Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động của người bệnh. Không chỉ gây ra các tổn thương ở hai vị trí này, nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp bệnh sẽ tác động trực tiếp đến vùng cổ, vai gáy và hai cánh tay.
Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6
Cột sống cổ của mỗi người đều có 7 đốt sống xếp chồng lên nhau được đánh số thứ tự từ C1 đến C7. Các đốt sống này được chia thành hai phần, phần cột trụ cố định là C1 C2, phần tham gia vào chuyển động là từ C4 – C7.
Thoái hóa đốt sống c5 c6 là tình trạng phổ biến hiện nay. Lý do là các đốt sống này có vai trò vô cùng quan trọng, vừa giúp nâng đỡ vùng cổ vừa làm giúp cổ có khả năng hoạt động linh hoạt. Vì có phạm vi hoạt động lớn và phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài nên các đốt sống này dễ tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động dẫn đến thoái hóa.
Thoái hóa đốt sống cổ nhất là các đốt sống từ C4 – C7 là bệnh thường gặp ở những người làm việc văn phòng. Ngoài ra, những người lớn tuổi, có tiền sử mắc bệnh xương khớp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ c5 c6
Hiện nay, độ tuổi mắc thoái hóa đốt sống cổ đang trẻ hóa và xuất hiện ngày càng nhiều do những nguyên nhân sau đây:
Do lao động không đúng tư thế
Như đã nói, người làm việc văn phòng là những đối tượng có nguy cơ mắc thắc hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 rất cao. Nguyên nhân là do họ phải làm việc tại một vị trí cố định và phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính. Điều này khiến vùng cổ không được vận động hoặc luôn phải ở chịu áp lực vì người bệnh ngồi, đứng không đúng tư thế.
Bên cạnh đó, những người ngửa cổ, cúi người hay lao động nặng nhọc nhất là khuân vác vật nặng cũng là những đối tượng thường mắc thoái hóa đốt sống cổ.
Do chấn thương vùng đầu cổ và vai gáy
Đa phần các chấn thương về xương khớp có thể hồi phục sau khi được điều trị hoặc tự lành theo thời gian. Tuy nhiên, chúng thường để lại những di chứng nặng nề cho khu vực đã từng tổn thương nhất là các đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống c5 c6 là một trong những di chứng nặng nề do chấn thương vùng đầu cổ, vai gáy gây ra.
Do tư thế ngủ không phù hợp
Những người có thói quen dùng gối quá cao hoặc quá thấp, hay ngủ gục trên bàn khiến đầu và cổ bị nghẹo, người ngủ ở tư thế không đúng thường hay bị thoái hóa đốt sống. Do lúc này các đốt sống cổ phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài dẫn đến tổn thương và thoái hóa.
Do tuổi tác
Tuổi tác là nguyên nhân khiến cơ thể lão hóa nhất là xương khớp. Khi tuổi các cao, các vị trí đã phải hoạt động thường xuyên trong suốt thời gian sống lão hóa càng nhanh. Việc các đốt sống cổ C5 C6 lão hóa cũng là tất yếu.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ c5 c6
Để kịp thời nhận biết và nhanh chóng thăm khám điều trị, có thể dựa vào các dấu hiệu bệnh dưới đây:
- Ở khu vực cổ, vai gáy: Bệnh gây ra hội chứng chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức bắt đầu ở vùng cổ rồi lan sang vai gáy và kéo dài xuống hai cánh tay. Có thể đau âm ỉ, ê nhức hoặc đau tê tê như kim chích toàn khu vực này nhất là các ngón tay.
- Ở khu vực đầu: Bệnh gây ra hội chứng rối loạn thần kinh thực vật với các triệu chứng như đau đầu không rõ nguyên nhân, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra, nhiều trường hợp có thể bị đau phần hốc mắt và vùng ngực.
- Ở cánh tay, bàn tay: Bệnh gây ra hội chứng chèn ép tủy dẫn đến khu vực cánh tay và bàn tay bị chèn ép. Gây ra đau tê từ cánh tay kéo dài xuống bàn tay hoặc tê buốt, co cứng ở hai cánh tay.
- Một số dấu hiệu khác: Đau âm ỉ, nhức nhối lúc nóng lúc lạnh ở vùng vai gáy. Cứng cổ sau khi ngủ dậy nhất là khi thời tiết thay đổi gây khó khăn cho việc cử động.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 có nguy hiểm không?
So với tình trạng thoái hóa ở các vị trí khác của cột sống, thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 nguy hiểm hơn rất nhiều. Bởi lẽ đây là nơi mà các dây thần kinh và các mạch máu lan tỏa khắp cơ thể phải đi qua. Hơn nữa, đây là khu vực có diện tích hẹp nên có liên đới với tất cả các bó thần kinh và mạch máu.
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh nguy hiểm và có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng như:
Chèn ép rễ thần kinh
Khi rễ thần kinh bị chèn ép có thể gây ra các triệu chứng như tê ngứa vùng cánh tay. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể khiến cánh tay suy yếu, khó khăn trong việc vận động, thậm chí có thể gây teo cơ, không thể kiểm soát bàng quang và ruột.
Chứng hẹp ống sống
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể làm thay đổi cấu trúc đốt sống gây ra tình trạng gai đốt sống làm khoảng trống xung quanh tủy bị thu hẹp. Nếu tình trạng này không được kịp thời phát hiện thì nguy cơ gây ra các bệnh lý về tủy là rất cao.
Bại liệt vĩnh viễn
Bại liệt là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân là do khi kéo dài, bệnh gây chèn ép rễ thần kinh, tủy sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Nếu tình trạng này duy trì và không được điều trị kịp thời thì bại liệt là không thể tránh khỏi.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ c5 c6
Khi có dấu hiệu bị thoái hóa ở hai vị trí đốt sống này, bạn nên nhanh chóng thăm khám để được tư vấn và có biện pháp điều trị. Dưới đây là một số phương pháp chữa thoái hóa cột sống cổ thường được sử dụng hiện nay.
Điều trị bằng Tây Y
- Uống thuốc Tây
Với trường hợp các người bệnh mắc thoái hóa đốt sống cổ mức độ nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc thường dùng với bệnh thoái hóa thường là thuốc kháng viêm, giảm đau nhằm xoa dịu cơn đau và giảm các triệu chứng.
- Tiêm thuốc
Tiêm thuốc là biện pháp được áp dụng cho bệnh nhân mắc thoái hóa ở mức độ nặng. Việc nên tiêm thuốc gì, liều lượng bao nhiêu đều dựa trên tình trạng và mức độ bệnh. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua hoặc lạm dụng thuốc tiêm để tránh gây ra các biến chứng đáng tiếc.
- Phẫu thuật
Khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, người bệnh nằm trong tình huống nguy hiểm thì sẽ được bác sĩ khuyến nghị phẫu thuật. Với những bệnh nhân có thể dùng phương pháp khác thì không nên áp dụng. Phẫu thuật sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân đồng thời cũng kèm theo nhiều rủi ro.
Điều trị bằng vật lý trị liệu bảo tồn
Vật lý trị liệu bảo tồn là phương pháp giúp hồi phục xương khớp được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là yêu cầu người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới thấy hiệu quả.
Một số biện pháp thường được sử dụng là châm cứu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, hồng ngoại, xoa bóp, bấm huyệt và các bài tập kéo giãn cột sống.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y để điều trị cũng là một phương pháp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức cổ được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, hiệu quả mà thuốc Đông y mang lại còn phụ thuộc nhiều vào liều lượng, thời gian sử dụng và cơ địa của từng người.
Chủ trị chính trong chữa thoái hóa của Đông y là các vị thuốc bổ can thận, đi vào tỳ vị. Một số vị thuốc thường được dùng có thể kể đến như ngải cứu, lá lốt, bìm bịp, trinh nữ, hoa cúc bạch, cỏ xước…
Có thể thấy, thoái hóa đốt sống là một bệnh khó điều trị và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để việc điều trị được hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao phù hợp để rèn luyện, nâng cao sức khỏe.
Đông y Gia truyền Tấn Khang chúc bạn thành công.
Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020