Nước mía là loại nước uống giải khát có mặt ở nhiều nơi, tuy nhiên ít ai biết rằng loại nước giải khát này còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.
Nước mía có công dụng điều trị bệnh gì?
Nước mía có công dụng điều trị bệnh gì?
Mía có chứa nhiều đường và các chất: protein, pepton, amid, nitrat và muối amomi; các chất vô cơ (Fe, Al, Mg, P, Ca, S…); vitamin nhóm B và D; tinh bột; gôm, sáp,… Do đó chúng cung cấp nhiều nhiệt lượng, bổ sung trong các trường hợp mất nước,…. Và là nguyên liệu sản xuất cho nhiều ngành công nghiệp ở nước ta.
Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế, vị có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Theo đó, mía có tác dụng làm giảm đau họng, viêm khí phế quản, ho, tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén, táo bón. Ngoài ra, rễ cây mía cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh.
Tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh hay từ nước mía
Không đơn thuần chỉ có công dụng giải khát, nước mía còn có tác dụng chữa bệnh. Theo đó bạn có thể tham khảo các bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh hay từ nước mía như sau:
Tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh hay từ nước mía
- Nước mía: mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho người bệnh bị sốt, khô họng, tiểu dắt.
- Nước mía gừng tươi: Bạn lấy nước mía ép 50-100ml, thêm gừng nước hoặc lát gừng theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từ từ. Bài thuốc này có tác dụng trị trào ngược dạ dày thực quản.
- Nước mía nóng: Dùng nước mía ép, đun cách thủy đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Dùng cho người bị nôn oẹ, nôn khan dai dẳng.
- Cháo kê nước mía: nước mía, hạt kê xát bỏ vỏ. Nấu cháo kê nước mía chia 2 lần ăn trong ngày. Bài thuốc có tác dụng trị viêm khí phế quản ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt nước mũi.
- Nước mía ngó sen: Nước mía, ngó sen. Lấy ngó sen nghiền ép vụn hòa lẫn với nước mía, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho người viêm đường tiết niệu cấp
- Nước mía củ cải bách hợp: Lấy nước mía khoảng 100ml, và 100 ml nước ép củ cải; bách hợp 100g. Bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào trong hỗn hợp đun sôi, khuấy đều. Uống trước khi đi ngủ, dùng cho người viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan.
- Ngũ trấp ẩm: Bao gồm các nguyên liệu: nước lê, nước mã thầy, nước lô căn, nước mạch môn, nước giá đỗ, lượng bằng nhau, hòa chung uống hoặc hấp cách thủy uống. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân. Trị ôn bệnh làm tổn thương tân dich, miệng háo khát, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu.
Để đảm bảo sức khỏe và tránh xảy ra các tác dụng phụ thì người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng và chỉ dùng mía nướng hoặc nước mía đun sôi.
Nguồn: Đông gia truyền Tấn Khang