Theo Y học cổ truyền lá lốt có tính ấm, vị hơi cay, có công dụng sau:
- Làm ấm bụng (ôn trung)
- Trừ lạnh (tán hàn)
- Giảm đau (chỉ thống)
- Đưa khí đi xuống (hạ khí)
- Chảy nước mũi tanh thối kéo dài (tỵ uyên)
- Chữa đau chân, đau lưng (yêu cước thống)
Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này, dân gian thường sử dụng lá lốt để làm giảm đau nhức và chữa bệnh xương khớp, trong đó có bệnh đau lưng.
Hướng dẫn cách chữa đau lưng bằng lá lốt
Để chữa bệnh đau lưng bằng lá lốt mang lại kết quả cao, người bệnh có thể áp dụng những cách sau đây.
1. Chữa đau lưng bằng lá lốt với bài thuốc đắp
Người bệnh có thể sử dụng lá lốt đơn thuần để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để tăng tác dụng điều trị cũng như tính hiệu quả, bệnh nhân nên phối trộn lá lốt với các vị thuốc, thảo dược hoặc nguyên liệu khác để thúc đẩy, làm xoa dịu và đẩy lùi cơn đau nhức ở lưng.
+ Nguyên liệu:
- Lá lốt tươi: 200 gram
- Muối hột: 400 gram
- 1 miếng vải đã được vệ sinh sạch sẽ
+ Cách làm:
- Lá lốt đem rửa sạch và giã nát
- Sau đó, cho lá lốt lên chảo nóng và thêm muối, rang đến khi nóng
+ Cách dùng:
Cho hỗn hợp trên vào miếng vải và bọc lại đắp lên vùng lưng bị đau. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, kiên trì áp dụng cách chữa đau lưng bằng lá lốt này trong vòng 1 tuần, giúp giảm đau nhức do vận động nặng hoặc do bệnh xương khớp gây ra. Đồng thời, hơi nóng từ hỗn hợp thuốc giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp máu vận chuyển đến nuôi dưỡng xương khớp tốt hơn, tăng cường khả năng phục hồi bệnh. Bên cạnh đó, đây cũng là cách giúp cột sống trở nên thoải mái, thư giãn.
2. Chữa bệnh đau lưng bằng lá lốt với bài thuốc thoa và xoa bóp
Xoa bóp cũng là cách tác động lên hệ thống xương khớp, cơ bắp và dây chằng từ bên ngoài, giúp các khớp xương thư giãn và thả lỏng. Từ đó làm giảm áp lực lên cột sống, giúp giảm đau nhức ở lưng.
+ Nguyên liệu:
- Rễ cây lá lốt khô: 200 gram
- Rượu gạo: 1,5 lít
- 1 bình thủy tinh có nắp đậy
+ Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ cây lá lốt khô, thái mỏng (có thể để nguyên đều được)
- Sau đó, cho rễ vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu, đậy nắp và bảo quản ở nơi khô thoáng và không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào
+ Cách dùng:
Sau khoảng 1 tháng ngâm, người bệnh có thể lấy ra dùng. Sử dụng một ít rượu thuốc thoa đều lên vùng lưng bị đau nhức và tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng để làm tan đi cơn đau nhức.
⇒ Lưu ý: Trên thực tế, phương pháp chữa đau lưng bằng lá lốt ngâm rượu chỉ thực sự mang lại kết quả giảm đau ở những đối tượng đau lưng nhẹ. Do đó, trường hợp bị nặng, thuốc không đáp ứng điều trị. Do đó, người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng. Chưa kể đến, bài thuốc điều trị này cũng chống chỉ định dùng ở những bệnh nhân có làn da quá mỏng, yếu hoặc da bị lở loét hay đang mắc bệnh da liễu. Nguyên nhân là do rượu nóng có thể gây ảnh hưởng đến da và khiến các bệnh ngoài da tiến triển theo chiều hướng xấu.
3. Chữa đau lưng bằng lá lốt với bài thuốc uống
Bên cạnh các bài thuốc tác động bên ngoài, người bệnh cũng có thể kết hợp các bài thuốc chữa đau lưng bằng lá lốt từ bên trong để làm tăng tính hiệu quả chữa trị.
+ Nguyên liệu:
- Lá lốt tươi: 5 gram
- Nước: 2 bát
+ Cách làm:
- Lá lốt sau khi rửa sạch và vò nát
- Sau đó cho vào ấm đun sôi cho đến khi cạn còn 1 chén, tắt bếp và lọc lấy thuốc
+ Cách dùng:
Chia thuốc ra làm 2 và uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong khoảng 10 ngày liên tục giúp làm dịu và đầy lùi triệu chứng đau nhức.
Phương pháp chữa đau lưng bằng bài thuốc uống từ lá lốt phù hợp với mọi đối tượng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên uống đúng liều lượng và đúng cách, tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Ngoài các bài thuốc chữa đau lưng bằng lá lốt nêu trên, bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng cách chế biến món ăn. Một số món ăn chế biến từ lá lốt có thể kể tên như bò xào lá lốt, canh lá lốt, chả lá lốt, lá lốt nướng trứng,… và nhiều món ăn phối hợp với nhiều nguyên liệu và kiểu chế biến hấp dẫn khác.
Một số lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa đau lưng
Lá lốt là nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng hoặc dùng quá liều lượng cho phép mỗi ngày, chúng có thể tích tụ trong cơ thể và gây độc. Vì vậy, trong quá trình dùng vị thuốc tự nhiên này để điều trị bệnh, người bệnh chỉ nên sử dụng từ 50 – 100 gram/ ngày.
Ngoài ra, không phải ai cũng có thể dùng được lá lốt. Do đó, những đối tượng như người bị nhiệt, táo bón, nóng người,… không nên sử dụng lá lốt để chữa đau lưng. Bởi chúng có thể gây lợi hàm sưng đỏ, môi lưỡi khô hoặc khát nước bất thường.
Ngoài ra, sử dụng lá lốt trong thời gian dài cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày. Mặt khác, một số đối tượng dị ứng lá lốt nếu sử dụng có thể gây kích ứng dẫn đến tình trạng ngứa. Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà triệu chứng dị ứng có thể diễn ra ở mức độ nặng hay nhẹ.
Trên thực tế, các cách chữa bệnh từ nguyên liệu tự nhiên này thường mang lại kết quả điều trị chậm. Quan trọng hơn, thuốc không giúp kiểm soát hoặc khắc phục tình trạng đau nhức lưng ở mức độ nặng. Do đó, nếu thấy đau lưng kéo dài với triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và thiết lập biện pháp điều trị thích hợp.
Thông Tin về thuốc trị xương khớp Tấn Khang
Thành phần:
Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Công dụng:
Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Cách sử dụng:
Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút.
Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút.
Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em.
Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.
Địa chỉ: Thôn Lương Trung, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định, Việt Nam.
Địa Chỉ phân phối: 68a, đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0344533134
Đông y gia truyền Tấn Khang chúc bạn thành công.
NHẬN XÉT CỦA BẠN