Đau sau lưng vùng phổi Trái – Phải là bệnh gì? Nguy hiểm không? đông y gia truyền tấn khang Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020 No Comment


đau sau lưng vùng phổi phải là bệnh gì
Đau sau lưng vùng phổi phải – trái có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng

Đau sau lưng vùng phổi trái hoặc phải có thể là báo hiệu cho một số tình trạng y tế khẩn cấp bao gồm đau tim hoặc tắc nghẽn phổi. Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi khi người bệnh bị khó thở hoặc đau ngực.


Đau sau lưng vùng phổi Trái – Phải là bệnh gì?


Chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây đau lưng ở vùng phổi là điều cần thiết cho công tác điều trị. Đôi khi tình trạng này là do chấn thương, căng cơ, bệnh cột sống. Nhưng đây cũng có thể cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nhiễm trùng nghiêm trọng.

1. Bệnh tim mạch

Trong một số trường hợp, đau sau lưng vùng phổi trái có thể là triệu chứng của các cơn đau tim. Một cơn đau tim có thể xuất hiện khi lưu lượng máu chảy đến tim bị tắc nghẽn. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và cần điều trị y tế ngay lập tức. Các triệu chứng khác của một cơn đau tim bao gồm:
  • Đau ngực hoặc có áp lực ở lồng ngực.
  • Đau, tê liệt hoặc yếu ớt ở hai cánh tay.
  • Khó thở, chóng mặt, buồn nôn và nôn.
Một cơn đau tim có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

2. Bệnh cột sống

Các vấn đề về cột sống chẳng hạn như vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, gù lưng,… đều có thể gây áp lực lên vai, cổ, lưng và gây đau. Các cơn đau có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm lưng ở vùng phổi.

đau sau lưng vùng phổi phải có nguy hiểm không
Các bệnh cột sống gây áp lực lên vai, cổ, lưng và gây đau

Các bệnh cột sống thường bao gồm các triệu chứng như:
  • Đau lưng
  • Yếu và tê liệt ở tay
  • Đau vai, hông, lồng ngực
  • Khó thở
  • Gặp khó khăn khi di chuyển

3. Tắc nghẽn phổi

Tắc nghẽn phổi có thể xảy ra khi một cục máu đông xuất hiện và phát triển ở các động mạch cung cấp máu cho phổi. Điều này ngăn chặn dòng chảy của lưu lượng máu nuôi dưỡng phổi và có thể dẫn đến tử vong. Một người bị tắc nghẽn phổi có thể cảm thấy đau khi hít thở sâu cũng như cảm thấy đau đớn ở vùng lưng phổi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
  • Đau ngực
  • Ho hoặc ho ra máu
  • Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn
  • Chóng mặt
  • Sưng chân
Tắc phổi là một tình trạng cần được cấp cứu. Do đó, bất cứ ai khi gặp tình trạng này nên đến bệnh viện ngay lập tức.

4. Viêm phổi

Viêm phổi hay viêm màng phổi là tình trạng hai màng mỏng lót và bảo vệ khoang ngực, phổi bị tổn thương. Viêm phổi có thể khiến người bệnh khó thở và gây ra một cơn đau nhói ở vùng lưng phổi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm ho và sốt.
Chấn thương, nhiễm trùng cũng có thể gây viêm phổi. Một số tình trạng bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tổn thương màng phổi và gây ra các cơn đau sau lưng vùng phổi trái – phải.
Viêm phổi cần được điều trị kịp lúc để tránh các biến chứng. Việc điều trị thường phụ thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh.

5. Ung thư phổi

Đau sau lưng vùng phổi phải – trái có thể là dấu hiệu cho một số loại ung thư bao gồm ung thư phổi. Theo thống kê, có khoảng 25% những người bị ung thư phổi bị đau lưng.
Mặc dù ung thư phổi thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đau lưng và khó thở có thể là dấu hiệu ung thư phổi đầu tiên mà người bệnh gặp phải. Nếu ung thư lây lan ra các bộ phận khác, người bệnh có thể bị đau xương ở lưng hoặc hông. Ngoài ra, xuất hiện một khối u trong phổi có thể chèn ép lên dây thần kinh cột sống, ảnh hưởng đến việc thở và gây đau lưng vùng phổi.

đau sau lưng vùng phổi phải do ung thư phổi
Ung thư phổi có thể gây đau nhói ở lưng

Các triệu chứng ung thư phổi phổ biến khác bao gồm:
  • Ho dai dẳng và có dấu hiệu tồi tệ hơn theo thời gian
  • Thường xuyên đau ngực
  • Ho ra máu
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Khàn tiếng
  • Sưng cổ và mặt
  • Ăn mất ngon
  • Giảm cân mà không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi, đau đầu
  • Viêm phổi mãn tính hoặc viêm phế quản

Đau lưng ở vùng phổi có nguy hiểm không?


Đau sau lưng vùng phổi trái – phải có thể xuất hiện từ các nguyên nhân vật lý hoặc vấn đề bệnh lý. Các nguyên nhân vật lý bao gồm căng cơ, vỡ đĩa đệm hoặc bệnh thoái khớp thường không quá nghiêm trọng và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, đau lưng do các vấn đề bệnh lý, đặc biệt là ung thư phổi có thể gây ra đau đớn và dẫn đến tử vong.
Đau lưng ở vùng phổi có thể nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng. Do đó, đến bệnh viện để kiểm tra và được tư vấn điều trị thích hợp.

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?


Những người bị đau sau lưng vùng phổi trái hoặc phải nghiêm trọng, dai dẳng hoặc tồi tệ theo thời gian nên đến bệnh viện. Đặc biệt khi cơn đau lưng kèm theo các triệu chứng:
  • Khó thở
  • Ho nhiều, liên tục hoặc ho ra máu
  • Chóng mặt, ngất xỉu hoặc mất ý thức
  • Đau, tê, yếu ở một hoặc cả hai cánh tay
  • Sưng ở chân

đau sau lưng vùng phổi phải
Đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị hợp lý

Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị ung thư phổi, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành kiểm tra thể chất và xét nghiệm cần thiết. Tùy vào các giai đoạn mà ung thư phổi được điều trị bằng cách phương pháp như:
  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Thuốc
  • Liệu pháp miễn dịch
  • Phẫu thuật
Đau lưng vùng phổi trái hoặc phải có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn. Vì vậy điều quan trọng là không bỏ qua các triệu chứng. Những người bệnh đau lưng nghiêm trọng, kéo dài nên đi khám bác sĩ. Bất cứ ai có các triệu chứng có thể chỉ ra một cơn đau tim hoặc tắc mạch phổi và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm bên dưới có lẽ sẽ hiệu quả đối với bạn.

Thông Tin về thuốc trị xương khớp Tấn Khang


Thành phần:
Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Công dụng:
Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Cách sử dụng:
Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút.
Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em.
Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.
Địa chỉ: Thôn Lương Trung, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định, Việt Nam.
Địa Chỉ phân phối: 68a, đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0344533134

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang xin chúc bạn thành công.
Mình tên: Đinh Bá Tường

Chào mừng bạn đã đến với blog của mình, blog chuyên cung cấp các bài viết bổ ích và miễn phí. Điều đặc biệt ở đây luôn cập nhật các bài viết về sức khỏe, đời sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt đông, thể dục với mục đích có lợi tốt nhất cho sức khỏe của bạn cũng như cộng đồng người Việt Nam.

Trang mạng xã hội: Twitter | Facebook | Google Plus

NHẬN XÉT CỦA BẠN