Browsing "Older Posts"

Thứ nhiều người nhìn thấy đã sợ lại là "thần dược" chữa bệnh

Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị ngọt mặn, tính bình; vào kinh can và thận. Có tác dụng ích thận cố tinh, bổ hư, xúc niệu.

Tổ bọ ngựa còn gọi tang phiêu tiêu. Tên khoa học  Ootheca Mantidis. Tang phiêu tiêu là bao trứng khô của các loài bọ ngựa làm trên cây Dâu (Paradenctora sinensis, Statilia maculata, Mantis religiosa, Haeredula patollifora), thuộc họ Bọ ngựa (Mantidae). Đồ chín khoảng 1/2 giờ cho trứng bên trong chín; có thể nướng hoặc sao.

Tổ bọ ngựa có protid, lipid, Ca và sắt… Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị ngọt mặn, tính bình; vào kinh can và thận. Có tác dụng ích thận cố tinh, bổ hư, xúc niệu. Chữa mồ hôi trộm, tiểu nhiều về đêm; đau lưng mỏi gối, di tinh liệt dương, xuất tinh sớm; trẻ em đái dầm, người cao tuổi tiểu són; phụ nữ bế kinh, khí hư. Liều dùng: 6 - 20g.

Một số bài thuốc trị bệnh có tang phiêu tiêu:
Trị thận hư, di tinh, xuất tinh sớm.

Bài 1: tổ bọ ngựa 10 cái, đường trắng 12g. Tổ bọ ngựa đốt thành than, nghiền thành bột, trộn với đường trắng. Buổi tối trước khi đi ngủ, uống làm một lần. Uống liền trong 3 ngày. Chữa di tinh.

Bài 2: Tang phiêu tiêu, long cốt nung, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột. Mỗi lần uống 8g, chiêu với nước muối. Chữa di tinh.
Thứ nhiều người nhìn thấy đã sợ lại là "thần dược" chữa bệnh - 1
Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu) – vị thuốc quý trị nam giới di tinh, liệt dương; phụ nữ khí hư bạch đới.

Trị các chứng thận hư tiểu vặt tiểu són, trẻ em đái dầm

Bài 1: Thuốc bột Tang phiêu tiêu: tang phiêu tiêu 12g, viễn chí 6g, thạch xương bồ 6g, đảng sâm 12g, long cốt 12g, phục linh 12g, quy bản 12g, đương quy 12g, cam thảo 4g.  Các vị nghiền thành bột hoặc sắc uống. Trị chứng thận khí không chắc, hay đi tiểu vặt.

Bài 2: tổ bọ ngựa 10g, kim anh 10g, liên tu 10g, hoài sơn 15g. Sắc uống trong ngày. Trị đau lưng, tiểu són.

Bài 3: tang phiêu tiêu 20g, ích trí nhân 20g. Sắc uống. Trị chứng hạ tiêu hư hàn (lạnh bụng dưới) tiểu vặt, tiểu dắt, tiểu dầm.

Bài 3: tang phiêu tiêu 12g, đảng sâm 12g, bổ cố chỉ 12g, ích trí nhân 10g, thỏ ty tử 10g, ba kích 10g. Sắc uống, uống 2 - 3 lần trong ngày. Chữa tiểu dầm.

Bài 4: tang phiêu tiêu 30g, ba kích 30g, thạch hộc 20g, đỗ trọng 20g. Các vị sao, phơi sấy khô, tán bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn, viên 6g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống với ít rượu hâm nóng. Chữa đau lưng, tiểu són.

Chữa xuất huyết (phổi và dạ dày): tang phiêu tiêu 10g, bạch cập 15g. Sắc uống trong ngày.

Chữa tiểu tiện không thông: tổ bọ ngựa 9g, hoàng cầm 10g. Sắc uống trong ngày

Chữa bạch đới, khí hư: tang phiêu tiêu tẩm rượu, sao khô, tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống 8g với nước gừng, ngày 2-3 lần.

Chữa viêm tai có mủ, đau nhức: tang phiêu tiêu 10g, đốt tồn tính; xạ hương 0,5g tán nhỏ, rây mịn. Hai vị trộn đều, dùng tăm bông thấm thuốc bôi vào tai, ngày vài lần.

Chữa hóc xương cá: tang phiêu tiêu 12g giã nhỏ, nấu với giấm, uống làm nhiều lần trong ngày.

Kiêng kỵ: người bị đi tiểu vặt do thấp nhiệt không được dùng.
Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Những căn bệnh kỳ lạ và đáng sợ nhất trên quả đất


Xuất hiện từ rất sớm nhưng cho đến giờ những căn bệnh kỳ lạ này vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể.

1. Bệnh giun chỉ bạch huyết (chân, tay voi)
Bệnh giun chỉ bạch huyết, còn được gọi là bệnh chân voi, được biết đến nhiều nhất từ những bức ảnh ấn tượng của những người có cánh tay và chân bị phình to hoặc sưng. Bệnh gây ra bởi giun ký sinh do muỗi lây truyền. Căn bệnh này từng là nỗi ám ảnh khi có 120 triệu người mắc bệnh, với 40 triệu ca rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Top 10 căn bệnh kỳ lạ và đáng sợ nhất trên thế giới, y học chưa có lời giải - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Các triệu chứng bệnh thường không xuất hiện cho đến nhiều năm sau khi nhiễm bệnh. Khi ký sinh trùng tích tụ trong các mạch máu, chúng có thể hạn chế lưu thông và khiến chất lỏng tích tụ trong các mô xung quanh. Ngoài tay, chân là phổ biến nhất thì có trường hợp còn bị sưng phù ngực và bộ phận sinh dục.
2. Bệnh Progeria: Những đứa trẻ 80 tuổi
Progeria được gây ra bởi một khiếm khuyết nhỏ trong mã di truyền của trẻ, gây ra hậu quả tàn khốc và thay đổi cuộc sống. Trung bình, một đứa trẻ sinh ra với căn bệnh này sẽ chết ở tuổi 13. 
Top 10 căn bệnh kỳ lạ và đáng sợ nhất trên thế giới, y học chưa có lời giải - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Trẻ mắc bệnh có dấu hiệu lão hóa nhanh gấp hàng chục lần so với người bình thường, chúng phát triển các triệu chứng thực thể nổi bật, thường bao gồm hói đầu, bệnh tim, xương mỏng và viêm khớp. Bệnh Progeria là cực kỳ hiếm, chỉ có khoảng 48 người sống với nó trên toàn thế giới.
3. Hội chứng người sói
Top 10 căn bệnh kỳ lạ và đáng sợ nhất trên thế giới, y học chưa có lời giải - 3
Nhấn để phóng to ảnh
Khi cậu bé Abys DeJesus lên 2 tuổi, khuôn mặt bỗng trở nên sậm màu, xuất hiện những mảng lông kỳ lạ. Các bác sĩ cho rằng có thể cô bé mắc bệnh hội chứng Werewolf hay còn gọi là người sói.
Căn bệnh này được gọi là hội chứng người sói vì những người mắc bệnh này trông giống người sói - ngoại trừ không có răng và móng vuốt sắc nhọn. 
4. Hội chứng người da xanh
Top 10 căn bệnh kỳ lạ và đáng sợ nhất trên thế giới, y học chưa có lời giải - 4
Nhấn để phóng to ảnh
Một gia đình lớn được biết đến với cái tên “những người da xanh da đỏ”, sống ở vùng đồi quanh Troubleome Creek ở Kentucky cho đến những năm 1960. Hầu hết những người này đều thọ qua 80 tuổi, không mắc bệnh nặng gì ngoài việc da có màu xanh kỳ lạ. Các đặc điểm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người mắc bệnh này có làn da màu xanh, mận, chàm hoặc gần như tím. 
5. Bệnh Pica
Top 10 căn bệnh kỳ lạ và đáng sợ nhất trên thế giới, y học chưa có lời giải - 5
Nhấn để phóng to ảnh
Pica là hội chứng muốn ăn các chất phi thực phẩm. Người bị chẩn đoán mắc bệnh Pica thường ăn những thứ nguy hiểm như bụi bẩn, giấy, keo và đất sét… Mặc dù nó được cho là có liên quan đến sự thiếu hụt khoáng chất, các chuyên gia y tế đã không tìm thấy nguyên nhân thực sự và không có cách chữa trị chứng rối loạn này.
6. Bệnh ma cà rồng
Top 10 căn bệnh kỳ lạ và đáng sợ nhất trên thế giới, y học chưa có lời giải - 6
Nhấn để phóng to ảnh
Có những người mắc căn bệnh rất sợ ra ngoài ánh nắng, một trong số họ thậm chí bị đau và phồng rộp da ngay khi ra ngoài. Dù không uống máu hay có sở thích ngủ trong quan tài như ma cà rồng thật , nhưng căn bệnh hiếm gặp này khiến vẻ ngoài của họ giống ma cà rồng, thậm chí mọc răng không đầy đủ. Căn bệnh bí ẩn này hiện vẫn không có thuốc chữa.
7. Hội chứng "Alice ở xứ sở thần tiên"
Top 10 căn bệnh kỳ lạ và đáng sợ nhất trên thế giới, y học chưa có lời giải - 7
Nhấn để phóng to ảnh
Hội chứng "Alice ở xứ sở thần tiên" là căn bệnh ảnh hưởng đến việc xác định phương hướng và thị giác của con người. Các đối tượng nhận thức con người, các bộ phận của con người, động vật và các vật thể vô tri nhỏ hơn đáng kể so với thực tế. 
8. Bệnh viêm da Blaschko
Top 10 căn bệnh kỳ lạ và đáng sợ nhất trên thế giới, y học chưa có lời giải - 8
Nhấn để phóng to ảnh
Người đầu tiên phát hiện ra căn bệnh lạ về da này là bác sĩ da liễu người Đức tên Alfred Blaschko vào năm 1901. Bệnh Blaschko là hiện tượng vô cùng hiếm gặp, khiến người mắc phải xuất hiện mẩn đỏ, mụn nước theo những đường sọc kỳ quái khắp người.
Blaschko là một mô hình vô hình được xây dựng trong DNA của con người. Nguyên nhân của các sọc được cho là kết quả từ chủ nghĩa khảm; chúng không tương ứng với hệ thống thần kinh, cơ bắp hoặc bạch huyết. Điều khiến chúng đáng chú ý hơn là chúng tương ứng khá chặt chẽ từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, thường tạo thành hình dạng chữ V trên xương sống, ngực, dạ dày và hai bên. Và mới chỉ có phương pháp điều trị tạm thời cho bệnh viêm da Blaschko.
9. Hội chứng Corpse
Top 10 căn bệnh kỳ lạ và đáng sợ nhất trên thế giới, y học chưa có lời giải - 9
Nhấn để phóng to ảnh
Đây là một hội chứng trầm cảm và khuynh hướng tự tử, trong đó bệnh nhân thường tin rằng mình là một xác chết biết đi. Ảo tưởng này thường được mở rộng đến mức mà bệnh nhân có thể cho rằng anh ta có thể ngửi thấy mùi thịt thối rữa của chính mình và cảm thấy những con giun bò qua da. Bệnh này xảy ra với những người thường xuyên mất ngủ hoặc bị tâm thần do lạm dụng amphetamine, cocaine.
10. Jumping frenchman disorder
Top 10 căn bệnh kỳ lạ và đáng sợ nhất trên thế giới, y học chưa có lời giải - 10
Nhấn để phóng to ảnh
Đặc điểm chính của bệnh nhân mắc chứng Jumping frenchman disorder là giật mình vì tiếng ồn hoặc cảnh tượng bất ngờ. Thậm chí, chỉ cần những hành động rất nhỏ thôi cũng khiến người bệnh giật bắn mình không kiểm soát được và có những hành động đột ngột ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Bệnh được xác định có nguồn gốc từ Pháp-Canada, phản xạ kỳ lạ cũng đã được xác định ở các nơi khác trên thế giới.

                                                                               theo: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang
Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

7 thực phẩm tốt nhất cho xương khớp



Thực phẩm tốt cho người viêm khớp 

7 loại thực phẩm dưới đây lấy cảm hứng từ chế độ ăn kiêng của người Crétois (thuộc đảo Crete-Hy Lạp). Đây chính là những thực phẩm dinh dưỡng thiết yếu để ngăn ngừa và giảm bệnh viêm xương khớp.

1. Rau gia vị

Nhờ các hợp chất lưu huỳnh, allicin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ – Tỏi, hành tây, hẹ, hành lá hoặc tỏi tây đã được chứng minh là đóng vai trò chống viêm rất tốt. Để có hiệu quả tối ưu, dược sĩ Carole Minker khuyên “nên băm hoặc xay tỏi trước khi nấu, sau đó để yên trong mười phút, để thúc đẩy các phản ứng hóa học có lợi của tỏi”.

2. Các loại dầu 

Dầu cải, dầu hạt lanh, dầu ô liu… là nguồn thực vật chính cung cấp omega-3, những axit béo thiết yếu này làm mất cân bằng các tác động gây viêm của chất béo xấu (trong thịt, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm chiên và thực phẩm công nghiệp) và omega-6 (có rất nhiều trong các loại dầu của hướng dương, ngô hoặc hạt nho).
Chú ý: chỉ dùng dầu hạt lanh làm gia vị, ăn trực tiếp, không dùng để nấu ăn.
Dầu ôliu nguyên chất rất giàu axit béo không bão hòa đơn, axit oleic, là bạn của tim mạch, dầu ô liu chứa oleocanthal: một chất polyphenol chống oxy hóa với tác dụng giảm đau và sẽ giúp ngăn chặn enzyme liên quan đến trình trạng viêm. Dầu ô liu được sử dụng như gia vị và nấu ăn, nhưng với nhiệt độ không vượt quá 180°C đến 200°C.

3. Các loại ngũ cốc

Gạo lứt, yến mạch, quinoa (hạt diêm mạch) hoặc lúa mạch là những loại ngũ cốc chứa rất nhiều chất xơ, vitamin B6 và B9 và protein hữu ích chống viêm.
“Nếu bạn thích sự đa dạng, hãy kết hợp các loại ngũ cốc và rau sẽ cho ra các axit amin thiết yếu có thể bù đắp cho việc ăn ít thịt đỏ (loại có khả năng gây viêm) Carole Minker lưu ý nên dùng loại nguyên chất, không tinh chế và loại hữu cơ.

4. Họ nhà cải

Họ nhà cải gồm bắp cải, củ cải trắng, đỏ. Các loại này rất giàu vitamin C và K, flavonoid, chất xơ và các hợp chất lưu huỳnh, glucosinolates, kích thích các enzyme ngăn chặn các quá trình viêm và ngăn chặn sự phá hủy các tế bào sụn. Để tận dụng tối đa lợi ích của các loại thực phẩm này, hãy thêm vào thực đơn của bạn ít nhất 3 lần một tuần, tốt nhất là ăn sống, hoặc nấu sơ, hấp hoặc nấu với một ít nước để giữ được các vitamin.

5. Cá béo

Các loại cá như cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá hồi, lươn và cá bơn rất giàu omega-3, selen, kẽm và vitamin D, giúp bảo vệ chống viêm và nên được ăn hai lần một tuần, nên hấp hoặc không nấu kỹ để bảo quản omega-3, “rất nhạy cảm với quá trình oxy hóa”, bác sĩ Cécile Bertrand, chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh. Và tốt hơn hết là nên ăn các loại cá nhỏ ít bị ô nhiễm bởi kim loại nặng như cá ngừ hoặc cá kiếm.

6. Các loại trái cây có màu đỏ

Các loại quả anh đào, quả mâm xôi, quả việt quất, lựu, quả nam việt quất, dâu tây và nho, chất cô đặc chống oxy hóa thực sự, có chứa polyphenol, beta-carotene, vitamin C và các khoáng chất khác nhau. Tannin và sắc tố (anthocyanin) là chất chống viêm, như ibuprofen hoặc aspirin.
Tốt hơn là nên ăn tươi vì sẽ giữ được vitamin C, nhưng hãy chú ý rửa thật sạch bởi vì “dâu tây, quả mâm xôi và anh đào là một trong những loại quả bị nhiễm thuốc trừ sâu nhất”, Carole Minker cảnh báo.

7. Các loại hải sản có vỏ

Các loại hải sản có vỏ là nguồn protein phong phú, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng chống oxy hóa (kẽm và selen) không có trong các thực phẩm khác.
Ngoài ra, chất chitin có trong vỏ động vật giáp xác, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất glucosamine, là “chất cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của sụn và tất cả các khớp”, bác sĩ dinh dưỡng Cécile Bertrand nhắc nhớ. Đặc biệt khi ăn tôm, chúng ta có thể ăn cả vỏ vì rất giàu chondroitin và glucosamine.
                                                                          Theo: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Khẩu trang vải tự làm có hiệu quả trong phòng dịch COVID-19?



Tự làm khẩu trang


Một số hướng dẫn được đăng trên các trang mạng xã hội để khuyến khích mọi người tự làm khẩu trang, trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Chắc các bạn cũng đang tự hỏi về hiệu quả của khẩu trang vải thủ công.
Vì không thể tìm mua khẩu trang y tế, giá bán của chúng cũng rất cao nên nhiều người đã học cách tự làm khẩu trang. Điều đó tốt hơn là không có gì bởi ít nhất nó có thể bảo vệ bạn khỏi nước bọt của người khác khi tiếp xúc gần cũng như hạn chế phán tán nước bọt nhưng vẫn cần chú ý an toàn.

Nó có thể hạn chế phát tán nước bọt, nhưng cũng là một nguồn gây ô nhiễm

Liên quan đến các nhân viên điều dưỡng, tiếp xúc gần và phải tự bảo vệ mình trước các bệnh nhân có khả năng mang COVID-19, do đó, việc mang khẩu trang tự làm là điều không không thể nghĩ bàn. Điều mà Anne Goffard, nhà virus học tại Bệnh viện Đại học Lille, xác nhận với tờ báo CheckNews: “Đó là một ý tưởng tồi. Chất liệu vải không thể bảo vệ khỏi việc lây nhiễm virus”.
Điều đáng lo ngại là các khẩu trang tự chế có độ an toàn không đảm bảo, kích thước giọt nước bọt bé li ti vẫn có thể lọt qua. Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 trên một nhóm nhân viên điều dưỡng đã kết luận rằng nguy cơ lây nhiễm cao hơn của loại khẩu trang bằng vải: “Loại này giữ nấm mốc, việc tái sử dụng và khả năng lọc kém của loại khẩu trang vải tự làm này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm”.
Dù có khẩu trang tốt nhưng cần sử dụng đúng cách 

“Sử dụng một lần”

Hiệp hội vệ sinh bệnh viện Pháp (SF2H), trên trang của mình, cũng khuyến cáo các chuyên gia y tế không nên sử dụng các loại khẩu trang khác thay cho khẩu trang phẫu thuật (ví dụ: khẩu trang vải, khẩu trang giấy, giẻ buộc sau đầu), vì hiệu quả bảo vệ của các loại này rất kém.
Ví dụ, đối với những người muốn tự làm và đeo những chiếc khẩu trang này khi họ đi mua sắm vì họ thấy đẹp hơn. Đối với Gilles Pialoux, trưởng khoa truyền nhiễm và bệnh nhiệt đới tại bệnh viện Tenon (Paris), ý tưởng này không bị bác bỏ hoàn toàn: “Trong trường hợp thiếu khẩu trang bảo vệ, thì loại này có thể dùng”.
Tuy nhiên, ông cảnh báo về những rủi ro lây nhiễm liên quan đến việc chạm vào mặt để đeo và tháo khẩu trang, cũng như tính chất của loại khẩu trang này: “Nếu có dùng thì tốt hơn là mọi người nên sử dụng loại khẩu trang này một lần. Nó phải được bỏ sau khi sử dụng và không được bỏ lại vào túi, sẽ bị nhiễm khuẩn. Và bạn phải rửa tay ngay sau khi cởi bỏ khẩu trang ra”.
Theo quan điểm tình hình hiện nay, Tổng giám đốc Y tế, Jérôme Salomon, đã bày tỏ sự dè dặt về những chiếc khẩu trang tự làm này, và nói chung về việc đeo bất kỳ loại khẩu trang nào của những người không bị bệnh: “khẩu trang vải tự làm là những sáng kiến ​​cá nhân. Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng việc xử lý khẩu trang, cho dù nó được làm bằng vải hoặc loại có thể bảo vệ, nó cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus từ bề mặt lên bề mặt. Khẩu trang là loại dùng để bảo vệ nhưng chúng ta dễ lây nhiễm virus khi sử dụng không đúng cách và trong khi tháo ra”.
Các cơ quan y tế khuyến nghị thường xuyên rửa tay, tự cách ly và giảm thiểu tiếp xúc gần mỗi ngày là biện pháp tránh dịch tốt và an toàn nhất.
                                                                     Theo: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Người đầu tiên đề xuất ‘rửa tay phòng bệnh’ bị cho là kẻ điên


Hình ảnh Semmelweis trên Google Doodle ngày 20/3
Vào thế kỷ 19, việc sinh nở trong bệnh viện thời đó vẫn là một thứ gì đó cực kỳ rủi ro, một số bà mẹ sau khi sinh xong sẽ lên cơn sốt. Và cứ 10 người thì lại có một người tử vong. Điều đó chỉ giảm đi khi có một vị bác sỹ đề xuất rửa tay trước khi đỡ đẻ, cũng là cách đề phòng COVID-19 hữu hiệu đang được nhấn mạnh.
Sinh tại vùng Buda (hiện thuộc thủ đô Budapest), Hungary vào ngày 1/7/1818, Ignaz Semmelweis tốt nghiệp bằng thạc sĩ ngành hộ lý và đạt được học vị tiến sĩ tại Đại học Vienna. Khi ông bắt đầu công tác tại Bệnh viện Đa khoa Vienna vào giữa thế kỷ 19, một căn bệnh lây nhiễm hiểm nghèo và bí ẩn được gọi là “sốt hậu sản” đã dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở sản phụ đang ở cữ trên khắp Châu Âu.
Không một bác sĩ nào biết nguyên nhân thực sự của căn bệnh bí ẩn này là gì, mặc cho các cuộc điều tra đã được tiến hành cẩn thận. Họ vẽ ra tới 30 giả thuyết gây sốt bao gồm sai sót trong quá trình mang thai, mất cân bằng ure trong máu, áp lực tử cung tác động lên các cơ quan nội tạng… Một số nam bác sĩ còn tin rằng việc họ khám cho các sản phụ khiến họ ngại và bị sốt.
Tại bệnh viện, gần như ngày nào cũng có một sản phụ qua đời. Mỗi buổi sáng bắt đầu ngày làm việc của mình, Semmelweis đều phải làm một công việc không thể tồi tệ hơn, khám nghiệm tử thi cho những sản phụ tử vong ngày hôm trước.
Ông quen thuộc với những xác chết này đến nỗi vừa nhìn vào đã nhận ra ai chết vì sốt hậu sản. “Công việc khiến tôi cảm thấy đau khổ đến nỗi cuộc sống không còn có ý nghĩa gì”, Semmelweis từng phải thốt lên. Ông từ bỏ công việc của mình tại bệnh viện tháng 10 năm 1846.
Theo quy trình chuẩn, 1 bác sĩ cần rửa tay 100 lần mỗi ngày. Nhưng họ sẽ chỉ mất 15-25 giây cho mỗi lần rửa tay, tổng cộng 25 phút mỗi ngày. Bù lại, khoảng 5 triệu sinh mạng sẽ được bảo vệ mỗi năm chỉ từ việc rửa tay.

Có thứ gì đó trên tay các bác sĩ

Tháng 3 năm 1847, trách nhiệm thôi thúc Semmelweis trở lại bệnh viện, điều đầu tiên ông nhận được là một hung tin: Giáo sư Jakob Kollerschka, một nhà nghiên cứu bệnh học pháp y và cũng là bạn tốt của ông đã qua đời.
Giữa cảm giác đau đớn ấy, điều khiến Semmelweis sửng sốt hơn cả là khi khám nghiệm cho Kollerschka, thi thể ông ấy có những đặc điểm giống hệt những người phụ nữ chết do sốt hậu sản. Bác sĩ Semmelweis kết luận Kollerschka cũng đã chết vì bị sốt… nhưng vì ông ấy là một người đàn ông, không thể gọi đó là bệnh sốt hậu sản được.
Ông đã truy xét những ngày làm việc trước đó của người bạn Kollerschka, khi đang hướng dẫn một sinh viên khám nghiệm tử thi. Người sinh viên này trong lúc hậu đậu đã vô tình đưa dao mổ cắt phải ngón tay của Kollerschka. Bằng kinh nghiệm nghiên cứu, bác sĩ Semmelweis nghĩ đó chính là nguyên nhân gây bệnh cho người bạn của mình.
Khi nhân loại chưa biết rằng những con vi khuẩn tí hon có thể gây bệnh, bác sĩ Semmelweis chỉ có thể đoán một loại “hạt” nhỏ bé nào đó từ tử thi đã chui qua vết dao cắt vào máu của Kollerschka, sau đó khiến ông bị sốt dẫn tới tử vong.
Ngay sau khi bác sĩ Semmelweis yêu cầu các y bác sĩ trong khoa phải thường xuyên làm vệ sinh tay, tỷ lệ tử vong của các sản phụ đã giảm từ 18,27% xuống còn 1,27%, và trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 8 năm 1848, không có sản phụ nào qua đời trong khi lưu lại khoa sản do bác sĩ Semmelweis đứng đầu.
Tượng đài tưởng niệm Semmelweis tại quê nhà Budapest, Hungary

Người đàn ông cứu sống nhiều sinh mạng nhất lịch sử nhân loại nhưng lại chết trong bi thảm

Mặc dù có những thành tựu như vậy, nhưng nhiều đồng nghiệp của bác sĩ Semmelweis trong giới y khoa vẫn phủ nhận ý tưởng của ông, không coi đó là nghiêm túc. Một số nói rằng việc yêu cầu các bác sĩ rửa tay khiến họ bị xúc phạm, rằng địa vị của các bác sĩ trong xã hội rất cao quý, bàn tay của họ không thể bị ô uế như vậy. Bao trùm lên tất cả những lý do là tư duy cố hữu của cộng đồng y tế ở Châu Âu thời kỳ đó, cho ông là kẻ điên rồ.
Bác sĩ Semmelweis dần cảm thấy “tuyệt vọng” vì những người đồng nghiệp của mình, những người mà ông không thể nào thuyết phục họ thực sự tin tưởng vào tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong lĩnh vực y tế, cuối cùng, ông rơi vào bất ổn tâm lý và bị lừa đưa vào bệnh viện tâm thần, rồi qua đời tại đây.
Sau khi chết, thi thể của Semmelweis được chôn cất tại Vienna vào tháng 8 năm 1865. Đám tang chỉ có một vài người đến tham dự. Thông báo ngắn gọn về cái chết của ông xuất hiện trong một số tạp chí y tế ở Vienna và Budapest. Mặc dù Hiệp hội Bác sĩ và nhà khoa học Hungary có thông lệ rằng khi một thành viên qua đời, họ phải được vinh danh bằng một điếu văn, riêng lần ấy, không có điếu văn nào cho Semmelweis cả. Cái chết của ông thậm chí không bao giờ được đề cập đến.
Phải đến nhiều thập kỷ sau đó, khuyến nghị giữ vệ sinh của ông mới được công nhận nhờ vào “Thuyết mầm bệnh” của Louis Pasteur được chấp nhận rộng rãi, đưa ra những chứng cứ thuyết phục chứng minh những “hạt” mang bệnh từ tử thi mà Semmelweis tiên đoán chính là những vi khuẩn.
Hôm nay, Semmelweis được tưởng nhớ như “cha đẻ của phương pháp kiểm soát lây nhiễm”, được ghi nhận vì đã tạo nên một cuộc cách mạng không chỉ ở lĩnh vực sản khoa mà còn cả ngành y tế, giúp các thế hệ sau biết rằng rửa tay là một trong những cách thức hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh.
                                                              Đông Y Gia Truyền Tấn Khang Tổng hợp
Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

8 cách điều chỉnh âm dương để phòng ôn dịch trong Đông y




Kinh nghiệm ngàn năm phòng dịch
Rất nhiều phương thuốc dự phòng ôn dịch của YHCT đã được thử nghiệm. Một cách tỉ mỉ chi tiết nhìn nhận lại, ý tưởng không chỉ là thanh nhiệt giải độc, mà là sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để điều hòa Âm và Dương. Hư thì bổ, thực thì tả, hàn thì ôn (ấm), nhiệt thì thanh, ứ uất thì tán, lấy bình làm trọng.


1.Bổ khí kháng tà

Trên cơ sở tự thân điều hòa, nếu chính khí vẫn không sung thịnh, người xưa cùng thường thường dùng thuốc bổ khí để kháng ôn dịch. Chẳng hạn như Nhân sâm và 16 loại thuốc khác tổ hợp tạo thành Thần tiên bách giải tán, “thường được dùng để trừ ôn dịch, trị mệt mỏi”. Đúng như y gia đời Thanh – Trần Sĩ Đạc nói: “Phàm là người bị tà khí xâm nhập, đều do khí hư không thể phòng vệ bên ngoài bì phu (da, lông, tóc) mà sau đó phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa lục khí đều bắt đầu tấn công vào. Là tà do hư mà xâm nhập, mà công tà có thể không dùng Nhân sâm mà bổ khí chăng?”

2. Thông phủ tả thực

Thể trạng hỏa vượng, phủ khí không thông, thường thường nội ngoại tương dẫn, cảm thụ ôn dịch. Đối với vấn đề này, thông phủ tả thực chính là phương pháp hiệu quả chống ôn dịch. Điều trung hoàn trong Thánh tễ tổng lục do Đại hoàng, Ma nhân, Chỉ xác, Phục Linh, Thược dược, Tiền hồ, Hoàng cầm tổ thành, sau ăn thì uống, hơi thông lợi thì dừng, để phòng ôn dịch tà khí bốn mùa thất thường.

3. Sơ thông kinh lạc

Kinh lạc bên trong nối với tạng phủ, bên ngoài nối chi thể, vận hành khí huyết, điều hòa âm dương. Đối với những người tráng kiện khỏe mạnh về tổng thể mà một bộ phận kinh lạc không thông, có thể dùng phương pháp thư thông kinh lạc phòng dịch. Thuốc đại biểu là Uy linh tiên. Khai bảo bản thảo nói: “chủ trị các loại phong, tuyên thông ngũ tạng… dùng lâu dài, không bị dịch bệnh, sốt rét”.

4. Lấy độc trị độc

Khi dịch độc lan truyền quá nhiều, hoặc nếu bạn bất đắc dĩ phải tiếp xúc với bệnh nhân như là phương sách cuối cùng, sử dụng Hùng hoàng và các loại thuốc khác để lấy độc trị độc, chính là sở trường cực độc của người xưa. Như Nghiệm phương tân biên viết: “Hùng hoàng nghiền thành bột, trộn nước, đắp nhiều vào lỗ mũi, cùng giường với bệnh nhân, cũng không bị nhiễm, cũng chính là thần phương”. Tị ôn hoàn trong Y phương giản nghĩa được tạo thành từ Hùng hoàng, Quỷ tiến vũ (Euonymus alatus), Đan sâm, Xích tiểu đậu, khi uống “có thể không nhiễm dịch.
Thánh tễ tổng lục viết: “Phàm thời ôn dịch hoành hành, bốn mùa đều khí bất thường, cảm nhiễm mà phát bệnh, già trẻ tỉ lệ tương đương. Bệnh này vua quan hay thường dân đều không loại trừ, đều bị truyền nhiễm. Tuyên có phương thuật, dự là để phòng”. Do đó, giới thiệu phương tễ Hùng hoàng hoàn… “trừ ôn dịch không lây truyền  lẫn nhau”.
Mộc hương, mùi thơm nồng 

5. Phương hương (thơm) khử uế

Thuốc cay ấm thơm táo, đa phần có hương thơm, công hiệu khử uế, kiện tỳ hóa thấp, là loại thuốc phòng dịch thường dùng nhất. Chẳng hạn như Thương truật, Mộc hương, Thục tiêu, Nhũ hương, Giáng hương… Lý Thời Trân nói: “Trương Trọng Cảnh khử một loạt ác khí, dùng Thương truật cùng móng lợn đốt khói, Đào Ẩn Cư cũng nói có thể trừ ác khí, dẹp ban chẩn. Do đó bệnh dịch thời nay cho tới bây giờ, mọi người thường thường đun Thương truật để trừ tà khí. Danh y cận đại Trương Sơn Lôi nói: “Thương truật, khí vị hùng hậu, mạnh hơn Bạch truật, có thể triệt để trên dưới, táo thấp mà tuyên hóa đàm ẩm, phương hương khử uế, thắng khí tứ thời bất thường, vì vậy nó thường được sử dụng cho bệnh dịch.”
Tiên truật thang trong Hòa tễ cục phương có thể tránh ôn dịch, trừ hàn thấp, ôn tỳ vị, kích thích ăn uống, “chính là lấy Thương truật làm Quân, phối hợp Can khương, Táo, Hạnh nhân, Cam thảo mà thành. Nghiệm phương tân biên lấy bột Thương truật, Hồng táo, cùng nghiền thành hoàn to như viên đạn, lúc nào cũng đốt nướng, có thể miễn nhiễm trong kỳ dịch. “Thần nông bản thảo kinh” đích xác chỉ ra Mộc hương có thể “trừ dịch độc”. Lôi công bào chế dược tính giải viết Thục tiêu có khả năng  trừ ôn dịch. Tị ôn đan trong Thái y viện bí tàng cao đan hoàn tán phương tễ do Nhũ hương, Giáng hương, Thương truật, Tế tân, Xuyên khung, Cam thảo, Táo tổ thành. Viết: “Thuốc này đốt có thể làm ôn dịch bất nhiễm, trong phòng đốt có thể tránh uế khí”.


6. Thanh nhiệt giải độc

Như người xưa thường nói: “Dùng thuốc giống như dùng binh. Không  phải có càng nhiều binh càng tốt, mà quan trọng là độ tinh nhuệ của binh. Thuốc cũng không phải càng quý càng hay, mà quan trọng là công hiệu”. Thuốc thanh nhiệt giải độc tuy nhiều, dùng để dự phòng ôn dịch lại chỉ có Quán chúng, Thăng ma, mà chưa thấy có ghi chép về Bản lam căn.
Trần Sĩ Đạc nói: “Quán chúng, tiên đơn thực hóa độc. Độc chưa tới mà có thể dự phòng, độc tới rồi mà có thể thiện giải, độc đã thành mà có thể tức tốc tống khứ”. Bản thảo kinh thư viết: “Khi dịch khí phát, lấy thuốc đó cho vào trong nước, rồi cho người uống nước đó thì không bị truyền nhiễm”. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy rằng Quán Chúng có mức độ ức chế khác nhau đối với các loại vi-rút cúm khác nhau. Đối với Adenovirus, virus bại liệt, kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B, Echovirus, virus Coxsackie, virus viêm não Nhật Bản và virus herpes simplex… cũng có tác dụng đối kháng rõ rệt.
Thăng ma, vị cay, ngọt, tính hơi hàn, công dụng thanh nhiệt giải độc, phát biểu thấu ban chẩn, thăng dương cử hãm, chủ trị thời dịch hỏa độc… Rất sớm trong Thần nông bản thảo kinh, đã chỉ ra Thăng ma “chủ giải bách độc,… trừ ôn dịch”. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy Thăng ma có tác dụng quan trọng đối với chức năng miễn dịch của con người, có thể tăng cường hoạt động của tế bào lympho, có thể tạo ra tế bào lympho để sản xuất interferon và có thể thúc đẩy chuyển hóa tế bào lympho.




Tinh thần sảng khoái sẽ tốt cho phòng bệnh

7. Phát tán uất hỏa

Uất hỏa bên trong, ắt dễ cảm ngoại tà. Người xưa dùng Ma hoàng và những thứ tương tự để phát tán uất hỏa của phế kinh để phòng dịch, cơ hội tuy ít, cũng là mở ra một phương pháp mới. Nhật hoa tử bản thảo nói Ma hoàng ngăn chướng khí mây mù”. Phương tễ Tuyệt chướng tán trong Thánh tễ tổng lục chính là lấy Ma hoàng làm Quân dược. Lý Thời Trân nói: “Ma hoàng vẫn là thuốc chuyên biệt cho phế kinh… đúng là thuốc phát tán uất hỏa của phế kinh”. Các nghiên cứu dược lý hiện đại về tác dụng ức chế của nhiều loại virut cúm như Haemophilus, Staphylococcus aureus, Streptococcus A và B, Shigella, Thương hàn cũng đã cung cấp một số chú thích cho tuyên bố này.

8. Biện pháp kích thích mũi cho hắt hơi

Trong quá trình dịch bệnh hoành hành, các bác sĩ thời xưa cũng tích lũy được một số phương pháp tự bảo vệ. Xuyến nhã nội ngoại biên trong chương Trừ dịch đã chỉ ra: ”Phàm vào nhà có dịch, lấy dầu mè bôi vào lỗ mũi và sau đó vào nhà bị bệnh đều không lây nhiễm. Khi ra, lấy giấy ngoáy sâu vào mũi, làm cho hắt hơi là được”.

                                     Theo: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Hoa đỗ quyên: “Vũ khí hoá học” đầu tiên trên thế giới


Tuy mang trong mình màu sắc đa dạng và đẹp mắt nhưng hoa đỗ quyên lại tiềm ẩn những nguy hiểm chết người mà hầu như ai cũng không biết đến. 
Philip Stevenson (Nhà hoá học thực vật) và Alison Scott-brown (Nhà thực vật/côn trùng học) từ Cục Nguồn vốn tự nhiên và bảo hộ thực vật tại vườn thực vật hoàng gia Kew (Vương quốc Anh) đã có bài công bố về độc tính của các chất hoá học tự nhiên có trong mật và lá Hoa Đỗ quyên.
1. Vũ khí hoá học mới từ thực vật
Đỗ quyên được cho là loài hoa dùng để sản xuất “vũ khí hoá học” đầu tiên trên thế giới. Theo lịch sử của người Thổ Nhỹ Kỳ chép lại, trước đây người ta đã dùng một loại “mật ong điên” để gây mê quân địch. Thứ “mật ong điên” này được ong lấy từ mật hoa đỗ quyên tại khu vực miền bắc Thổ Nhỹ Kỳ.
Vua Mithridates VI xứ Pontos là một trong những người đầu tiên nghĩ ra cách sử dụng các loại độc từ tự nhiên, ông ta đã sắp xếp những tổ ong mật hoa đỗ quyên như một cái bẫy, đặt dọc các lề đường trước khi quân La Mã của Pompey đi đến. Khi những binh lính của Pompey bắt gặp những tổ ong này trên đường, họ đã không biết được sự nguy hiểm của chúng mà nhanh chóng uống mật ong và bị trúng độc. Khi chất độc lan trong cơ thể, họ hoàn toàn không thể chống cự trước sự tấn công của đội quân Mithridates VI vốn đã mai phục trước đó.
Mithridate là kẻ thù khiến đế chế La Mã kinh sợ sau khi đầu độc 80.000 quân La Mã hùng mạnh trong trận đánh này
2. Hoá chất bảo vệ của Hoa Đỗ quyên
Trong hoa đỗ quyên có loại độc tố mang tên Grayanotoxin. Chúng là những axit diterpeniod bị oxy hoá được sản sinh tại tất cả các bộ phận, đóng vai trò như một hoá chất bảo vệ cây khỏi các loại côn trùng. Các nghiên cứu gần đây tại phòng thí nghiệm Jodrell tại Kew của Scott-Brown và các đồng nghiệp chứng minh rằng độc tố Grayanotoxin chính là một loại vũ khí mà Đỗ quyên dùng để bảo vệ mình khỏi sự tấn công của côn trùng gây hại.
Bọ trĩ là một trong những kẻ thù của hoa đỗ quyên trong tự nhiên
Bọ trĩ là loài côn trùng cánh nhỏ gây hại cho ngành nông nghiệp và trồng trọt khắp nơi trên thế giới, sức tàn phá của chúng rất lớn. Đặc biệt là loài rầy lửa (tên khoa học Heliothrips haemorrhoidalis), thường xuyên gây hại tới thực vật trong các nhà kính tại Kew. Những con rầy này đã ăn lá Hoa Đỗ quyên đỏ được trồng trong nhà kính tại Kew, một loài hoa nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan và Miến Điện. Nhưng điều kỳ lạ là, những con rầy đó hiếm khi ăn 5-10 chiếc lá khoẻ nhất và được mọc mới mỗi năm. Đây là những chiếc lá non nhất, mọc vào mùa xuân trước khi hoa nở. Có vẻ như những chiếc lá này là những mô lá quan trọng nên đã được bảo vệ.
Hình ảnh cho thấy rầy lửa ít khi ăn 5-10 chiếc lá khoẻ nhất và được mọc mới mỗi năm
Phân tích hoá học tại Kew cho biết chúng chứa hàm lượng độc tố Grayanotoxin cao – chính là hợp chất đã được sử dụng để đầu độc quân Pompey. Các nghiên cứu sinh học kiểm tra độc tố phân lập từ các loài thực vật kháng bọ trĩ tại Kew tiết lộ rằng chính độc tố Grayanotoxin đã bảo vệ những chiếc lá khỏi bọ trĩ. Thật thú vị khi biết rằng có những hợp chất hiện diện trong các mô thực vật chỉ với chức năng bảo tồn năng lượng và bảo vệ những chiếc lá quan trọng nhất mỗi năm. Những nghiên cứu mới nhất tại Kew cũng đưa ra bằng chứng khoa học đầu tiên rằng độc tố Grayanotoxins là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của hoa Đỗ quyên trước các động vật ăn cỏ.
3. Mật độc
Thực vật có cơ chế phòng vệ tự nhiên bằng việc tổng hợp các hoá chất phòng thủ, hoa đỗ quyên cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều khó hiểu là tại sao loài cây này lại tiết ra độc tố vào mật hoa, thứ thường là thức ăn cho côn trùng, đặc biệt là các loài ong. Ai đó có thể nghĩ rằng như vậy sẽ gây hại cho động vật và khiến chúng không muốn thụ phấn cho cây?
Qua một nghiên cứu giữa Kew và Giáo sư Jeri Wright tại Đại học Newcastle lại cho thấy caffeine – thành phần chính trong cây cà phê, chúng cũng có vai trò như độc tố Grayanotoxin – giúp chống lại côn trùng và có trong mật hoa.  Tuy nhiên, nồng độ caffeine có trong mật hoa cà phê rất thấp để ong nhận biết nhưng vẫn có tác động dược lý đáng kể. Caffeine làm tăng khả năng liên tưởng giữa mùi hoa với thức ăn, khiến ong muốn quay lại và thụ phấn cho hoa (Wright và cộng sự, 2013; Couvillon và cộng sự, 2015).
Chất caffeine trong cà phê có tác dụng tương tự như độc tố Grayanotoxin trong hoa đỗ quyên
Qua hợp tác với Giáo sư Jane Stout tại Đại học Trinity (Hoa Kỳ), các công trình nghiên cứu cho thấy loài ong nghệ Bombus terrestris thường thụ phấn cho hoa Đỗ quyên nên Philip Stevenson và Alison Scott-brown đã nghiên cứu sâu hơn loài ong này.
Trước tiên, họ sử dụng một thiết bị phân tích tại các phòng thí nghiệm ở Kew để phân tách riêng độc tố từ hoa. Sau đó sử dụng quang phổ khối và quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân để phân tích cấu trúc hoá học, sau đó xác định lượng chất hoá học có trong mật hoa (nói cách khác là tìm hiểu lượng độc tố mà ong tiêu thụ). Đây là lần đầu tiên độc tố này được xác định và định lượng trong mật hoa từ những bông hoa được ong thụ phấn, dẫu rằng mật hoa đỗ quyên đã được cho là độc hại hàng nghìn năm qua.
4. Vậy độc tố trong hoa đỗ quyên có tác động gì tới ong?
Sau khi độc tố được phát hiện và phân lập, nghiên cứu sinh Erin-Jo Tiedeken đã thử nghiệm chúng trên các loài ong. Ong nghệ không thể phát hiện loại độc tố này với nồng độ trong tự nhiên nên có thể khẳng định rằng độc tố này không hề xua đuổi ong đi, thậm chí sau 30 ngày hút mật ở nồng độ tự nhiên, các con ong vẫn khoẻ. Tuy nhiên, khi các con ong ăn mật hoa, chúng chết chỉ sau vài giờ. Thật ngạc nhiên khi chúng tôi biết rằng tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng có loài ong mật một nửa bản địa thụ phấn cho hoa đỗ quyên và làm mật từ đó.
Khi thí nghiệm với loài thứ ba, ong mỏ Andrena scotica (chocolate mining bee), độc tố này cũng gây hại cho loài này. Mặc dù không làm gia tăng tỉ lệ chết ở ong, chất này cũng tác động lớn tới các hoạt động quan trọng của ong để kiếm ăn như thời gian bay và tăng thời gian chải lông, cũng như xuất hiện các biểu hiện như khi bị trúng độc. 
5. Vậy tại sao mật hoa lại có độc?
Có khả năng rằng, độc tố là một thích ứng cho phép thực vật loại bỏ những loài ong không thích hợp và bảo tồn mật hoa cho những loài ong có khả năng chịu được độc tố. Ong nghệ vì thế thường đậu trên hoa đỗ quyên lâu hơn rồi giúp thụ phấn từ hoa này tới hoa khác. Vậy là hoa đỗ quyên và ong nghệ, đôi bên đều có lợi. Sự chuyên hoá này không phải hiếm gặp trong tương tác thụ phấn, đóng vai trò như một cơ chế để tối ưu hóa chuyển giao phấn hoa. 
Giống như những đội quân La Mã, các quần đảo của Anh cũng đã bị xâm chiếm bởi độc tố của loài hoa này. Liệu có phải những chú ong nghệ đáng yêu của nước Anh là người đã giúp loài hoa này bao phủ một vùng thiên nhiên rộng lớn tại đây?
Mật của hoa đỗ quyên giúp việc cân bằng những loài ong có thể chịu độc và không chịu độc.
Vì là loài xâm chiếm mạnh, đỗ quyên có thể chiếm chỗ của những loài thực vật bản địa, nguồn thức ăn cho các loài ong bản địa và những loại mật ong khác. Hoa đỗ quyên và ong nghệ đồng hành cùng tồn tại và hai loài này sẽ đẩy lùi các loài khác nếu chúng phát triển mạnh mẽ. Dù chúng ta có yêu những chú ong nghệ đến mức nào, sẽ luôn phải có sự tồn tại của các sinh vật hoang dã khác để duy trì sự đa dạng và cân bằng hệ sinh thái. 
6. Sự thay đổi hoá học của loài xâm lấm
Cùng với một nghiên cứu sinh tiến sĩ khác tại Đại học Trinity, Paul Egan, Philip Stevenson và Alison Scott-brown đã tiến hành phân tích hoá học các quần thể hoa đỗ quyên trên quy mô lớn tại Ireland và so sánh với nồng độ độc tố của hoa tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nơi bắt nguồn của loài hoa này.
Lượng độc tính của mật hoa biến đổi khi xâm lấn, khi xâm lấn thì số lượng này ít hơn: trong 5 cây xâm lấn thì có một cây không có độc tố trong mật, trong đó, các chất hoá học khác trong mật hoa mà không gây độc hại với ong thì lại thay đổi rất ít. Cụ thể, độc tố Grayanotoxin và độc tính riêng của nó với một số loài ong có thể đã bị ảnh hưởng bởi quá trình xâm chiếm thông qua chọn lọc thụ phấn nhờ côn trùng. Nói cách khác, trong quá trình xâm lấn, việc thụ phấn sẽ bị hạn chế do có ít loài phù hợp có thể thích ứng với độc tố. Cho nên, thực vật đã giảm nồng độ hoặc làm độc tố biến mất khỏi mật hoa để đảm bảo sự thụ phấn vẫn được diễn ra.
Tổng kết
Đỗ quyên sản sinh ra các độc tố để ngăn các động vật ăn cỏ ăn lá của cây, độc tố xuất hiện trong mật hoa là để chọn lọc những côn trùng thụ phấn tốt nhất (có khả năng chịu được độc tố). Vậy điều này có ý nghĩa gì với sự phòng vệ của thực vật? Nếu nồng độ độc tố có trong mật hoa và lá tương quan với nhau, chúng ta có thể giả định rằng, mức độ độc tố tổng thể trong cây xâm lấn có thể làm chúng dễ bị các động vật ăn cỏ ăn hơn.
Vậy chức năng nào cần thiết với thực vật hơn: phòng thủ hay thụ phấn? Điều này đòi hỏi các công trình nghiên cứu trên quy mô lớn về hợp chất mật hoa thứ hai mới biết được biến đổi hoá học ảnh hưởng đến sinh thái của hoa như thế nào. Những hiểu biết của chúng ta về thực vật xâm lấn cần phải xem xét không chỉ dưới góc độ thực vật biến đổi để tự vệ trước động vật ăn cỏ mà còn từ kết quả của những tương tác có lợi.
                                              Theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang