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ
  • Sao vàng, hạ thổ dược liệu cho nguội rồi bỏ tất cả vào bình ngâm cùng rượu trong 1 tháng.
  • Ngày dùng 1 – 2 ly nhỏ để trị đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi hoặc các chứng đau liên quan đến chấn thương và các bệnh lý về xương khớp.

8. Rượu thuốc trị đau nhức xương khớp từ hạt gấc

Hạt gấc là dược liệu được y học cổ truyền sử dụng với tên gọi là mộc miết tử. Nguyên liệu này chứa nhiều tinh dầu với các thành phần có khả năng giảm đau, chống viêm giúp xoa dịu cơn đau nhức khó chịu ở các khớp xương, giảm sưng viêm khớp.


Chuẩn bị:

  • 20g hạt gấc già, vỏ ngoài đen bóng 
  • Rượu trắng cao độ

Cách ngâm và sử dụng rượu: 

  • Xếp hạt gấc lên vỉ và nướng đến khi vỏ ngoài cháy xém
  • Tách vỏ hạt gấc lấy nhân bên trong giã nhỏ
  • Bỏ dược liệu đã sơ chế vào bình và đổ rượu trắng ngập mặt.
  • Đậy kín nắp bình và ngâm rượu hạt gấc trong khoảng 7 ngày.
  • Mỗi khi xương khớp bị đau nhức, bạn hãy lấy một ít rượu xoa bóp nhẹ nhàng bên ngoài.
  • Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần cơn đau sẽ được xoa dịu đáng kể.

9. Chữa đau nhức xương khớp bằng rượu gừng

Gừng có đặc tính giảm đau tự nhiên nên được dân gian tin dùng làm thuốc trị đau nhức xương khớp. Bạn có thể uống trà gừng, sao nóng với muối chườm đắp bên ngoài hoặc sử dụng thảo dược này để ngâm rượu xoa bóp.


Các hoạt chất quý trong gừng hoạt động như một phương thuốc giảm đau, kháng viêm tự nhiên. Khi ngâm với rượu, dược tính của gừng được nâng lên đáng kể, giúp giảm đau nhanh hơn, đồng thời kích thích lưu thông máu đến chữa lành tổn thương ở vùng xương khớp bị ảnh hưởng.

Rượu gừng được dùng để uống và xoa bóp bên ngoài trị đau nhức xương khớp

Chuẩn bị:

  • 500g gừng tươi
  • 1 lít rượu trắng

Cách ngâm và sử dụng rượu:

  • Gừng sau khi rửa sạch bạn đem thái lát mỏng hoặc giã nát
  • Bỏ nguyên liệu thuốc vừa sơ chế vào bình cùng với rượu
  • Vặn chặt nắp bình, để vào nơi thoáng mát khoảng 7 ngày có thể lấy ra sử dụng.
  • Mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ kết hợp dùng rượu xoa bóp bên ngoài vùng bị đau để kích thích lưu thông máu và làm thư giãn các cơ.

10. Trị đau nhức xương khớp bằng rượu chuối hột

Cuối cùng, bạn có thể cân nhắc sử dụng rượu chuối hột để trị đau nhức xương khớp. Loại rượu thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm mạnh gân cốt, giảm tê bì chân tay, tăng tuần hoàn máu và bồi bổ cơ thể.


Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra nhiều hoạt chất quý có trong chuối hột, bao gồm saponin, tannin và flavonoid. Chúng giúp giảm đau nhức xương khớp nhờ đặc tính giảm đau, tiêu viêm tự nhiên.


Chuẩn bị:

  • Chuối hột: 300g
  • Rượu trắng: 1 lít

Cách ngâm và sử dụng rượu:

  • Chuối hột thái thành lát mỏng, đem phơi hoặc sấy khô
  • Bỏ dược liệu vào chảo nóng, sao vàng, để nguội rồi mới đem ngâm với rượu. Thời gian ngâm trong ít nhất 1 tháng.
  • Để giảm đau nhức, mỗi lần uống 15 x 2 lần/ngày.

Lưu ý khi dùng rượu thuốc chữa đau nhức xương khớp

  • Rượu thuốc cho tác dụng từ từ chứ không nhanh bằng thuốc giảm đau trong Tây y. Vì vậy, bạn nên kiên trì sử dụng theo đúng hướng dẫn để nhanh hết đau.
  • Đối với các bài rượu thuốc trị đau nhức xương khớp dạng uống, tránh lạm dụng quá mức gây phản tác dụng. Tùy theo tửu lượng và mức độ đau, mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 1 – 3 ly nhỏ.
  • Không thoa rượu thuốc ở những khu vực da nhạy cảm, bị trầy xước, có vết thương hở hoặc đang bị bệnh da liễu.
  • Sau khi dùng rượu, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bị dị ứng, khó thở, nổi mẩn ngứa, nôn ói… thì nên ngưng sử dụng.
  • Kết hợp dùng rượu thuốc trị đau nhức xương khớp với phác đồ điều trị của bác sĩ để cơn đau cùng các vấn đề liên quan đến xương khớp nhanh chóng thuyên giảm.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.


Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

Chi Phí Và Quy Trình Mổ U Nang Bao Hoạt Dịch Khớp Gối

 Mổ U Nang Bao Hoạt Dịch Khớp Gối: Chi Phí Và Quy Trình


Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối là thủ thuật can thiệp ngoại khoa giúp loại bỏ túi chất lỏng tồn tại bên trong khớp gối. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện với những trường hợp bị đau nhức nghiêm trọng, u hoạt dịch chèn ép lên rễ thần kinh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Chi Phí Và Quy Trình  Mổ U Nang Bao Hoạt Dịch Khớp Gối
U nang bao hoạt dịch khớp gối là khối u lành tính, có thể loại bỏ bằng tiểu phẫu

Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối là gì? 

U bao hoạt dịch là khối u chứa đầy chất lỏng hoạt dịch nằm ở gần khớp hoặc dây chằng. Khối u lành tính này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường thấy nhất là ở cổ tay, cổ chân hoặc khớp gối. Khi mới khởi phát, khối u có kích thước rất nhỏ và không gây ra triệu chứng bất thường.


Theo thời gian, khối u này sẽ phát triển về kích thước khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các chuyển động thông thường. Nếu chúng chèn ép lên rễ thần kinh hoặc dây chằng còn gây ra triệu chứng đau nhức khá khó chịu. Lúc này, người bệnh cần lên kế hoạch điều trị sao cho phù hợp giúp cải thiện lại chất lượng cuộc sống hàng ngày.


Khi bị u nang bao hoạt dịch, điều trị bảo tồn sẽ là phương pháp được ưu tiên áp dụng trong y khoa. Ở một số trường hợp, khối u nang hoạt dịch có thể tự khỏi mà không cần điều trị chuyên khoa. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, bắt buộc phải làm phẫu thuật để loại bỏ khối u nang. Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi thất bại trong điều trị bảo tồn. Với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến vận động hàng ngày, bác sĩ cũng sẽ xem xét và chỉ định làm phẫu thuật.


Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối là loại bỏ các khối u nang bên trong khớp gối bằng cách can thiệp ngoại khoa. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u nang hoặc cuống khối u để loại bỏ chúng hoàn toàn.  Đây được xem là tiểu phẫu đơn giản nên rất an toàn, tỉ lệ thành công cao và ít phát sinh rủi ro liên quan sau khi mổ. Tuy nhiên, khối u nang bao hoạt dịch vẫn có thể tái phát trở lại sau phẫu thuật thành công.


Quy trình mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối.

Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối sẽ được chỉ định thực hiện nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tốt sau điều trị bảo tồn. Mổ u nang bao hoạt dịch nhằm mục đích cắt bỏ khối u tồn tại bên trong khớp gối. Thông thường, quá trình này sẽ được thực hiện theo quy trình sau đây:

Chi Phí Và Quy Trình  Mổ U Nang Bao Hoạt Dịch Khớp Gối
Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Trước phẫu thuật

Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị cuối cùng, được áp dụng khi các phương pháp điều trị bệnh khác đều không mang lại hiệu quả. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ giải thích cho người bệnh hiểu hơn về quy trình phẫu thuật cũng như các ưu nhược điểm của phương pháp trị bệnh này. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị chọc hút dịch ra bên ngoài để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Một số điều mà người bệnh cần lưu ý trước khi làm phẫu thuật là:


  • Bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để đánh giá một số rủi ro có liên quan.
  • Ngưng sử dụng một số loại thuốc Tây y như aspirin, ibuprofen, chất làm loãng máu,… khoảng 1 tuần trước khi làm phẫu thuật.
  • Thông báo với bác sĩ về một số vấn đề sức khỏe của bản thân (rối loạn chảy máu, cao huyết áp, tiểu đường,…) hoặc tình trạng sức khỏe trước khi làm phẫu thuật (cảm cúm, sốt,…)
  • Không hút thuốc lá, ngừng ăn uống sau nửa đêm trước khi tiến hành phẫu thuật.

Khi phẫu thuật.

Khi làm phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân dựa vào tình trạng bệnh ở từng trường hợp cụ thể. Mục đích của việc gây tê và gây mê là giảm cảm giác đau đớn cho người bệnh, giúp quá trình mổ u nang bao hoạt dịch diễn ra thuận lợi hơn. Hiện tại, việc cắt bỏ u nang hoạt dịch khớp gối có thể được thực hiện theo hai cách. Cụ thể là:


  • Mổ mở: Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt dài khoảng 4cm ngay trên khối u nang rồi tiến hành cạo khối u ra khỏi gân hoặc khớp.
  • Mổ nội soi: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở gần u nang, camera ghi hình sẽ được đưa vào bên trong khớp thông qua kính nội soi khớp. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một số công cụ khác để loại bỏ khối u nang thông qua hình ảnh nội soi thu được trên màn hình lớn.

Mổ nội soi loại bỏ khối u nang hoạt dịch tồn tại bên trong khớp gối
Mổ nội soi loại bỏ khối u nang hoạt dịch tồn tại bên trong khớp gối.

Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí cũng như kích thước của khối u để chỉ định phương pháp cắt bỏ cho phù hợp. Mổ mở hay mổ nội soi đều mang lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, mổ nội soi sẽ ít đau, ít để lại sẹo và có thời gian phục hồi nhanh hơn so với phương pháp mổ mở thông thường. Sau phẫu thuật, khối u nang hoạt dịch sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Quá trình này thường diễn ra kéo dài từ 30 – 45 phút.


Sau phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, vết mổ sẽ được khâu lại bằng chỉ nha khoa và băng lại bằng gạc y tế để tránh bị nhiễm trùng. Người bệnh cần che chắn vết mổ thật cẩn thận để hạn chế các va chạm tại vết mổ, giảm đau nhức và giúp quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn.


Một số triệu chứng bạn phải đối mặt sau phẫu thuật là bầm tím, cứng khớp, sưng đau,… Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi thuyên giảm hẳn. Nếu có nhiễm trùng thứ phát, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại.


Sau khi ca phẫu thuật kết thúc, khu vực phẫu thuật sẽ bị tê kéo dài trong một khoảng thời gian nữa. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự cải thiện và không gây ra triệu chứng nghiêm trọng khác. Người bệnh có thể tiến hành vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giảm đau nhức và hỗ trợ phục hồi tổn thương.


Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối có hiệu quả không?

Mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối được xem là thủ thuật can thiệp ngoại khoa đơn giản, hầu như không để lại biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể ra về sau vài giờ thực hiện mà không cần nhập viện để theo dõi. Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, sau phẫu thuật cắt bỏ thì khối u nang vẫn có thể tái phát trở lại trong tương lai với tỷ lệ từ 5 – 15%. 

Người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức sau mổ khối u bao hoạt dịch khớp gối
Người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức sau mổ khối u bao hoạt dịch khớp gối.

Đau nhức là triệu chứng mà người bệnh nào cũng phải đối mặt sau phẫu thuật. Lúc này, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau theo đơn kê hoặc thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện. Tiến hành chườm đá nếu có thêm triệu chứng sưng viêm. Trường hợp bị cứng khớp gây khó khăn khi vận động, hãy tiến hành vật lý trị liệu để cải thiện.


Nhiễm trùng cũng là một trong những rủi ro có thể gặp phải sau mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối nhưng không phổ biến. Người bệnh có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bằng cách mặc quần áo sạch sẽ và chăm sóc vết mổ đúng cách. Nếu bị nhiễm trùng, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện triệu chứng.


Với những trường hợp phải gây mê toàn thân khi làm phẫu thuật có thể gây ra một số rủi ro liên quan đến gây mê, điển hình nhất là biến chứng tại phổi và tim. Vì thế, khi được đề nghị làm phẫu thuật cắt bỏ khối u nang bao hoạt dịch khớp gối, người bệnh cần làm kiểm tra sức khỏe tổng quát và thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý trước đó. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá các rủi ro và có kế hoạch phòng ngừa phù hợp trước khi phẫu thuật.


Lưu ý khi mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối

Quá trình phục hồi sau mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối sẽ kéo dài từ 2 – 8 tuần dựa vào vị trí thực hiện cũng như phương pháp áp dụng. Để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:


  • Lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để cải thiện triệu chứng đau nhức và hạn chế nguy cơ bội nhiễm. 
  • Dùng nẹp đầu gối trong vài ngày sau phẫu thuật để cải thiện triệu chứng sưng đau, bảo vệ khu vực bị tổn thương và hạn chế vận động tại khớp. Khi nằm nghỉ ngơi, nên để khớp gối nằm cao hơn tim để giảm lượng máu lưu thông về khu vực phẫu thuật và hỗ trợ giảm sưng.

Chi Phí Và Quy Trình  Mổ U Nang Bao Hoạt Dịch Khớp Gối
Cần bằng nẹp khớp gối sau phẫu thuật để hạn chế các rủi ro không mong muốn.

Trong khoảng 2 – 8 tuần sau phẫu thuật, nên hạn chế thực hiện các vận động ảnh hưởng đến khu vực phẫu thuật. Cần cẩn thận khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày, đặc biệt là các cử động có tác động đến khu vực khớp gối.

Không nên bất động chân hoàn toàn sau phẫu thuật. Khi vết mổ đã lành, nên thường xuyên cử động chân để cải thiện độ linh hoạt của khớp và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp xảy ra. Chú ý, chỉ nên vận động thể chất với cường độ vừa phải, không nên làm việc nặng hay vận động quá sớm khi vết mổ chưa phục hồi.

Chi phí mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối

Khi bị u nang bao hoạt dịch khớp gối, bạn có thể loại bỏ khối u nang bằng cách mổ hở hay mổ nội soi đều được. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh đều ưu tiên mổ nội soi do các ưu điểm như ít đau, nhanh lành và thẩm mỹ cao. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để kiểm tra và xử lý khu vực bị tổn thương.


Khi mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối, các khoản chi phí mà người bệnh cần phải chi trả là chi phí xét nghiệm, chi phí phẫu thuật, chi phí thuốc, chi phí truyền dịch, chi phí chăm sóc vết thương và một số chi phí phát sinh khác (nằm viện khi cần thiết, nhiều hơn 2 khối u bao hoạt dịch).


Theo đó, mức chi phí cho một ca phẫu thuật u nang bao hoạt dịch khớp gối sẽ dao động từ 10 – 25 triệu đồng. Để biết được chính xác mức chi phí, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn cụ thể.


Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về phương pháp mổ u nang bao hoạt dịch khớp gối mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Đây là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên, khối u nang vẫn có thể tái phát trở lại sau đó khi gặp điều kiện thuận lợi nhưng có tỷ lệ khá thấp.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022