Môi thâm nên làm gì? 16 cách trị môi thâm tại nhà nhanh nhất
Môi thâm là hiện tượng màu môi bị thâm đen, khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Vậy môi thâm nên làm gì? Hãy cùng Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tìm hiểu 16 cách trị môi thâm tại nhà nhé.
Môi thâm chắc hẳn không phải là tình trạng hiếm gặp với tất cả chúng ta. Đây là hiện tượng phần da môi bị sạm đi, mất đi sắc tố melanin và không còn hồng hào tươi tắn như vốn có. Đó có thể là do chúng ta tiếp xúc với các chất kích thích, ánh mặt trời hoặc bị thiếu nước. Nếu bạn đang tìm những phương pháp trị thâm môi hiệu quả thì hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.
1. Cách trị môi thâm bằng chanh
Chanh luôn được coi là một trong những loại quả có rất nhiều công dụng trong làm đẹp và sức khỏe. Trong chanh có chứa axit giúp khắc phục các hắc tố làm sạm da môi hiệu quả. Bạn có thể thoa trực tiếp chanh lên môi hoặc trộn với mật ong trước khi ngủ.
Cách trị môi thâm bằng chanh
2. Cách trị thâm môi bằng đường
Tẩy tế bào chết bằng đường cũng được xem là một trong những cách hiệu quả để làm giảm thâm môi. Các hạt đường sẽ giúp môi bạn loại bỏ đi những tế bào cũ, tái tạo tế bào mới và giúp môi mềm mịn, hồng hào trở lại.
Cách trị thâm môi bằng đường
3. Cách trị thâm môi bằng mật ong
Trong mật ong có chứa các chất giúp giữ ẩm cho môi và giúp môi căng mọng. Vì thế, sử dụng mật ong được xem là một trong những cách trị thâm môi hiệu quả, an toàn từ thiên nhiên. Trực tiếp thoa mật ong trước khi ngủ sẽ giúp môi bạn luôn hồng hào, được cấp đủ ẩm và vitamin.
Cách trị thâm môi bằng mật ong
4. Cách trị thâm môi bằng lựu
Lựu là một loại quả chứa rất nhiều vitamin và nước, sẽ cấp ẩm và các dưỡng chất giúp môi bạn hạn chế bị khô, trị thâm môi và dưỡng hồng hiệu quả. Việc của bạn là trộn lựu nghiền nát cùng nước ép cà rốt hoặc củ cải đường để đạt kết quả tốt nhất nhé.
Cách trị thâm môi bằng lựu
5. Cách trị thâm môi bằng củ cải đường
Củ cải đường có đặc tính tẩy trắng và chứa các enzym giúp loại bỏ các tế bào chết. Sử dụng nước ép củ cải đường thoa lên môi thường xuyên sẽ khiến môi bạn sáng hồng lên, mịn màng hơn.
Cách trị thâm môi bằng củ cải đường
6. Cách trị thâm môi bằng dưa leo
Dưa leo có thể được coi là một trong những loại quả phổ biến nhất dùng trong làm đẹp. Dưa leo chứa rất nhiều vitamin, giúp da môi bạn dưỡng ẩm, làm sáng. Bạn có thể đắp miếng hoặc nghiền nhỏ và thoa lên môi, thực hiện hằng ngày để có hiệu quả nhé.
Cách trị thâm môi bằng dưa leo
7. Cách trị thâm môi bằng nước hoa hồng
Cũng giống như tác dụng với việc dưỡng da, nước hoa hồng sẽ giúp đôi môi của bạn được làm sạch và loại bỏ các bụi bẩn, tế bào chết. Từ đó đem lại cho bạn một đôi môi căng hồng, mềm mịn. Bạn có thể sử dụng nước hoa hồng nguyên chất hoặc kết hợp cùng mật ong, sữa chua,...
Cách trị thâm môi bằng nước hoa hồng
8. Cách trị thâm môi bằng dầu oliu
Dầu oliu đặc biệt có hiệu quả trong việc dưỡng mềm môi, cung cấp vitamin và nuôi dưỡng môi hồng hào, căng mịn. Ngoài ra dầu oliu còn giúp bạn giảm khô môi, loại bỏ các lớp da chết bong tróc. Bạn có thể thoa trực tiếp lên môi hoặc trộn chung với đường để tăng hiệu quả tẩy tế bào chết.
Cách trị thâm môi bằng dầu oliu
9. Cách trị thâm môi bằng dầu hạnh nhân
Cũng giống như dầu oliu, dầu hạnh nhân là một loại dầu rất an toàn và hiệu quả trong việc trị thâm môi cũng như dưỡng môi hồng hào. Loại dầu này sẽ cung cấp cho đôi môi của bạn đủ các dưỡng chất, đặc biệt có thể giữ ẩm, tránh khô môi vào mùa đông.
Cách trị thâm môi bằng dầu hạnh nhân
10. Cách trị thâm môi bằng nghệ
Không chỉ có tác dụng trong việc trị mụn, nghệ còn được biết đến với tác dụng trị thâm môi vì trong nghệ có chứa chất giúp ức chế sự hình thành của melanogenesis - loại sắc tố gây nên tình trạng thâm môi. Bôi bột nghệ pha với nước hằng ngày sẽ giảm bớt tình trạng thâm môi hiệu quả.
Cách trị thâm môi bằng nghệ
11. Cách trị thâm môi bằng kem đánh răng
Trong kem đánh răng có chứa nhiều flo, canxi, ancol,... có tác dụng giúp loại bỏ các tế bào chết lâu ngày, thúc đẩy sự phát triển của lớp da mới. Từ đó giúp đôi môi hồng hào, căng mọng trở lại. Tuy nhiên bạn chỉ lên thực hiện cách bôi kem đánh răng lên môi trong 2-3 lần/tuần thôi nhé.
Cách trị thâm môi bằng kem đánh răng
12. Cách trị thâm môi bằng nha đam
Nha đam là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều chu trình làm đẹp. Nha đam có chứa rất nhiều các dưỡng chất và vitamin, giúp cấp ẩm cho môi, dưỡng môi mềm mịn và tẩy tế bào chết hiệu quả. Sau khi gọt vỏ nha đam tươi, hãy lấy phần gel bên trong và thực hiện thoa đều lên môi trong 15 phút nhé.
Cách trị thâm môi bằng nha đam
13. Cách trị thâm môi bằng khoai tây
Khoai tây cũng là một loại củ chứa nhiều vitamin, có tác dụng dưỡng trắng và chăm sóc da môi hiệu quả. Thông thường, khoai tây được nghiền nát trộn với chanh và mật ong sẽ cung cấp các vitamin cho đôi môi của bạn, loại bỏ các tế bào chết và trị thâm môi.
Cách trị thâm môi bằng khoai tây
14. Cách trị thâm môi bằng dâu tây
Dâu tây là một loại quả mọng có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa có thể giúp đôi môi của bạn tìm lại sự hồng hào, mịn màng. Hãy trộn nước ép dâu tây trộn với dầu oliu và sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả cao nhất nhé.
Cách trị thâm môi bằng dâu tây
15. Cách trị thâm môi bằng vitamin E
Vitamin E được biết đến là một loại vitamin chứa chất chống oxy hóa và có hiệu quả cao trong việc làm đẹp. Đặc biệt khi kết hợp những viên vitamin E cùng chanh sẽ tăng thêm hiệu quả tẩy tế bào chết, kích thích sản sinh collagen tái tạo da cho đôi môi của bạn.
Cách trị thâm môi bằng vitamin E
16. Cách trị thâm môi bằng sữa
Sữa tươi không chỉ có tác dụng làm trắng trong làm đẹp mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Bạn có thể sử dụng sữa cùng với mật ong, sau một thời gian bạn sẽ thấy tình trạng thâm môi được giảm bớt, da môi căng hồng và sáng hơn.
Cách trị thâm môi bằng sữa
Vừa rồi là 16 cách trị thâm môi mà Đông Y Gia Truyền Tấn Khang muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về làm đẹp. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị đặc biệt, chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng với người bệnh đau nhức xương khớp. Việc lựa chọn món ăn chữa đau nhức xương khớp bổ sung trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cho hệ xương khớp luôn chắc khỏe, tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau khớp nên ăn gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
💠 Chế độ dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người bệnh xương khớp?
Đau nhức xương khớp là tình trạng đau âm ỉ, nhức mỏi. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi đối tượng về giới tính và độ tuổi. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như làm chất lượng cuộc sống suy giảm.
Việc ăn một chế độ khoa học giúp sức khỏe được tăng cường, các vết thương ở vùng xương khớp dễ dàng được làm lành và ngăn ngừa tình trạng tái phát trở lại. Đặc biệt, khi ăn uống không đủ chất chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người đau nhức xương khớp.
Bên cạnh việc nắm được món ăn chữa bệnh đau nhức xương khớp nào tốt, người bệnh cần nắm được nguyên tắc chọn và nấu món ăn cho người bệnh xương khớp:
Những thực phẩm có chứa axit béo Omega-3 có tác dụng ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp, giảm triệu chứng đau mỏi. Nhờ vậy, có thể làm giảm các triệu chứng viêm xương khớp, đau nhức, thoái hóa cột sống,…
Các loại cá như cá thu, cá mòi, cá trích, cá trống,… đặc biệt chứa nhiều axit béo Omega-3 mọi người có thể tham khảo để bổ sung vào khẩu phần ăn.
Omega3 giúp giảm triệu chứng đau mỏi hiệu quả
🔸 Bị đau nhức xương khớp nên ăn gì? Nấm là thực phẩm nên bổ sung
Nấm là một trong những thực phẩm cực tốt đối với người bệnh đau nhức xương khớp. Loại thực phẩm này chứa ít muối nhưng lại giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, calo, vitamin nhóm B, D và Canxi, chất chống oxy hóa.
Ăn các món ăn làm từ nấm, có tác dụng chống còi xương, nuôi dưỡng hệ xương khớp luôn luôn linh hoạt.
🔸 Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Canxi là chất cực kỳ quan trọng với xương khớp. Việc thiếu hụt canxi chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng loãng xương, tổn thương khớp, viêm khớp,… Ngoài ra, canxi cũng hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh đau nhức xương khớp, ngăn chặn viêm nhiễm. Đồng thời, hỗ trợ tái tạo tế bào xương mới, phục hồi tổn thương và củng cố lại hệ xương khớp chắc khỏe.
Chính vì vậy, người bệnh đau nhức xương khớp cần thiết phải bổ sung canxi trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi có thể kể đến như sữa, phô mai, nghêu, ngũ cốc nguyên cám, đậu đen, các loại hạt,…
🔸 Các loại rau xanh đậm
Bông cải xanh, rau mồng tơi, cải xoăn,… là những loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm, sưng đau ở vùng khớp. Từ đó, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp.
Hơn nữa, trong các loại rau có màu xanh đậm còn chứa nhiều Vitamin A, C, K, Kali,… rất tốt cho xương khớp trong việc đẩy nhanh khả năng phục hồi tổn thương và củng cố lại sự chắc khỏe của xương.
Người đau nhức xương khớp nên ăn rau có màu xanh đậm
🔸 Đau nhức xương khớp nên ăn gì? Thực phẩm giàu beta carotene
Beta carotene là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh. Vì vậy, người đau nhức xương khớp nên bổ sung để tăng khả năng chống lão hóa, ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương sụn khớp, đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch tổng thể.
Chất Beta Carotene có thể tìm thấy ở trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ.
Ngoài những thực phẩm có thể chế biến thành món ăn chữa bệnh đau nhức xương khớp nêu trên, người bệnh có thể tham khảo bổ sung thêm các loại quả mọng, đậu nành, trái cây có múi, dầu oliu, gừng, tỏi,… vào trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
💠 Đau nhức xương khớp kiêng ăn gì?
Đau khớp kiêng ăn gì? Muốn cơn đau giảm bớt, người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm dưới đây:
🔸 Rượu bia và chất kích thích
Rượu bia và thức uống có cồn có thể ngăn chặn quá trình phát triển và phục hồi sau tổn thương của xương. Do đó, người mắc bệnh đau nhức xương khớp phải đặc biệt chú ý, rượu bia là nhóm cần kiêng đứng đầu trong danh sách đau nhức xương khớp kiêng ăn gì.
Ngoài rượu bia, cafe cũng là loại thức uống làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất cho xương bị suy giảm. Từ đó, nguy cơ loãng xương và gây ra các bệnh lý khác về xương tăng cao hơn.
Đau nhức xương khớp nên kiêng rượu bia
🔸 Các loại thịt đỏ
Thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt bê, thịt chó,…) thuộc nhóm các loại thực phẩm cần kiêng với người đau nhức xương khớp. Trong các loại thịt này chứa một lượng đạm và axit bão hòa lớn. Vì thế, người bệnh khi ăn nhiều có thể dẫn tới tình trạng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng viêm xương.
🔸 Đau nhức xương khớp nên kiêng gì? Các món làm từ gạo nếp
Nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi rằng đau nhức xương khớp có ăn xôi được không? Câu trả lời là nên hạn chế tối đa. Xôi nói riêng và các món làm từ gạo nếp nói chung dễ gây hiện tượng sưng tấy, có thể khiến cho tình trạng bệnh của mọi người trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó chịu và đau nhức.
Sở dĩ vậy bởi trong gạo nếp có chứa photpho. Nếu hàm lượng photpho trong máu tăng cao sẽ khiến cho canxi bị suy giảm. Do đó, người bệnh nên hạn chế tối đa ăn xôi.
🔸 Nên kiêng đồ mặn
Muối có thể khiến cho lượng canxi trong xương giảm đi. Từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Theo khuyến cáo từ WHO, mỗi người không nên ăn quá 5g muối mỗi ngày.
Vì vậy, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên hạn chế ăn mặn. Giảm lượng muối trong mỗi món ăn sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn khi phòng chống được các bệnh về xương khớp.
Người đau nhức xương khớp dùng nhiều muối không tốt
Ngoài những loại thực phẩm cần kiêng nêu trên, người bệnh đau nhức xương khớp cũng nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, kiêng nước ngọt có ga,…
💠 Lựa chọn thực phẩm như thế nào tốt nhất cho người đau nhức xương khớp?
Để cho ra được món ăn chữa bệnh đau nhức xương khớp chất lượng, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một vài lưu ý cần thiết:
Chỉ chọn thực phẩm tươi để giữ được dưỡng chất tốt nhất
Luân phiên thay đổi các món ăn để tránh bị ngán cũng như cung cấp đa dạng nhiều chất dinh dưỡng.
Hạn chế ăn một loại thực phẩm trong một thời gian quá nhiều.
Không tùy tiện kết hợp các loại thực phẩm lạ với nhau để tránh ngộ độc.
Song song với việc ăn, cần uống nhiều nước để cơ thể không mất nước.
Kết hợp tập luyện thể dục thể thao điều độ để bảo vệ sự dẻo dai của hệ xương khớp.
Trên đây là những thông tin chi tiết về món ăn chữa đau nhức xương khớp nào nên ăn và nên kiêng. Nói chung, chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với người đau nhức xương khớp. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan và bỏ qua ăn uống. Đồng thời, mọi người cũng cần thường xuyên đi thăm khám để có thể sớm điều trị được dứt điểm bệnh nhanh chóng, lâu dài. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.
Thống kê cho thấy hơn 80% người trên 65 tuổi bị đau nhức xương khớp. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức ở các khớp hay cử động như ở khớp bàn chân tay, khớp đầu gối, khớp vai… Đôi khi các khớp còn bị sưng, phát ra tiếng kêu, hạn chế khi vận động. Vậy nguyên nhân nào gây ra các bệnh về xương khớp?
Có rất nhiều loại bệnh xương khớp khác nhau, mỗi bệnh lại có những nguyên nhân riêng biệt. Vì thế ở bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ nói tới những nguyên nhân chủ yếu gây ra đau nhức xương khớp và các bệnh về khớp.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp
Tuổi tác
Nguyên nhân đau nhức xương khớp đầu tiên phải kể đến đó là tuổi tác
Nguyên nhân đau nhức xương khớp đầu tiên phải kể đến đó là tuổi tác. Vì theo thời gian, các cơ quan đều phải đối mặt với sự lão hóa, một trong số đó là hệ thống cơ xương khớp.
Đầu tiên là sụn – một cấu trúc quan trọng của khớp. Theo thời gian, khi khớp bị lão hóa, quá trình phá hủy sụn sẽ diễn ra nhanh và nhiều hơn, làm cho sụn mỏng dần, chất nhờn ở đầu khớp xương giảm đi, từ đó làm giảm sự vận động trơn tru của khớp, khiến hai đầu khớp cọ xát vào nhau gây đau. Đồng thời, áp lực của cơ sẽ cũng sẽ chèn ép lên khớp, gây đau nhức, đặc biệt khi vận động hay thay đổi tư thế.
Song song với đó, khi chúng ta già đi, quá trình phá hủy xương sẽ diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo xương, điều này làm thay đổi mật độ cấu trúc của xương, khiến xương trở nên xốp hơn, dễ đau nhức hơn và dễ gãy hơn.
Dây chằng và mô liên kết ở các khớp cũng trở nên kém đàn hồi hơn theo tuổi tác. Dẫn tới tình trạng khớp kém linh hoạt, phạm vi chuyển động giảm. Lâu dần có thể dẫn tới cứng khớp và đau nhức xương khớp.
Cân nặng
Cân nặng không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh khớp mà nó còn gây đau
Cân nặng không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh khớp mà nó còn gây đau. Theo TS. Lê Thúy Tươi, nguyên giảng viên Đại học Y – Dược TP HCM, khi thừa cân, béo phì, tình trạng lão hóa toàn thân và thoái hóa sụn khớp sẽ tiến triển nhanh hơn.
Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người béo phì là theo cơ chế sau:
Theo tổ chức Viêm khớp, mỗi khi chúng ta đi bộ, chạy hay lên xuống cầu thang, lực tác động lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, có thể lớn hơn 2 đến 3 lần trọng lượng cơ thể; và hệ thống xương – cơ – dây chằng của chúng ta được thiết kết để có khả năng chịu lực của một người có trọng lượng bình thường (với BMI từ 18,5 đến 25,0). Vì thế, khi trọng lượng cơ thể vượt quá giới hạn cho phép, hệ thống này sẽ bị quá tải, áp lực lên sụn giữa các khớp lớn hơn mức cho phép, dẫn đến các sụn khớp bị hao mòn và phá hủy nhanh hơn.
Cộng hưởng với đó là quá trình lão hóa sớm ở những người thừa cân, sụn và xương lại càng nhanh chóng thoái hóa, gây đau đớn.
Có thể nói, thừa cân càng sớm, nguy cơ đau nhức xương khớp càng nhiều.
Di truyền
Di truyền đóng một vai trò đáng kể trong việc phát triển các cơn đau nhức xương khớp
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, di truyền ảnh hưởng một phần không nhỏ đến tiến triển các cơn đau nhức xương khớp hoặc làm cho tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn.
Ở mức độ sinh học, các gen được cho là có liên quan đến tình trạng đau nhức xương khớp là:
Gen COMT. Làm tăng độ nhạy cảm đau khớp và có liên quan đến bệnh viêm khớp;
Gen TRPV1 và gen PACE4 PCSK6. Có liên quan đến đau khớp gối.
Trong thực tế, để nhận thấy tính di truyền của các bệnh về khớp, chúng ta chỉ cần nhìn vào mối quan hệ gia đình. Nếu trong gia đình bạn có người thân máu mủ (ông bà, anh chị em, cha mẹ,…) có người bị đau khớp, bạn sẽ có khả năng cao bị đau nhức xương khớp.
Thiếu hoạt động thể chất
Không hoạt động thể chất sẽ khiến hệ thống cơ xương khớp thay đổi, dẫn tới tăng nguy đau xương khớp
Theo OrthoInfo, một ấn phẩm của Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, không hoạt động thể chất sẽ khiến hệ thống cơ xương khớp thay đổi, dẫn tới tăng nguy bị cứng khớp, viêm khớp, đau xương khớp và teo cơ. Không chỉ vậy, nó còn gây ra một loạt rủi ro sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương, béo phì,… đây chính là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp, gây ra đau khớp.
Khi cơ thể được giữ ở một trạng thái nhất định (đứng, ngồi, nằm) trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến các cơ, gân bị co cứng, kém linh hoạt. Vì thế, khi chúng ta hoạt động, các khớp xương có nguy cơ bị dễ bị đau nhức hơn.
Hơn nữa, việc ít vận động cũng giảm khả năng tuần hoàn máu đến khớp. Lúc này, khả năng tưới máu nuôi dưỡng các sụn khớp không được đáp ứng kịp thời, theo thời gian khiến cho bề mặt sụn khô sần, bong tróc làm biến đổi cấu trúc khớp. Chính sự tổn thương của sụn khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp.
Tổ chức viêm khớp cũng khẳng định rằng, những người không hoạt động thể chất đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp cao hơn những người hoạt động thể chất đầy đủ lên tới 54%.
Thời tiết
Rất nhiều người cảm thấy đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết
Rất nhiều người cảm thấy đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là vào những lúc hanh khô, ẩm ướt, nóng lạnh thất thường hay ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt. Đây là một nguyên nhân gây đau nhức đã được lí giải, cụ thể như sau:
Thời tiết lạnh kèm theo mưa phùn, độ ẩm không khí tăng cao, dẫn tới những thay đổi trong hệ thống xương khớp, bao gồm: gân bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn, bề mặt sụn giảm sự trơn láng. Những thay đổi này khiến các khớp trở nên khô cứng, đau nhức, khó vận động.
Đồng thời, sự thay đổi thời tiết cũng làm cho mạch máu tại các vùng da co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít, làm thiếu máu nuôi dưỡng các khớp và sụn khớp, khiến sụn khớp bị yếu đi, bong tróc. Khi cử động, hai đầu xương này sẽ cọ xát vào nhau gây đau.
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn có thể gây ra đau nhức xương khớp và nhiều loại bệnh khớp khác nhau
Việc nhiễm khuẩn có thể gây ra đau nhức xương khớp và nhiều loại bệnh khớp khác nhau. Có thể kể tới là:
Viêm khớp nhiễm khuẩn do nhiễm trùng Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn). Loại viêm khớp này thường khởi phát khi bạn bị nhiễm trùng da, tiết niệu, tụ cầu khuẩn theo đó lây lan vào máu và đi tới khớp.
Sốt thấp khớp xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng cổ họng, do một loại vi khuẩn được gọi là Liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Nhóm vi khuẩn này có chứa một loại protein tương tự như protein trong cơ thể, hệ thống miễn dịch khi tấn công để tiêu diệt các vi khuẩn này có thể bị nhầm lẫn với cả chính các mô trong cơ thể, đặc biệt là mô của tim, khớp, da và hệ thần kinh trung ương. Phản ứng hệ thống miễn dịch này dẫn đến sưng các mô, đau khớp,…
Viêm khớp phản ứng (còn gọi là hội chứng Reiter) là tình trạng sưng đau khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan khác trong cơ thể, phổ biến nhất là ở hệ tiết niệu sinh dục, bộ phận sinh dục, hệ tiêu hóa hoặc ruột. Có vô số vi khuẩn gây viêm khớp phản ứng, có thể kể tới là: Chlamydia, Salmonella, Yersinia, Clostridium difficile,…
Thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D ở trẻ em có thể dẫn tới bệnh còi xương và một loạt hệ lụy, trong đó có đau nhức xương khớp và các bệnh về khớp
Thiếu vitamin D ở trẻ em có thể dẫn tới bệnh còi xương và một loạt hệ lụy kèm theo, như:
Trẻ phát triển chậm hoặc thất bại trong việc phát triển;
Cong vẹo cột sống;
Biến dạng xương;
Khiếm khuyết răng; .v.v.
Tất cả những vấn đề này có thể dẫn tới tình trang đau nhức xương khớp.
Vì vậy, trẻ em cần được bổ sung vitamin D thường xuyên, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch
Trong một số bệnh xương khớp, sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch khiến nó tấn công vào chính các mô và các tế bào khỏe mạnh của chúng ta, gây ra tình trạng đau nhức, sưng và cứng khớp. Nguyên nhân của cơ chế này cho đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Một số bệnh khớp xảy ra do sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch là: viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,…
Hút thuốc
Hút thuốc làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh viêm khớp dạng thấp (đặc biệt là nếu bạn có thêm cả khuynh hướng di truyền) và nhiều tình trạng đau cơ xương khớp mãn tính khác.
Nghiên cứu cho thấy, hút thuốc là làm cản trở hệ thống tuần hoàn của cơ thể và ngăn chất dinh dưỡng chảy vào cơ và khớp. Điều này khiến tình trạng đau nhức xương khớp xảy ra và xảy ra một cách nghiêm trọng.
Khói thuốc lá cũng có tác động tiêu cực đến chuyển hóa sụn. Nghiên cứu trên động vật và in vitro đã chỉ ra rằng, các thành phần của khói thuốc lá có ảnh hưởng xấu đến chức năng chondrocyte trong đĩa đệm, ức chế sự tăng sinh tế bào và tổng hợp ngoại bào, điều này tác động tiêu cực đến chức năng trong sụn khớp. Đàn ông bị thoái hóa khớp gối, nếu hút thuốc sẽ bị mất sụn nhiều hơn và đau khớp gối nghiêm trọng hơn so với những người đàn ông không hút thuốc.
Ngồi, làm việc sai tư thế
Tư thế ngồi sai có thế àm đau nhức xương cột sống, cổ, thậm chí là biến dạng cột sống
Tư thế ngồi làm việc không đúng cũng là một nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Nhiều người thường có thói quen ngồi chúi về phía trước hoặc còng lưng. Tư thế ngồi này làm tăng áp lực lên cột sống, khiến cột sống bị đè nén, gây đau nhức lưng, cổ, thúc đẩy quá trình thoái hoá cột sống diễn ra nhanh hơn, thậm chí làm biến dạng cột sống.
Việc ngồi làm việc liên tục, đánh máy vi tính liên tục cũng làm cho các cơ, khớp bị căng cứng, đau nhức. Lâu ngày gây ra phù nề, thoái hóa khớp, nếu nặng cần phải có chỉ định phẫu thuật. Vì vậy, không nên xem thường nguyên nhân tưởng chừng như rất bình thường này.
Lao động nặng
Những người lao động nặng về thể chất sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp cao hơn.
Việc thường xuyên phải khuôn vác nặng làm tăng áp lực lên các khớp (khớp cổ, khớp gối, khớp háng và cột sống) khiến phần sụn khớp nhanh chóng bị tổn thương, các khớp và cột sống bị biến dạng, từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa gây đau đớn cho người lao động.
Thể thao sai cách
Chơi thể thao rất tốt cho hệ xương khớp, nhưng chơi thể thao không đúng cách lại phản tác dụng.
Chơi thể thao không đúng cách khiến lực liên tục tác động vào một khớp (như đá banh, đánh tennis không đúng,…) cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gây ra đau khớp.
Mang giày dép cao
Giày dép cao gót có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là xương khớp
Giày dép cao gót có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Theo Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIIMS), đi giày cao gót mỗi ngày trong nhiều giờ có thể dẫn đến tổn thương tích lũy ở xương và là nguyên nhân hàng đầu gây viêm khớp.
Bên cạnh viêm khớp, đi giày cao gót cũng làm tăng nguy cơ giãn dây thần kinh, đau lưng, đau thắt lưng và đau đầu gối.
Giày cao gót làm trọng lượng cơ thể phân bố không đồng đều. Khi đi giày cao gót, trọng lượng của bạn sẽ dồn về phía trước, khiến cơ tứ đầu đùi phải chịu áp lực lớn hơn để giữ đầu gối được thẳng, về lâu dài điều này sẽ gây đau khớp gối và ảnh hưởng không tốt tới hệ thống xương khớp.
Lắng đọng canxi pyrophotphat
Khi các tinh thể canxi pyrophotphat tích tụ trong khớp và các mô bao quanh khớp, nó sẽ gây viêm và đau
Lắng đọng canxi pyrophotphat là nguyên nhân gây ra bệnh giả gút (bệnh Pseudogout). Giả gút là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng sưng đau đột ngột ở một hay nhiều khớp, phổ biến nhất là khớp đầu gối.
Khi các tinh thể canxi pyrophotphat tích tụ trong khớp và các mô bao quanh khớp, nó sẽ gây viêm và đau. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ tại sao các tinh thể này lại hình thành trong khớp của chúng ta, nhưng đa số cho rằng tuổi tác có thể là lý do, bởi một nửa dân số trên 85 tuổi gặp phải tình trạng này.
Urate tích tụ trong khớp
Khi urate tích tụ trong khớp của bạn, nó có thể gây ra tình trạng viêm và đau dữ dội các khớp, đặc biệt là khớp gốc ngón chân cái. Đây chính là biểu hiện của bệnh gút.
Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu và đào thải khỏi cơ thể bằng đường tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận của bạn bài tiết quá ít axit uric, dẫn đến sự tích tụ của các tinh thể muối urate.
Chấn thương khớp
Chấn thương có thể ảnh hưởng đến sụn, khớp và các cấu trúc quanh khớp
Chấn thương có thể ảnh hưởng đến sụn, khớp và các cấu trúc quanh khớp như dây chằng, túi mạc nối, gân. Điều này dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp, trật khớp, bong gân hay thậm chí là gãy xương.
Phơi nhiễm môi trường
Nhiều chuyên gia cho rằng, phơi nhiễm môi trường độc hãi cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Đặc biệt, phơi nhiễm amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp.
Giới tính
Giới tính cũng đóng một vai trò trong viêm xương khớp và đau nhức xươn khớp. Nhìn chung, phụ nữ thường gặp triệu chứng bệnh khớp nhiều hơn đàn ông.
Do bọ ve chân đen
Bệnh Lyme do bọ ve chân đen gây phát ban, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau khớp, viêm màng não, tê liệt, yếu chân tay,…
Bọ ve chân đen hay ve hươu là một loài ve cứng thuộc họ Ixodidae, xuất hiện chủ yếu ở miền đông và miền bắc Trung Tây Hoa Kỳ, đông nam Canada. Khi loài ve này bị nhiễm khuẩn và cắn chúng ta, nó có thể gây ra bệnh Lyme.
Triệu chứng của bệnh Lyme mà phát ban, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau khớp, viêm màng não, tê liệt, yếu chân tay,…
Yếu tố tâm lý
Có một mối quan hệ qua lại giữa lo lắng, trầm cảm và sức khỏe xương khớp.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự lo lắng và trầm cảm cũng ảnh hưởng tới cơn đau của bạn. Trầm cảm làm suy yếu khả năng đối phó với nỗi đau, suy yếu nhận thức của bệnh nhân về tình trạng của họ, khiến nỗi đau dường như được nhân lên nhiều lần. Ví dụ như đau khớp có thể trở nên tiêu cực hơn ở những người bị trầm cảm.
Sống với tình trạng đau nhức xương khớp hàng ngày gây căng thẳng về thể chất và tinh thần. Lâu dài nó có thể làm thay đổi mức độ hóa chất não và hệ thần kinh, các hormone gây căng thẳng như cortisol, serotonin và norepinephrine được sản xuất với nồng độ lớn, phá vỡ sự cân bằng của cơ thể về các hóa chất này có thể gây ra trầm cảm ở một số người.
Kết luận
Bệnh về xương khớp không nguy hiểm tới tính mạng của bạn ngay lập tức, nhưng về lâu dài, nếu không điều trị, bệnh có thể biến chứng và làm suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, cũng như có thể gây ra tàn tật vĩnh viễn. Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp rất quan trọng, từ đây bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác được bệnh và đưa ra phương pháp điều trị đúng, hợp lý. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.
Phục hồi chức năng đau dây thần kinh tọa do bệnh thoát vị cột sống thắt lưng.
Đau thần kinh tọa là hiện tượng đau dọc đường đi của dây thần kinh hông to (thần kinh tọa), đau từ cột sống thắt lưng lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân tới tận gót chân hoặc các ngón chân. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi lao động 30-50 tuổi, tỷ lệ gặp ở nam cao hơn nữ.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi cấu trúc bao xơ bị yếu do đứt, rách các vòng sợi thì dưới tác dụng của áp lực, nhân nhầy sẽ đẩy ra phía sau chèn ép vào rễ thần kinh, tuỷ sống gây nên các biểu hiện đau, tê, teo cơ, nặng hơn có khi liệt cơ và rối loạn cơ tròn.
Đĩa đệm có cấu trúc là các bao xơ bên ngoài dai chắc và nhân nhầy dạng keo ở trong. Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, có tác dụng như một hệ thống giảm sóc đàn hồi, giúp cột sống thực hiện các động tác cúi, ưỡn, nghiêng, xoay mà không bị sang chấn.
Dấu hiệu đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng lâm sàng
– Đau, tê vùng thắt lưng xuống mông lan dọc theo mặt sau ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân đến gót hoặc các ngón chân, đau tăng khi gắng sức như khi ho, hắt hơi, cười.
– Dấu hiệu Lassègue (+): dựng hai chân vuông góc với mặt giường bệnh nhân đau do làm căng kích thích dây thần kinh.
– Co cứng cơ vùng thắt lưng: bệnh nhân có tư thế chống đau, vẹo lưng sang một bên.
– Dấu hiệu Valleix (+): ấn các điểm cạnh cột sống thắt lưng bệnh nhân đau lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
– Phản xạ gân xương bánh chè giảm hoặc mất khi bị chèn ép thắt lưng 4, gân gót giảm hoặc mất khi bị chèn ép rễ cùng 1.
– Rối loạn dinh dưỡng: teo cơ vùng lưng do co cứng, cơ đùi, cơ cẳng chân do đau bệnh nhân giảm hoạt động.
– Thoát vị nặng có thể gây chèn ép tuỷ với các triệu chứng liệt cấp chi dưới kèm theo có rối loạn đại tiểu tiện, tê và giảm cảm giác vùng hai bên mông, mặt sau đùi (diện yên ngựa).
Một số xét nghiệm cần thiết
Chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính.
Điện cơ.
Xét nghiệm máu trong giới hạn bình thường.
Biến chứng, nguy cơ
Liệt hai chân, rối loạn đại tiểu tiện do thoát vị cao và nặng chèn ép vào tuỷ.
Gây hội chứng đuôi ngựa, đại tiểu tiện không tự chủ rối loạn cảm giác vùng mông và mặt sau đùi, liệt nhóm cơ gấp bàn chân.
Nguyên nhân
Do thoát vị đĩa đệm
Chẩn đoán bệnh
Dựa vào hỏi bệnh, triệu chứng lâm sàng và chụp cộng hưởng từ.
Điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm
Điều trị vật lý và phục hồi chức năng
Giai đoạn cấp:
– Nghỉ ngơi tuyệt đối
– Vật lý trị liệu
Nhiệt trị liệu: Hồng ngoại, đắp Paraphin… vùng thắt lưng
Sử dụng các dòng điện giảm đau như dòng điện phân, điện xung, giao thoa…
Xoa bóp vùng thắt lưng bằng tay hoặc bằng máy;
Chườm ngải cứu, túi nước nóng
Sau giai đoạn cấp:
– Vật lý trị liệu: liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm trị liệu, xoa bóp nhẹ nhàng.
– Kéo dãn cột sống thắt lưng bằng máy (Traction): điều trị thoái hoá đĩa đệm, thoái hoá cột sống, mục đích của phương pháp là tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén, tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hướng tâm trở về vị trị ban đầu. Tăng cường các chất chuyển hoá và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm giúp tái tạo tổ chức.
– Kéo nắn cột sống.
– Tập vận động cột sống thắt lưng: Các bài tập trong đau cột sống thắt lưng cùng với duỗi cột sống vùng thắt lưng:
Người tập nằm sấp trên đệm hoặc trên sàn nhà, hai tay duỗi dọc theo thân mình, lòng bàn tay đặt lên hai bên mông sau đó từ từ nâng đầu và hai vai lên khỏi mặt đệm đến mức tối đa, giữ như vậy 05 giây rồi trở lại vị thế bắt đầu. Tập từ 5 đến 10 lần như vậy.
Các động tác tập cho cơ bụng: Người tập nằm ngửa trên đệm hoặc trên sàn nhà, hai gối gấp, lòng bàn chân hai bên sát trên mặt đệm. Thở ra, kéo cơ bụng dưới lên trên vào trong để làm cho đoạn thắt lưng duỗi sát trên sàn nhà. Sau đó gấp chân phải vào bụng, đưa gối phải về phía ngực, giữ như vậy trong 05 giây rồi duỗi chân phải trở về vị thế bắt đầu, làm tiếp như vậy với chân trái. Tập từ 05 đến 10 lần cho mỗi chân.
Từ vị thế nằm trên, gấp chân phải vào bụng, đưa gối phải về phía ngực, cài hai bàn tay vào nhau vòng qua khớp gối phải, giữ hai tay như vậy trong khi cố duỗi chân phải thẳng ra, giữ như vậy 05 giây, rồi thả hai tay từ từ đưa chân trở về vị thế bắt đầu. Làm như vậy với chân trái,tập từ 05 đến 10 lần cho mỗi chân.
Từ vị thế nằm như trên, duỗi thẳng chân phải và nâng lên đến mức tối đa, giữ như vậy 05 giây sau đó từ từ đưa chân phải trở về vị thế bắt đầu. Làm lại như vậy với chân trái. Tập từ 05 đến 10 lần cho mỗi chân. Trong khi tập vận động ở cả 03 động tác, luôn giữ vùng thắt lưng sát với mặt đệm hoặc sàn nhà. Không làm ưỡn vùng thắt lưng và không nín thở trong khi tập.
Điều trị bằng thuốc
– Thuốc giảm đau thông thường: acetaminophen (paracetamol, tylenol 8H…) Acetaminophen kết hợp với codein hoặc tramadol.
– Thuốc giãn cơ: dùng trong đợt đau cấp, dùng ngắn ngày, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ. Myonal, mydocalm, diazepam….
– Thuốc giảm đau thần kinh (gabapentin, pregabalin).
– Thuốc chống trầm cảm (amitriptylin…) đối với đau thần kinh mạn tính hoặc có rối loạn giấc ngủ. Tiêm ngoài màng cứng corticosteroid.
Điều trị ngoại khoa
Nếu điều trị nội khoa và phục hồi chức năng 3 tháng không kết quả, ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc hàng ngày. Có dấu hiệu liệt cấp hoặc có rối loạn cơ tròn: điều trị bằng phẫu thuật.
Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm
Tránh làm nặng và sai tư thế.
Tập thường xuyên bài tập cột sống thắt lưng làm mạnh nhóm cơ vùng lưng góp phần hạn chế gây thoát vị đĩa đệm. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.