Browsing "Older Posts"

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Ù Tai Có Nguy Hiểm Không?


Thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai là triệu chứng thường gặp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai có nguy hiểm không, cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.


Tại sao thoái hóa đốt sống cổ lại gây ù tai?

Ù tai là tình trạng rất dễ xuất hiện ở những người bị thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là trong quá trình bị thoái hóa gây ra suy giảm sụn khớp, hình thành các gai xương bám xung quanh dây chằng và sụn khớp. Trong quá trình vận động, các gai xương chèn ép lên dây thần kinh, làm hẹp động mạch. Từ đó gây ra hiện tượng rối loạn tuần hoàn máu não, thiếu máu não khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, suy giảm trí nhớ,…
Tình trạng này xảy ra rõ ràng nhất khi người bệnh thay đổi tư thế từ đứng sang ngồi và ngược lại, cử động cổ sau một khoảng thời gian không hoạt động và thời tiết có sự thay đổi. Lúc này, người bệnh có cảm giác đau nhức vùng đốt sống cổ, ù tai, chóng mặt gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu tình trạng ù tai do thoái hóa đốt sống cổ diễn ra trong thời gian dài sẽ làm suy giảm khả năng nghe rất nhiều.

Thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai có nguy hiểm không?


Ù tai do thoái hóa đốt sống cổ nếu kéo dài sẽ làm giảm khả năng nghe của người bệnh
Ù tai do thoái hóa đốt sống cổ nếu kéo dài sẽ làm giảm khả năng nghe của người bệnh

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý thường gặp, sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, thường xuất hiện ở những người là nhân viên văn phòng hoặc những người lao động nặng nhọc.
Thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tinh thần người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, gây suy nhược cơ thể, hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống giảm đáng kể. Nếu ù tai diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của người bệnh.
Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như:
  • Gây rối loạn tuần hoàn máu não, rối loạn tiền đình
  • Huyết áp không ổn định dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu
  • Kích thích sự co thắt ở răng hàm gây đau nhức do dây thần kinh bị chèn ép
  • Cổ cứng, tê bàn tay, đau cánh tay, ngón tay bị mất cảm giác nóng lạnh
  • Vùng cổ, cánh tay, gáy bị hạn chế vận động, đau thần kinh chẩm sau đầu
  • Đau thắt lưng, rối loạn cam giác tay chân, rối loạn thực vật nguy hiểm hơn có thể gây bại liệt các chi
  • Dây thần kinh giao cảm bị chèn ép, gây ra có giật, khó thở vì vùng sau ức xương và tim bị đè nén

Cách xử lý tình trạng thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai

Thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Để có thể giảm thiểu tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ kiểm tra xác định nguyên nhân và có các biện pháp điều trị tích cực.

Khi bị ù tai do thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để tiến hành điều trị tích cực
Khi bị ù tai do thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để tiến hành điều trị tích cực

Điều trị theo Tây y
Khi bị ù tai, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn các loại thuốc có tác dụng giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu não,… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh một cách tạm thời, sau một thời gian bệnh sẽ nhanh chóng tái phát.
Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc Tây nhiều cũng sẽ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Điều trị theo Đông y
Theo chuyên gia, khi bị ù tai do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, người bệnh nên sử dụng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, uống thuốc Đông y, kết hợp với việc thay đổi thói quen sinh hoạt, giúp giảm thiểu tình trạng này đáng kể.
Châm cứu và bấm huyệt: là phương pháp tác động trực tiếp lên các bó mạch, giúp lưu thông khí huyết, kích thích cơ thể tiết ra các chất giảm đau, cứng cổ và hết ù tai.
Thuốc uống Đông y: các bài thuốc Đông y có tác dụng bồi dưỡng cơ thể từ bên trong, giúp tăng sức đề kháng, kích thích sinh dịch mủ khớp và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ. Một số bài thuốc thường được dùng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai là:
  • Thuốc đặc trị bệnh cơ xương khớp
  • Thuốc hoạt huyết bổ thânh
  • Thuốc bổ gan giải độc
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ người bệnh nên có chế độ nghĩ ngơi hợp lý, thực hiện các động tác xoa bóp, massage trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng ù tai hiệu quả.
  • Nằm nghĩ ngơi, thả lỏng cơ thể để thư giản
  • Kê thấp gối khi ngủ 
  • Massage vùng cổ vai gáy từ tai xuống, nhẹ nhàng xoa bóp vùng gáy
  • Xoa bóp xương quai xanh sau đó massage lên 2 bên bả vai

Sử dụng thuốc Đông y để điều trị tận gốc bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Sử dụng thuốc Đông y để điều trị tận gốc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Những lưu ý khi bị thoái hóa đốt sống cổ gây ù tai

Người bệnh không nên chủ quan khi có dấu hiệu bị ù tai do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này nhanh chóng, hạn chế biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để có thể điều trị chứng ù tai do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, người bệnh nên tiến hành điều trị tận gốc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Dưới đây là một số lưu ý giúp hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ bạn có thể tham khảo và thực hiện:
  • Sau giờ làm việc căng thẳng, người bệnh nên xoa bóp, massage vùng cổ vai gáy, giúp các rễ dây thần kinh thoát khỏi sự chèn ép, hiện tượng ù tai cũng ít xuất hiện hơn.
  • Người bệnh nên cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghĩ ngơi cho hợp lý, giảm áp lực lên vùng đốt sống cổ.
  • Giấc ngủ cũng có vai trò rất quan trọng trong việc giảm bớt tình trạng ù tai do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Khi ngủ người bệnh không nên kê gối quá cao, gây ảnh hưởng đến vùng tuần hoàn máu.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ giúp hạn chế tình trạng vẹo cổ, gây nhức mỏi cơ thể vào sáng hôm sau. Không nên nằm giấp khi ngủ, khiến cổ bị gập xuống, tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin C, D. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ cay nóng, các chất kích thích,…
  • Thực hiện các bài tập vận động cổ nhẹ ngàng, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tác động lên các rễ thần kinh.

Massage vùng cổ vai gáy, giúp các rễ dây thần kinh thoát khỏi sự chèn ép giảm hiện tượng ù tai
Massage vùng cổ vai gáy, giúp các rễ dây thần kinh thoát khỏi sự chèn ép giảm hiện tượng ù tai.

Khi hiện tượng ù tai xuất hiện nhiều lần, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân để phác đồ điều trị thích hợp. Hy vọng, với những thông tin về tình trạng ù tai do thoái hóa đốt sống cổ gây ra ở trên, sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi các triệu chứng và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 là gì? Dấu hiệu và biện pháp điều trị


Đốt sống cổ c5 c6
Đốt sống cổ c5 c6

Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động của người bệnh. Không chỉ gây ra các tổn thương ở hai vị trí này, nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp bệnh sẽ tác động trực tiếp đến vùng cổ, vai gáy và hai cánh tay.

Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 

Cột sống cổ của mỗi người đều có 7 đốt sống xếp chồng lên nhau được đánh số thứ tự từ C1 đến C7. Các đốt sống này được chia thành hai phần, phần cột trụ cố định là C1 C2, phần tham gia vào chuyển động là từ C4 – C7. 
Thoái hóa đốt sống c5 c6 là tình trạng phổ biến hiện nay. Lý do là các đốt sống này có vai trò vô cùng quan trọng, vừa giúp nâng đỡ vùng cổ vừa làm giúp cổ có khả năng hoạt động linh hoạt. Vì có phạm vi hoạt động lớn và phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài nên các đốt sống này dễ tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động dẫn đến thoái hóa. 
Thoái hóa đốt sống cổ nhất là các đốt sống từ C4 – C7 là bệnh thường gặp ở những người làm việc văn phòng. Ngoài ra, những người lớn tuổi, có tiền sử mắc bệnh xương khớp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ c5 c6

Hiện nay, độ tuổi mắc thoái hóa đốt sống cổ đang trẻ hóa và xuất hiện ngày càng nhiều do những nguyên nhân sau đây:

Do lao động không đúng tư thế

Ngồi làm việc sai tư thế dễ gây thoái hóa
Ngồi làm việc sai tư thế dễ gây thoái hóa
Như đã nói, người làm việc văn phòng là những đối tượng có nguy cơ mắc thắc hóa đốt sống cổ c5 c6 c7 rất cao. Nguyên nhân là do họ phải làm việc tại một vị trí cố định và phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính. Điều này khiến vùng cổ không được vận động hoặc luôn phải ở chịu áp lực vì người bệnh ngồi, đứng không đúng tư thế. 
Bên cạnh đó, những người ngửa cổ, cúi người hay lao động nặng nhọc nhất là khuân vác vật nặng cũng là những đối tượng thường mắc thoái hóa đốt sống cổ.

Do chấn thương vùng đầu cổ và vai gáy

Đa phần các chấn thương về xương khớp có thể hồi phục sau khi được điều trị hoặc tự lành theo thời gian. Tuy nhiên, chúng thường để lại những di chứng nặng nề cho khu vực đã từng tổn thương nhất là các đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống c5 c6 là một trong những di chứng nặng nề do chấn thương vùng đầu cổ, vai gáy gây ra.

Do tư thế ngủ không phù hợp

Tư thế ngủ không tốt chính là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống c5 c6
Tư thế ngủ không tốt chính là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống c5 c6
Những người có thói quen dùng gối quá cao hoặc quá thấp, hay ngủ gục trên bàn khiến đầu và cổ bị nghẹo, người ngủ ở tư thế không đúng thường hay bị thoái hóa đốt sống. Do lúc này các đốt sống cổ phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài dẫn đến tổn thương và thoái hóa. 

Do tuổi tác

Tuổi tác là nguyên nhân khiến cơ thể lão hóa nhất là xương khớp. Khi tuổi các cao, các vị trí đã phải hoạt động thường xuyên trong suốt thời gian sống lão hóa càng nhanh. Việc các đốt sống cổ C5 C6 lão hóa cũng là tất yếu. 

Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ c5 c6

Để kịp thời nhận biết và nhanh chóng thăm khám điều trị, có thể dựa vào các dấu hiệu bệnh dưới đây:
  • Ở khu vực cổ, vai gáy: Bệnh gây ra hội chứng chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức bắt đầu ở vùng cổ rồi lan sang vai gáy và kéo dài xuống hai cánh tay. Có thể đau âm ỉ, ê nhức hoặc đau tê tê như kim chích toàn khu vực này nhất là các ngón tay.
  • Ở khu vực đầu: Bệnh gây ra hội chứng rối loạn thần kinh thực vật với các triệu chứng như đau đầu không rõ nguyên nhân, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra, nhiều trường hợp có thể bị đau phần hốc mắt và vùng ngực.
  • Ở cánh tay, bàn tay: Bệnh gây ra hội chứng chèn ép tủy dẫn đến khu vực cánh tay và bàn tay bị chèn ép. Gây ra đau tê từ cánh tay kéo dài xuống bàn tay hoặc tê buốt, co cứng ở hai cánh tay. 
  • Một số dấu hiệu khác: Đau âm ỉ, nhức nhối lúc nóng lúc lạnh ở vùng vai gáy. Cứng cổ sau khi ngủ dậy nhất là khi thời tiết thay đổi gây khó khăn cho việc cử động. 

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 có nguy hiểm không?

Thoái hóa sẽ khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác đau nhức khó chịu
Thoái hóa sẽ khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác đau nhức khó chịu
So với tình trạng thoái hóa ở các vị trí khác của cột sống, thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 nguy hiểm hơn rất nhiều. Bởi lẽ đây là nơi mà các dây thần kinh và các mạch máu lan tỏa khắp cơ thể phải đi qua. Hơn nữa, đây là khu vực có diện tích hẹp nên có liên đới với tất cả các bó thần kinh và mạch máu. 
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh nguy hiểm và có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng như:
  • Chèn ép rễ thần kinh

Khi rễ thần kinh bị chèn ép có thể gây ra các triệu chứng như tê ngứa vùng cánh tay. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể khiến cánh tay suy yếu, khó khăn trong việc vận động, thậm chí có thể gây teo cơ, không thể kiểm soát bàng quang và ruột.
  • Chứng hẹp ống sống

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể làm thay đổi cấu trúc đốt sống gây ra tình trạng gai đốt sống làm khoảng trống xung quanh tủy bị thu hẹp. Nếu tình trạng này không được kịp thời phát hiện thì nguy cơ gây ra các bệnh lý về tủy là rất cao.
  • Bại liệt vĩnh viễn

Bại liệt là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân là do khi kéo dài, bệnh gây chèn ép rễ thần kinh, tủy sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Nếu tình trạng này duy trì và không được điều trị kịp thời thì bại liệt là không thể tránh khỏi.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ c5 c6

Khi có dấu hiệu bị thoái hóa ở hai vị trí đốt sống này, bạn nên nhanh chóng thăm khám để được tư vấn và có biện pháp điều trị. Dưới đây là một số phương pháp chữa thoái hóa cột sống cổ thường được sử dụng hiện nay. 

Điều trị bằng Tây Y

  • Uống thuốc Tây
Với trường hợp các người bệnh mắc thoái hóa đốt sống cổ mức độ nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc thường dùng với bệnh thoái hóa thường là thuốc kháng viêm, giảm đau nhằm xoa dịu cơn đau và giảm các triệu chứng.
  • Tiêm thuốc
Tiêm thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ c5 c6
Tiêm thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ c5 c6
Tiêm thuốc là biện pháp được áp dụng cho bệnh nhân mắc thoái hóa ở mức độ nặng. Việc nên tiêm thuốc gì, liều lượng bao nhiêu đều dựa trên tình trạng và mức độ bệnh. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua hoặc lạm dụng thuốc tiêm để tránh gây ra các biến chứng đáng tiếc.
  • Phẫu thuật
Khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, người bệnh nằm trong tình huống nguy hiểm thì sẽ được bác sĩ khuyến nghị phẫu thuật. Với những bệnh nhân có thể dùng phương pháp khác thì không nên áp dụng. Phẫu thuật sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân đồng thời cũng kèm theo nhiều rủi ro.

Điều trị bằng vật lý trị liệu bảo tồn

Vật lý trị liệu bảo tồn là phương pháp giúp hồi phục xương khớp được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là yêu cầu người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới thấy hiệu quả.
Một số biện pháp thường được sử dụng là châm cứu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, hồng ngoại, xoa bóp, bấm huyệt và các bài tập kéo giãn cột sống. 

Điều trị bằng thuốc Đông y

Sử dụng thuốc Đông y an toàn lành tính nhưng hiệu quả chậm
Sử dụng thuốc Đông y an toàn lành tính nhưng hiệu quả chậm
Sử dụng thuốc Đông y để điều trị cũng là một phương pháp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức cổ được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, hiệu quả mà thuốc Đông y mang lại còn phụ thuộc nhiều vào liều lượng, thời gian sử dụng và cơ địa của từng người.
Chủ trị chính trong chữa thoái hóa của Đông y là các vị thuốc bổ can thận, đi vào tỳ vị. Một số vị thuốc thường được dùng có thể kể đến như ngải cứu, lá lốt, bìm bịp, trinh nữ, hoa cúc bạch, cỏ xước… 
Có thể thấy, thoái hóa đốt sống là một bệnh khó điều trị và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để việc điều trị được hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao phù hợp để rèn luyện, nâng cao sức khỏe.
Đông y Gia truyền Tấn Khang chúc bạn thành công.
Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Gây Tê Tay và Cách Xử Lý Tại Chỗ


Tê tay là triệu chứng thường gặp khi bị thoái hoá đốt sống cổ
Tê tay là triệu chứng thường gặp khi bị thoái hoá đốt sống cổ

Khi bị thoái hoá đốt sống cổ, các lỗ liên hợp bị thu hẹp lại, chèn ép lên các dây thần kinh gây ra hiện tượng tê tay. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng cẳng tay, bàn tay và các ngón tay, có dấu hiệu tăng lên khi làm việc nhiều hoặc là lái xe máy.

Vì sao thoái hoá đốt sống cổ gây ra tê tay?

Tê tay là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Các đốt sống cổ được nối với nhau bằng các đĩa đệm, ở giữa các đốt sống có lỗ liên hợp để dây thần kinh đi ra, chi phối các hoạt động ở vùng cổ vai, gáy, cánh tay, cổ tay, ngón tay. 
Khi bị thoái hoá đốt sống cổ, các dây thần kinh liên hợp bị thu hẹp, chèn ép lên các dây thần kinh gây ra hiện tượng tê tay. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác khó khăn và khác lạ khi cầm nắm đồ vật.
Ngoài ra, thoái hoá đốt sống cổ nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm, gây chèn ép lên tuỷ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê tay. Khi bị tê tay do thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, tiến hành kiểm tra, xét nghiệm mức độ tổn thương của bệnh để phác đồ điều trị thích hợp.
Tình trạng này rất dễ gặp ở những người ngồi nhiều trên 8 tiếng một ngày, ngồi sai tư thế hoặc thường xuyên gục đầu, cúi người. Những người thường xuyên phải gõ phím khiến cho cổ tay bị áp lực, khuỷu tay bị tê, kém linh hoạt. 
Những người làm việc văn phòng rất dễ mắc phải bệnh thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay
Những người làm việc văn phòng rất dễ mắc phải bệnh thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay

Dấu hiệu nhận biết tê tay do thoái hoá đốt sống cổ

Các triệu chứng tê tay do thoái hoá đốt sống cổ rất đa dạng, bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu điển hình dưới đây:
  • Hiện tượng tê nhức tay thường xảy ra ở dọc vùng cánh tay, ngón tay, bàn tay, cẳng tay,…
  • Thường xuyên có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và đau đầu, đau mỏi cổ và vai gáy, cảm thấy khó khăn khi xoay người, thay đổi tư thế.
  • Ban đầu, tình trạng tê tay còn nhẹ và có thể khỏi sau đó. Nếu bệnh chuyển biến nặng dẫn đến thoát vị đĩa đệm, các gai xương đốt sống ở cổ chèn ép lên các dây thần kinh, các cơn đau nhức tê tay sẽ biểu hiện rõ ràng hơn, gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày.
  • Tình trạng tê tay do thoái hoá đốt sống cổ xảy ra tuỳ thuộc vào từng người bệnh, ở các mức độ khác nhau.
  • Khi thấy thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay diễn ra liên tục thì tốt nhất người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị tích cực.

Cách xử lý tại chỗ khi bị tê tay do thoái hoá đốt sống cổ

Để có thể khắc phục tình trạng thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay, người bệnh có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn đốt sống cổ tay. Dưới đây lá cách xoa bóp giúp giảm tê tay tại chỗ, bạn có thể tham khảo và áp dụng
  • Bước 1: Dùng mô ngón tay cái hoặc gốc bàn tay xoa tròn lên mu bàn tay, nên xoa theo chiều kim đồng hồ và lặp lại mỗi bên 10 lần.
  • Bước 2: Đan xen đầu ngón tay xát vào mu bàn tay rồi vuốt theo chiều thẳng lên, mỗi bên lặp lại 10 lần.
  • Bước 3: Dùng lực ngón cái miết dọc theo mu bàn tay và các ngón kẽ tay, mỗi bên lặp lại 10 lần.
  • Bước 4: Dùng 2 ngón tay cái và ngón trỏ, kẹp lại lên da như thực hiện động tác véo, lặp lại mỗi bên 10 lần, nên lặp lại lên nhiều vùng da ở bàn tay.
  • Bước 5: Nắm chặt các ngón tay, xoay tròn cổ tay sau đó mở bung, duỗi thẳng các ngón tay. Thực hiện liên tục trong 10 lần.
Dùng ngón tay cái xoay tròn trân mu ban tay giúp xử lý tê tay tại chỗ
Dùng ngón tay cái xoay tròn trên mu ban tay theo chiều kim đồng hồ giúp xử lý tê tay tại chỗ

Cách điều trị thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay

Khi bị tê tay do thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh nên đến các bệnh viện xương khớp để được bác sĩ chẩn đoán, sử dụng các biện pháp trị liệu tích cực. Nhằm loại bỏ sự chèn ép lên các dây thần kinh, giúp phục hồi chức năng hoạt động của hệ thần kinh.

Khắc phục tình trạng tê tay

Khi bị tê tay do thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần ursultiamin, giúp làm giảm cảm giác tê tay, khả năng vận động của tay được cải thiện.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên xoa bóp cánh tay, bàn tay và cổ tay sẽ giúp tình trạng trên giảm đáng kể. Nên duy trì hoạt động bình thường của tay để các triệu chứng tê tay không tiến triển sang mất cảm giác của tay.

Điều trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Đây là biện pháp giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra tê tay, người bệnh nên áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Thông thường bạn có thể điều trị thoái hóa đốt sống cổ theo Tây y hoặc là Đông y.
Điều trị theo Tây y
Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ làm thư giãn các đốt sống cổ. Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc có chứa Chondroitin, giúp bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp, cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ làm giảm bớt cảm giác đau và tê tay, hoàn toàn không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh.
Trong những trường hợp nặng, bạn có thể phải tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém và có những rủi ro không lường trước được.
Điều trị theo Đông y
Điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng Đông y giúp ngăn chặn biến chứng tê tay
Điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng Đông y giúp ngăn chặn biến chứng tê tay
Đây là phương pháp có thể giải quyết được nguồn gốc gây bệnh, ít gây ra tác dụng phụ nên được nhiều người bệnh lựa chọn. Khi tiến hành điều trị bằng phương pháp này, người bệnh có thể tiến hành điều trị bằng uống thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hoặc kết hợp cả uống thuốc và châm cứu bấm huyệt.
Trước khi tiến hành phương pháp này, người bệnh nên lựa chọn phòng khám uy tín, chất lượng, lương y có tay nghề cao để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Cách phòng ngừa tê tay do bệnh thoái hoá đốt sống cổ

Bạn có thể phòng ngừa tình trạng tê tay do thoái hoá đốt sóng cổ gây ra thông qua các việc thay đổi thói quen hàng ngày, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế gây hại tới đốt sống cổ.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động xương khớp, tập luyện các bài tập tốt cho hệ thống xương cổ, nên xoay tròn cổ tay trước khi chơi thể thao hoặc là làm việc.
  • Khi ngủ nên chú ý không để cơ thể bị nhiễm lạnh, gây cứng cổ, ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Hạn chế các hoạt động thường xuyên phải sử dụng tới cánh tay, bàn tay và ngón tay.
  • Khi sử dụng chuột máy tính, nên điều chỉnh chiều cao của ghế để cổ tay và bàn tay đặt song song với mặt bàn, tránh tình trạng cổ tay phải ưỡn quá mức.
  • Thay đổi tư thế làm việc, nên đứng dậy thư giãn hoặc tập các bài tập phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ nhẹ nhàng sau 1-2 tiếng làm việc.
  • Khi phát hiện bệnh thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh cần tiến hành điều trị sớm để kiểm soát bệnh, hạn chế tiến triển nặng, biến chứng sang tê tay.
Làm việc đúng tư thế giúp phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay
Làm việc đúng tư thế giúp phòng ngừa thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay
Tê tay do thoái hoá đốt sống cổ là tình trạng xảy ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ và công việc của mỗi người. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, phác đồ điều trị tích cực, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Đông Y Gia truyền Tấn Khang xin chúc bạn thành công.
Thứ Năm, 7 tháng 5, 2020

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông Y và những điều cần biết



Thoái hoá đốt sống cổ gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sức khoẻ người bệnh
Thoái hoá đốt sống cổ gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sức khoẻ người bệnh

Chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng Đông y là phương pháp được nhiều người biết đến và ưu tiên lựa chọn. Vậy phương pháp điều trị này có gì khác so với Tây y? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chữa bệnh thoái hoá đốt sống cổ bằng Đông y.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ theo đông y

Theo Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ là do:
  • Chế độ ăn uống không khoa học, không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, làm tổn thương đến tỳ vị, tỳ thống huyết. Tỳ trở nên suy yếu, huyết ít vận chuyển đến vùng gây bệnh khiến thấp tà xâm nhập vào cơ thể.
  • Do khí hư, cơ thể lão hóa xảy ra ở người cao tuổi
  • Phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng tắc nghẽn khí huyết, gây đau nhức khi cử động, cứng cổ, cứng vai gáy, nếu kéo dài sẽ gây thoái hóa đốt sống cổ.
  • Do chấn thương làm ảnh hưởng đến gân cơ và khớp vùng cổ gáy.

Biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ theo Đông y

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ trong Đông y được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau, ở mỗi thể bệnh sẽ có biểu hiện ra ngoài khác nhau. Lương y sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàn để xác định thể bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 
  • Thể phong hàn: Bệnh nhân luôn cảm thấy lạnh, rùng mình, chân tay rã rời và không muốn cử động, đau mỏi vai gáy, cổ và rất khó khăn trong việc vận động các vị trí này.
  • Thể can thận âm hư: Đau mỏi hết vai gáy, cổ, lan xuống cả lưng, lan lên cả đầu, tê bì hết cánh tay, bàn tay, người hay vã mồ hôi, chóng mặt, hoa mắt, khô họng.
  • Thể khí huyết hư, ứ đọng: Đau nhức cổ, vai, khó cử động cổ, chân tay tê yếu, mệt mỏi, mất ngủ, hay mê sảng, da xanh tái, hay ra mồ hôi, chóng mặt, lưỡi trắng có rêu, tim đập nhanh hồi hộp, thở gấp…
  • Thể đờm thấp cản trở kinh mạch: Đau cả cổ vai gáy, lưng, tức hông, nhói ngực, buồn nôn, muốn ói, lưỡi trắng, người nặng nề như đeo chì…

Các thể bệnh thoái hoá đốt sống cổ theo Đông y
Các thể bệnh thoái hoá đốt sống cổ theo Đông y

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ theo Đông y

Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y là giúp đả thông các kinh mạch tắc nghẽn, đánh sâu vào các căn nguyên gây bệnh là phong hàn và loại bỏ các yếu tố độc hại trong xương cột sống giúp xương khớp chắc khỏe.
Hiện nay, trong Đông y có 3 phương pháp điều trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ là châm cứu, bấm huyệt và uống thuốc. Đây là phương pháp điều trị lâu dài, mang lại hiệu quả điều trị tận gốc nên yêu cầu người bệnh phải kiên trì thực hiện.

Điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng cách châm cứu

Châm cứu là phương pháp tác động lên huyệt của cơ thể bằng kim châm, gây kích thích phản ứng cơ thể, điều hòa âm dương, phục hồi kinh mạch, tăng khả năng phòng vệ cơ thể. Hiện nay, châm cứu để điều trị thoái hoá đốt sống cổ được áp dụng khá phổ biến. Khi tiến hành châm cứu, lương y sẽ sử dụng kim châm để tác động vào các vị trí sau:
  • Châm: Phong phủ, Phong trì, Nhu du,Thiên trụ, Lạc chẩm, Hậu khê, Tuyệt cốt.
  • Tả: A thị huyệt, Giáp tích, Co cơ gai sống đo ra 0.5 thốn
  • Cứu: Túc tam lý, Phế du, Cao hoang du, Kiên tỉnh
  • Gia giảm: 
    • Đầu khó cúi ngửa : Tả (Kinh cốt, Bổ Ủy trung). Tả (Đại trữ, Phong môn).
    • Đầu khó quay sang hai bên: Tả (Kiên ngoại du, Hậu khê).
    • Tê tay: Tả (Nguyên Lạc theo đường kinh đau). Tả (Hợp cốc, Dương khê, Khúc trì, Thiên vạc, Khuyết bồn, Trung phủ, Cực tuyền, Kiên tỉnh, Phụ phân, Phách hộ, Cao hoang du, Thần đường, Y hy, Kiên thống điểm).
    • Tê bại tay khó nâng cao: Tả (Thân trụ, Hiệp tích D3-D4, Cự khuyết du, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Thiên tông, Kiên liêu thấu Cực tuyền, Kiên thống điểm)
Đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiến hành điều trị bằng phương pháp này. Tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám Đông y uy tín, chất lượng để được thăm khám, tư vấn và điều trị thích hợp.

Châm cứu điều trị thoái hoá đốt sống cổ giúp mang lại hiệu quả cao
Châm cứu điều trị thoái hoá đốt sống cổ giúp mang lại hiệu quả cao

Điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng cách bấm huyệt

Bấm huyệt là phương pháp sử dụng lực từ bàn tay và các ngón tay để tác động trực tiếp đến các huyệt vị, giúp hỗ trợ cải thiện bệnh khá tốt. Thông thường, lương y sẽ tiến hành bấm các huyệt sau:
  • Bấm huyệt Bách hội: huyệt nằm ở giữa đỉnh đầu, tâm điểm giữa hai tai thẳng lên đỉnh đầu.
  • Huyệt Á thị: hay còn gọi là thiên ứng huyệt, vị trí là điểm đau của bệnh.
  • Huyệt Phong trì: nằm ở chỗ lõm hai bên từ chỗ lỡm giữa cơ ức – đòn – chũm và phần trên cơ thang.
  • Huyệt Hậu khê: huyệt  ở đầu nếp thứ 2 phía sau của xương khớp bàn tay – ngón út khi bàn tay hơi nắm lại.
  • Huyệt Kiên tỉnh: huyệt ở chỗ lõm đỉnh vai khi giơ ngang tay.
Lưu ý: Khi bấm huyệt cần thực hiện tốt thao tác bấm, dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón tay cái, ngón tay trỏ để bấm huyệt. Cần bấm vuông góc với huyệt để tạo được lực bấm mạnh, đây chính là cung phản xạ cảm giác đau ở người bệnh mà khoa học đã chứng minh.

Bài thuốc Đông y điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Các bài thuốc Đông y được sử dụng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ với mục đích phục hồi chức năng của thận, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ khí huyết, cung cấp chất dinh dưỡng tới các đốt sống bị thoái hóa, giúp mang lại hiệu quả điều trị lâu dài. Lương y sẽ tiến hành kê đơn điều trị thoái hoá đốt sống cổ theo thể bệnh mà người bệnh mắc phải.
Bài thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ thể phong hàn
Chuẩn bị: 
  •  24g Thạch cao
  • 12g Quế chi 
  •  8g Cam thảo (đã nướng)
  • 20g Tri mẫu 
  • 40g Ngạch mễ
Cách thực hiện:
  • Sắc tất cả các vị thuốc trên với 4 bát nước đến khi còn 1 bát
  • Tiến hành sắc nhiều lần thành 2 – 3 bát để sử dụng trong ngày
  • Mỗi ngày một thang, sử dụng liên tục trong 2 tuần
Bài thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ thể can thận âm hư
Chuẩn bị:
  • 12g Ngưu tất
  • 12g Thục địa
  • 12g Đan sâm
  • 9g Đương quy
  • 9g Bạch thược
  • 9g Tỏa dương
  • 9g Tri mẫu
  • 9g Hoàng bá
  • 9g Quy bản
  • 9g Thỏ ty tử
  • 9g Kê huyết đằng
Cách làm: 
  • Sắc tất cả các vị thuốc trên với 4 bát nước đến khi còn 1 bát.
  • Tiến hành sắc nhiều lần thành 2 – 3 bát để sử dụng trong ngày.
  • Mỗi ngày một thang, sử dụng liên tục trong 2 tuần.

Các bài thuốc Đông y có tác dụng thông kinh hoạt lạc, bồi bổ khí huyết, cung cấp dinh dưỡng cho khớp
Các bài thuốc Đông y có tác dụng thông kinh hoạt lạc, bồi bổ khí huyết, cung cấp dinh dưỡng cho khớp

Bài thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ thể khí huyết hư ứ đọng
Chuẩn bị:
  • 18g Hoàng kỳ
  • 15g Kê đắng
  • 12g Xích thược
  • 12g Bạch thược
  • 9g Quế chi
  • 9g Cát căn
  • 6g Sinh khương
  • 4 trái táo
Cách thực hiện: 
  • Sắc tất cả các vị thuốc trên với 4 bát nước đến khi còn 1 bát.
  • Tiến hành sắc nhiều lần thành 2 – 3 bát để sử dụng trong ngày.
  • Mỗi ngày một thang, sử dụng liên tục trong 2 tuần.
Bài thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ thể đờm thấp cản trở kinh mạch
Chuẩn bị:
  • Địa long
  • Trần bì
  • Phục linh
  • Đởm nam tinh
  • Cát cánh
  • Ngũ vị tử
  • Bạch giới tử
  • Bán hạ
  • Tam thất
Cách thực hiện:
  • Sắc tất cả các vị thuốc trên với 4 bát nước đến khi còn 1 bát.
  • Tiến hành sắc nhiều lần thành 2 – 3 bát để sử dụng trong ngày.
  • Mỗi ngày một thang, sử dụng liên tục trong 2 tuần.
Theo chuyên gia, trong quá trình điều trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ bằng Đông y, người bệnh nên kết hợp uống thuốc với phương pháp châm cứu, bấm huyệt để có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Những ưu điểm và nhược điểm khi điều trị bệnh bằng Đông y

Bất kỳ phương pháp điều trị bệnh nào cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng Đông y cũng vậy, dưới đây là một số ưu nhược điểm của phương pháp này, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành điều trị.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả lâu dài: Đây là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị lâu dài. Khi điều trị người bệnh có thể kết hợp việc sử dụng thuốc với châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh ít tái phát hơn
  • Thành phần thuốc không gây tác dụng phụ: Các bài thuốc hoàn toàn được chiết xuất, bào chế từ thảo dược tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Hầu hết, hững loại thảo dược này rất lành tính, có thể sử dụng nhiều mà không bị lờn thuốc, có thể dùng được cho những người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp,…
  • An toàn, đảm bảo sức khỏe: Các bài thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ theo Đông y bên cạnh tác dụng điều trị bệnh còn có tác dụng hoạt huyết, bồi bổ sức khỏe. Từ đó, sức đề kháng được tăng cường sau khi sử dụng thuốc, tránh được các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Điều trị bằng các bài thuốc Đông y có những ưu điểm vượt trội so với Tây y
Điều trị bệnh bằng các bài thuốc Đông y có những ưu điểm vượt trội so với Tây y

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm phương pháp điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng Đông y đem lại, thì nó cũng có những nhược điểm nhất định là:
  • Bất tiện
  • Mất nhiều thời gian cho việc điều trị
  • Hiệu quả mang lại lâu
  • Vị thuốc rất khó uống
Trên đây là những thông tin về phương pháp chữa bệnh thoái hoá đốt sống cổ bằng Đông y. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm được phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, bạn nên tìm đến các phòng khám Đông y uy tín, chất lượng và được nhiều người tin tưởng thực hiện.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn thành công
Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

Thóai hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?


Thóa hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?
Thóai hóa đốt sống cổ uống thuốc gì là thắc mắc của hầu hết người mắc bệnh

Thóai hóa đốt sống cổ uống thuốc gì để cắt đứt cơn đau và giảm nhanh triệu chứng co cứng, khó chịu ở cổ là vấn đề quan tâm của nhiều bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ thường cho bệnh sử dụng một số loại như thuốc giảm đau paracetamol, thuốc chống viêm không chứa steroid, thuốc giãn cơ,… để cải thiện bệnh. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.


Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp. Bệnh không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà đang có xu hướng tăng nhanh ở giới trẻ, đặc biệt là ở nhân viên văn phòng. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ có thể là người bệnh làm việc quá nhiều bên máy tính. Hoặc cũng có thể là do chấn thương, thói quen ít vận động, khuân vác nặng hoặc chế độ ăn không khoa học dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất,… Dù là nguyên nhân nào, bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng gây ra nhiều phiền toái đối với sức khỏe. Do đó, người bệnh cần điều trị sớm, tránh bệnh chuyển nặng và để lại di chứng nặng nề.

Thóai hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?

Để chấm dứt tình trạng đau nhức do bệnh gây ra, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, người bệnh cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều phương pháp chữa trị thoái hóa đốt sống cổ nhưng thuốc chính là liệu pháp điều trị đầu tiên vừa đơn giản lại giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.
Vậy thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân dùng như:

1. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc tây

+ Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid
Là một trong những nhóm thuốc thường được kê sử dụng nhiều nhất ở bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid thuộc nhóm thuốc giảm đau ngoại biên có tác dụng cắt đứt cơn đau nhanh chóng.
Một số loại thuốc thuộc nhóm thuốc này như Indometacin, Piroxicam, Diclofenac, Meloxicam, Aspirin,… Bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1 -2 viên mỗi lần và 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm đau ở cổ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng nên hết sức thận trọng. Tuyệt đối không sử dụng thuốc với liều lượng cao trong thòi gian dài. Bởi những loại thuốc này đều gây ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận và dạ dày. Vì vậy, những đối tượng bị tim, thận, gan hoặc đang có vấn đề hệ tiêu hóa không nên dùng.
+ Thuốc giảm đau
Acetaminnophen (paracetamol) là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau từ mức độ nhẹ đến trung bình và thời gian tác dụng ngắn. Thuốc thường được sử dụng để cải thiện triệu chứng đau nhức do căng hoặc co cơ do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Việc sử dụng paracetamol đơn thuần được xem là lựa chọn ưu tiên giúp cân bằng giữa hiệu quả mong muốn và tác dụng phụ. Tuy nhiên, người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ có rối loạn chức năng gan nên chú ý. Tốt nhất không nên sử dụng khi chưa được sự đồng ý từ nhân viên y tế, tránh phản ứng phụ. 
Bên cạnh dùng riêng lẻ, để tăng tác dụng giảm đau, paracetamol có thể phối hợp với một số loại thuốc giảm đau trung ương tramadol. Thế nhưng, việc phối trộn này chỉ phù hợp với những đối tượng bệnh không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường đơn lẻ hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh không nên dùng thuốc kéo dài. Đặc biệt chỉ sử dụng 1 – 2 viên trong ngày, tuyệt đối không uống nhiều tránh trường hợp nhờn thuốc và gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Thóa hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?
Thuốc giảm đau được ưu tiên lựa chọn đầu tiên để giảm nhanh triệu chứng khó chịu do thoái hóa đốt sống cổ gây ra

+ Thuốc giãn cơ Mydocalm
Mydocalm là loại thuốc giãn cơ có tác dụng làm giảm cơn đau cấp tính ở cổ và vai gáy. Bên cạnh đó, thuốc cũng có công dụng gây mê cục bộ nhờ cơ chế tác động lên hệ thống thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, Mydocalm còn giúp hoạt huyết, tăng cường lượng máu nuôi dưỡng lên đốt sống cổ bị tắc nghẽn. Từ đó giúp làm giảm đau và tăng khả năng bình phục bệnh.
Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên sử dụng Mydocalm với liều lượng cho phép từ 150 – 450 mg mỗi ngày. Tùy tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người mà bác sĩ có thể gia giảm liều dùng phù hợp. Bên cạnh đó, những người có tiền sử bị bệnh suy tim hoặc suy nhược cơ không nên sử dụng thuốc này điều trị. Vì thành phần tân dược trong thuốc khá nặng có thể gây hại đối với tim mạch và gân cơ vùng cổ.
+ Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm
Một số loại thuốc thoái hóa khớp tác dụng chậm như chondroitin, Glucosamin sulphate, diacerein,… Các loại thuốc này đề có tác dụng giúp điều trị triệu chứng bệnh, đồng thời giúp bổ sung dưỡng chất cải thiện cấu trúc khớp. Bên cạnh đó, thuốc còn có giúp giảm thiểu tác động phá hủy sụn khớp, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa sụn và xương dưới sụn ở khớp.
Thế nhưng, thuốc lại có tác dụng chậm, hiệu quả giảm đau thấp. Do đó, thời gian điều trị thường kéo dài từ 3 – 6 tháng. Nếu ở giai đoạn đầu, bệnh nhân cần kết hợp thuốc với các loại thuốc giảm đau khác để cải thiện triệu chứng đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
+ Nhóm thuốc giảm đau thần kinh và hỗ trợ
Nhóm thuốc giảm đau thần kinh bao gồm Gabapentin và Pregabalin. Những loại thuốc này thường được dùng điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hoặc các bệnh lý cột sống gây chèn ép rễ dây thần kinh. Điều đặc biệt, nhóm thuốc giảm đau thần kinh chỉ sử dụng trong trường hợp thuốc giảm đau thông thường không mang lại kết quả.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc thuộc nhóm hỗ trợ như thuốc bôi, xịt hoặc vitamin nhóm B để giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên, để đảm bảo việc sử dụng thuốc mang lại hiệu quả, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ.

2. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc thảo dược

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc Nam và Đông y có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên để cải thiện triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ. Một số vị thuốc tự nhiên thường dùng chữa bệnh như lá lốt, cỏ trinh nữ, cây cỏ xước,…

Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì
Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể sử dụng các loại thuốc thảo dược để điều trị bệnh

Các loại thuốc thảo dược thường lành tính nên khá an toàn và phù hợp với mọi đối tượng bệnh. Bên cạnh đó, thuốc có thể dùng chữa bệnh trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ. Đồng thời, chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng dược liệu tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí vì nguyên liệu dễ tìm. Tuy nhiên, thuốc thường có tác dụng chậm nên thời gian điều trị bệnh thường kéo dài.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc là phương pháp hữu hiệu, nhanh gọn và đơn giản nhất, giúp loại bỏ triệu chứng đau nhức và khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, thuốc cũng được xem là “con dao hai lưỡi” có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu người bệnh sử dụng không đúng cách. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong quá trình sử dụng thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau đây:
  • Không nên tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa trị nào, ngay cả thuốc bôi ngoài da
  • Sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất nên tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng
  • Trong quá trình uống thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ nếu cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào khác thường, người bệnh nên liên hệ bác sĩ ngay lập tức
  • Cho bác sĩ biết những loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê toa, không kê toa hoặc thực phẩm chức năng. Việc làm này sẽ giúp tránh tình trạng tương tác thuốc, làm giảm tác dụng và tăng phản ứng phụ
  • Nếu quên liều hãy sử dụng liều tiếp theo trong lần uống tới. Tuyệt đối không cộng gộp và uống chung một lần
  • Nên thông báo bác sĩ biết nếu người bệnh gặp các vấn đề về sức khỏe như bị suy thận, suy gan, mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, người bị nhiễm HIV,…
Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc “Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?”. Để lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe, giúp bệnh nhanh chóng bình phục, người bệnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó cũng nên có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý để hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn thành công