Các Loại Bệnh Về Xương Khớp Thường Gặp Và Điều Cần Biết
Xương khớp là bộ phận nâng đỡ trọng lượng cơ thể và chịu trách nhiệm cho quá trình vận động. Do chịu áp lực lớn, các khớp xương và cột sống đều rất dễ bị tổn thương và gặp nhiều vấn đề cần được điều trị. Dưới đây là các loại bệnh về xương khớp thường gặp cùng nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.
Các loại bệnh về xương khớp thường gặp
Các vấn đề thường gặp nhất ở xương khớp bao gồm:
1. Bệnh loãng xương: Các loại bệnh về xương khớp thường gặp
Loãng xương là tình trạng mật độ tế bào xương giảm kèm theo tình trạng hủy hoại cấu trúc xương khiến cho các xương trở nên suy yếu, có nguy cơ bị gãy cao khi gặp va đập. Ở những bệnh nhân bị loãng xương, cấu trúc xương có hình dáng tương tự như tổ ong và khá xốp chứ không đặc và dày như xương bình thường. Chính vì vậy mà khả năng chịu lực khá kém.
Bệnh loãng xương chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ tuổi mãn kinh nhưng một số trường hợp được chẩn đoán mắc căn bệnh này ngay từ khi còn trẻ. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu hụt canxi, tác dụng phụ của thuốc hoặc do rối loạn nội tiết tố.
Dấu hiệu nhận biết loãng xương: các loại bệnh xương khớp thường gặp
- Đau lưng
- Còng lưng
- Dáng đứng khom xuống
- Giảm dần chiều cao
- Đau nhức xương khớp toàn thân
- Dễ bị gãy xương
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi trong bữa ăn để cải thiện mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
- Tập thể dục mỗi ngày để tăng sức mạnh cho cơ bắp và kích thích bơm máu đến nuôi dưỡng, tái tạo tế bào xương mới.
- Sử dụng thuốc trị loãng xương do bác sĩ kê đơn. Bao gồm Bisphosphonates, Calcitonin…
- Liệu pháp estrogen.
- Bổ sung hormone tuyến cận giáp…
2. Bệnh thoái hóa khớp: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số những bệnh nhân đang gặp vấn đề về xương khớp. Bệnh gây tổn thương, hao mòn cho lớp sụn và xương dưới sụn. Một số trường hợp còn kèm theo phản ứng viêm và giảm tiết dịch nhầy bôi trơn khớp.
Nguy cơ bị thoái hóa khớp tiến triển dần theo tuổi tác. Càng lớn tuổi, lớp sụn khớp càng bị hao mòn do ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp như thay đổi nội tiết, mang thai, béo phì, chấn thương, lạm dụng chất kích thích, ăn uống không đầy đủ…
Bệnh thoái thoái khớp tiến triển một cách âm thầm trong nhiều năm. Tùy theo vị trí bị ảnh hưởng mà bệnh thoái hóa khớp chia thành các dạng như:
- Thoái hóa khớp gối
- Thoái hóa khớp háng
- Thoái hóa khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay hay khớp bàn tay
- Thoái hóa khớp cổ chân.
- Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng lúc mới thức dậy
- Đau nhức âm ỉ trong khớp.
- Khớp sưng phù, nóng đỏ
- Phát ra âm thanh lục cục, lạo xạo tại khớp bị bệnh mỗi khi vận động.
- Giới hạn phạm vi chuyển động của khớp.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Một khi xương khớp đã bị thoái hóa thì không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện nay có thể giúp loại bỏ triệu chứng và làm chậm tốc độ thoái hóa.
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp thường được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hay thuốc giãn cơ để điều trị dấu hiệu bệnh. Vật lý trị liệu có thể giúp hỗ trợ giảm đau, phục hồi chức năng vận động của khớp bị bệnh. Tuy nhiên, nếu khớp bị tổn thương nghiêm trọng thì cần tiến hành phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo.
3. Thoái hóa cột sống: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Đây cũng là một trong các loại bệnh về xương khớp thường gặp. Ngoài khớp thì xương cột sống cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa. Bộ phận này phải hoạt động liên tục và chịu nhiều áp lực nên dễ dẫn đến chấn thương, thoái hóa cột sống.
Bất kì vị trí nào nên thân cột sống cũng có thể bị thoái hóa. Thường gặp nhất là thoái hóa sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng.
Dấu hiệu nhận biệt thoái hóa cột sống: các loại bệnh xương khớp thường gặp
- Đau đốt sống cổ
- Đau thắt lưng
- Co thắt cơ
- Cứng cột sống
- Khó vận động
- Đau, tê yếu và ngứa ran các chi do thoái hóa cột sống chèn ép vào dây thần kinh.
- Biến dạng cột sống.
Điều trị thoái hóa cột sống: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Ở mức độ nặng, bệnh thoái hóa cột sống gây nguy cơ bị tàn tật rất cao. Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay được thực hiện nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, ức chế thoái hóa tiến triển, cải thiện chất lượng sống và khả năng vận động cho người bệnh.
Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhiều để giảm đau đớn, kết hợp tập thể dục, thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc giảm đau kháng viêm hay các thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ. Đôi khi vật lý trị liệu có thể được chỉ định song song với quá trình dùng thuốc để giảm đau, tăng cường chức năng vận động cho cột sống. Phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống.
4. Bệnh viêm khớp dạng thấp: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý gây viêm khớp mãn tính có tính chất tự miễn. Nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công vào các mô khỏe mạnh tại khớp khiến cho khớp bị tổn thương, sưng đau.
Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân hay khớp gối và có tính chất đối xứng, tức xảy ra ở cả hai bên cơ thể. Ngoài khớp, các cơ quan khác như tim, da, mắt hay phổi cũng có thể bị tổn thương.
Dấu hiện nhận biết: các loại bệnh xương khớp thường gặp
- Sưng viêm, nóng đỏ khớp
- Đau nhức khớp, cơn đau tăng nặng hơn khi vận động
- Cứng khớp
- Giới hạn cử động khớp
- Khó khăn khi đi lại, vận động.
Cách điều trị viêm khớp dạng thấp: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Do có liên quan đến yếu tố miễn dịch, bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân thường được điều trị bằng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) để giảm thiểu tổn thương và biến chứng liên quan.
Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được chỉ định kèm theo để điều trị triệu chứng liên quan. Phẫu thuật chỉ được đề nghị khi chữa bệnh bằng nội khoa thất bại.
5. Bệnh gout: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Bệnh gout được xếp vào nhóm các loại bệnh về xương khớp thường gặp. Căn bệnh này được xác định khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao quá mức tích tụ thành tinh thể muối bám ngoài khớp và gây tổn thương cho khớp. Những vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh gout chính là khớp ngón chân cái, các khớp nhỏ ở ngón tay, khớp mắt cá chân, khớp gối…
Nguyên nhân gây bệnh gout có liên quan chủ yếu đến chế độ ăn uống hàng ngày. Việc lạm dụng bia rượu và các thực phẩm giàu purin có thể khiến axit uric trong máu tăng cao.
Dấu hiệu nhận biết bệnh gout:
- Sưng khớp đột ngột, thường là vào ban đêm
- Khớp bị đau nhức dữ dội khiến người bệnh không thể vận động, di chuyển.
- Vùng da ngoài khớp bị tổn thương nóng đỏ, căng bóng.
- Nổi cục dưới da được gọi là tophi.
Phương pháp điều trị:
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn, bệnh nhân bị gout còn được chỉ định điều trị bằng các thuốc giảm axit uric như Febuxostat hay Allopurinol. Cùng với đó, các thuốc giảm đau hay thuốc kháng viêm không steroid cũng thường xuyên được kê đơn để cải thiện triệu chứng sưng đau khớp cho bệnh nhân. Phẫu thuật được đề nghị khi có biến dạng khớp nhằm loại bỏ cục tophi hay thay khớp nhân tạo.
6. Thoát vị đĩa đệm: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ sẽ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân gây bệnh là do bị tai nạn, chấn thương cột sống, khuân vác vật nặng không đúng cách hoặc vận động sai tư thế.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi đốt sống, thường gặp nhất phải kể đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau cổ hoặc đau thắt lưng âm ỉ, dữ dội hay đau buốt từng cơn. Cơn đau có thể lan tỏa sang hai bên cánh tay hoặc đau lan từ thắt lưng xuống chân.
- Tê bì chân tay.
- Khó cúi thấp người, xoay cổ hoặc thực hiện các cử động khác tại cột sống
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh gây cảm giác ngứa ran, đau rát dọc theo đường đi của dây thần kinh.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm:
Ở mức độ nhẹ, bệnh thoát vị đĩa đệm thường được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa như dùng thuốc, tập vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống, châm cứu. Trường hợp dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng hoặc có biến chứng hẹp cột sống, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.
7. Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Viêm khớp nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng khớp là tình trạng sưng viêm khớp do vi khuẩn gây ra. Tác nhân gây bệnh có thể gây tổn thương cho các mô quanh khớp lẫn bao hoạt dịch. Vi khuẩn tấn công vào khớp thông qua vết thương ngoài da, vết đốt côn trùng hoặc do công tác phẫu thuật, hút dịch khớp không đảm bảo điều kiện vô khuẩn.
Dấu hiệu nhân biết:
- Sốt hoặc không sốt
- Đau khớp ở mức độ nhẹ đến nặng
- Khớp sưng to, viêm đỏ
- Chạm tay vào khu vực ảnh hưởng có cảm giác nóng ấm.
Phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn:
Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn thường được điều trị bằng phác đồ kháng sinh theo đường tĩnh mạch. Trường hợp ổ khớp có mủ thì tiến hành dẫn lưu mủ ra ngoài.
8. Gai xương: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Tiếp theo trong danh sách các loại bệnh về xương thường gặp nhất là gai xương. Bệnh gai xương là sự hình thành của các mấu gai nhỏ ở cột sống hay các khớp. Tùy theo vị trí xuất hiện của gai xương mà bệnh có các tên gọi khác như như gai cột sống, gai khớp gối, gai đôi cột sống, gai khớp cổ tay hay gai khớp vai… Bản chất của gai xương chính là do các tinh thể canxi tích tụ lại tại vùng tổn thương theo cơ chế bù đắp tự nhiên của cơ thể:
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau lưng hoặc đau nhói ở các khớp
- Cứng khớp xương gây khó khăn cho việc vận động
- Có tiếng kêu lạ phát ra từ khớp khi hoạt động.
- Gai xương chèn ép vào dây thần kinh gây cảm giác tê bì, ngứa ra và đau ở khu vực bị ảnh hưởng.
Cách điều trị gai xương:
Hầu hết các trường hợp bị gai xương đều được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa. Bao gồm dùng thuốc giảm đau kháng viêm, tiêm corticoid, vật lý trị liệu hay châm cứu… Phẫu thuật được thực hiện khi gai xương chèn ép nghiêm trọng lên dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức dữ dội, kéo dài và ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể.
9. Viêm cột sống dính khớp: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Bệnh viêm cột sống dính khớp là hiện tượng viêm xảy ra giữa cột sống, các mối nối đốt sống, xương chậu hay một số khớp khác trên cơ thể. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới và chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, môi trường sống và yếu tố di truyền có mối liên hệ nhất định với sự khởi phát của bệnh viêm cột sống dính khớp.
Dấu hiệu nhận biết:
- Đau mỏi cột sống, nhất là khi thay đổi tư thế.
- Sưng đau ở các khớp bị ảnh hưởng
- Khó ngồi xổm
- Có cảm giác nóng trong người, tăng thân nhiệt nhưng không sốt.
Phương pháp điều trị:
Các thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin, Naproxen hay Voltaren có thể giúp giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa cho bệnh nhân. Một số bệnh nhân còn được chỉ định thêm thuốc ức chế miễn dịch hoặc tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
10. Tràn dịch khớp: các loại bệnh xương khớp thường gặp
Nằm cuối cùng trong danh sách các loại bệnh về xương khớp thường gặp đó chính là tràn dịch khớp. Hiện tượng này có thể xảy ra ở khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối hay các khớp khác sau khi bị tai nạn, té ngã hay vận động sai cách.
Dấu hiệu nhận biết:
- Khớp bị sưng phù, chênh lệch thấy rõ so với khớp còn lại.
- Khó co gập khớp, cử động kém linh hoạt
- Đau nhức kéo dài
Phương pháp điều trị:
Phương pháp điều trị tràn dịch khớp còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được kê đơn thuốc để giảm đau, chống nhiễm khuẩn và ngăn chặn tình trạng sản xuất quá nhiều dịch khớp.
Trường hợp nặng, cần can thiệp chọc hút dịch khớp hoặc mổ nội soi dẫn lưu dịch ra ngoài và sửa chữa tổn thương tại khớp.
Cách phòng ngừa các bệnh về xương khớp
Để giảm nguy cơ mắc các loại bệnh về xương khớp, bạn cần chú ý:
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Tăng cường tập thể dục, thể thao hàng ngày để máu lưu thông đến xương khớp tốt hơn.
- Giữ cho cột sống thẳng khi làm việc, học tập hay khi nằm ngủ.
- Tránh cố gắng mang vác vật nặng quá sức.
- Sắp xếp công việc cho hợp lý để có thời gian cho khớp được nghỉ ngơi
- Thay đổi tư thế thường xuyên trong lúc làm việc. Tránh ngồi hoặc đứng yên một chỗ quá lâu làm tăng áp lực lên xương khớp.
- Cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày để tránh bị chấn thương xương khớp.
- Chú ý lắng nghe cơ thể và khi có dấu hiệu đau hoặc xương khớp bị quá tải, hãy nghỉ ngơi ngay.
- Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị các loại bệnh về xương khớp thường gặp.