Browsing "Older Posts"

Nguy Hiểm Của Bênh U Xương Hàm - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

 U Xương Hàm Là Gì? Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Trị


U xương hàm chính là các khối u phát triển bất thường bên trong vùng xương hàm. Đây có thể là khối u ác tính hoặc lành tính. Nếu bệnh không được phát hiện và xử lý đúng cách ngay từ sớm sẽ khiến khuôn mặt bị biến dạng và ảnh hưởng đến chức năng của xương. Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị.

U xương hàm cần được phát hiện và điều tri đúng cách ngay từ sớm, tránh tổn thương đến các cơ quan xung quanh

U xương hàm là gì?

U xương hàm là những khối u nang phát triển bên trong xương hàm hoặc các mô mềm phát triển bên trong miệng và mặt. Các khối u này sau khi hình thành có thể thay đổi về kích thước và trở nên ngày càng nghiêm trọng theo thời gian.


Chuyên gia cho biết, u xương hàm là bệnh lý khá hiếm gặp và gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Y khoa sẽ dựa vào tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của khối u mà chia bệnh lý này thành hai nhóm sau đây:


+ U xương hàm lành tính: U lành tính thường khởi phát ở người trẻ tuổi và có liên quan đến răng. Ví dụ như u xơ, u xương răng,… Sự xuất hiện của các khối u này đã gây ảnh hưởng đến nang răng hoặc mô răng. U men răng là loại u lành thường gặp nhất trong quá trình hình thành răng. Chúng thường phát triển ở phần sau của hàm dưới, khả năng xâm lấn chậm và rất hiếm khi di căn đến các cơ quan khác. 

U men răng là khối u lành tính thường hình thành khi răng đang phát triển

+ U xương hàm ác tính: Phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy. Các tế bào ung thư sẽ xâm nhập vào xương thông qua ổ chân răng và hình thành nên khối ung thư. U xương hàm ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Một số loại u xương hàm ác tính có thể kể đến là sarcom xương, u tế bào khổng lồ, đa u tủy xương, khối u Ewing,…


Thống kê y khoa cho biết, hầu hết các khối u xương hàm đều lành tính và có khả năng biến chứng sang ung thư rất thấp. Tuy nhiên, chúng có thể phát triển với kích thước ngày càng lớn, xâm lấn vào xương và mô xung quanh, dẫn đến tình trạng di lệch răng.


U xương hàm hình thành do đâu?

Hiện tại, nguyên nhân hình thành nên khối u xương hàm vẫn chưa được y học xác định rõ. Điều này đã khiến bạn gặp khó khăn trong việc phòng ngừa. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khởi phát u xương hàm đều có liên quan đến các yếu tố sau đây:

Lạm dụng rượu bia sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe và tạo điều kiện cho khối u phát triển bất thường ở xương hàm

  • Chế độ ăn uống: U xương hàm thường khởi phát ở những người có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Ví dụ như nghiện rượu bia, thuốc lá,… Thành phần độc tố trong nhóm thực phẩm này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và chức năng của xương hàm. Lâu dần sẽ tạo điều kiện cho khối u hình thành và phát triển bên trong xương hàm.
  • Nhiễm virus: Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị u xương hàm mà bạn cần lưu ý. Virus HPV có khả năng lây lan rất mạnh mẽ, chủ yếu là lây qua đường nước bọt và đường tình dục. Khi cơ thể bị nhiễm phải chủng virus này sẽ tạo điều kiện cho các khối u ác tính xương hàm phát triển.
  • Bệnh lý: U xương hàm cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý như nhiễm trùng nặng và kéo dài, hồng sản, bạch sản,… Khi mắc phải các bệnh lý này, bạn cần điều trị chuyên khoa giúp kiểm soát tốt bệnh lý và ngăn ngừa phát sinh biến chứng. 
  • Yếu tố khác: Bệnh u xương hàm cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng từ một số yếu tố có liên quan khác như di truyền, thiếu gen ức chế khối u, mắc phải hội chứng Gorlin-Goltz,…

U xương hàm cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng từ gen di truyền

Dấu hiệu nhận biết u xương hàm

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, hầu hết các khối u xương hàm đều không gây ra triệu chứng lâm sàng khi mới khởi phát. Điều này đã khiến bạn gặp khó khăn trong việc nhận biết và can thiệp sớm. Đến khi bệnh phát triển ngày nặng sẽ bắt đầu phát sinh triệu chứng đi kèm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh qua từng giai đoạn mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo: 


  • Giai đoạn tiềm ẩn: Ở giai đoạn này, bệnh chưa gây ra bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng sẽ gây đau nhức. Nếu người bệnh đi khám răng hàm mặt thì có thể phát hiện ra bệnh.
  • U xương hàm gây biến dạng xương: Khối u bắt đầu hình thành và phát triển khiến bề mặt xương bị phồng lên. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác nặng vùng xương hàm. Nếu khối u chèn ép lên rễ thần kinh sẽ có thêm triệu chứng mất cảm giác.
  • U xương hàm phá vỡ về mặt xương: Khi khối u xương hàm phá vỡ bề mặt xương, bạn có thể cảm nhận bằng xúc giác. Dùng tay sờ vào sẽ thấy khối u nổi rõ lên nhưng không gây đau nhức. Bờ xương xung quanh khối u sẽ mỏng dần và rất bén nhọn.

Khôi u xương hàm phát triển lớn sẽ gây phá hủy bề mặt xương

  • U xương hàm tạo đường dò và gây biến chứng: Khi bệnh chuyển biến nặng sẽ hình thành nên lỗ dò làm thủng mặt trong hoặc mặt ngoài của miệng. Lúc này, việc điều trị sẽ rất khó hồi phục xương hàm trở về trạng thái ban đầu và sẽ để lại nhiều di chứng.

Với những trường hợp u ác tính, khi khối u phát triển lớn sẽ khiến vùng hàm phải chịu áp lực rất lớn. Chúng còn có thể chèn ép lên các cơ quan xung quanh như dây thần kinh, răng, mạch máu, xương hàm,… và gây ra các triệu chứng sau đây:


  • Đau nhức dữ dội ở vùng xuất hiện khối u. Cơn đau có tính chất âm ỉ kéo dài và trở nên ngày càng nghiêm trọng theo thời gian.
  • Xương bị tổn thương, khi dùng tay sờ vào vùng mô xung quanh khối u sẽ có cảm giác mềm.
  • Bị sưng ở vùng mặt hoặc sưng mô bên trong miệng. Ví dụ như khẩu cái, viền ổ răng,…
  • Khối u gây ảnh hưởng đến xương hàm xung quanh nướu răng và phá hủy xương. Lúc này, răng sẽ bị lung lay và rụng đi chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. 

U xương hàm ác tính gây ra triệu chứng đau nhức khá khó chịu ở khu vực bị ảnh hưởng

U xương hàm có nguy hiểm không?

U xương hàm có thể là u ác tính hoặc lành tính. Khi mới hình thành, chúng thường không có biểu hiện lâm sàng hoặc chỉ gây đau nhức nhẹ. Trong quá trình tiến triển, bạn cũng không cảm nhận được dấu hiệu cho thấy khối u này đang phá hủy xương hàm. Chỉ đến khi xương hàm bị phá hủy nghiêm trọng gây biến dạng khuôn mặt, bạn mới đi khám và điều trị chuyên khoa.


U xương hàm thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Với những khối u nhỏ, bác sĩ chỉ tiến hành khoét bỏ khối u. Nhưng nếu khối u phát triển lan rộng và phá hủy gần hết cấu trúc xương hàm, bắt buộc người bệnh phải tiến hành cắt bỏ toàn bộ xương hàm hoặc tháo khớp. Sau phẫu thuật, khuôn mặt sẽ bị biến dạng một cách nghiêm trọng và mất hoàn toàn chức năng nhai. Với những trường hợp u ác tính, việc phát hiện và điều trị muộn còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.


Cách điều trị u xương hàm

Khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu bất thường tại vùng xương hàm

Bệnh u xương hàm thường được chẩn đoán bằng một số phương pháp xét nghiệm như chụp x-quang, chụp CT,… Ngoài ra, bác sĩ còn yêu cầu làm sinh thiết để xác định là u lành tính hay ác tính. Sau sinh thiết, bác sĩ sẽ phát hiện được loại tế bào có liên quan cũng như mức độ tiến triển ung thư xương hàm.


Dựa vào mức độ tổn thương ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Một số khối u lành tính hoặc u nang xương có thể không cần điều trị chuyên khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh theo dõi diễn biến của bệnh thêm một thời gian nữa. Nếu khối u lành tính phát triển quá mức gây ảnh hưởng đến mô và xương xung quanh, bác sĩ mới yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ.


Còn với những khối u ác tính, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bằng phương pháp xạ trị hoặc hóa trị kết hợp với phẫu thuật. Xạ trị và hóa trị có thể áp dụng trước khi phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối u hoặc áp dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Để tăng khả năng điều trị khỏi và hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các khối u này cần được phát hiện và can thiệp đúng cách ngay từ sớm.

U xương hàm thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn khối u

Vì thế, ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng xương hàm mặt, bạn cần thăm khám chuyên khoa để sớm phát hiện ra bệnh và có biện pháp can thiệp đúng cách. Tránh để các khối u hoặc u nang phát triển lớn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát sinh biến chứng.


Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh u xương hàm, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị chuyên khoa. Với những khối u ác tính, nếu phát hiện muộn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể đe dọa đến tính mạng. Tốt nhất, bạn nên khám sức khỏe răng miệng và chụp x-quang vùng xương hàm định kỳ để sớm phát hiện ra các bất thường tại vùng hàm.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.


Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Những điều bạn cần biết về các loại bệnh xương khớp thường gặp

 Các Loại Bệnh Về Xương Khớp Thường Gặp Và Điều Cần Biết

Xương khớp là bộ phận nâng đỡ trọng lượng cơ thể và chịu trách nhiệm cho quá trình vận động. Do chịu áp lực lớn, các khớp xương và cột sống đều rất dễ bị tổn thương và gặp nhiều vấn đề cần được điều trị. Dưới đây là các loại bệnh về xương khớp thường gặp cùng nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.


Các loại bệnh về xương khớp thường gặp

Các vấn đề thường gặp nhất ở xương khớp bao gồm:


1. Bệnh loãng xương: Các loại bệnh về xương khớp thường gặp

Loãng xương là tình trạng mật độ tế bào xương giảm kèm theo tình trạng hủy hoại cấu trúc xương khiến cho các xương trở nên suy yếu, có nguy cơ bị gãy cao khi gặp va đập. Ở những bệnh nhân bị loãng xương, cấu trúc xương có hình dáng tương tự như tổ ong và khá xốp chứ không đặc và dày như xương bình thường. Chính vì vậy mà khả năng chịu lực khá kém.

Loãng xương là một trong các loại bệnh về xương khớp thường gặp nhất


Bệnh loãng xương chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ tuổi mãn kinh nhưng một số trường hợp được chẩn đoán mắc căn bệnh này ngay từ khi còn trẻ. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu hụt canxi, tác dụng phụ của thuốc hoặc do rối loạn nội tiết tố.


Dấu hiệu nhận biết loãng xương: các loại bệnh xương khớp thường gặp

  • Đau lưng
  • Còng lưng
  • Dáng đứng khom xuống
  • Giảm dần chiều cao
  • Đau nhức xương khớp toàn thân
  • Dễ bị gãy xương
Phương pháp điều trị: các loại bệnh xương khớp thường gặp

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi trong bữa ăn để cải thiện mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Tập thể dục mỗi ngày để tăng sức mạnh cho cơ bắp và kích thích bơm máu đến nuôi dưỡng, tái tạo tế bào xương mới.
  • Sử dụng thuốc trị loãng xương do bác sĩ kê đơn. Bao gồm Bisphosphonates, Calcitonin…
  • Liệu pháp estrogen.
  • Bổ sung hormone tuyến cận giáp…

2. Bệnh thoái hóa khớp: các loại bệnh xương khớp thường gặp

Thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số những bệnh nhân đang gặp vấn đề về xương khớp. Bệnh gây tổn thương, hao mòn cho lớp sụn và xương dưới sụn. Một số trường hợp còn kèm theo phản ứng viêm và giảm tiết dịch nhầy bôi trơn khớp.


Nguy cơ bị thoái hóa khớp tiến triển dần theo tuổi tác. Càng lớn tuổi, lớp sụn khớp càng bị hao mòn do ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp như thay đổi nội tiết, mang thai, béo phì, chấn thương, lạm dụng chất kích thích, ăn uống không đầy đủ… 


Bệnh thoái thoái khớp tiến triển một cách âm thầm trong nhiều năm. Tùy theo vị trí bị ảnh hưởng mà bệnh thoái hóa khớp chia thành các dạng như:


  • Thoái hóa khớp gối
  • Thoái hóa khớp háng
  • Thoái hóa khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay hay khớp bàn tay
  • Thoái hóa khớp cổ chân.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp:


  • Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng lúc mới thức dậy
  • Đau nhức âm ỉ trong khớp.
  • Khớp sưng phù, nóng đỏ
  • Phát ra âm thanh lục cục, lạo xạo tại khớp bị bệnh mỗi khi vận động.
  • Giới hạn phạm vi chuyển động của khớp.

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp: các loại bệnh xương khớp thường gặp


Một khi xương khớp đã bị thoái hóa thì không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện nay có thể giúp loại bỏ triệu chứng và làm chậm tốc độ thoái hóa. 


Bệnh nhân bị thoái hóa khớp thường được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hay thuốc giãn cơ để điều trị dấu hiệu bệnh. Vật lý trị liệu có thể giúp hỗ trợ giảm đau, phục hồi chức năng vận động của khớp bị bệnh. Tuy nhiên, nếu khớp bị tổn thương nghiêm trọng thì cần tiến hành phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo.


3. Thoái hóa cột sống: các loại bệnh xương khớp thường gặp

Đây cũng là một trong các loại bệnh về xương khớp thường gặp. Ngoài khớp thì xương cột sống cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa. Bộ phận này phải hoạt động liên tục và chịu nhiều áp lực nên dễ dẫn đến chấn thương, thoái hóa cột sống.


Bất kì vị trí nào nên thân cột sống cũng có thể bị thoái hóa. Thường gặp nhất là thoái hóa sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng.

Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra ở người già nhưng đối tượng trẻ tuổi cũng có thể mắc căn bệnh về xương khớp này

Dấu hiệu nhận biệt thoái hóa cột sống: các loại bệnh xương khớp thường gặp


  • Đau đốt sống cổ
  • Đau thắt lưng
  • Co thắt cơ
  • Cứng cột sống
  • Khó vận động
  • Đau, tê yếu và ngứa ran các chi do thoái hóa cột sống chèn ép vào dây thần kinh.
  • Biến dạng cột sống.

Điều trị thoái hóa cột sống: các loại bệnh xương khớp thường gặp


Ở mức độ nặng, bệnh thoái hóa cột sống gây nguy cơ bị tàn tật rất cao. Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay được thực hiện nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, ức chế thoái hóa tiến triển, cải thiện chất lượng sống và khả năng vận động cho người bệnh.


Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhiều để giảm đau đớn, kết hợp tập thể dục, thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc giảm đau kháng viêm hay các thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ. Đôi khi vật lý trị liệu có thể được chỉ định song song với quá trình dùng thuốc để giảm đau, tăng cường chức năng vận động cho cột sống. Phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. 


4. Bệnh viêm khớp dạng thấp: các loại bệnh xương khớp thường gặp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý gây viêm khớp mãn tính có tính chất tự miễn. Nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch bị rối loạn và tấn công vào các mô khỏe mạnh tại khớp khiến cho khớp bị tổn thương, sưng đau.


Các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân hay khớp gối và có tính chất đối xứng, tức xảy ra ở cả hai bên cơ thể. Ngoài khớp, các cơ quan khác như tim, da, mắt hay phổi cũng có thể bị tổn thương.


Dấu hiện nhận biết: các loại bệnh xương khớp thường gặp


  • Sưng viêm, nóng đỏ khớp
  • Đau nhức khớp, cơn đau tăng nặng hơn khi vận động
  • Cứng khớp
  • Giới hạn cử động khớp
  • Khó khăn khi đi lại, vận động.

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp: các loại bệnh xương khớp thường gặp


Do có liên quan đến yếu tố miễn dịch, bệnh viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân thường được điều trị bằng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) để giảm thiểu tổn thương và biến chứng liên quan. 


Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng được chỉ định kèm theo để điều trị triệu chứng liên quan. Phẫu thuật chỉ được đề nghị khi chữa bệnh bằng nội khoa thất bại.


5. Bệnh gout: các loại bệnh xương khớp thường gặp

Bệnh gout được xếp vào nhóm các loại bệnh về xương khớp thường gặp. Căn bệnh này được xác định khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao quá mức tích tụ thành tinh thể muối bám ngoài khớp và gây tổn thương cho khớp. Những vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh gout chính là khớp ngón chân cái, các khớp nhỏ ở ngón tay, khớp mắt cá chân, khớp gối…

Trong số các loại bệnh về xương khớp thường gặp, bệnh gout khá dai dẳng và khó chữa khỏi

Nguyên nhân gây bệnh gout có liên quan chủ yếu đến chế độ ăn uống hàng ngày. Việc lạm dụng bia rượu và các thực phẩm giàu purin có thể khiến axit uric trong máu tăng cao. 


Dấu hiệu nhận biết bệnh gout:


  • Sưng khớp đột ngột, thường là vào ban đêm
  • Khớp bị đau nhức dữ dội khiến người bệnh không thể vận động, di chuyển.
  • Vùng da ngoài khớp bị tổn thương nóng đỏ, căng bóng.
  • Nổi cục dưới da được gọi là tophi.

Phương pháp điều trị:


Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn, bệnh nhân bị gout còn được chỉ định điều trị bằng các thuốc giảm axit uric như Febuxostat hay Allopurinol. Cùng với đó, các thuốc giảm đau hay thuốc kháng viêm không steroid cũng thường xuyên được kê đơn để cải thiện triệu chứng sưng đau khớp cho bệnh nhân. Phẫu thuật được đề nghị khi có biến dạng khớp nhằm loại bỏ cục tophi hay thay khớp nhân tạo.


6. Thoát vị đĩa đệm: các loại bệnh xương khớp thường gặp

Nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ sẽ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân gây bệnh là do bị tai nạn, chấn thương cột sống, khuân vác vật nặng không đúng cách hoặc vận động sai tư thế.


Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi đốt sống, thường gặp nhất phải kể đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.


Dấu hiệu nhận biết:


  • Đau cổ hoặc đau thắt lưng âm ỉ, dữ dội hay đau buốt từng cơn. Cơn đau có thể lan tỏa sang hai bên cánh tay hoặc đau lan từ thắt lưng xuống chân.
  • Tê bì chân tay.
  • Khó cúi thấp người, xoay cổ hoặc thực hiện các cử động khác tại cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh gây cảm giác ngứa ran, đau rát dọc theo đường đi của dây thần kinh.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm:


Ở mức độ nhẹ, bệnh thoát vị đĩa đệm thường được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa như dùng thuốc, tập vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống, châm cứu. Trường hợp dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng hoặc có biến chứng hẹp cột sống, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.


7. Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn: các loại bệnh xương khớp thường gặp

Viêm khớp nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng khớp là tình trạng sưng viêm khớp do vi khuẩn gây ra. Tác nhân gây bệnh có thể gây tổn thương cho các mô quanh khớp lẫn bao hoạt dịch. Vi khuẩn tấn công vào khớp thông qua vết thương ngoài da, vết đốt côn trùng hoặc do công tác phẫu thuật, hút dịch khớp không đảm bảo điều kiện vô khuẩn.

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả khớp gối

Dấu hiệu nhân biết:


  • Sốt hoặc không sốt
  • Đau khớp ở mức độ nhẹ đến nặng
  • Khớp sưng to, viêm đỏ
  • Chạm tay vào khu vực ảnh hưởng có cảm giác nóng ấm.

Phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn:


Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn thường được điều trị bằng phác đồ kháng sinh theo đường tĩnh mạch. Trường hợp ổ khớp có mủ thì tiến hành dẫn lưu mủ ra ngoài.


8. Gai xương: các loại bệnh xương khớp thường gặp

Tiếp theo trong danh sách các loại bệnh về xương thường gặp nhất là gai xương. Bệnh gai xương là sự hình thành của các mấu gai nhỏ ở cột sống hay các khớp. Tùy theo vị trí xuất hiện của gai xương mà bệnh có các tên gọi khác như như gai cột sống, gai khớp gối, gai đôi cột sống, gai khớp cổ tay hay gai khớp vai… Bản chất của gai xương chính là do các tinh thể canxi tích tụ lại tại vùng tổn thương theo cơ chế bù đắp tự nhiên của cơ thể:


Dấu hiệu nhận biết:


  • Đau lưng hoặc đau nhói ở các khớp
  • Cứng khớp xương gây khó khăn cho việc vận động
  • Có tiếng kêu lạ phát ra từ khớp khi hoạt động.
  • Gai xương chèn ép vào dây thần kinh gây cảm giác tê bì, ngứa ra và đau ở khu vực bị ảnh hưởng.

Cách điều trị gai xương:


Hầu hết các trường hợp bị gai xương đều được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa. Bao gồm dùng thuốc giảm đau kháng viêm, tiêm corticoid, vật lý trị liệu hay châm cứu… Phẫu thuật được thực hiện khi gai xương chèn ép nghiêm trọng lên dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức dữ dội, kéo dài và ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể.


9. Viêm cột sống dính khớp: các loại bệnh xương khớp thường gặp

Bệnh viêm cột sống dính khớp là hiện tượng viêm xảy ra giữa cột sống, các mối nối đốt sống, xương chậu hay một số khớp khác trên cơ thể. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới và chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, môi trường sống và yếu tố di truyền có mối liên hệ nhất định với sự khởi phát của bệnh viêm cột sống dính khớp.

Viêm cột sống là một bệnh về xương khớp nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết:


  • Đau mỏi cột sống, nhất là khi thay đổi tư thế.
  • Sưng đau ở các khớp bị ảnh hưởng
  • Khó ngồi xổm
  • Có cảm giác nóng trong người, tăng thân nhiệt nhưng không sốt.

Phương pháp điều trị:


Các thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin, Naproxen hay Voltaren có thể giúp giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa cho bệnh nhân. Một số bệnh nhân còn được chỉ định thêm thuốc ức chế miễn dịch hoặc tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng.


10. Tràn dịch khớp: các loại bệnh xương khớp thường gặp

Nằm cuối cùng trong danh sách các loại bệnh về xương khớp thường gặp đó chính là tràn dịch khớp. Hiện tượng này có thể xảy ra ở khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối hay các khớp khác sau khi bị tai nạn, té ngã hay vận động sai cách.


Dấu hiệu nhận biết:


  • Khớp bị sưng phù, chênh lệch thấy rõ so với khớp còn lại.
  • Khó co gập khớp, cử động kém linh hoạt
  • Đau nhức kéo dài

Phương pháp điều trị:


Phương pháp điều trị tràn dịch khớp còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra bệnh. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được kê đơn thuốc để giảm đau, chống nhiễm khuẩn và ngăn chặn tình trạng sản xuất quá nhiều dịch khớp.


Trường hợp nặng, cần can thiệp chọc hút dịch khớp hoặc mổ nội soi dẫn lưu dịch ra ngoài và sửa chữa tổn thương tại khớp.


Cách phòng ngừa các bệnh về xương khớp

Để giảm nguy cơ mắc các loại bệnh về xương khớp, bạn cần chú ý:


  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tăng cường tập thể dục, thể thao hàng ngày để máu lưu thông đến xương khớp tốt hơn.
  • Giữ cho cột sống thẳng khi làm việc, học tập hay khi nằm ngủ.
  • Tránh cố gắng mang vác vật nặng quá sức.
  • Sắp xếp công việc cho hợp lý để có thời gian cho khớp được nghỉ ngơi
  • Thay đổi tư thế thường xuyên trong lúc làm việc. Tránh ngồi hoặc đứng yên một chỗ quá lâu làm tăng áp lực lên xương khớp.
  • Cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày để tránh bị chấn thương xương khớp.
  • Chú ý lắng nghe cơ thể và khi có dấu hiệu đau hoặc xương khớp bị quá tải, hãy nghỉ ngơi ngay.
  • Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị các loại bệnh về xương khớp thường gặp.
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2022

Vì Sao Ho khan, Ho có đờm hậu Covid-19?

 Nguyên nhân gây ho có đờm hậu Covid-19


HỎI: Sau khi khỏi Covid-19, tôi vẫn bị ho dai dẳng, thi thoảng kèm theo có đờm, thở khò khè. Đây có phải triệu chứng hậu Covid-19 không và tôi cần làm gì để giảm ho?

Ho khan, Ho có đờm hậu Covid-19


TRẢ LỜI: Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS)

Những bệnh nhân mắc Covid-19 từ nhẹ đến trung bình sẽ hồi phục trong vòng 10 ngày. Trong khi đó, F0 nặng và nguy kịch phải mất tới 20 ngày để hồi phục. Việc trở lại bình thường phụ thuộc vào những tổn thương ở phổi và các mô.


Vì vậy, sau khi hồi phục Covid-19, người bệnh vẫn có thể bị ho khan hoặc ho có đờm. Điều này cũng dễ xảy ra hơn ở những người mắc bệnh mạn tính trước khi nhiễm nCoV.


Thông thường, sau khi khỏi Covid-19, nhiều người vẫn bị ho, chủ yếu là ho khan. Tuy nhiên, một số người cũng bị ho có đờm, kèm theo hơi thở khò khè, khó chịu hơn bình thường.


Tiết đờm là một phần của cơ chế bảo vệ bình thường của cơ thể. Đó là cách giúp phổi và đường thở luôn thông thoáng và sạch sẽ. Dù vậy, việc ho kéo dài có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng cuộc sống và công việc hàng ngày của người bệnh.


Một số nguyên tắc giúp bạn đối phó với cơn ho có đờm:


- Luôn uống đủ nước để giảm đờm.


- Tập các bài tập hít thở: Hít vào 5 giây, sau đó thở ra khoảng 10 giây. Lâu dần, bạn có thể tăng khả năng chịu đựng và độ khó bằng cách tăng thêm thời gian hít vào - thở ra. Trong khi thực hiện, bạn cần tập trung vào nhịp thở để giữ cho mũi họng sạch đờm.


- Thử nằm nghiêng sang hai bên hoặc gối cao đầu khi ngủ. Tư thế này giúp thông thoáng đường thở, tiêu đờm và ngăn ngừa kích ứng cổ họng.


- Đi lại nhiều ngay khi có thể, điều này sẽ giúp bạn dễ tống đờm ra ngoài.


- Có thể sử dụng một số loại thuốc ho thảo dược để giảm đờm, kích ứng họng.


Nếu tình trạng ho vẫn tiếp diễn trong thời gian dài, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được thăm khám, điều trị hợp lý.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.


Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

Viêm Khớp : Dau nhức các khớp xương, hay còn gọi là phong thấp

 


Vấn Đề Sức Khỏe Không Nên Bỏ Qua : Phần 1 - Viêm Khớp : Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là phong thấp

Có hai loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai. 


Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một. 


Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột. 


Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai... 


Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ. 


Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và tập luyện (exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi. 


Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.


Nguyên lý : Viêm Khớp : Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là phong thấp


Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại). 


A- CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY : Viêm Khớp : Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là phong thấp


👉 Bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm thuốc xoa bóp trị đau nhức xương khớp Tấn Khang hoặc trà thảo mộc Tấn Khang để có kết quả nhanh hơn nhé!.


1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần. 


2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần. 


3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần. 


4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần. 


B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY : Viêm Khớp : Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là phong thấp


👉 Bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm thuốc xoa bóp trị đau nhức xương khớp Tấn Khang hoặc trà thảo mộc Tấn Khang để có kết quả nhanh hơn nhé!.


1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn. 


2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại. 


3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa. 


C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN : Viêm Khớp : Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là phong thấp


👉 Bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm thuốc xoa bóp trị đau nhức xương khớp Tấn Khang hoặc trà thảo mộc Tấn Khang để có kết quả nhanh hơn nhé!.


1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng. 


2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ. 


3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm. 


D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI : Viêm Khớp : Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là phong thấp


👉 Bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm thuốc xoa bóp trị đau nhức xương khớp Tấn Khang hoặc trà thảo mộc Tấn Khang để có kết quả nhanh hơn nhé!.


1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái. 


2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài. 

Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ. 


Lưu ý : Viêm Khớp : Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là phong thấp


- Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không.. 

- Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt. 

- Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương. -Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn. 

👉 Bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm thuốc xoa bóp trị đau nhức xương khớp Tấn Khang hoặc trà thảo mộc Tấn Khang để có kết quả nhanh hơn nhé!.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công

Sưu tầm

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2022

15 loại nước uống nên sử dụng hằng ngày

 Top 15 loại nước uống tốt cho sức khỏe bạn nên sử dụng mỗi ngày

70% cơ thể là nước và mỗi ngày chúng ta đều phải bổ sung thêm chất lỏng này. Vậy bạn có thắc mắc loại nước uống nào tốt cho sức khỏe và nên dùng? Nếu quan tâm và lựa chọn đúng, bạn sẽ biết cách bảo vệ bản thân chỉ bằng cách chọn đồ uống hợp lý. Top 15 thức uống sau được chuyên gia khuyên dùng hàng ngày, bạn đừng quên tham khảo.

Top 15 loại nước uống tốt cho sức khỏe nam và nữ

Con người cần bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ các hoạt động như: Tiêu hóa thức ăn, trao đổi chất, bôi trơn và bảo vệ mô, tủy sống cùng hệ xương. Nếu sử dụng nước uống tốt cho sức khỏe, chắc chắn cơ thể sẽ phát triển tốt hơn. Vậy thức uống tốt cho sức khỏe gồm những gì? Tìm hiểu ngay 15 loại sau đây.

1. Thức uống tốt cho sức khỏe – nước điện giải

Nước điện giải ion kiềm hay hydrogen là một trong những loại nước uống tốt cho sức khỏe được khuyên dùng. Nó đảm bảo tiêu chí an toàn và tốt cho sức khỏe. Công thức xử lý nước 1 quá trình (lọc và điện phân) giúp nước điện giải vừa được loại bỏ tạp chất, vi khuẩn, vừa chứa các ion kiềm tự nhiên và hydrogen. Nhờ đó, nó có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

15 loại nước uống nên sử dụng hằng ngày
Nước điện giải – nước uống tốt cho sức khỏe được tin dùng bậc nhất

Thẩm thấu nhanh vào tế bào, làm tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và đào thải độc tố.

Bổ sung khoáng chất tốt cho cơ thể, bảo vệ hệ xương chắc khỏe.

Cung cấp ion kiềm giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, ngừa lão hóa và tăng sức đề kháng.

Bảo vệ hệ tiêu hóa và hỗ trợ đường ruột xử lý thức ăn.

Trung hòa axit dư, bảo vệ môi sinh tế bào được cân bằng.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, gout hoặc cải thiện biến chứng của các vấn đề sức khỏe này.

Là nước uống tốt cho sức khỏe nên các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng nước điện giải hàng ngày. Khi dùng bạn nên lựa chọn mức nước phù hợp, lấy trực tiếp từ vòi để giữ nguyên dưỡng chất. Hoặc cũng có thể dùng để chế biến thức ăn, pha sữa hay uống thuốc.

2. Uống nước gì tốt cho sức khỏe – Nước dừa

Không chỉ là nước uống giải khát, chất lỏng bên trong quả dừa còn được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Nó có chứa nhiều khoáng chất quan trọng như Kali, Magie, Natri hay Photpho…

Xét về đặc tính hóa học, nó giúp cân bằng điện giải trong cơ thể.

Uống nước dừa giúp hỗ trợ các hoạt động của hệ tuần hoàn máu.

Đồng thời, nước dừa còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu thường xuyên sử dụng loại nước này, cơ thể bạn sẽ miễn dịch tốt hơn.

Ngoài ra, một số người còn cho biết, nước dừa có thể hỗ trợ họ giảm cân hiệu quả vì nó không có quá nhiều đường và calo. Bằng cách uống nước dừa thay cho sinh tố để giải khát, họ có thể giữ được cơ thể khỏe đẹp mỗi ngày.

Nằm trong danh sách các loại nước uống tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên dùng nước dừa. Cụ thể, nếu bạn bị huyết áp thấp, tiểu đường hoặc hay đi ngoài phân lỏng thì không nên sử dụng.

3. Nước lọc đun sôi

Bạn có biết, nước lọc đun sôi cũng là loại nước uống hàng ngày tốt cho sức khỏe. Sử dụng nước đã đun sôi sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, tăng cường khả năng trao đổi dinh dưỡng và cấp ẩm cho da.

15 loại nước uống nên sử dụng hằng ngày
Nước lọc đun sôi cũng là thức uống tốt cho cơ thể

Sau khi được lọc sạch và đun sôi, mọi tạp chất, vi khuẩn, vi rút hầu như đã được loại bỏ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chỉ nên dùng nước lọc đun sôi trong vòng 24 giờ. Bởi vì quá trình đun nước không giúp loại bỏ đi kim loại nặng hay hóa chất độc hại. Khi nước sôi để quá lâu, nó có thể bị tái nhiễm khuẩn và vi rút từ môi trường, vật dụng đựng nước.

4. Nước khoáng tốt cho sức khỏe

Nước khoáng là nước uống đóng chai tốt cho sức khỏe vì nó chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như Canxi, Natri, Magie… Thêm vào đó, loại nước này còn được khai thác từ suối hồ tự nhiên và trải qua quá trình lọc, khử trùng diệt khuẩn kỹ lưỡng trước khi đóng chai.

Khi đến tay người dùng, nước khoáng đóng chai đã đạt chuẩn an toàn thực phẩm. Nó mang đến các lợi ích cho người uống như:

Cấp ẩm, bảo vệ da.

Ngừa bệnh tiểu đường.

Hỗ trợ tim mạch.

Tuy nhiên, nước khoáng đóng chai không giống như nước ion kiềm hay nước lọc. Các chuyên gia khuyến cáo không nên uống quá nhiều trong ngày vì nó có thể gây hại. Đặc biệt, những người bệnh thận sử dụng nước khoáng có thể khiến tình trạng xấu đi.

5. Nước uống tốt cho sức khỏe – trà xanh

Nằm trong danh sách những loại nước uống tốt cho sức khỏe, trà xanh được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước Á châu như Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh đây là nước uống tốt cho sức khỏe vì:

Trà xanh sẽ giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn, loại bỏ độc tố tồn đọng hiệu quả.

Thức uống này có khả năng hỗ trợ hoạt động của hệ tim mạch.

Sử dụng loại nước này mỗi ngày, bạn có thể loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi.

Đặc biệt, nước trà xanh chứa thành phần chống oxy hóa EGCG, giúp bảo vệ làn da căng mịn, chống viêm.

Nước trà xanh góp phần làm tăng quá trình trao đổi chất, hỗ trợ phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, làm ổn định huyết áp…

Một số người còn cho rằng đây là thức uống hỗ trợ giảm cân.

15 loại nước uống nên sử dụng hằng ngày
Nước trà xanh nên pha vừa phải

Vậy nên uống trà xanh như thế nào để có lợi cho cơ thể nhất? Bạn chỉ nên dùng một lượng vừa đủ, pha với độ đậm đặc vừa phải. Thời điểm tốt nhất để uống là sau bữa ăn sáng hoặc giữa chiều. Không nên dùng trà khi đói hoặc uống quá nhiều trước khi ngủ. Đặc biệt, tránh uống thuốc Tây với trà xanh.

6. Nước uống nào tốt cho sức khỏe – Nước mía

Nếu bạn chưa biết uống nước gì hàng ngày tốt cho sức khỏe thì nước mía chính là một câu trả lời. Trong mỗi cốc nước này có chứa các khoáng chất như Natri, sắt, kali hay magie. Nếu sử dụng đều đặn, nó sẽ mang đến nhiều công dụng như:

Cấp năng lượng đến từng bộ phận trong cơ thể một cách nhanh chóng.

Tăng cường bảo vệ và cải thiện chức năng của gan, thận và hệ tiêu hóa.

Là một trong những loại đồ uống tốt cho sức khỏe nhưng các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên quá lạm dụng nước mía. Nếu sử dụng nhiều, nó có thể khiến bạn tăng cân, béo phì.

Vì vậy, mỗi tuần bạn chỉ nên sử dụng 2 – 3 cốc nước mía. Ngoài ra, không nên pha thêm đường hoặc cho quá nhiều đá vào khi uống. Tốt nhất, nên dùng nước mía tự nhiên, ép cùng với 1 quả quất để tạo độ thơm ngon.

7. Nước uống tốt cho sức khỏe ion Life đóng chai

Ion Life là loại nước kiềm đóng chai được sản xuất công nghiệp. Nó cũng có nhiều đặc tính tương tự như nước điện giải. Chẳng hạn như có khả năng chống oxy hóa, mang tính kiềm giàu khoáng chất và phân tử nước nhỏ.

Nước ion Life không phải loại nước uống tốt cho sức khỏe của Nhật Bản. Nó được sản xuất tại Việt Nam nhờ công nghệ điện phân của tập đoàn OSG. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm mang thương hiệu này được đóng trong chai có dung tích 330ml, 450ml, 1,25l, 4,25l.

Theo hướng dẫn sử dụng, bạn nên dùng nước ion Life hàng ngày để hỗ trợ các vấn đề ở hệ tiêu hóa và phòng ngừa bệnh mãn tính. Tuy nhiên, không nên dùng nước ion Life cho việc pha sữa hoặc uống thuốc. Đặc biệt, loại nước này không thích hợp cho bệnh nhân thận.

8. Nước ép trái cây

Nước ép trái cây cũng là một loại nước tốt cho sức khỏe có thể sử dụng hàng ngày. Mỗi loại trái cây đều chứa các vitamin và khoáng chất nhất định. Nó mang đến:

15 loại nước uống nên sử dụng hằng ngày
Những loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe thường hay được lựa chọn

Khả năng chống oxy hóa tự nhiên và hiệu quả, an toàn.

Tăng cường dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ trao đổi chất.

Để sử dụng nước ép trái cây, bạn chỉ cần làm sạch hoa quả và ép lấy nước. Một số loại quả hay được dùng phải kể đến là dưa hấu, bưởi, dưa lưới, ổi, xoài, cóc…

Nhằm phát huy tối đa tác dụng của nước ép, bạn nên dùng trong ngày là tốt nhất. Tránh để nước ép quá lâu ngoài môi trường vì nó có thể bị khuẩn hại xâm nhập. Bạn cũng không nên uống nước này khi bụng đói vì nó có thể gây cồn ruột hoặc ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa.

Những người có nguy cơ béo phì hoặc đang thừa cân cần hạn chế dùng nước ép trái cây, nhất là những loại nhiều đường. Thức uống này tốt cho sức khỏe nhưng lại có khả năng làm bạn tăng cân nhanh chóng.

9. Sữa đậu nành

Đối với chị em phụ nữ, sữa đậu nành không còn xa lạ gì vì đây là thức uống đặc biệt tốt. Trong mỗi cốc đậu nành đều chứa rất nhiều canxi, protein và nhiều loại vitamin tốt cho mắt, da và xương.

Sử dụng sữa đậu nành là cách bổ sung dưỡng chất cho cơ thể tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, bệnh nhân viêm da dị ứng nên dùng loại này thay thế sữa bò để bổ sung protein.

Đối với nữ giới, sữa đậu nành còn cung cấp isoflavone có tác dụng tương tự như Estrogen trong cơ thể. Vì vậy, nó mang đến hiệu quả tăng cường nội tiết tố, duy trì sinh lý và sắc đẹp.

Đây là loại sữa lành tính, an toàn với nhiều người. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây dị ứng cho một số trường hợp có cơ địa đặc biệt. Ngoài ra, nếu chị em đang cho con bú hoặc bị suy tuyến giáp thì nên hạn chế dùng loại thực phẩm này.

10. Nước ép rau xanh tốt cho sức khỏe

Được làm từ các loại rau có màu xanh như cần tây, cải xoăn, cỏ lúa mì hay rau bina, nước ép rau xanh rất tốt cho sức khỏe, bạn không nên bỏ qua. Loại nước này có thể sử dụng hàng ngày để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất thiết yếu, hợp chất thực vật tốt cho cơ thể.

15 loại nước uống nên sử dụng hằng ngày
Nước ép rau màu xanh

Nước ép từ rau có khả năng làm giảm các phản ứng viêm cho người bệnh.

Đồng thời, nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở hệ tim.

Đặc biệt, nước ép rau xanh có khả năng làm giảm nguy cơ hình thành bệnh do tuổi tác.

Người ta thường thêm táo, kiwi hay chanh, dứa vào nước ép rau để giảm đi vị đắng, hăng tự nhiên. Cách làm này vừa giúp cốc nước hấp dẫn hơn, vừa bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn cho cơ thể.

Mặc dù rất tốt nhưng bạn cũng không nên uống quá nhiều nước ép rau. Dùng nước ép rau bạn sẽ không phải dung nạp nhiều chất xơ vốn có ở rau xanh. Tuy nhiên, thức uống này không có tinh bột, không thể dùng thay cơm. Ngoài ra, nếu bị tiểu đường thì cần hạn chế sử dụng.

11. Trà thảo dược

Trà thảo dược được làm từ các loại rễ, lá hay vỏ cây có dược tính tốt. Thức uống này đã được sử dụng khắp nơi trên thế giới trong hàng thiên niên kỷ. Ngày nay, các nghiên cứu đã chỉ ra loại trà này có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe như:

trà thảo mộc tấn khang
Trà thảo mộc Đông Y Gia Truyền Tấn Khang.

Cung cấp nhiều dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa và miễn dịch.

Tăng khả năng chống oxy hóa cho cơ thể, uống nhiều sẽ hỗ trợ cải thiện sắc da.

Giải tỏa căng thẳng…

Hỗ trợ thải độc

Cải thiện sức khỏe gan, thận.

Trà thảo mộc đa phần được uống vào mùa hè nhưng cũng có những loại dùng được cả vào mùa đông. Nguyên liệu cơ bản của loại trà này có thể là gừng, thì là hay hoa cúc, bạc hà và nhiều loại cây lá khác. Tùy điều kiện thời tiết và sở thích mà bạn có thể uống nóng hay lạnh. Đây là thức uống lành tính, gần như ai cũng có thể sử dụng được và thời điểm nào cũng dùng được.

12. Nước uống tốt cho sức khỏe – Sữa tươi

Nằm trong danh sách đồ uống tốt cho sức khỏe, sữa tươi rất giàu canxi và vitamin. Ngoài ra, nó cũng chứa các dưỡng chất khác như magie, photpho… Nếu sử dụng hàng ngày với hàm lượng vừa đủ, thức uống này giúp bạn:

Ngừa loãng xương, bảo vệ hàm răng chắc khỏe.

Giảm mệt mỏi.

Làm đẹp cho da.

15 loại nước uống nên sử dụng hằng ngày
Sữa tươi cũng là thức uống tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng uống được

Tuy nhiên, những người bị chứng không dung nạp lactose hoặc dị ứng với sữa bò không nên dùng nước uống này. Các chuyên gia cũng khuyến cáo tránh dùng sữa tươi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sữa tươi rất dễ uống và có thể sử dụng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, với những người có đường tiêu hóa không tốt thì tránh dùng khi đói hoặc mới thức dậy.

13. Trà Kombucha tốt cho sức khỏe

Khác với trà thảo mộc hay trà xanh, Kombucha là loại trà được sản xuất bằng công nghệ lên men. Nó được đánh giá là nước uống rất tốt cho sức khỏe.

So với các loại trà thông thường, Kombucha còn đặc biệt hơn khi có chứa rất nhiều probiotic. Loại vi nấm tự nhiên này cực tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, trà Kombucha còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ giảm cân cho người béo phì.

Mặc dù rất tốt cho cơ thể nhưng chuyên gia sức khỏe khuyên bạn hãy sử dụng liều lượng vừa phải. Nếu mới làm quen với thức uống này, bạn chỉ nên dùng khoảng 50 – 60ml mỗi lần. Sau đó, có thể tăng dần lên theo khả năng thích ứng của cơ thể. Thời điểm uống tốt nhất có thể là trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút. Tránh dùng Kombucha khi quá đói vì nó có thể khiến bạn khó chịu.

Nếu sử dụng quá nhiều trà này, cơ thể bạn có nguy cơ bị loãng máu. Hãy giảm liều lượng mỗi ngày nếu cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi do dùng trà Kombucha.

14. Các loại nước sinh tố

Là thức uống làm từ quả hoặc rau củ, sinh tố chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Khác với nước ép, nó còn có một hàm lượng chất xơ đáng kể. Hàng ngày, nếu bạn bổ sung sinh tốt cho cơ thể, nó sẽ giúp:

Tăng cường hệ miễn dịch.

Hỗ trợ tiêu hóa, trao đổi chất và bổ sung năng lượng.

Làm đẹp da.

Nguyên liệu để làm sinh tố có thể chỉ gồm 1 loại quả, cũng có thể là sự kết hợp của nhiều thứ. Thức uống này thường dùng kèm với đá và sữa chua để tăng hương vị và tác dụng của nó. Bạn có thể uống sinh tố ở mọi thời tiết, tuy nhiên, tốt nhất là những ngày hè nóng bức. Những người có đường tiêu hóa không ổn định thì tránh dùng khi đói.

15. Detox

Thức uống detox vừa có giá trị làm đẹp vừa tốt cho sức khỏe. Vài năm gần đây, nó đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của người dùng.

15 loại nước uống nên sử dụng hằng ngày
Detox tốt cho sức khỏe

Detox giúp thanh lọc cơ thể hữu hiệu.

Đặc biệt, nó được xem là thức uống hỗ trợ giảm mỡ thừa hiệu quả.

Đối với phái nữ, đây không chỉ là thức uống mà còn là “dược phẩm tự nhiên” hỗ trợ làm đẹp.

Detox có thể tự làm tại nhà bằng những công thức đặc biệt. Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu như quả chanh tươi, việt quất, bưởi hay dưa leo là có thể tạo ra chúng.

Bằng cách xay nhuyễn hoặc ép lấy nước và pha với nước sôi theo tỉ lệ nhất định, bạn dễ dàng tạo ra nước uống tốt cho sức khỏe chỉ sau vài tiếng.

Loại nước này cũng giống như sinh tố hay nước ép, có thể sử dụng bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, bạn nên tránh uống lúc đói hoặc dùng thay cơm.

Cách uống nước tốt cho sức khỏe bạn nên tham khảo

Để sử dụng nước hiệu quả, tốt cho sức khỏe, bạn cần hiểu đúng giá trị của từng loại nước và cách uống. Cần lưu ý:

Uống đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 2 lít mỗi ngày) nhưng không dùng quá nhiều cùng lúc. Bạn cần chia nhỏ thành các lần uống trong ngày.

Không uống nước sát với giờ ngủ vì nó có thể làm bạn bị mất giấc.

Có một số loại nước không kết hợp để uống thuốc, pha sữa được, chẳng hạn như trà, nước ion kiềm…

Hạn chế uống nước trong bữa ăn vì nó có thể làm loãng axit dạ dày và giảm cảm giác ngon miệng.

Nếu bị bệnh huyết áp cao, phù nề, có vấn đề ở thận, nên lựa chọn nước uống theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nước uống tốt cho sức khỏe có khá nhiều loại nhưng bạn phải dùng đúng cách. Hãy xây dựng thói quen dùng nước hàng ngày có khoa học để phòng ngừa bệnh và nâng cao hệ miễn dịch.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.


Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Khi bị mắt bệnh xương phải làm sao để sống tích cực hơn

 Làm sao để sống tích cực khi có bệnh xương khớp?


Bệnh xương khớp hay đau khớp là những bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị thì giữ một thái độ tích cực trong cuộc sống hằng ngày cũng là biện pháp để giúp quá trình hồi phục thuận lợi hơn.


1. Bệnh xương khớp là căn bệnh phổ biến.

Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý phổ biến hiện nay và ngày càng có xu hướng bị trẻ hóa và số lượng người bị đau khớp ngày một tăng nhiều hơn. Có rất nhiều bệnh lý có thể gây ra triệu chứng đau khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp... hay những nhóm bệnh lý liên quan đến chèn ép dây thần kinh cũng gây đau xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh tọa... Hay những người lớn tuổi thì có thể gặp phải tình trạng loãng xương, khiến xương giòn và dễ gãy hơn. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị thích hợp và cần có những thay đổi về lối sống để hạn chế nguy cơ tái phát cũng như những biến chứng nguy hiểm khác.

Khi bị mắt bệnh xương phải làm sao để sống tích cực hơn
Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý phổ biến hiện nay.

2. Bị đau khớp phải làm sao?

Làm sao để sống tích cực khi có bệnh xương khớp là một trong các vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc, để sống chung với căn bệnh này bạn hãy lựa chọn cách thay đổi lối sống, vận động nhẹ nhàng với các hoạt động thể chất dưới đây:


Đạp xe: Đạp xe đạp, có thể là trong một nhóm hay đạp xe một mình, thực hiện ngoài trời hoặc có thể là xe đạp đứng yên sẽ xây dựng một sức bền và sự cân bằng với rất ít tác động đến đầu gối, vùng hông và những khớp khác của cơ thể so với việc đi bộ hay chạy bộ. Những loại xe nằm nghiêng có thể khiến bệnh nhân có thể ngồi ở tư thế ngả lưng và giúp bệnh nhân được nhẹ người hơn nếu không thoải mái đối với các xe đạp thẳng đứng thông thường. Nếu người bệnh không thể hoạt động ở hiện tại thì có thể tư vấn với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình luyện tập thể dục để biết được có thể làm gì đối với kế hoạch luyện tập này.

Tập yoga:Yoga là bộ môn nhẹ nhàng mà người bệnh có thể cải thiện được tư thế, sự thăng bằng và sự phối hợp của cơ thể. Yoga sẽ giúp người bệnh di chuyển được tốt hơn và thư giãn đầu óc kèm theo đó. Bệnh nhân có thể tìm kiếm những lớp học Yoga cho người mới bắt đầu, thông báo cho giáo viên yoga về những chấn thương hay những hạn chế về hoạt động thể chất mà bệnh nhân đang có. Từ đó sẽ có những bài tập phù hợp và bệnh nhân có thể tự tập ở nhà.

Bơi lội, đi bộ trong hồ bơi và những bài tập dưới nước khác là những ý tưởng rất hiệu quả để làm dịu cơn đau và sự co cứng trong những bệnh lý viêm xương khớp. Nước sẽ cung cấp được lực cản khiến cho sức bền và biên độ vận động của cơ thể được xây dựng mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, những bài tập dưới nước cũng hỗ trợ được việcgiảm cân, giảm áp lực lên các khớp trong cơ thể. Những bài tập cường độ cao mà người bệnh có thể áp dụng đó là bơi nhiều vòng hay nhẹ hơn có thể là căng cơ ở những vùng nước cạn.

Những hoạt động ngắn hạn: Những hoạt động thể chất với số lượng nhỏ thật sự nên được xem xét và đưa vào cuộc sống của người bệnh. Có thể chỉ là 10 phút hút bụi hay làm vườn vào một ngày bận rộn hơn là dành 1 tiếng đồng hồ để tập thể dục. Với bất cứ hoạt động nào thì người bệnh nên chú trọng vào tư thế đúng khi thực hiện, đó là đứng thẳng và các khớp lớn trong cơ thể như ở vùng đầu gối và vùng hông sẽ chịu trách nhiệm nhiều công việc nhất. Để có thể quản lý được những hoạt động của mình thì người bệnh có thể dùng máy đếm bước đi hay những thiết bị hỗ trợ khác có thể đếm được số bước đi mỗi ngày.

Khi bị mắt bệnh xương phải làm sao để sống tích cực hơn
Yoga là bộ môn nhẹ nhàng mà người mắc bệnh xương khớp có thể cải thiện được tư thế.


Có mục tiêu: Cần có mục tiêu đối với hoạt động thể chất của bản thân, vì sẽ có được sự cam kết mạnh mẽ hơn với nó, từ đó sẽ có nhiều động lực để thực hiện. Tuy nhiên, bản thân cũng cần có thời gian để chuẩn bị về mặt sức khỏe và tinh thần để tham gia những sự kiện thể thao mà bản thân thực sự thích thú và mục tiêu được đặt ra phải phù hợp với sức khỏe tại thời điểm đó.


Thái cực quyền: Có thể thử sức với bộ môn võ cổ truyền Trung quốc này để giúp cơ thể được di chuyển tốt hơn, giảm tình trạng đau do viêm khớp gây ra. Bộ môn này kết hợp những động tác di chuyển nhẹ nhàng, chậm rãi với sự tập trung của tâm trí. Theo đó, môn này có thể được luyện tập theo nhóm hoặc một mình. Nhiều khảo sát đã cho thấy rằng Thái cực quyền khiến người bệnh có được khả năng thăng bằng, giảm mức độ trầm cảm...

Duy trì đời sống tình dục lành mạnh: Người bệnh có thể lên kế hoạch cho một lối sống tình dục lành mạnh trong thời gian cảm thấy được thư giãn, nghỉ ngơi, tránh thời tiết lạnh. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một chiếc gối để hỗ trợ những khớp đang bị đau, sau đó có thể thư giãn cơ và khớp bằng cách xoa bóp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần giữ thái độ lạc quan, tích cực và cởi mở với người bạn của mình để gần gũi hơn về mặt thể chất và tình cảm.

Dắt vật nuôi của mình đi chạy bộ hay đi dạo: Đây được xem là một bài tập đơn giản, ít tác động và không tốn kém. Đi bộ với thú cưng thường xuyên sẽ xoa dịu được các khớp bị xơ cứng, xây dựng khối lượng xương và cung cấp nhiều năng lượng hơn cũng như giúp tinh thần được thư giãn hơn.

Đi bộ đường dài: Đây là hoạt động rất thú vị để khám phá được thế giới bên ngoài. Thay đổi những cung đường đi bộ, có thể là ngắn hay dài. Tinh thần của người bệnh cũng sẽ được cải thiện rất nhiều, từ đó góp phần làm dịu bớt những triệu chứng thể chất của các bệnh lý viêm khớp. Sau khi đi bộ ngoài trời thì người bệnh cũng sẽ cảm thấy sảng khoái hơn.

Luyện tập sức bền để bảo vệ và làm vững chắc hơn các khớp, xương trong cơ thể, từ đó sẽ khiến cho vấn đề di chuyển trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Người bệnh có thể nhờ đến những hỗ trợ từ các chuyên gia về luyện tập thể dục để thực hiện những động tác này một cách chính xác và an toàn.


Bệnh xương khớp luôn là vấn đề khiến người bệnh quan tâm, lo lắng và phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm đến những bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị, đồng thời có những suy nghĩ tích cực hơn và thay đổi lối sống để khiến cho tình trạng đau khớp không còn là một rào cản quá nặng nề trong những hoạt động thường ngày.


Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 0344.533.134 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.


Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Hướng dẫn cách dùng cây Nga Truật chữa bệnh

Cây nga truật chữa bệnh gì?


Nga truật hay còn gọi là nghệ đen, là một vị thuốc đông y được sử dụng từ lâu với tác dụng hành khí, phá huyết tiêu thực, điều trị chứng đau bụng kinh, giúp kích thích tiêu hóa, điều trị đầy bụng... Không chỉ vậy vị thuốc này cũng được ứng dụng và sử dụng nhiều trong nền y học hiện đại.


1. Một số đặc điểm cây nga truật.

Nga truật tại Việt Nam còn được gọi với cái tên khác là ngải tím, tam nại, bồng truật hay nghệ đen. Nga truật có tên khoa học là Curcuma zedoaria (Berg.) Rosc. thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).


Đặc điểm cây nga truật: Đây là một loài cây thân thảo, cao khoảng 1 đến 1,5m. Thân rễ có hình nón, có vân ngang và khía dọc, trên thân rễ mang theo những củ hình trụ tỏa ra theo dạng hình chân vịt, có màu vàng ở trong và có vòng màu xám ở củ già. Ngoài ra, thân rễ còn mang những củ hình trái xoan hoặc dạng hình trứng, màu trắng, có cuống dài và mảnh. Lá cây hình mũi mác, dài 30 đến 60cm, rộng 7 đến 8cm, không có cuống, nhưng có bẹ lá ở gốc, đầu nhọn có đốm tía dọc theo gân mặt trên của lá. Cụm hoa có hình trụ, dài khoảng 20cm, mọc từ thân rễ và thường xuất hiện trước khi cây ra lá, hoa có màu vàng.


Phân bố: Cây nga truật mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam để làm thuốc. Ngoài ra, còn mọc những nước nhiệt đới khác.


Bộ phận dùng: Nga truật có bộ phận dùng là thân rễ và được thu hái vào mùa đông. Sau khi thu hái cắt bỏ những rễ con, đồ chín rồi phơi khô. Có khi đem củ ngâm dấm rồi đun cho đến cạn, đem ra thái mỏng rồi phơi khô.


Chú ý phân biệt củ rễ của cây Nga truật gọi là Nga linh hay Uất kim cũng là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y, nhưng có vài tác dụng khác nhau.

Hướng dẫn cách dùng cây Nga Truật chữa bệnhĐặc điểm của cây nga truật

2. Công dụng của nga truật.

Một số công dụng của nga truật được ghi nhận như:


Tác dụng tăng bài tiết dịch mật, ức chế nhẹ tiết dịch dạ dày được ứng dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày do hiệu lực giảm bài tiết dịch vị.

Kích thích tiêu hóa: Dược liệu này cho thấy có tác dụng kích thích đường tiêu hóa, hỗ trợ việc tiêu hóa nên cải thiện tình trạng đầy bụng, chậm tiêu, chướng hơi.

Một số nghiên cứu thấy dầu của Nga truật có tác dụng phá vỡ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan, tinh dầu còn có tính kháng khuẩn

Cao cồn từ vị nga truật có thể được dùng để ngừa thai.

Theo Đông y, nga truật có vị cay, đắng, tính ôn, không có độc quy vào kinh can. Vị thuốc này có tác dụng hành khí, phá huyết, tiêu tích hóa thực. Nên trong các bài thuốc được dụng với mục đích điều trị tình trạng đau bụng, ăn uống không tiêu, đầy hơi, bế kinh, hành kinh có máu cục...

Hướng dẫn cách dùng cây Nga Truật chữa bệnh


3. Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc nga truật.

Thường thì khi sử dụng nga truật người ta sẽ kết hợp với những vị thuốc khác nhằm làm tăng tác dụng điều trị cũng như hạn chế những tác dụng không mong muốn do tính phá huyết mạnh của nga truật. Một số bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc nga truật như:


Chữa bế huyết, hành kinh có cục máu đông, đau bụng kinh hay hành kinh ra huyết đặc.

Nga truật và ích mẫu mỗi vị 15g, sắc lấy nước uống hàng ngày, đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.


Chữa nôn trớ ở trẻ bú sữa.

Nga truật 4g, muối ăn 3 hạt, cho vào nồi sắc với sữa cho sôi chừng 5 phút. Sau đó, hòa tan với ít ngưu hoàng rồi cho trẻ uống.


Chữa cam tích, biếng ăn ở trẻ em.

Nga truật 6g, hạt muồng 4g. Sắc lấy nước uống.


Tây y dùng nga truật trong đơn thuốc bổ giúp sống lâu

Các vị thuốc gồm lô hội 25g, long đởm thảo 5g, đại hoàng 2,5g, nga truật 2,5g, phan hồng hoa (Crocus sativus) 2,5g Polyporus officinalis 2,5g. Các vị trên thái nhỏ ngâm trong 2l cồn 600, trong vòng 10 ngày. Lọc lấy rượu mà uống. Ngày uống 2 - 5ml rượu, nếu uống nhiều quá sẽ có tác dụng nhuận tràng.


Trị thức ăn uống kém, thức ăn không tiêu.

Nga truật, Nhân sâm, Quất bì, Súc sa mật, Kinh tam lăng, Nhục đậu khấu, Thanh bì, Mạch bá, Mộc hương bằng lượng nhau từ 6 đến 10g.


Đem các dược liệu sắc uống, ngày dùng một thang chia 3 lần.


Trị trẻ nhỏ đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Nga truật, Tam lăng mỗi loại 5g, Trần bì 10g, hương phụ tứ chế 6g, La bặc tử 5g, Sa nhân 3g, Thanh bì, chỉ thực đều 6g, Hồ hoàng liên, Lô hội đều 3g, Hồ tiêu 5g, tất cả các vị tán bột, trộn với hồ làm hoàn, mỗi lần uống 3-6g ngày 2 lần, uống với nước ấm khi uống kiêng các thức ăn sống lạnh.


Bài thuốc trị đau bụng kinh và tắt kinh.

Bạch chỉ và bạch thược mỗi thứ 10g, xuyên khung 5g, thục địa 10g, nga truật 8g. Sắc uống. Hoặc lấy hàm lượng gấp 10 lần rồi tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 10g mỗi ngày uống cùng với nước muối nhạt. Ngày dùng 3 lần.


Bài thuốc chữa viêm dạ dày.

Một ít mật ong nguyên chất, trúc diệp và sài hồ sao vàng mỗi thứ 200g, ô tặc cốt 300g, nga truật 1kg. Nghiền thành bột tất cả các vị thuốc. Sau đó trộn đều với mật làm thành viên hoàn, mỗi lần dùng 20g, ngày dùng 2 lần trước khi ăn 30 phút.


4. Lưu ý khi sử dụng nga truật.

Đông y coi Nga truật là một vị có tác dụng phá huyết, tác dụng vông pháp mạnh nên cần lưu ý khi sử dụng để tránh những tác dụng không tốt đến sức khỏe cần lưu ý:


Không dùng cho những người hư yếu mà có tích trên và phụ nữ mang thai thì cấm dùng vì gây sảy thai. Trường hợp bắt buộc nếu dùng phải kết hợp Bạch truật và Nhân sâm.

Tác dụng phá huyết của nga truật mạnh hơn so với vị thuốc tam lăng (cũng là một vị thuốc có tác dụng hành huyết, phá huyết) nên chủ yếu được dùng trong trường hợp có huyết ứ hay khí trệ lâu ngày. Nhưng có thể dùng chung với Tam lăng để tăng tác dụng.

Nga truật có tác dụng hành huyết nên có thể làm chậm quá trình đông máu, nên chú ý khi dùng chung với các thuốc chống đông máu hoặc chuẩn bị can thiệp các thủ thuật ngoại khoa.

Người bị rong kinh, rong huyết, đang bị xuất huyết thì không nên dùng dược liệu nga truật.

Dùng quá liều có thể gây ra tình trạng thiếu sắt, rối loạn chuyển hóa, buồn nôn và tiêu chảy.

Nếu dùng dược liệu để giảm đau, nên bào chế với giấm nhằm gia tăng tác dụng điều trị, vì giấm vị chua theo đông y giúp thư giãn cơ, tăng quy kinh can.

Sử dụng Nga truật hay nghệ đen trong điều trị bệnh được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên, không nên lạm dụng sử dụng nghệ đen quá nhiều, đặc biệt những người già yếu thể trạng hư do dược liệu này có tác dụng mạnh. Nên tham khảo y kiến bác sĩ trước khi dùng nghệ đen.


Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 0989.675.179 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và bình an.


Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021