Chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả bằng cây thuốc nam
Thay đổi tư thế, sai tư thế, tuổi già hay do té ngã, do các biến chứng bệnh lý liên quan làm cản trở hoặt động của người bệnh đau nhức xương khớp. Bệnh đau nhức xương khớp gây đau nhức khó chịu mà điều trị bằng tây y không thể dứt điểm mà dễ để lại rất nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế, các cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp luôn là sự lựa chọn duy nhất của người bệnh đau nhức xương khớp.
Các cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp
- 1. Cây Dây Đau Xương:
Được nhắc nhiều như chính cái tên của cây luôn được lựa chọn đầu tiên và mách nhỏ khi mắc các bệnh liên quan đau nhức xương khớp. Ngoài điều trị xương khớp có nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhưng đặc trị vẫn là đau nhức khớp xương.
Trong các bài thuốc dân gian người ta chủ yếu dùng thân và lá của cây Dây Đau Xương để rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô bảo quản dùng chữa bệnh. Thường thời điểm tốt nhất để thu hái loại cây này là khi thân cây đã già.
Công dụng thường dùng chữa các bệnh của dây đau xương như tê bại, tê thấp, phong thấp, đau xương khớp, tê bại. Chữa đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đau dây thắt lưng, đĩa đệm, đòn ngã tổn thương và để bồi bổ sức khỏe.
- 2. Cây Cỏ Xước
Trong dân gian cây này dường như là một loại cỏ dại, bản thân cây rất khó chạm vào do có bông xước dễ gây đau khi chạm, chính vì thế mà động vật như bò cũng không ăn. Nhưng trong Đông y, Cây Cỏ Xước được dùng toàn cây để làm thuốc nhưng chủ yếu dùng vẫn là dùng rễ. Sau khi thu hái người ta đem rửa sạch, thái nhỏ để dùng tươi hay phơi khô để bảo quản dùng dần.
Công dụng của cây cỏ xước thường được dùng để chữa phong thấp tê mỏi yếu liệt, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, nhức xương, viêm khớp, sưng gối, kinh nguyệt không đều, chân tay co quắp, tiểu tiện không lợi, đái buốt, sốt rét.
Đối với đau nhức, người ta thường sao vàng cùng 1 chút rượu và gừng cùng cây cỏ xước băm nhỏ. Sau đó khi còn ấm nóng sẽ đắp lên vùng bị đau như lưng, khớp sau đó cố định lại từ trên 30 phút sẽ giảm đau rõ rệt.
- 3. Cây xấu hổ đỏ
Cây xấu hổ hay còn gọi hoa trinh nữ. Cũng thuộc dạng là loại cây mọc hoang, thường mọc ven vêh đường, thân có gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn hai lần, động vào là cụp lại. Cây có hoa màu tím đỏ như bông bồ công anh nhưng nhỏ, tụ thành hình đầu trái xoan. Quả giáp kết thành hình ngôi sao, ở phần giữa các quả hẹp lại có lông cứng ở mép.
Trong Đông Y hay trong các bài thuốc dân gian, cây Xấu Hổ Đỏ là thành phần được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Cây dùng được toàn thân, lá và rễ đều được dùng làm thuốc.
Rễ cây thường được thu hoạch quanh năm, đem về rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô để bảo quản, sau đó dùng để làm thuốc chữa đau nhức xương khớp. Theo dân gian, thảo dược Xấu Hổ Đỏ thường dùng để trị:
Suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm ruột non, viêm gan, Viêm phế quản, Viêm kết mạc cấp, Sỏi đường tiết niệu, Huyết áp cao, Suy nhược thần kinh ở trẻ em và chủ yếu là đắp thuốc điều trị đau nhức xương khớp.
Người bệnh chỉ cần dùng khoảng 15- 25g rễ cây xấu hổ đỏ đem sắc lên để uống. Đối với người đau nhức xương khớp hay người bị chấn thương, viêm mủ da nên dùng lấy lá hoặc rễ cây xấu hổ đem giã nát cùng chút gừng và rượu để đắp lên chỗ đau.
Bài thuốc chữa bệnh nhức xương cụ thể: dùng khoảng 120g rễ xấu hổ đem sao vàng sau đó tẩm rượu 40 độ rồi lại rang cho khô. Nấu với nước khoảng 600ml cô còn 1/3 chia làm 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc thường dùng 1 tuần là có hiệu quả.
Chữa đau lưng, chân tay tê bại: dùng 30g rễ xấu hổ đã tẩm rượu rang khô sắc với 400ml nước còn lại cô cạn ¼ chia làm 2 lần uống trong ngày.
- 4. Cây Huyết Đằng
Bộ phận dùng: Trong dân gian chủ yếu dùng thân và rễ của cây để làm thuốc. Thân cây được thu hái về và rửa sạch, chặt nhỏ từng đoạn phơi ráo 5 ngày sau đó lại rửa sạch phơi khô và bảo quản dùng dần.
Tìm hiểu thêm các bài viết về đau nhức xương khớp.
Cây huyết đằng có vị đắng chát, tính bình nên được dùng để thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, khu phong. Dùng nhiều trong tê nhức, xưng đau xương khớp do làm việc quá sức hay do biến chứng gây đau.
- 5. Cây Lá Lốt
Lá lốt vốn dĩ là loại rau quen thuộc được dùng nheiefu trong các món ăn hằng ngày. Không những thế cây còn là 1 vị thuốc không thể thiếu trong đông y. Rễ của cây lá lốt rất tốt với vị chát tính mát hay dùng để làm giảm đau, như đau răng,….
Toàn cây Lá Lốt đều được dùng làm thuốc, chủ yếu lá và rễ, cây thường được thu hái quanh năm bằng cách phơi khô đoạn khúc nhỏ và phơi khô hoặc sấy dùng dần. Lá Lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, trị cảm sốt, sưng đau.
Thảo dược này trong Đông y thường dùng để trị đau nhức, cảm lạnh, tê bài, phong hàn thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, bàn chân tê buốt, sưng đầu gối. Ngoài ra còn là vị thuốc đặc trị thoái hóa.
- 6. Đơn châu chấu:
Các bộ phận của cây từ thân, rễ, lá, cây… đều được dùng làm thuốc. Võ rễ – Radix, cortex Radicis, ramulus et Folium Araliae Armatae của thảo dược Đơn Châu Chấu đều được dùng làm thuốc.
Đơn Châu Chấu với tính vị là có vị cay, hơi đắng, tính ấm. Vỏ rễ được dùng để chữa bệnh hay bổ sung có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, khu phong, trừ thấp. Trong rễ có chứa thành phần kháng sinh mạnh, nên thường dùng để tiêu viêm, giải độc. Thân, nhất là lõi thân và lá có tác dụng bổ sức và tiêu độc.
- 7. Cây dướng
Nhựa cây dướng được nghiên cứu có thể có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng. Lá có vị ngọt nhạt, tính hàn dùng để cầm máu, trị đi ngoài phân lỏng. Quả có vị ngọt, tính hàn có tác dụng bổ thận, lợi niệu. Ngoài ra công dụng chính dùng để làm giảm đau nhức cơ xương khớp do thay đổi thời tiết.
- 8. Xương rồng
Xương rồng được biết đến nhiều trong dân gian với bài thuốc nướng lá xương rồng sau đó đắp lên vùng đau nhức nhất là lưng hiệu quả rất cap. Trong Đông Y cây xương rồng có vị đắng, tính hàn giúp chữa các bệnh thấp khớp, đau nhức, đau lưng, mỏi gối rất hiệu quả.
Chữa bệnh hiệu quả bằng cách dùng cây xương rồng giã dập cùng với muối hột rồi hơ nóng trên bếp than, sau đó dùng khăn mỏng bọc lại đắp lên vùng đang bị đau. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.
NHẬN XÉT CỦA BẠN