Browsing "Older Posts"

Những triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp


Những triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp

Người bênh đau nhức xương khớp thường xuất hiện cơn đau khi vận động, di chuyển, thay đổi tư thế hoặc sau khi ngủ dậy. Xương khớp có triệu chứng đau mỏi gây khó khăn khi vận động.

Vùng xương khớp bị tổn thương hoặc viêm có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, nhức nhối khó chịu, cơn đau gắt giống như điện giật và có thể đau bất ngờ bất kỳ lúc nào.

Đau nhói, sưng đỏ, chân tay tê buốt, vận động khó khăn

Cơ thể mệt mỏi, khí huyết kém lưu thông, đau tăng lên khi vận động, ho, hắt hơi.

Cơn đau có thể kết thúc nhanh chóng, kéo dài hàng giờ hoặc âm ỉ dia dẳng.

Cơn đau xương khớp cấp có thể kéo theo tình trạng sốt.


Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Nguyên nhân về tuổi tác

Tuổi tác chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn phải đối mặt với những bệnh lý về xương khớp. Theo thời gian, các cơ quan trong đó có cả hệ xương khớp, cột sống luôn đối mặt với sự thoái hóa, xương khớp bị bào mòn, suy yếu, và mất dần đi chức năng vận động, gây viêm và đau nhức

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền cũng đã viết ra 2 câu thơ để nói về tình trạng bệnh đau nhức xương khớp ở người cao tuổi:

“Nắng mưa là chuyện của trời

Đau xương nhức khớp, bệnh người tuổi cao”

Hầu hết những người khi bước qua độ tuổi ngoài 45 thì đều xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp, đặc biệt phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Do béo phì thừa cân

Hệ thống xương khớp được kết nối bởi các đốt xương và sụn, được bao bọc bởi các cơ và dây chằng nên có khả năng chịu được sức tải của cơ thể nhưng vừa đủ với người có trọng lượng bình thường, cân đối.

Khi trọng lượng vượt quá mức cho phép, trọng tâm của cơ thể bị thay đổi không chỉ ảnh hưởng đến cột sống mà còn làm cho hệ thống xương, cột sống phải chịu sức ép lớn của trọng tải cơn thể. Đồng thời, làm tăng áp lực lên các khớp xương, sụn, theo thời gian sẽ dễ bị tổn thương, gây đau nhức và nhiều bệnh lý về xương khớp.

Do thời tiết

Sự thay đổi của thời tiết, nóng ẩm, lạnh bất thường… có thể làm cho môi trường và cấu trúc bên trong các khớp xương bị thay đổi và ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ như ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu (thay đổi vận mạch), thay đổi độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối, … Tất cả những thay đổi nội môi này đều gây đau nhức xương khớp.

Đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Thực phẩm cần bổ sung

Một chế độ ăn hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho xương khớp đồng thời giúp ngăn ngừa và khắc phục hiệu quả các vấn đề về xương khớp. Người bệnh đau nhức xương khớp nên bổ sung thêm những thực phẩm sau trong thực đơn hàng ngày:

– Tăng cường thực phẩm có lợi, giàu chất xơ có trong rau xanh, củ quả tươi…để tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể phòng ngừa tình trạng lão hóa của xương.

– Bổ sung các thực phẩm tốt cho xương, giàu caxi, kali, Omega 3, Vitamin có lợi cho xương…Những chất dinh dưỡng này có nhiều trong sữa, trứng, cá hồi, quả bơ, hạnh nhân….

– Tăng cường các món canh, món soup có nước hầm xương và rau củ trong thực đơn hàng ngày vì những món ăn vừa đầy đủ chất dinh dưỡng vừa chứa nhiều canxi bổ sung cho người bệnh xương khớp.

– Xây dựng chế độ ăn lành mạnh để tăng cường chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Giữ cân nặng hợp lý để tránh tạo áp lực cho xương, khiến xương bị tổn thương, thoái hóa và đau mỏi.

Thực phẩm cần hạn chế

Ngoài ra người đau nhức xương khớp cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm có hại cho sức khỏe và bệnh xương khớp trong khẩu phần ăn hàng ngày:

– Tránh ăn thực phẩm chiên rán, thực phẩm quá nhiều chất béo như gà xúc xích, thịt xông khói, gà chiên, khoai tây chiên, nội tạng động vật…vì chất béo không chỉ hạn chế dinh dưỡng trong máu mà còn gây tăng cân, tạo áp lực lên cột sống.

– Hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo nhiều vì đường khiến cho tình trạng bệnh xương khớp tiến triển thêm nặng hơn

– Hạn chế sử dụng các đồ uống như bia, rượu, cà phê

Bên cạnh chế độ ăn, người bệnh đau xương khớp cũng nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học, tập luyện những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

13 Cách phòng và chữa đau nhức xương khớp tại nhà

13 Cách phòng và chữa đau nhức xương khớp tại nhà

Nếu như tình trạng đau nhức xương khớp kéo, dù nằm nghỉ nhiều ngày mà cũng không thấy thuyên giảm. Hãy thử ngay các cách chữa đau xương khớp dưới đây để cảm nhận được sự hiệu quả, giảm đau nhanh chóng.

1. Bài thuốc từ cây đau xương

Cây đau xương thường được gọi với những cái tên khác như Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng… được dân gian trồng và sử dụng phổ biến để dùng làm thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp, đau mỏi toàn thân, bệnh tê thấp, thuốc bổ.
Ancaloit là thành phần chính có trong cây đau xương giúp giảm đau, chống viêm do thoái hóa rất hiệu quả. Đồng thời giúp khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.
Cách thực hiện:
Lấy dây đau xương rửa sạch và giã nhỏ và đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức.
Ngâm rượu: Lấy thân dây đau xương thái nhỏ, đem sao vàng và cho vào bình. Đổ ngập rượu, uống 3 lần/ngày
Bên cạnh đó, bạn có thể đem sắc lấy nước uống hàng ngày

2. Chữa tê nhức, đau mỏi xương khớp vùng vai gay bằng rượu gấc

3. Chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt

Lá lốt có vị nồng, có tính ấm, hơi cay, chống viêm, giảm đau, phong hàn ở mức thấp, thường được dân gian sử dùng để chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh
Thực hiện:
+ Cách 1: Lá lốt phơi khô, cho vào nồi và thêm 2 bát nước, sắc đến khi còn ½ bát nước. Uống ngay sau khi còn ấm và uống sau bữa ăn tối
+ Cách 2: Lá lốt 12g, rễ cỏ xước 12g, dây chìa vôi 12g, rễ quýt rừng 12g, hoàng lực 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống nước mỗi ngày
+ Cách 3: lá lốt 20g, hy thiêm 20g, cẩu tích 20g, rễ quýt rừng 16g, cỏ xước 20g, rễ si 16g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống nước mỗi ngày

4.Chữa đau nhức xương khớp từ cây Huyết Đằng

Cây Huyết Đằng còn có các tên gọi khác như Hồng Đằng, Dây máu. Đây là một vị thuốc Đông y có tác dụng hoạt huyết, khu phòng, trị phong thấp, đau nhức, sưng tấy.
Huyết Đằng có tác dụng thư cân hoạt rất mạnh mẽ và thường được dùng để chữa phong thấp khớp, đau nhức xương, đau mỏi đầu gối, gân cốt tê dại.
Cách thực hiện:
+ Cách 1: Huyết Đằng, Thổ Phục Linh, Hy Thiêm, Rễ Vòi mỗi vị 16g; Huyết Dụ mỗi vị 10g , Ngưu Tất, Sinh Địa mỗi vị 12g; rễ Cà Gai Leo, Nam Độc Lực, rễ cây cúc Ảo,. Mỗi ngày sắc một thang để uống
+ Cách 2: Huyết Đằng 20g, Cẩu Tích, Ngưu Tất, Cốt Toái Bổ, Tỳ Giải, mỗi vị 20g, Thiên Niên Kiện 6g Bạch Chỉ 4g. Sắc lấy nước uống có tác dụng chữa đau nhức chân tay, đau mỏi xương, phong thấp.

5. Chữa đau mỏi vai gáy bằng ngải cứu sao muối

6. Mật ong và bột quế

Pha 2 thìa mật ong vào cốc nước nóng và thêm 1 muỗng nhỏ bột quế, khuấy đều và uống 2 lần mỗi ngày. Uống thường xuyên có tác dụng chữa đau nhức, viêm xương khớp mãn tính rất hiệu quả.

7. Cỏ trinh nữ chữa đau nhức xương khớp

Cỏ trinh nữ là một dược liệu trong y học cổ truyền có tính hàn, hơi se, có tác dụng chống viêm, giảm đau…
Cách thực hiện:
+ Bài 1: Lấy 20 – 30 g rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao vàng cho thơm, sắc với 400ml nước, đun cô cạn đến khi còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày
+ Bài 2: rễ trinh nữ, rễ cúc tần, rễ bưởi bung mỗi thứ 20g; rễ cam thảo dây, rễ đinh lăng mỗi thứ 10g.
+ Bài 3: rễ trinh nữ, thân cây bọt ếch, thân cây ớt làn lá to, rễ khúc khắc mỗi thứ 10g, quả tơ hồng vàng, rễ bạch đồng nữ, mỗi thứ 8g. Đem sắc lấy nước, cô cạn thành dạng cao lỏng. Uống 2 lần mỗi ngày
+ Bài 4: rễ trinh nữ, gai tầm xoọng, hy thiêm, dây đau xương, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, thiên niên kiện, kê huyết đằng mỗi thứ 12g. Có thể đem ngâm rượu và sắc lấy nước để uống hàng ngày

8. Đu đủ và mễ nhân sống

Lấy mỗi nguyên liệu khoảng 30 g. Rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa cho đến khi mễ nhân chín mềm, thêm ít đường trắng và uống đều đặn mỗi ngày giúp giảm đau nhức xương khớp vùng lưng.

9. Ngải cứu trắng nướng nóng

Lấy một nắm lá ngải cứu trắng, rửa sạch, thêm muối rồi đổ nước nóng lên và đắp vào vùng bị đau. Ngải cứu muối ấm có tác dụng giảm bớt sưng tấy, chống viêm và đau nhức. Người thường xuyên bị đau khớp, đặc biệt là người già nên đắp thường xuyên để giảm đau nhức khớp hiệu quả.

10. Chữa đau nhức vai gáy bằng phen chua, hành khô

Cách phòng ngừa đau nhức xương khớp

11. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho xương khớp

Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp giảm tình trạng viêm nhiễm xương khớp và tăng khả năng hấp thụ canxi cho xương.
Nên ăn những loại thực phẩm như rau xanh, súp lơ xanh, rau cải ngọt, rau rền. Trái cây họ cam quýt, bưởi… Các loại ngũ cốc, lúa mì, đậu nành giúp tăng cường sức đề kháng, hấp thụ canxi trong cơ thể giúp phòng ngừa đau nhức xương khớp tái phát
Tránh ăn các loại gia vị hương liệu có tính cay nóng, nội tạng động vật, thị đỏ, thực phẩm chế biến sẵn. Hạn chế đồ chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chuối chín, rau ngót, các loại cà

12. Chế độ luyện tập tốt

Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe và chức năng xương khớp, đẩy lùi tà khí độc lưu trú trong các khớp xương, giúp giảm đau nhức xương khớp.

13. Một số biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp

– Giữ ấm cho cơ thể tránh bị cảm lạnh, nhiễm độc khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, uống và tắm bằng nước ấm để cơ thể không bị lạnh.
– Làm nóng vùng khớp bị đau giúp lưu thông máu đến khớp, đánh tan tà khí độc bằng cách xoa bóp dầu, rượu thuốc, cạo gió
– Duy trì trọng lượng cân đối: Ổn định trọng lượng để giảm sức đè nén lên cột sống và các khớp xương, phòng ngừa các khớp bị thoái hóa, viêm khớp sụn
– Uống nhiều nước: Càng về già thì xương khớp bị mất nước nhiều hơn, trong sụn khớp có tới 70% thành phần là nước nên bạn cần duy trì lượng nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày. Tránh xương khớp bị mất nước và phòng ngừa bị thoái hóa xương khớp.
Nếu như việc sử dụng các bài thuốc ở trên chỉ nhằm mục đích giảm đau tạm thời, chưa thể hồi phục hoàn toàn được chức năng, hoạt động của xương khớp. Đặc biệt là do nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ra như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… thì cần đến những bài thuốc có thể giải quyết được triệt để tận gốc căn nguyên gây bệnh
Trên thực tế, các bài thuốc Đông y luôn được đánh giá cao và có hiệu quả tích cực trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Giảm nhanh tình trạng đau nhức xương khớp, cột sống, do tác động trực tiếp từ căn nguyên gây bệnh, giải quyết từ mọi “ngóc ngách” của bệnh.
Bạn đang lo lắng về tình trạng đau nhức xương khớp, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0344533134 để được tư vấn chi tiết về bệnh và cách điều trị hiệu quả nhất.

Tác Giả:

Đinh Bá Tường

Mô Tả: Đinh Bá Tường là chủ nhà thuốc Đông Y Gia Truyền Tấn Khang đồng thời là cũng là lương y trẻ tuổi có tiếng trong ngành đông y việt Nam, góp phần không nhỏ vào y học nước nhà và được sự thừa hưởng ngành nghề Đông Y gia truyền nhiều đời để lại. Dưới sự chắc lọc tinh hoa Đông Y gia truyền kết hợp với vô vàng thảo dược quý hiếm đã chữa trị cho vô số người bệnh, đem lại cho họ niềm hạnh phúc trong cuộc sống.