Browsing "Older Posts"

6 công dụng làm đẹp của nha đam khiến phái đẹp không thể làm ngơ

Có nhiều công dụng trong làm đẹp của nha đam được các chị em phái đẹp yêu thích, chúng ta cùng điểm qua một vài công dụng của chúng khiến mọi người không thể làm ngơ.

Nha đam có nhiều công dụng trong làm đẹp

Nha đam có nhiều công dụng trong làm đẹp

Nha đam hay còn được gọi với cái tên khác là lô hội là loại cây có công dụng đặc biệt tốt nhất là đối với nữ giới. Là một loại cây dân dã nhưng những lợi ích của nó mang lại thì không hề nhỏ, thành phần cây nha đam chứa nhiều loại hợp chất dành riêng cho cơ thể và làn da của bạn. Sau đây là một số công dụng của nha đam thường được các chị em sử dụng trong đông y làm đẹp.

Tẩy trang hiệu quả

Một trong những công dụng tuyệt vời của nha đam mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là sản phẩm tẩy trang hữu hiệu dành cho da mặt đặc biệt là những vùng da dưới mắt. Đây là cách tẩy trang tự nhiên mà vẫn loại bỏ sạch sẽ được lớp trang điểm mà các chị em vẫn hay sử dụng dụng, hơn thế nữa với tính chất dịu nhẹ và cung cấp độ ẩm cần thiết chúng ta hoàn toàn có thể dùng hàng ngày mà không có hại cho là da.

Cách dùng nha đam cũng vô cùng đơn giản chúng ta chỉ cần dùng bông tẩy trang sau đó lấy lớp gel nha đam rồi lau sạch lớp trang điểm khuôn mặt.

Nha đam là sản phẩm tẩy trang hiệu quả

Nha đam là sản phẩm tẩy trang hiệu quả 

Điều trị bỏng

Một công dụng vô cùng phổ biến của nha đam đó là loại cây có tác dụng trị bỏng vô cùng hiệu quả, bất kể là khi bạn gặp tai nạn trong nhà bếp hay gặp tình trạng bỏng da do cháy nắng thì nha đam đều là những lựa chọn tuyệt vời, cắt phần lá lô hội rồi chà sát trực tiếp phần gen vào vết thương để làm mát và giảm hiện tượng đau đớn, ngứa rát. Bên cạnh đó lô hội cũng là lựa chọn hàng đầu của những cô nàng có làn da dễ bị kích ứng. Nha đam cho tác dụng bổ sung độ ẩm cần thiết cho da và chống viêm vô cùng hiệu quả.

Dưỡng tóc mềm mượt

Các danh y nói rằng nếu bạn muốn một mái tóc mềm mại, khỏe mạnh và đặc biệt là nuôi dưỡng da đầu từ tận sâu bên trong bạn chỉ cần lấy một lá nha đam đem bôi phần gel lên tóc, ủ trong một thời gian rồi gội sạch, Thực hiện cách này thường xuyên thì đảm bảo rằng chỉ sau một thời gian tóc bạn sẽ không còn bị xoắn hay xơ cứng nữa.

Nha đam giúp dưỡng tóc mềm mượt

Nha đam giúp dưỡng tóc mềm mượt 

Thúc đẩy mọc tóc

Lô hội là sản phẩm giúp cho những nang lông của da đầu được thông thoáng giúp cải thiện sự hấp thu các chất dinh dưỡng, giữ được độ ẩm cần thiết và cân bằng độ PH cho tóc. Chúng ta có thể sử dụng lô hội như một dưỡng chất giúp kích thích quá trình mọc tóc bằng cách vô cùng đơn giản, chỉ cần bóp gel lô hội vào phần da đầu và giữ nguyên trong vòng khoảng 30p.

Dùng làm gel tẩy lông chân

Chúng ta có thể sử dụng lô hội như một loại gel cạo râu tự nhiên nhờ thành phần chứa nhiều chất làm mềm và giữ độ ẩm hiệu quả. Nhờ vậy chúng ta có thể sử dụng nha đam để xoa lên chân hoặc mặt tạo cảm giác mềm mại thoải mái trong quá trình tẩy lông hoặc cạo râu. 

 Loại kem dưỡng ẩm tự nhiên

Nếu kinh phí của bạn không đủ cho những sản phẩm dưỡng ẩm uy tín và chất lượng thì chúng ta cũng có thể sử dụng nha đam như một chất dưỡng ẩm mặt và cả cơ thể. Không những vậy nha đam còn được cho là có tác dụng tuyệt vời đối với làn da mụn nhờ thành phần chứa hàm lượng enzyme và vitamin cao.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

CHỮA DỨT ĐIỂM BỆNH VẢY NẾN VỚI VỊ THUỐC TỪ THỔ PHỤC LINH

Vẩy nến là bệnh da liễu gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh, y học cổ truyền đã tìm ra loại cây có tác dụng chữa trị hiệu quả căn bệnh này.

Thổ phục linh được tìm thấy hầu hết trên lãnh thổ Việt Nam

Thổ phục linh được tìm thấy hầu hết trên lãnh thổ Việt Nam

Bệnh vảy nến là một căn bệnh về da liễu mặc dù nó không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nhưng nó gây mất thẩm mỹ cũng như là tâm lý người khi bị mắc bệnh. Đa số bệnh này thì thường xuất hiện ở nam giới với tỉ lệ lớn hơn. Tuy nhiên hiện nay cũng đã có nhiều phương pháp khác nhau được nghiên cứu và chữa dứt điểm, trong đó y học cổ truyền đã tìm ta tác dụng của loại cây với tên gọi là thổ phục linh cây thuốc quý chữa dứt điểm bệnh vảy nến.

Thổ phục linh hay còn được với các tên gọi khác như là củ kim cang hay củ khúc khắc, đây là một loại cây được tìm thấy trên hầu hết lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Chúng có chiều dài khoảng từ 4-5m, gầy, xuất hiện nhiều cành nhỏ không gai và sống rất lâu năm. Lá cây có hình trái xoăn, thon dài, hoa mọc thành từng tán.

Đối với nền đông y cổ truyền thì người ta nghiên cứu thổ phục linh để sử dụng cho nhiều bài thuốc chữa các loại bệnh khác nhau. Chúng được biết là vị thuốc có vị ngọt, nhạt, vào 2 kinh can, tính bình và đặc biệt được ứng dụng trong chữa trị những căn bệnh lợi xương khớp, khử phong thấp, giải độc cơ thể gây ra bởi thủy ngân. Ngoài ra trong một số nghiên cứu cho thấy thành phần của Thổ phục linh chứa nhiều chất tanin, nhựa và một nhóm các hợp chất vô cùng quan trọng saponin steroid bao gồm phytosterol và sarsasapogenin; beta- sitosterol được biết là hợp chất có tác dụng như một loại hormone đối với sức khỏe con người chính vì vậy mà chúng còn được ứng dụng trong chữa trị các bệnh rối loạn sinh dục hay viêm da mãn tính, hoa liễu,…

NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH VẨY NẾN

Phát hiện ra những tác dụng kháng khuẩn của thổ phục linh người ta đã nghiên cứu và áp dụng vô cùng hiệu quả trong chữa trị bệnh vảy nến.Nhiều trường hợp đã cho thấy những tác động tích cực làm thuyên giảm tình trạng bệnh một cách đáng kể.

Thổ phục linh cho tác dụng kháng khuẩn hiệu quả

Thổ phục linh cho tác dụng kháng khuẩn hiệu quả 

Để có thể sử dụng thổ phục linh như một vị thuốc thì đầu tiên ta cần có những bước sơ chế qua. Ta lấy phần thân rễ cắt bỏ và đem rửa sạch khi đang còn ướt thì đem thái mỏng, phơi khô; cũng có những nơi người ta sử dụng nguyên củ đem phơi khô. Đối với những bài thuốc đông y cổ truyền chữa bệnh vảy nến thì người ta thường có những cách thực hiện như sau:

  • Bài thuốc số 1: Lấy Sử dụng khoảng 40-80g thổ phục linh cùng 80-120 g hạ thổ thảo nam đem sắc lên cùng 500ml nước để sử dụng uống trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Kết hợp thổ phục linh cùng với hà thủ ô, ké đầu ngựa và huyền sâm đem sắc uống mỗi ngày một tháng sẽ cho thấy những hiệu quả rõ rệt.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN SỬ DỤNG THỔ PHỤC LINH

Mặc dù thổ phục linh được xem như là một loại thuốc quý để chữa trị những bệnh vẩy nến tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ chúng ta không nên dùng thổ phục linh để chữa trị đó là:

Thổ phục linh và loại thuốc quý chữa bệnh vảy nến

Thổ phục linh và loại thuốc quý chữa bệnh vảy nến 

  • Những bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản hoặc đang trong thời gian chữa trị hen không nên dùng chung thuốc với thổ phục linh.
  • Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày không nên sử dụng thổ phục linh với liều lượng cao do hàm lượng tannin khá lớn chứa trong thành phần thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến kích ứng niêm mạc ruột, dạ dày dẫn đến những rối loạn đường tiêu hóa.
  • Thổ phục linh cho tác dụng lợi tiểu mạnh vì vậy không nền dùng chung thổ phục linh với những loại thuốc chữa bệnh khác sẽ dễ làm dẫn đến mất đi tác dụng của thuốc.

Chính vì vậy mà trước khi sử dụng các bài thuốc từ thổ phục linh chúng ta nên cần đến kiểm tả tình trạng bệnh cụ thể tại các cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để có những sự tư vấn cụ thể để sử dụng phát huy hiệu quả điều trị tốt nhất có thể. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần giữ cho mình một thói quen và lối sinh hoạt lành mạnh tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thoát khỏi những cơn đau nhức xương khớp nhờ một số cây thuốc nam phổ biến

Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi cần được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời để phòng tránh nguy cơ dẫn đến tàn phế.

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm 

Đau nhức xương khớp không chỉ là hiện tượng xảy ra do làm việc sai tư thế hay sự thay đổi bất thường và đột ngột của thời tiết mà đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều căn bệnh liên quan như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… Những loại bệnh này nếu không có sự chữa trị sớm và kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế. Chính vì vậy mà trong y học cổ truyền người ta đã nghiên cứu nên những bài thuốc từ nhiều loại thảo dược khác nhau có thể hỗ trợ hoặc điều trị bệnh bệnh về xương khớp mà không gây hại hay có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây là một số cây thuốc nam quanh ta thường được nhiều người áp dụng chúng ta cùng tham khảo hi vọng có thể giúp các bạn cải thiện được tình trạng bệnh. 

 Dây đau xương

Kể đến những vị thuốc cho tác dụng hiệu qủa đối với bệnh về xương khớp đầu tiên chúng ta thường nghĩ ngay đến cây dây đau xương. Đúng như tên gọi đây là một loại cây thuộc họ dây leo, bài thuốc từ cây này đã có từ rất lâu đời và cho thấy những chuyển biến tình trạng bệnh một cách rõ rệt đối với những bệnh nhân đã từng sử dụng.

Trong đông y nó còn có nhiều cái tên khác như là khoan cân đằng, trục cốt đằng, thân cân đằng,…có bị hơi đắng, tính mát. Dây đau xương cho những tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp , hoạt lac, thư cân,…và chữa các loại bệnh như đau nhức xương khớp, tê bại, tê thấp, đau dây thần kinh hông, bổ sức.

Dây đau xương là vị thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả 

Người ta thường sử dụng thân và lá của cây khi đã già đem thái nhỏ phơi khô để làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. 

Lá Lốt 

Lá lốt là loại cây không hề xa lạ với nhiều người, đây là loại gia vị thường được thêm vào trong các món ăn hàng ngày ngoài ra chúng cũng là vị thuốc chữa được rất nhiều các loại bệnh khác nhau đặc biệt những bệnh liên quan đến xương khớp.

Ngoài cái tên lá lốt người ta còn hay gọi chúng với tên gọi là tất bát, toàn bộ cây đều cho tác dụng dược học có thể sử dụng như những vị thuốc. Lá lốt có vị cay, mùi thơm đặc trưng và tính ấm có tác dụng ôn trung, hạ khí, tán hàn chỉ thống vì thế mà người ta thường sử dụng chúng để trị chứng phong hàn thấp, tê bại, đau lưng, chân tay tê buốt, sưng đầu gối.

Có thể sử dụng trực tiếp lá lốt tươi hoặc có thể sấy khô, phơi nắng và dùng dần trong thời gian dài.

Cỏ Xước

Mặc dù đây mà một loại cây mọc hoang ở khắp nơi tuy nhiên đừng bao giờ nghi ngờ công dụng của loại cây này trong những bài thuốc y học cổ truyền điều trị xương khớp.

Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát

Trong đông y người ta vẫn thường gọi chúng là Nam Ngưu Tất, có thể dùng toàn cây để chế biến thành thuốc tuy nhiên người ta vẫn hay sử dụng phần rễ của nó là chủ yếu. Rễ cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát và cho những tác dụng rất tốt để thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi niệu. Bên cạnh đó chúng còn là loại dược liệu không thể thiếu để chữa phong thấp, đau lưng, viêm khớp, nhức xương, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái buốt,…

Cây cỏ xước sau khi thu hoạch người ta lấy phần rễ( hoặc cả phần thân) đem rửa sạch và thái nhỏ sau thế có thể dùng tươi ngay hoặc đem phơi khô dùng dần.

Đơn Châu Chấu

Cây đơn Chấu chấu hay còn gọi là cây đinh lăng gai, độc lực, cây cuồng có vị đắng, tính ấm, hơi cay . Rễ cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc khu phong, trừ thấp, tiêu thũng, tán ứ hiệu quả .

Tất cả các bộ phận của cây như rễ, cành, lá, vỏ rễ đều có thể bào chế thành các vị thuốc sử dụng chữa bệnh trong đông y. Phần thân nhất là lõi thân cho thấy những tác dụng bồi bổ cơ thể đặc biệt theo nghiều nghiên cứu cho thấy rằng rễ cây có tác dụng kháng sinh khá là mạnh có thể giải được một số loại độc, tương tự lá cây cũng có tác dụng tiêu độc.

Loại thảo dược này thường được dân gian sử dụng để chữa một số loại bệnh như phong thấp tê bại, đòn ngã, đau dạ dày, viêm khớp.  

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Rễ nhàu khô có tác dụng rất tốt để làm thuốc.

Rễ nhàu khô có tác dụng rất tốt để làm thuốc.

Rễ nhàu khô rất là tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Điều đặc biệt là rễ nhàu khô là bộ phận được dùng làm thuốc nhiều hơn cả trong các bộ phận khác của cây nhàu. Cây Nhàu thuộc họ cà phê, mọc rất nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối hay mương rạch.

Cây nhàu

Dược liệu là phần rễ của cây nhàu,  đem rửa sạch rồi thái lát mỏng sau đó phơi hoặc sấy khô. Các bộ phận khác (quả, lá) có tác dụng trị các bệnh đường tiêu hóa thường được dùng tươi.
Theo kinh nghiệm dân gian từ  xưa, quả nhàu non có thể thái nhỏ phơi khô, sao vàng nấu nước uống, có công dụng như rễ nhàu giúp giảm đau, người bị hen suyễn bớt cơn hen, giảm căng thẳng, chữa đau nửa đầu, đau lưng, đau cơ, dưỡng tâm, an thần, thông kinh hoạt huyết. Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì tinh chất rễ nhàu có tác dụng tăng cường cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, thông thoáng các mạch máu, bền thành mạch, giảm huyết áp… Dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Chữa nhức đầu, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày, uống ấm. Dùng liền 7-10 ngày.
Lá nhàu có tác dụng trị bệnh đường tiêu hóa, quả nhàu non phơi khô làm thuốc.

Rễ nhàu khô có tác dụng trị tăng huyết áp:

Rễ nhàu khô: 30g, sắc uống như trà hàng ngày; Có thể sử dụng 2-3 tuần là một liệu trình. Tùy theo chỉ số huyết áp cơ thể (đã hạ), có thể giảm liều 8-12g/ngày.

Rễ nhàu khô trị  mất ngủ, suy nhược thần kinh:

Rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, sinh khương 3g. Sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày, uống ấm. Dùng liền 7-10 ngày.

Rễ nhàu khô trị đau nhức xương:

Rễ nhàu khô, sao vàng 200g, ngâm với 1.000ml rượu 35 độ, sau 6-8 tuần có thể dùng được. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn.

Rễ nhàu khô Trị chấn thương, huyết ứ, bầm tím:

Rễ nhàu 24g, rễ mía dò 10g; củ tầm sét 10g. Sắc uống trong ngày, uống trước bữa ăn. Có thể uống 7- 10 ngày liền đến hết các triệu chứng.

Quả nhàu  kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh:

Quả nhàu chín ăn với muối.Trị kiết lỵ, mệt mỏi, chóng mặt: Lá nhàu tươi 12g. Lá cỏ sữa 10g, sắc uống.
Chữa mụn nhọt: Lá nhàu tươi, giã nát, đắp lên vết thương. 

                                         Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Chữa trị viêm loét dạ dày bằng bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả.

Bệnh viêm loét dạ dày có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho người mắc nếu như không được điều trị kịp thời. Ngoài các phương pháp điều trị Tây y, bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian sau đây để điều trị bệnh hiệu quả.

Bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm loét dạ dày cực hiệu quả

Trong tự nhiên, có nhiều phương thuốc dễ tìm, dễ sử dụng và giúp hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Các bài thuốc này đều có nguyên liệu tự nhiên, rất dễ tìm kiếm mà không để lại các tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc sau đây:

Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng nghệ

Một trong những “thần dược” có tác dụng tốt với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng là nghệ. Lý do là curcumin trong nghệ hỗ trợ tiêu hóa tốt do thúc đẩy túi mật co bóp nhưng điều “thần kỳ” là không tăng tiết axit trong bao tử. Ngoài ra, chất curcumin cũng góp phần ức chế được các khối u ở dạ dày, tá tràng.

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng có thể dùng nghệ từ 1-6 gram/ngày (bột hoặc thuốc sắc) để chữa đau bao tử, vàng da, đau bụng sau sinh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng nghệ trộn mật ong để điều trị bệnh.

Chữa viêm loét dạ dày bằng nha đam

Nhựa của cây nha đam (lô hội) có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ. Do vậy được dùng chữa chứng táo bón. Ngoài ra, chúng còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày.

Cách dùng nha đam để chữa viêm loét dạ dày như sau: mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.

Nước ép bắp cải chữa viêm loét dạ dày

Nước ép bắp cải chữa viêm loét dạ dày

Ngoài công dụng làm các món ăn hàng ngày thì bạn có thể sử dụng bài thuốc Đông y từ bắp cải để điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Mỗi ngày uống 1/2 ly nước bắp cải ép vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày.

Cách làm: bắp cải bóc từng lá, rửa sạch, chần qua nước sôi, sau đó ép lấy nước.

Chuối xanh hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Bột chuối tiêu xanh có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày do nó làm giảm việc tiết dịch vị. Ngoài ra, chuối tiêu xanh còn kích thích phát triển màng nhầy bên trong bao tử bằng cách tạo thêm tế bào sản xuất chất nhầy chống lại khả năng gây loét và làm lành các vết loét đã có.

Cách dùng như sau: Bạn lấy chuối xanh phơi khô (không cần phơi dưới nắng gắt), tán thành bột. Phần bột này có thể dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn. Ngoài ra cũng có thể pha nước uống. Liều dùng từ 1-2 lần/ngày có giúp cải thiện tình trạng viêm dạ dày, tá tràng.

Để việc sử dụng và điều trị viêm loét dạ dày mang lại kết quả tốt nhất thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang 

Một số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ của cây Thỏ Ty Tử ( Tơ Hồng ).

Thỏ ty tử là một loại cây thuộc dạng dây sống ký sinh và mọc leo trên các cây khác. Đây là một cây thuốc quý với vô số công dụng tốt cho sức khỏe con người.

Thỏ ty tử hay còn được gọi là dây Tơ vàng

Tìm hiểu thông tin về cây Thỏ ty tử

Thỏ ty tử có tên khoa học là Cuscuta hygrophilae Pears thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Thỏ ty tử còn được gọi với tên dân gian là Tơ vàng vị thân hình sợi màu vàng hay đỏ nâu nhạt, lá biến thành vẩy. Có rễ mút để hút thức ăn ở cây chủ. Hoa hình cầu màu trắng nhạt, gần như không cuống, tụ lại 10-30 hoa. Quả gần như hình trứng có kẽ nứt, trong chứa 2-4 hạt hình trứng, đỉnh dẹt, hạt dài chừng 2 mm. Theo Đông y, Thỏ ty tử có vị ngọt, cay, tính bình, không độc có tác dụng ích âm, bổ dương, cố tinh, súc niệu, minh mục, chỉ tả, Ôn thận, tráng dương, bổ Can, minh mục…

Thành phần hóa học có trong cây Thỏ ty tử

Trong cây thỏ ty tử có chứa một số thành phần hóa học như: Quercetin, Hyperin, Astragalin, Quercetin -3-O-b-D-Galactoside-7-O-b-Glucoside (Kim Hiểu, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1992, 17 (5): 292); Lecithin, Cephalin (Hứa Ích Dân, Trung Thảo Dược 1989, 20 (7): 303); b-Carotene, g- Carotene, a-Carotene-5-6-Eposide, Lutein , Taraxathin (Baccarini A và cộng sự, Phytochemistry 1965, 4 (2): 349); Vitamin A , Glycoside (Chinese Herbal Medicine).

Áp dụng cây thỏ ty tử vào một số bài thuốc chữa bệnh

Thỏ ty tử thường mọc hoang ở các bờ bụi hay hàng rào

  • Trị khớp viêm: Thỏ ty tử 6g, Vỏ trứng gà 9g, Bột xương trâu 15g, Tán bột, trộn đều.mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần (Liễu Ninh Thường DụngTrung Thảo Dược Thủ Sách).
  • Trị bạch điến phong: Thỏ ty tử cả thân và hạt 25g, ngâm vào 100ml cồn 95%, sau 48 giờ, đem xát vào vùng bệnh, ngày 2 – 3 lần. Trị 10 ca, có kết quả 8 ca (Khoa Da Liễu Viện Y Học Tây An – Tây An Y Học Học Báo 1959, 6: 88).
  • Trị tiêu khát: Thỏ ty tử sắc uống hoặc tán thành bột, làm hoàn uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị Tỳ Thận đều hư, tiêu lỏng: Thỏ ty tử, Thạch liên tử đều 9g, Phục linh 12g, Hoài sơn 15g. Sắc uống (An Huy Trung Thảo Dược).
  • Trị mắt mờ do Can huyết suy: Thỏ ty tử, Sơn thù, Cúc hoa, Địa hoàng. Lượng băng nhau, tán bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với rượu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị mắt mờ do Can Thận suy: Thỏ ty tử, Thục địa, Xa tiền tử đều 12g. tán bột. Trộn mật làm hoàn Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với rượu (Trú Cảnh Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị Di tinh, bạch trọc: Thỏ ty tử 12 g, Ngũ vị tử 6 g, Phục linh, Hạt sen đều 12 g. dùng Sơn dược hồ, làm hoàn. Mỗi lần uống 8 g với nước muối nhạt hoặc sắc uống (Phục Thỏ Đơn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Trị tiêu chảy lâu ngày do Thận hư: Thỏ ty tử, Câu kỷ, Đảng sâm, Phục linh đều 12g, Sơn dược 16g, Hạt sen 12g. Tán bột. Dùng gạo hồ, làm hoàn. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 12g (Thỏ Ty Tử Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa dễ sẩy thai: Thỏ ty tử (sao), 160 g, Tang ký sinh, Tục đoạn, A giao đều 80 g. Thuốc tán bột còn A giao nấu với nước cho chảy ra, hòa với thuốc bột làm thành viên 0,4 g. Mỗi lần uống 20 viên, ngày hai lần (Thọ Thai Hoàn – Y Học Trung Trung Tham Tây Lục).
  • Chữa thận hư, liệt dương, Di tinh, lưng đau, tiểu nhiều: Thỏ ty tử, Ngũ vị tử, Tế tân, Thỏ ty tử đều 40 g, Sung úy tử, Thục địa đều 80g, Hoài sơn 60 g. tán nhuyễn thành bột, trộn mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 g (Thỏ Ty Tử Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • Chữa tâm Thận bất túc, tinh thiếu, huyết khô, phiền nhiệt, khát muốn uống, tinh hư, huyết ít: Thỏ ty tử (chưng rượu) 80 g, Mạch môn (bỏ lõi) 80 g. Tán nhuyễn thành bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 70 viên lúc đói với nước muối hoặc với nước sôi, trước bữa ăn (Tâm Thâïn Hoàn – Tế Sinh Tục phương).
  • Chữa tâm khí bất túc, suy tư quá độ, Thận kinh hư tổn, chân dương không vững, tiểu đục, hay mơ, tiết tinh: Thỏ ty tử 200 g, Bạch phục linh 120 g, Thạch liên tử (bỏ vỏ) 80 g. Tán nhuyễn thành bột. Trộn với rượu làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước muối, lúc đói (Phục Thỏ Hoàn – Cục phương).
  • Bổ Thận khí, tráng dương đạo,trợ tinh thần, khinh (làm nhẹ) lưng, chân: Thỏ ty tử (chưng rượu, sấy khô) 1 cân, Phụ tử (chế) 160g. tán nhuyễn thành bột. Trộn với rượu hồ làm viên, to băng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với rượu (Thỏ Ty Tử Hoàn – Biển Thước Tâm Thư).
  • Chữa tinh khí bất túc, thận thủy bị táo, họng khô, khát, tai ù, đầu váng, mắt mờ, da mặt sạm đen, lưng đau, gối đau: Thỏ ty tử (chưng rượu) 80 g, Ngũ vị tử 40 g. Tán nhuyễn thành bột. Trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 70 viên lúc đói với nước muối hoặc rượu (Song Bổ Hoàn – Tế Sinh Phương).
  • Trị mặt mọc mụn, nhức đau: Thỏ ty tử,gĩa nát, ép lấy nước bôi (Trửu Hậu Phương).
  • Trị tự nhiên bị sưng phù, thân thể và mặt sưng to: Thỏ ty tử 1 thăng, Rượu 5 thăng, ngâm 2-3 ngày. Mỗi lần uống 1 thăng, ngày 3 lần ‘Trửu Hậu Phương).
  • Trị trĩ sưng, ngứa, trong hậu môn đau: Thỏ ty tử , chưng cho hơi vàng đen,tán nhuyễn, hòa với trứng gà bôi (Trưử Hậu Phương).

Một số khuyến cáo chú ý khi sử dụng cây thỏ ty tử để chữa bệnh cụ thể như sau: Những người thận có hỏa , cường dương không liệt dương: không dùng. táo bón kiêng dùng (Bản Thảo Kinh Sơ). + Phụ nữ có thai, băng huyết, cường dương, táo bón, Thận có hỏa, âm hư hỏa vượng: cấm dùng (Đắc Phối Bản Thảo). + Thận hư, hỏa vượng, táo bón: cẩn thận khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + táo bón: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Thỏ ty tử kỵ thịt thỏ.

                                    Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Làm đẹp da, xóa bỏ sần sùi và sạm đen bằng bài thuốc đông y

“Ngọc đẹp nhờ công đẽo, người đẹp nhờ công phu” từ xa xưa vẫn còn giá trị đến hiện tại giúp các chị em trở nên tự tin hơn nhờ những bài thuốc đông y làm đẹp da.

Bài thuốc đông y làm đẹp da, xóa bỏ sần sùi và sạm đen

Nếu không may mắn sở hữu làn da trắng sáng ngọc ngà mà là sần sùi và sạm đen thì bạn cũng chớ nản lòng bởi những bài thuốc đông y trong lĩnh vực làm đẹp da sẽ giúp có sở hữu làn da trắng trẻo không tì vết.

Bài thuốc đông y làm đẹp da

Bài thuốc đông y 1 từ đại hoàng

Nguyên liệu: Đại hoàng 12g, cam thảo 3g.

Thực hiện: đem các nguyên liệu sắc lấy nước uống. Chú ý bài thuốc này không nên sắc lâu, sau khi sôi chỉ đun tiếp khoảng 3-4 phút là dừng.

Tác dụng:  Đại hoàng trong bài thuốc có tác dụng tả tích nhiệt, thông phủ khí, thanh trừ táo nhiệt trong trường vị. Cam thảo có thể hòa hoãn tính mãnh liệt của Đại hoàng, trong khi có thể hộ vệ phù trợ chính khí, khiến công hạ mà không tổn thương chính khí. Điều này giúp món ăn bài thuốc trở thành bài thuốc đông y làm đẹp da, có tác dụng bài trừ thực nhiệt trong trường vị, từ đó đại tiện thông suốt, khắc phục tình trạng táo bón – nguyên nhân dẫn đến da dẻ sần sùi. Không chỉ có tác dụng đối với những người có da dẻ sần sùi mà bài thuốc còn có tác dụng đối với người mắc chứng chướng bụng, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, thể chất mạnh.

Tuy nhiên đối với những phụ nữ mang thai, cơ thể hư nhược, đang thời kỳ kinh nguyệt và cho con bú không nên dùng.

Bài thuốc đông y 2 – Thuốc rửa mặt bằng Đông qua

Nguyên liệu: Đông qua ( bí đao) 1 trái, 1500g rượu, 600g mật ong.

Thực hiện: Dùng dao bằng tre gọt bỏ vỏ xanh Đông qua, xắc miếng mỏng. Sử dụng rượi và 1000g nước nấu đông qua đến chín nhừ. Sau đó dùng vải lọc bỏ bã, nấu cô tiếp thành dạng cao rồi cho vào 600g mật ong. Đun tiếp cho đến khi độ đặc sệt vừa phải, rồi dùng vải lọc qua, cho vào chum sành đậy kín lại.

Tác dụng: Khi dùng bạn chỉ lấy độ khoảng như hạt dẻ, dùng tân dịch (nước bọt) hòa đều, thoa lên mặt, rồi dùng tay chà mặt. Đông qua từ bỏ đến hạt đều có tác dụng làm đẹp. Bên cạnh tác dụng lợi tiểu tiêu thũng, vỏ đông qua trong đông y làm đẹp cũng có thể làm kem thoa mặt; ruột đông qua xắt miếng dùng chà lên da mang lại hiệu quả chữa sảy. Bài thuốc này lấy hạt và ruột đông qua làm chủ, có tác dụng thanh nhiệt nhuận da, khử can ban, trắng da mặt.

Bài thuốc đông y làm đẹp da từ đông qua

Tân dịch có tác dụng tiêu sưng giải độc, vừa dùng tân dịch điều hòa thuốc, lại vừa chữa bệnh ngoài da. Do đó việc sử dụng bài thuốc đông y làm đẹp da này sẽ có tác dụng trong việc làm sắc mặt từ đen sạm chuyển trắng và tươi mát mịn màng.

Bài thuốc đông y 3 từ Ma hoàng

Nguyên liệu: Ma hoàng 9g, hạnh nhân 9g, ý dĩ 30g, chích cam thảo 3g.

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc và uống trước bữa ăn, ngày uống 3 lần.

Tác dụng: Ma hoàng có công năng sơ tán phong hàn, tuyên phế lợi tiểu, tác dụng tuyên phế lợi tiểu của nó, làm cho lỗ chân lông được thông suốt không bị tắc nghẽn, có lợi cho bài trừ phần nước thừa trong cơ thể, có thể đẩy mạnh sự thay thế của nước dịch trong cơ thể. Hạnh nhân, ý dĩ hợp dùng có thể lợi khí khử thấp, trong đó hạnh nhân có thể chữa được nhiều bệnh ngoài da, đẩy mạnh đại tiện thông suốt, có thể giảm cân, dùng ý dĩ có tác dụng trừ đi phần nước thừa trong cơ thể. 4 vị thuốc này hợp lại có công hiệu khu phong trừ thấp, lợi tiểu.

Theo Đông y, tà uất của phong thấp làm cản trở sự thông suốt của da thịt, làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, làm công năng sơ tiết bị thất thường, dẫn tới da dẻ sần sùi. Theo đó, đây là bài thuốc có thể sơ phong trừ thấp, góp phần làm da trắng sáng, cải thiện tình trạng da sần sùi do phong thấp ẩn trong da gây ra.

Với những bài thuốc đông y làm đẹp da trên, hi vọng chị em tìm cho mình được phương pháp phù hợp góp phần cải thiện tình trạng và tự tin với làn da trắng sáng. 

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang 

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

NƯỚC ĐẬU ĐEN RANG – “THẦN DƯỢC” CỦA PHÁI ĐẸP

Trên thế giới, phụ nữ Nhật luôn được ngưỡng mộ bởi tuổi thọ cao sự trẻ trung và làn da mịn màng cùng dáng vóc thon thả là nhờ uống nước đậu đen rang.

“Thần dược” đắc lực cho phái đẹp – đậu đen rang

1. Vậy nước đậu đen rang có tác dụng thần kỳ như thế nào?

Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng: người Nhật sống lâu và sống khoẻ nhất trên thế giới là nhờ vào chế độ ăn uống rất khoa học của họ. Đó là một trong những bí quyết trẻ lâu của phụ nữ Nhật. Điều đó phải kể đến cách dùng trà đậu đen hay còn gọi là trà Kuromame.

• Đậu đen có khả năng chống oxy hóa cao và tăng cường miễn dịch

Hoạt chất Polyphenol trong đậu đen được biết đến với tác dụng chống lão hóa cao. Nó có nhiều trong các thực phẩm như gạo lứt hay đậu đen. Thành phần Anthocyanin cũng là chất chống oxy hóa và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, bệnh ung thư, bệnh tim phổi, bệnh xơ cứng động mạch.
Vỏ của hạt đậu đen có chứa saponin với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh các tác dụng có lợi của saponin như giảm cholesterol trong máu, phòng chống ung thư và kích thích hệ miễn dịch.

• Giảm cân an toàn nhờ uống nước đậu đen rang

Một trong những công dụng của nước đậu đen rang mà chị em phụ nữ vô cùng yêu thích chính là: giảm cân. Isoflavone trong đậu đen là một chất chống oxy hóa rất tốt. Ngoài tác dụng ngăn chặn các loại ung thư như ung thư vú, hợp chất còn cải thiện sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
Chính vì vậy, uống trà đậu đen hàng ngày sẽ làm giảm lượng chất béo trong cơ thể, kiểm soát lượng mỡ tuần hoàn trong máu, hỗ trợ tích cực cho việc giảm cân một cách tự nhiên và an toàn.
Anthocyanin trong đậu đen không chỉ là chất chống oxy hóa cao mà còn là hợp chất hóa học ức chế sự hấp thu chất béo. Một nghiên cứu trên chuột được thực hiện bởi tạp chí Thực phẩm – Dược của Nhật cho thấy: anthocyanin ức chế sự hấp thụ chất béo trên chuột nghiên cứu. Khi cung cấp một lượng chất béo cao hơn so với chế độ ăn uống của chúng khiến chuột không tăng cân.

• Nước đậu đen rang giúp duy trì sự mịn màng của làn da

Đậu đen chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin với 10 loại axit amin cần thiết như lysine, methionine, tryptophane, phenylalanine, threonine, valine, leucine, isoleucine, arginine và histidine… công dụng nước đậu đen không chỉ giúp phụ nữ Nhật duy trì một sức khỏe dẻo dai mà còn giúp họ trẻ hóa làn da, giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.

2. Cách làm nước đậu đen rang kiểu Nhật Bản

Người Nhật thường tuân theo yếu tố tuần tự để có một ấm trà ngon “Nhất thủy – Nhì trà – Tam pha – Tứ ấm”. Như vậy, có thể thấy nước là tiêu chuẩn đầu tiên có yếu tố quyết định phẩm chất của các loại trà, như người Trung Hoa đã có câu “Nước là mẹ của trà”.
Nấu trà Kuromame cũng không ngoại lệ, để trà có thể chiết xuất ra hết hương vị, tinh túy và dinh dưỡng thì việc chọn nước để nấu là quan trọng hàng đầu.
Vì vậy, Đông y gia truyền Tấn Khang giới thiệu tới mọi người cách nấu nước đậu đen rang theo kiểu Nhật Bản như sau:
• Nguyên liệu chuẩn bị
– 100 gam đậu đen (loại xanh lòng)
– 1000ml nước sạch
• Cách thực hiện

– Bước 1: Bạn chọn các hạt đậu chắc, mẩy, không sâu bệnh đem rửa sạch.
Lưu ý: Không cần ngâm ngâm đậu đen mà chỉ cần rửa sạch sau đó để ráo nước.

– Bước 2: Đổ đậu đen vào chảo rồi rang cho đến khi dậy mùi thơm.
Lưu ý đảo đều tay để tránh đậu bị cháy. không nên rang chín già. Nếu bạn muốn dùng nhiều lần thì rang nhiều đậu sau đó bảo quản trong hộp kín.

– Bước 3: Cho khoảng 1000ml nước vào nồi đun sôi. Khi nước sôi cho đậu đen đã rang vào tiếp tục đun khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.

– Bước 4: Đậy kín nắp và ủ thêm khoảng 5 phút cho ra trà rồi dùng rây lọc, lọc lấy nước và uống khi còn ấm. Nếu cảm thấy khó uống, bạn có thể thêm một tý muối vào. Bạn uống khoảng 30 phút trước mỗi bữa ăn để mang lại hiệu quả cao nhất.

                                  Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020