Browsing "Older Posts"

Câu Đằng Là Một Loại Thảo Dược Rất Quý Trong Đông Y

   Câu Đằng Là Một Loại Thảo Dược Rất Quý Trong Đông Y

Dược liệu Câu đằng là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y cổ truyền do có nhiều tác dụng quý, đặc biệt là tác dụng trấn kinh, ngắt cơn động kinh của vị thuốc này.

Câu đằng là một loại thuốc đông y với nhiều công dụng

CÂU ĐẰNG TRONG ĐÔNG Y CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?

Câu đằng còn có tên gọi ngộ nghĩnh là “cây vuốt mèo” do có gai hình dáng cong cong giống như móng vuốt của tiểu hổ. Đây là một trong những loại cây tiêu biểu của họ cà phê có tên khoa học là uncaria rhynchophylla.

Là một loại thảo dược rất quý, song cây Câu đằng hiện nay vẫn chưa được trồng phổ biến ở nước ta mà chủ yếu được người dân thu hái tự nhiên. Cây thường mọc hoang ở các vùng đồi núi phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình…

Theo Đông y cổ truyền, Câu đằng là thảo dược tự nhiên có vị ngọt, tính hàn thường được dùng để trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, run giật…

CÔNG DỤNG CỦA DƯỢC LIỆU CÂU ĐẰNG LÀ GÌ?

Công dụng : Câu đằng là một vị thuốc quý trong Đông y cổ truyền. Lịch sử y học Trung Quốc, Câu đằng đã được sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh rối loạn về chức năng của hệ thống thần kinh. Ngoài ra cây câu đằng còn có một số tác dụng sau:

  • Tác dụng trấn kinh, điều trị co giật, chống động kinh.
  • Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn quá trình lão hóa, đặc biệt ở người già.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson.
  • Điều trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.
  • Điều trị bệnh cao huyết áp rất hiệu quả.
  • Trẻ con kinh giản.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÊN SỬ DỤNG CÂU ĐẰNG

Những đối tượng nên sử dụng vị thuốc quý câu đằng như sau:

  • Người bị động kinh, rối loạn chức năng thần kinh, tâm thần phân liệt.
  • Người già bị mất trí nhớ, rối loạn thần kinh.
  • Người bệnh Parkinson.
  • Người bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.
  • Bệnh nhân cao huyết áp.
  • Trẻ con kinh giật, khóc đêm.

Sử dụng dược liệu câu đằng trong chữa bệnh rất hiệu quả

BÀI THUỐC DƯỢC LIỆU CÂU ĐẰNG TRONG ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH

Một số bài thuốc giúp điều trị bệnh từ vị thuốc câu đằng như sau:

CHỮA TĂNG HUYẾT ÁP, NHỨC ĐẦU, HOA MẮT, CHÓNG MẶT

Câu đằng 10g, xuyên khung 5g, quế chi 3g, cam thảo 2g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100 ml uống làm 2 lần trong ngày.

CHỮA SỐT CAO, CHÂN TAY CO GIẬT, NGHIẾN RĂNG

Câu đằng 10g, kim ngân hoa 9g, cúc hoa vàng 6g, địa long 6g, bạc hà 3. Tất cả sắc với 200ml nước còn 50 ml, uống làm 1 lần trong ngày.

CHỮA TRÚNG PHONG, LIỆT THẦN KINH MẶT

Câu đằng 15g, bạch thược 12g, địa long 12g, trân châu 9g, đại hoàng 9g, trúc lịch 25ml. Sắc uống.

Thận trọng lúc dùng: Khi sắc thuốc: Không sắc lâu, sau khi sôi không nên sắc lâu quá 15 phút, vì sẽ làm giảm tính chất dược của vị thuốc.

Nguồn : Đông Y Gia truyền Tấn Khang

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Đậu Bắp Mà Ít Người Biết.

 Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Đậu Bắp Mà Ít Người Biết.

Đậu bắp là một loại thực phẩm không mấy xa lạ với chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết nó là một cây thuốc Đông y với nhiều bài thuốc chữa bệnh thần kỳ.

Đậu bắp với những công dụng chữa bệnh ít người biết đến

Đậu bắp với những công dụng chữa bệnh ít người biết đến

SƠ LƯỢC THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ ĐẬU BẮP

Đậu bắp có tên khoa học là Hibiscus éculentus L. (Albelmoschus esculentus Wight et Arn.), thuộc họ Bông Malvaceae.

Đậu bắp còn có một số tên gọi khác như Mướp tây, bông vàng, bắp chà, thảo cà phê… Đậu bắp được trồng nhiều ở nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền Nam. Là cây thảo sống hằng năm thân có lông dài và cứng.

Lá hình tim, răng cưa ta thô nhưng không vượt qua nửa giữa của phiến lá. Lông trên lá dài và nằm rạp, 5 gân chính nổi rõ, cuống lá dài 15-18cm. Hoa màu vàng, ở giữa có màu đỏ tía, mọc ở kẽ lá, cuống hoa to.

Tiểu đài 8-10, tràng 5. Nhị nhiều đính nhau thành ống. Quả có hình thoi, dài khoảng 10 cm hoặc hơn, phía cuống cụt, hình 5 cạnh, với rãnh dọc trên mặt quả.

Hạt hình cầu màu xám nhạt, mặt nhẵn. Quả đậu bắp non chứa 4%- 16% chất hydrat cacbon gồm chủ yếu tinh bột và đường, ngoài ra còn rất nhiều chất nhầy. Hạt chứa 15%- 22% chất dầu béo lỏng,mùi thơm, màu vàng xanh lục, thành phần chủ yếu của dầu là panmitin và setearin.

Khô dầu rất nhiều protein dùng làm thức ăn cho gia súc. Rễ và lá chứa chất nhầy.

ĐẬU BẮP VÀ MỘT VÀI BÀI THUỐC CHỮA BỆNH HAY

Đậu bắp và một vài bài thuốc chữa bệnh hay

Đậu bắp và một vài bài thuốc chữa bệnh hay

  • Trị ho, viêm họng Rễ và lá thái mỏng phơi khô dùng làm thuốc chữa ho, viêm họng. Ngày uống 10g-16 g dưới dạng thuốc sắc lấy nước hay thuốc pha. Còn dùng súc miệng.
  • Trị viêm đường tiết niệu, tiểu tiện khó Quả non dùng nấu ăn, khi nấu thái mỏng, nấu sẽ cho một chất nhầy và có vị hơi chua ăn mát, thường dùng trong trường hợp viêm đường tiểu tiện, tiểu tiện khó khăn.
  • Trị táo bón và các bệnh về dạ dày: Trong đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ, bệnh táo bón, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.

Ngoài ra các lương y cho biết đậu bắp còn có công dụng làm trắng và làm mịn da, giúp giảm cân và có tác dụng tăng cường thị lực.

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Hành Ta Không Phải Ai Cũng Biết

 Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Hành Ta Không Phải Ai Cũng Biết

Hành ta là nguyên liệu không còn xa lạ với chúng ta, trong bữa cơm hàng ngày hầu như các món ăn đều có hành hoa để món ăn ngon hơn, đẹp mắt hơn, nhưng có thể bạn chưa biết hành hoa còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả, theo y học cổ truyền thì hành hoa có vị cay khí ấm, tính bình có công dụng trong việc trị đau đầu, thương hàn, phong nhiệt, phong tê thấp… ngoài ra hành hoa còn có tác dụng ai thai cho bà bầu, để biết chi tiết các bạn đọc bài viết dưới đây nhé!

Hành ta
Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Hành Ta Không Phải Ai Cũng Biết

Tài liệu còn cho biết hành có chứa protein, chất béo, chất xơ, canxi, phospho và kali, caroten, alixin và đặc biệt hành có công năng kháng vi khuẩn, virut, nấm trong cơ thể. Hành giàu vitamin và khoáng chất, ít năng lượng. Người bị cảm cúm, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, viêm nhiễm, béo phì thừa cân, ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ đều có thể dùng hành…

12 Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Hành Ta

1.Chữa phụ nữ có thai bị cảm (cảm lạnh, cảm cúm, ho thở, nhiều đàm, tâm phiền bứt rứt): hành hoa cả cây 30g,  hoặc thêm vỏ quít  (trần bì) 12g. Sắc nước uống ấm.

2.Chữa phụ nữ động thai (đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, có khi ra dịch màu hồng nhạt): hành hoa cả rễ một nắm 40g, nấu nước uống.

3.Cháo hành gừng tía tô trị cảm cúm.

4.Chữa chóng mặt: biểu hiện khi nằm cũng chóng mặt do đàm thấp huyết ứ. Dùng hành xào giá đậu thịt heo hoặc các món ăn khác cho nhiều hành mà ăn.

5.Chữa đái tháo đường (người đái tháo đường mà tay chân tê lạnh): ăn các món xào, nấu canh, nấu súp, hủ tiếu, phở, cháo nên cho hành nhiều hành.

6.Chữa đau tức ngực sườn do tâm thống huyết ứ (hay đau tức ngực, khó thở hồi hộp…): hành hoa, hoặc hành củ xào, luộc, ăn tuần vài lần.

7.Chữa tắc tia sữa (tắc tia sữa, vú sưng đau): hành hoa một nắm 40g. Sắc nước uống.

8.Chữa bí tiểu (tiểu khó phải rặn mải mới ra vài giọt, bụng tức): hành cả cây giã xào nóng đắp chườm bụng dưới cho ấm vào trong, kết hợp sắc nước cho uống rất hay.

9.Chữa chứng âm hư ngoại cảm (người gầy gò, sợ gió không ra mồ hôi, cảm ho): hành 20g, đậu xị 12g, cát cánh 10g, sinh khương 6g, thục địa 16g, mạch môn 10g. Sắc uống ấm.

10.Chữa cảm cúm thông thường (đau đầu nghẹt mũi, không ra mồ hôi): hành hoa, tía tô, gừng tươi nấu cháo ăn đắp chăn cho ra mồ hôi.

11.Chữa mụn nhọt: dùng hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.

12.Chữa đau bụng do giun (đau cơn, buồn nôn có khi nôn ra giun): hành tươi 40g giã vắt nước cốt trộn dầu mè cho uống.

Kiêng kỵ: Hành vị cay khí ấm giải biểu ra mồ hôi, vì vậy người nội nhiệt, ra nhiều mồ hôi, đau mắt đỏ, đau đỉnh đầu miệng khô khát, mặt đỏ, tiểu vàng, đại tiện khó, hạn chế dùng hành hoặc dùng hành nên kết hợp nhiều món ăn vị thuốc khác.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

CÂY TRỨNG CÁ VỚI 8 CÔNG DỤNG TRỊ TIỂU ĐƯỜNG, PHÒNG NGỪA BỆNH TIM MẠCH, UNG THƯ,…KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

 Cây trứng cá ngoài tác dụng làm bóng mát, chống nóng còn có công dụng trị các bệnh như tiểu đường, chống ung thư, ngăn ngừa cao huyết áp,…hiệu quả. Cùng Đông y gia truyền Tấn Khang tìm hiểu về loài cây này trong bài viết dưới đây.

TÌM HIỂU VỀ CÂY TRỨNG CÁ

MÔ TẢ

Cây trứng cá thuộc loài cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 7 – 12 m. Phân nhiều cành, các cành xếp chồng lên nhau và hơi rũ xuống. Lá có hình xoan, mũi nhọn, ngoài mép có răng cưa. Mặt trên của lá có màu xanh còn mặt dưới có màu trắng xám. Phiến lá và cành non có lông mịn.

Hoa nhỏ, mang 5 cánh hoa màu trắng và nhị màu vàng. Quả tròn, nhỏ có đường kính 1 – 1,5 cm. Khi non có màu xanh, sau chuyển qua màu vàng, rồi đỏ ửng và bóng láng khi chín. Quả mọng nước, chứa nhiều đường và có mùi thơm đặc trưng. Bên trong chứa rất nhiều hạt nhỏ màu vàng. (không copy dưới mọi hình thức).

Cây trứng cá
Cây trứng cá

PHÂN BỐ

Cây có nguồn gốc từ miền nam Mexico và được trồng nhiều ở Việt Nam để lấy quả ăn và cho bóng mát.

BỘ PHẬN DÙNG

Lá và quả được sử rộng phổ biến trong đông y.

Người ta thường thu hái quả vào mùa hè.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC

Theo các nhà khoa học thì trong quả trứng cá có chứa kcal, protein, lipit, Ca,  P, Fe. Ngoài ra còn chứa các vitamin như B1, B2, B6 và C. Còn trong lá thì chứa dihydrochalcones, flavonoids gồm các flavane, flavanone và muntingone. Trong rễ thì có nhiều flavonoids loại 7,8-di-O-(thay thế)-flavanes, biflavanes và flavones.

TÍNH VỊ

Theo đông y, trứng cá có vị ngọt, hơi thé.

CÁC CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TỪ CÂY TRỨNG CÁ

Cây trứng cá có nhiều tác dụng như chống đau do viêm khớp, giảm nguy cơ đau tim, ngăn ngừa viêm. Giúp giảm huyết áp, chữa đau đầu và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Cây trứng cá
Trứng cá có nhiều công dụng chữa bệnh

NGĂN NGỪA VIÊM NHIỄM

Lá trứng cá có thể được sử dụng như trà để điều trị các chứng viêm, sưng và hạ sốt. Vậy nên, bạn có thể lấy lá trứng cá để ép thành nước uống mỗi khi bị sốt.

NGỪA CÁC BỆNH TIM MẠCH

Lấy lá trứng cá làm trà uống giúp bảo vệ tim khỏi các cơn đau do nó có chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa chứng viêm động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim.

PHÒNG NGỪA UNG THƯ

Nghiên cứu của các chuyên gia, lá của cây trứng cá có tác dụng làm giảm và ngăn ngừa sự phát triển khối ung thư. Lá trứng cá có khả năng chống ung thư rất lớn và có thể được sử dụng rộng rãi hơn trong tương lai để điều trị bệnh ung thư.

NGỪA CAO HUYẾT ÁP

Bệnh cao huyết áp có thể xảy ra với một số nguyên nhân như hút thuốc lá, ăn mặn, chế độ ăn nhiều chất béo và có thể do di truyền. Trứng cá chứa một lượng lớn oxit nitric, một hóa chất tự nhiên có tác dụng làm thư giãn mạch máu, giúp máu lưu thông, hạ huyết áp.

TỐT CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Một trong những công dụng của cây trứng cá với sức khỏe là hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường. Loại quả này cũng làm giảm lượng đường trong máu, do đó nó là thực phẩm tuyệt vời cho những người bị bệnh tiểu đường.

Cây trứng cá
Trứng cá là một trong những loại quả tốt cho người bệnh tiểu đường

CUNG CẤP, BỔ SUNG VITAMIN C

Quả trứng cá có chứa một hàm lượng cao Vitamin C, đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống cảm lạnh, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ăn 100 gram quả trứng cá mỗi ngày giúp cơ thể bổ sung 150 mg Vitamin C.

CHẤT CHỐNG OXY HÓA

Quả trứng cá và lá chứa nhiều chất chống oxy hóa, trên thực tế hơn 24 hợp chất flavonoid và phenolic có trong quả và lá trứng cá, đây là những chất có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa nhiều bệnh tật do quá trình lão hóa của cơ thể.

CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG NGOÀI DA

Trà hoa trứng cá khử trùng tốt cho vết thương trên da và cũng có tác dụng tốt trong điều trị đau bụng.

Tác dụng khác của quả trứng cá: Quả trứng cá có chứa nhiều chất xơ, nước, tinh bột, protein giúp cho cơ bắp khỏe mạnh, canxi và phốt pho giúp cho xương chắc khỏe, chất sắt trị chứng thiếu máu.

LƯU Ý KHI DÙNG CÂY TRỨNG CÁ CHỮA BỆNH

  • Mặc dù trái trứng cá chín có mùi rất thơm và vị rất ngọt nhưng lại hay bị dòi, nhất là vào mùa mưa. Vì vậy, khi hái ăn, nên chọn những quả vừa chín tới và xem kỹ trước khi ăn.
  • Ăn quá nhiều trứng cá sẽ gây nóng trong người, sinh ra mụn nhọt. Ngoài ra, trẻ con đang bị ho cũng không nên ăn.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Trị Mụn Thịt Bằng Các Bài Thuốc Từ Thiên Nhiên Rất Hiệu Quả

 Trị Mụn Thịt Bằng Các Bài Thuốc Từ Thiên Nhiên Rất Hiệu Quả

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn nguyên nhân gây ra mụn thịt và Các bài thuốc thiên nhiên trị mụn thịt hiệu quả, cùng đọc để biết thêm chi tiết.

Mụn thịt
Mụn thịt

1: MỤN THỊT THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở VỊ TRÍ NÀO?

Mụn thịt là những nốt mụn sần cùng màu với da. Chúng giống như mụn cơm và dễ bị nhầm lẫn. Mặc dù không gây đau nhưng mụn thịt có thể gây mất thẩm mỹ. Nó cũng là nguyên nhân gây bất an cho nhiều chị em. Mụn thịt chủ yếu xuất hiện ở vùng quanh mắt, cổ, mặt, vùng háng và chúng thường có hình dạng bất thường. Đôi khi, chúng xuất hiện ở dưới ngực và nách.

2: NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN THỊT.

Mụn thịt gây ra bởi nhiều yếu tố. Một vài trong số chúng là do vết cắt hoặc vết trầy xước khi cạo râu, da cọ với đồ trang sức, sử dụng steroid quá mức và những thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai. Một số bệnh có thể gây mụn thịt gồm tiểu đường và béo phì.

3. CÁC BÀI THUỐC THIÊN NHIÊN TRỊ MỤN THỊT HIỆU QUẢ

Có nhiều cách để loại bỏ mụn thịt thừa. Có thể là tới bác sĩ thẩm mỹ nhưng những cách tự nhiên luôn đỡ tốn kém và cũng có hiệu quả tương đương. Dưới đây là những bài thuốc tự nhiên điều trị mụn thịt tại nhà.

A. CHỮA MỤN THỊT HIỆU QUẢ NHỜ DẦU TRÀM

Dầu tràm (melaleuca oil), còn gọi là dầu cây trà (Tea tree oil), là một loại tinh dầu có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Queensland và Úc. Nó được cho là có tính kháng vi khuẩn, chống nấm và kháng vi-rút, nhờ vậy có tác dụng điều trị nhiều bệnh và tình trạng về da. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trộn dầu tràm với bạc cũng là một chất khử trùng hiệu quả.
Đối với mụn thịt, dầu tràm có tác dụng làm khô mụn thịt từ trong ra ngoài. Phương pháp này không gây đau, lại đơn giản, nhưng có thể cần trên 2 tuần mới loại bỏ được mụn thịt.

Cách sử dụng: nhỏ vài giọt dầu lên một miếng bông gòn. Nhẹ nhàng xoa lên mụn thịt theo hình vòng tròn. Bôi 2 lần/ngày cho tới khi mụn biến mất.

Tinh dầu chàm
Tinh dầu tràm

B. CHỮA MỤN THỊT HIỆU QUẢ NHỜ GIẤM TÁO

Giấm táo từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng khác nhau từ đau răng tới ngộ độc, gàu và dị ứng. Giấm táo cũng được biết đến là một thành phần có tác dụng làm đẹp phổ biến.
Giống như dầu tràm, giấm táo có thuộc tính sát trùng, nhờ vậy có thể chữa nhiều bệnh về da và giúp loại bỏ các mô trong mụn thịt thừa. Nó cũng có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây ngứa da.
Cách sử dụng: thoa một chút giấm táo lên mụn bằng ngón tay hoặc thoa nhẹ nhàng bằng bông gòn. Cần làm sạch khu vực mụn thịt thừa trước khi thoa. Khi thoa, giấm táo có thể gây ra cảm giác châm chích nhẹ. Để vài phút hoặc cho tới khi khô.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Chữa Bệnh Đau Nhức Xương Khớp Rất Hiệu Quả nhờ Cây Hoa Lan Tiêu.

 Chữa Bệnh Đau Nhức Xương Khớp Rất Hiệu Quả nhờ Cây Hoa Lan Tiêu.

Hoa lan tiêu từ xưa vẫn được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu, có tác dụng trong việc chữa các chứng đau xương khớp, kinh nguyệt không đều, trứng cá… cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm tác dụng và cách sử dụng của cây hoa lan tiêu.

hoa lan tiêu

Theo đông y cổ truyền, hoa lan tiêu có vị chua, tính hơi lạnh; vào các kinh Can và Tâm Bào; chủ trị các chứng phong nhiệt, tả huyết nhiệt, phá huyết ứ. Lá và cành có vị đắng, tính bình, không độc; có tác dụng ích khí lương huyết, sinh cơ, trị hầu tí do phong nhiệt. Rễ và cành có công dụng trừ phong hoạt huyết, tiêu thũng giải độc.

Hoa lan tiêu còn có tên là tử uy hoa, nữ uy hoa, trụy thai hoa… Là cây có lá kép hình lông chim, hoa nở từ mùa hè kéo dài đến đầu mùa thu, hoa to, đài hoa hình chuông, tràng hoa hình phễu phía trên xẻ thành 5 phiến. Đến mùa đông cây rụng lá, chỉ còn thân trơ ra như những cành củi khô. Cuối mùa xuân cây mới bắt đầu đâm chồi, trên thân cây lại mọc ra những cụm rễ không bám vào đất mà hút lấy hơi nước và các chất dinh dưỡng từ trong không khí để nuôi cây.

Để làm thuốc, người ta thu hái hoa phơi trong bóng râm hoặc sao khô bằng lửa nhỏ để tích trữ dùng dần. Rễ và cành được thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch thái phiến, sao thơm.

MỘT SỐ BÀI THUỐC CỤ THỂ:

Chữa xương khớp đau nhức do thời tiếtRễ lan tiêu tươi 30g, ngũ gia bì tươi 30g, ngưu tất 9g,  quế chi  9g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày 1 liệu trình.

Trị chứng đau bụng kinh kỳ: Hoa lan tiêu rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ uống  mỗi lần 4g,  ngày 2 lần, uống với 30ml rượu trắng. Uống trước kỳ kinh 15 ngày, 10 ngày 1 liệu trình.

Trị trứng cá đỏ: Hoa lan tiêu 9g, chi tử 9g đem tán nhỏ, trộn đều, cất vào lọ dùng dần. Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn uống 6g, chiêu bằng nước ấm,10 ngày 1 liệu trình.

Chữa kinh nguyệt không đềuHoa lan tiêu 9g, hoa hồng 9g, ích mẫu 15g, đan sâm 15g, hồng hoa 6g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml, sắc còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn ấm, dùng liền 15 ngày.  Hoặc: hoa lan tiêu 2 phần, đương quy 1 phần, nghệ đen 1 phần. Tất cả đem sấy khô, tán mịn, trộn đều; ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g bột thuốc.

Lưu ý: Những người có thể chất suy nhược, khí huyết hư yếu và phụ nữ có thai không được dùng lan tiêu.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Những Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Hạt Me Mà Bạn Chưa Biết.

 Những Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Hạt Me Mà Bạn Chưa Biết.

Quả me là quả rất quen thuộc đối với chúng ta, quả me thường làm ô mai me, me xấy khô, hay là gia vị không thể thiếu khi nấu nhiều món canh, hạt me cũng có rất nhiều tác dụng có thể các bạn chưa  biết, cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm tác dụng của hạt me để từ nay không bỏ hạt me đi nữa các bạn nhé!

quả me

CHỮA ĐAU HỌNG

Nước hạt me có thể dùng như loại nước súc họng tự nhiên vì nó giàu chất chống viêm và các thành phần kháng khuẩn giúp chống lại đau họng, cảm lạnh và ho. Hãy bỏ một chút bột hạt me vào cốc nước ấm và súc miệng với nước này.

TRỊ CHỨNG KHÓ TIÊU

Bạn có thể trị chứng khó tiêu một cách tự nhiên với nước hạt me. Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, loại nước này cũng làm tăng sản sinh axit mật do nó có hàm lượng chất xơ cao. Vỏ quả me chứa xyloglucan, đóng vai trò thay thế cho pectin hóa quả. Do vậy giúp điều trị tiêu chảy.

TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH

Có đặc tính tăng cường miễn dịch, hạt me hỗ trợ sản sinh haemoglobin, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Nó cũng làm tăng hàm lượng các tế bào miễn dịch, CD4 và CD8 giúp bảo vệ chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng và bệnh tật.

VIÊM KHỚP

Hạt me có thể làm giảm đau khớp và các triệu chứng viêm khớp. Để làm được điều này, cho ½ thìa bột hạt me rang vào một cốc nước và uống dung dịch này 2 lần mỗi ngày. Cách này giúp bôi trơn các khớp và cũng làm giảm đau khớp.

TIỂU ĐƯỜNG

Hạt me có thể làm giảm hàm lượng glucose trong máu bằng cách làm giảm áp lực lên tuyến tụy. Hơn nữa, nó cũng hỗ trợ giảm cân và giảm mỡ máu cùng với cải thiện kháng insulin ở những người bị tiểu đường.

BỆNH TIM

Hạt me cũng giàu chất béo không no và kali, đóng vai trò trong việc kiểm soát cholesterol. Ngoài ra nó cũng chứa axit linolenic, axit béo thiết yếu và phòng ngừa các rối loạn tim mạch như xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành, cùng với phòng ngừa huyết áp cao.

UNG THƯ

Đặc tính chống ung thư của hạt me được biết đến rộng rãi. Các chiết xuất hạt me không chỉ điều trị và còn phòng ung thư đại tràng. Nó cũng làm chậm ung thư biểu mô tế bào thận và giảm stress oxy hóa, có thể tăng cường sản sinh gốc tự do và khiến bạn có nguy cơ ung thư.

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Chữa Chứng Mất Ngủ hay Quên Bằng Bài Thuốc Đông Y Từ Long Nhãn.

 Chữa Chứng Mất Ngủ Hay Quên Bằng Bài Thuốc Đông Y Từ Long Nhãn.

Long nhãn là một vị thuốc quý có công dụng điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có tác dụng điều trị bệnh mất ngủ, hay quên. Vậy sử dụng các bài thuốc này như thế nào?

Long nhãn có nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau

Long nhãn có nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau

Long nhãn còn có tên gọi khác là á lệ chi, lệ chi nô, là phần cùi quả nhãn. Để lấy long nhãn khi nhãn thu hái về sẽ để nguyên cả chùm, đem nhúng vào nước sôi 1-2 phút. Đem phơi nắng, sấy khô, trong thời gian khoảng 40 giờ. Kiểm tra khi nào lắc quả thấy có tiếng kêu lục cục bên trong quả là được, bóc vỏ, bỏ hạt rồi sấy cho đến khô, cầm không dính tay là được.

Long nhãn nếu dùng làm thuốc hoàn thì nên sên nhừ, cô đặc, bỏ bã, luyện mật hoàn viên. Bảo quản kín nơi khô mát. Trong long nhãn có: adenine, choline, glucose, sucrose (Trung dược học); protein, acid tatric, chất béo, sinh tố A, B…Hạt nhãn có saponin, chất béo (Dược liệu Việt Nam); Cùi nhãn tươi có: nước 77,15%, chất béo 0,13%, protid 1,47%, vitamin A, B. Hạt nhãn còn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin. Lá chứa quercetrin, quercetin, tanin.

Theo Đông y, long nhãn bổ tâm, tỳ, dưỡng huyết, an thần. Chủ trị ngũ tạng tà khí, chán ăn, uống lâu ngày làm khỏe trí não, thông minh (Bản kinh). Trị lo nghĩ quá mức, lao thương Tâm Tỳ, hay quên, hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi, giật mình lo sợ, các chứng suy nhược.

Bài thuốc Đông y chữa chứng mất ngủ hay quên từ long nhãn

Bài thuốc Đông y chữa chứng mất ngủ hay quên từ long nhãn

Dù có công dụng điều trị bệnh rất tốt nhưng đờm hỏa hoặc thấp ở trung tiêu không dùng. Bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ: không dùng. Liều dùng: 12-20g/ ngày. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y cổ truyền điều trị bệnh từ long nhãn như sau:

  • Bài 1: Long nhãn 100g, táo tàu 50g, thái nhỏ ngâm với 500ml rượu trắng, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 chén con trước bữa ăn.
  • Bài 2: Long nhãn 30g, sâm bố chính 20g (tẩm nước gừng sao vàng) hãm uống trong ngày.
  • Bài 3: Long nhãn 100g, giã nhuyễn trộn với bột hạt sen 100g, mật ong vừa đủ hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.
  • Bài 4: Long nhãn 30g, hoàng kỳ 30g, phục thần 30g, mộc hương 15g, toan táo nhân 3g, nhân sâm 15g, chích cam thảo 8g, đương quy 3g, viễn chí 3g. Tất cả ngâm rượu uống.

Hạt nhãn và lá nhãn cùng được dùng làm thuốc như sau:

  • Thuốc cầm máu: Hạt nhãn cạo sạch vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô, tán bột mịn đắp vết thương.
  • Chữa lở ngứa ở kẽ ngón tay, ngón chân: Đốt hạt nhãn cháy thành than rắc vào vết thương.
  • Chữa chảy máu cam: Hạt nhãn đốt lấy khói xông.
  • Chữa phù thũng: Lá nhãn 100g thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước, còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.
  • Chữa bỏng: Vỏ quả nhãn đốt thành than tán bột mịn hòa với dầu vừng bôi vào vết thương.

Trên đây đều là các bài thuốc Đông y lành tính, tuy nhiên để tránh các tác dụng phụ người bệnh nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng.

NguồnĐông y gia truyền Tấn Khang

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Vì Sao Phải Ngâm Chân Và Ngâm Chân Có Tác Dụng Gì? Chúng Ta Cùng Tìm Hiểu Nhé!

 Vì Sao Phải Ngâm Chân Và Ngâm Chân Có Tác Dụng Gì?

Đôi bàn chân là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể, tuy nhiên phần lớn chúng ta đều bỏ quên bộ phận này. Hãy thử ngâm chân nước nóng sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn không những giải tỏa stress mà còn có thể giúp chữa trị một số bệnh mãn tính nữa đấy!

Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Vì bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của con người, việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm. Ngâm chân nước nóng là một trong số những phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất vì nhờ mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

Lợi ích của việc ngâm chân nước nón



1. Cải thiện trí não và tinh thần

Ngâm chân nước nóng là một phương pháp đơn giản để cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Phương pháp ngâm chân nước nóng sẽ tạo ra niềm hạnh phúc cho con người bằng cách thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn giúp mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu, tăng cường mức năng lượng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

2. Tăng cường thể chất

Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong cơ thể để duy trì sức khỏe ổn định bất chấp các biến động trong môi trường bên ngoài. Ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn và giúp trí não tự điều chỉnh độ cân bằng của cơ thể.

Ngoài ra, ngâm chân nước nóng còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương. Tất cả những lợi ích trên sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.

3. Chữa trị các bệnh mãn tính

Thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng thành công để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.

4. Giảm chứng mất ngủ

Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.

5. Trị bệnh ngoài da

Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân nước nóng và muối. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.

6. Khử mùi hôi chân

Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái mà ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết mùi hôi chân. Bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để mang lại đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn.

Phương pháp ngâm chân nước nóng



Để tận dụng những lợi ích sức khỏe của liệu pháp ngâm chân nước nóng, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

• Bước 1: Bạn hãy tìm một chiếc chậu rộng đủ lớn để đặt hai bàn chân một cách vừa vặn, thoải mái rồi đổ nước ấm vào đầy chậu.

• Bước 2: Bạn có thể cho bất kỳ thứ gì mình muốn để giúp thư giãn bàn chân như bột nở, muối, tinh dầu… rồi khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan hoàn toàn.

• Bước 3: Bạn hãy dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước trước. Nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, bạn có thể điều chỉnh bằng cách đổ thêm nước vào thau.

• Bước 4: Bạn hãy lót một chiếc khăn xuống sàn nhà và đặt thau nước lên trên để tránh nước tràn ra ngoài.

• Bước 5: Bạn hãy đặt hai bàn chân vào thau nước ấm và ngồi thoải mái từ 5–15 phút. Tránh ngâm chân lâu hơn vì có thể làm khô da chân.

• Bước 6: Bạn hãy nhấc chân ra và lau khô bằng khăn bông mềm. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm bàn chân để tránh khô, nứt da.

Một số công thức ngâm chân nước nóng

Bạn có thể tham khảo các công thức pha nước ngâm chân sau:

1. Ngâm chân nước nóng với muối

Nguyên liệu:

  • 1,5l nước
  • 20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn hãy cho muối hạt vào nước đã đun sôi, khuấy đều để muối tan hoàn toàn và điều chỉnh nhiệt độ nước ấm khoảng 40 độ C (tùy chỉnh theo sở thích). Nước ngâm phải cao trên mắt cá chân.

2. Ngâm chân nước nóng với gừng

Nguyên liệu:

  • 1,5l nước
  • 1 củ gừng già tươi
  • 20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn đập nát gừng cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan với muối hạt khoảng 5 phút. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi bỏ gừng, muối vào đun cùng nước rồi đợi nước giảm nhiệt và ngâm chân. Khi ngâm chân, bạn hãy kết hợp xoa bóp bấm huyệt bàn chân để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Ngâm chân nước nóng với sả

Nguyên liệu:

  • 1,5l nước
  • 5 nhánh sả tươi
  • 20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn đập nát sả cho vào nước đã đun sôi, sau đó hòa tan với muối hạt khoảng 5 phút. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Bạn hãy chú ý để nước ngập đến mắt cá chân và xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân.

4. Ngâm chân nước nóng với lá lốt

Nguyên liệu:

  • 1,5l nước
  • 30g lá lốt tươi
  • 20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn rửa sạch lá lốt và để ráo nước. Sau đó, đun sôi 1,5l nước rồi hòa tan muối và bỏ lá lốt vào. Bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp và kết hợp xoa bóp khi ngâm chân.

5. Ngâm chân nước nóng với ngải cứu



1,5l nướcNguyên liệu:

  • Lá ngải cứu
  • 20g muối hạt

Thực hiện:

Bạn hãy rửa sạch lá ngải cứu, cắt nhỏ, sau đó cho vào nước đun sôi, hòa tan muối rồi đổ nước ra chậu. Điều chỉnh nhiệt độ nước cho thích hợp. Bạn hãy ngâm chân trong khoảng 15 phút rồi lau khô chân.

Lưu ý khi ngâm chân

– Những người mắc bệnh tim mạchhuyết áp, thường xuyên chóng mặt thì không nên dùng nước quá nóng để ngâm chân. Nếu khi ngâm chân, bạn ra nhiều mồ hôi thì nên dừng lại, lau khô mồ hôi và nghỉ ngơi ở nơi kín gió.

– Những người vừa uống rượu hoặc bị bong gân, có vết thương hở ở chân cũng không nên áp dụng phương pháp này.

Ngâm chân nước nóng là phương pháp trị liệu đơn giản và mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ngoại trừ một số đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi ngâm chân, bất kỳ ai cũng có thể ngâm chân nước nóng mỗi ngày để cải thiện đáng kể sức khỏe và tinh thần của mình.

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020