Thần Dược Cây Bìm Bịp Chữa Nhiều Bệnh đông y gia truyền tấn khang Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022 No Comment

Nguồn Gốc, Tác Dụng, Thần Dược Chữa Nhiều Bệnh Từ Cây Bìm Bịp


Thảo dược Cây Bìm Bịp từ lâu đã được xếp vào top có tác dụng tuyệt vời trong điều trị một số bệnh lý như: ung thư, các bệnh về gan đặc biệt là loại cây chữa xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về công dụng của cây dược liệu này. Những thông tin Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chia sẻ dưới đây sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về thảo dược này.


Cây bìm bịp là cây gì, mọc ở đâu?

Cây bìm bịp là cây thuộc thân leo, họ Ô rô, có tên khoa học là Clinacanthus nutans. Dược liệu này còn có tên gọi khác là cây xương khỉ, cây cồng không hay cây mảnh cộng.


Một số đặc điểm đặc trưng của cây: Thân và lá màu xanh, hoa màu đỏ, mặt lá hơi nhăn, cuống màu xanh, thường mọc thành bụi. Rau bìm bịp thuôn dài, có cuống ngắn. Quả của cây hình trùy, cuống ngắn, bên trong có chứa 4 hạt. Cây sau khi phơi khô có mùi hắc đặc trưng.


https://www.dongygiatruyentankhang.net/2021/01/thuoc-xuong-khop.html

Hình ảnh cây bìm bịp


Cây bìm bịp mọc hoang trên các vùng lãnh thổ của các quốc gia Châu Á nhiệt đới. Tại Việt Nam, ta thường bắt gặp cây mọc thành từng bụi ở ven đường hoặc được trồng tại vùng nông thôn. Người dân Việt thường sử dụng lá bìm bịp để làm bánh hoặc đồ xôi.


Toàn cây bìm bịp có thể thu hái và sử dụng làm thuốc.


  • Thu hái: Người ta sẽ hái lá, hái ngọn hoặc lấy toàn thân để sơ chế thuốc
  • Chế biến: Dược liệu sau khi thu hái về, rửa sạch loại bỏ bụi bẩn sau đó có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc đem phơi sấy khô đều được.


Phân biệt cây xương khỉ với các loại cây khác

Cây bìm bịp có đặc điểm gần giống với một số cây khác. Điều này khiến người dùng khi mua dược liệu hoặc khi đi thu hái dễ bị nhầm lẫn. Ghi nhớ một số đặc điểm nhận dạng điển hình dưới đây để đưa ra lựa chọn đúng đắn.


https://www.dongygiatruyentankhang.net/2021/01/thuoc-xuong-khop.html

Phân biệt cây bìm bịp và một số cây khác


Phân biệt cây xương khỉ với cây hoàn ngọc


Nhiều người thường bị nhầm cây bìm bịp với cây hoàn ngọc bởi hình dáng của 2 cây này rất giống nhau. Tuy nhiên bạn có thể  phân biệt 2 cây này dựa theo đặc điểm như sau:


  • Hình dáng: Cả thân và lá cây xương khỉ đều có màu xanh thẫm và hoa màu đỏ. Còn cây hoàn ngọc mặt lá dưới màu đỏ, thân cây nhìn kỹ có màu tím, hoa khi nở màu trắng. Đường kính thân cây hoàn ngọc cũng nhỏ hơn cây bìm bịp.
  • Mùi vị: Cây bìm bịp có mùi hơi hắc, cây ngọc hoàn không có mùi vị.


Phân biệt cây xương khỉ với cây dâm bụt nhỏ


Cây dâm bụt nhỏ cũng là cây thường bị nhầm lẫn với cây bìm bịp. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt 2 cây này theo các đặc tính sau:


  • Chúng ta thường thấy cây dâm bụt nhỏ mọc ở bụi hoang ven đường hoặc trồng trong vườn nhà. Đây là loại cây có tuổi thọ lâu hơn cây bìm bịp.
  • Đặc biệt lá cây dâm bụt nhỏ và có nhầy thường lớn hơn lá bìm bịp.


Cây bìm bịp trị bệnh gì, cách dùng ra sao?

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vân Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc cho biết: Theo YHCT, cây bìm bịp là dược liệu có tính mát, quy kinh can đởm, sử dụng mát gan, lợi tiểu, giảm phù nề, giảm đau hiệu quả.


Bên cạnh đó, trong cây bìm bịp có chứa rất nhiều khoáng chất, tanin và các chất như: flavon, glycosid, cerebrosid, glycerol… Đây là những yếu tố tạo nên giá trị tuyệt vời cho dược liệu này trong điều trị bệnh tật. Cụ thể:


Tác dụng của cây bìm bịp trong điều trị bệnh ung thư

Trong Đông y, bài thuốc từ cây bìm bịp hỗ trợ điều trị đẩy lùi ung thư hiệu quả. Các khoáng chất có trong dược liệu có khả năng kìm hãm sự phát triển của một số dòng tế bào gây ra ung thư. Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc như sau:


  • Bài thuốc 1: Bìm bịp khô lấy 30g, thâm vào 40g cây xạ đen, thêm 750ml nước sắc nhỏ lửa khi cạn còn 250ml thì tắt bếp. Sử dụng khi còn ấm, chia đều uống 3 lần/ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 200g lá bìm bịp tươi sau đó xay nhuyễn. Chắt lấy nước cốt để uống.
  • Bài thuốc 3: Dùng độc vị của bìm bịp khô 100g, thêm 1 lít nước để nấu, sử dụng trong ngày.


Lưu ý: Bài thuốc phù hợp tùy theo từng cơ địa vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.


Lá bìm bịp chữa thoái hóa cột sống, đau nhức xương, bóng gân

Bài thuốc sử dụng lá bìm bịp chữa bệnh về xương đã được lưu truyền từ đời cha sang đời con, tính tới nay bài thuốc này vẫn đang được áp dụng cho hiệu quả khả thi. Các khoáng chất có trong cây xương khỉ có khả năng tiêu viêm, giảm sưng đau, hỗ trợ tốt trong việc chữa đau nhức xương, bệnh thoái hóa cột sống. Cách sử dụng cây bìm bịp chữa đau nhức xương khớp như sau:


Bài thuốc đắp: Sử dụng 80g lá bìm bịp tươi, thêm lá ngải cứu tươi, củ sâm đại hành mỗi thứ 50g. Giã nhuyễn các vị thuốc rồi xào nóng với dấm. Để nguội bớt khi sờ thấy âm ấm thì đắp vào vùng xương bị đau. Sử dụng dây băng để cố định. Thực hiện liên tục 5 – 10 ngày trước khi đi ngủ, và sáng mở mắt ra những cơn đau sẽ thuyên giảm.



Cây xương khỉ được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị xương khớp


Bài thuốc uống: Lấy dây bìm bịp, đỗ đen rang thơm, dây trâu cổ mỗi thứ 12g; 10g dây tơ hồng; ba kích nhục, cẩu tích, đỗ trọng, đương quy mỗi thứ 12g; thục địa chế, tang ký sinh mỗi thứ 16g đem sắc cùng 1,2 lít nước cho tới khi còn 250ml thì tắt bếp. Chia đều nước ra uống 2 – 3 lần trong ngày sau ăn 30 phút. Sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày. Trong thời gian uống bạn nên kiêng ăn măng để đạt hiệu quả tốt nhất.


Công dụng cây bìm bịp chữa viêm loét hở miệng

Bài thuốc sử dụng viêm loét lở miệng bằng cây bìm bịp được báo Sức khỏe và Đời sống đưa tin. Đây là bài thuốc của lương y Hữu Đức. Cụ thể bài thuốc được thực hiện như sau:


  • Lấy khoảng 60g lá xương khỉ tươi, rửa sạch bằng nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước. Sau đó mang đi xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt. Dùng nước ngày ngậm và nuốt từ từ.
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày 2 lần kết hợp với việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối loãng liên tục trong ngày để thấy được hiệu quả.


Cây thuốc bìm bịp hỗ trợ chữa viêm gan, vàng da

Bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da từ cây xương khỉ được thực hiện như sau:


  • Bìm bịp 30g, lá vọng cách 15g, râu ngô 20g, trần bì 15g, sâm đại hành 10g.
  • Đem hỗn hợp sắc cùng 1,5 lít nước cho tới khi trong ấm còn 750ml thì tắt bếp.
  • Chia đều thuốc uống trong ngày, dùng khi còn ấm để thuốc phát huy hết tác dụng.


Ngoài ra cây xương khỉ còn có tác dụng chữa đau sưng mắt bằng cách giã nhuyễn đắp lên mắt vừa giảm đau, vừa giảm sưng.


Cây bìm bịp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác

  • Chữa ho: Rau bìm bịp chứa chất đề kháng mạnh mẽ hoạt động như một kháng sinh tự nhiên có thể chống lại virus gây viêm phế quản. Khi có hiện tượng ho khan, ngứa cổ, đau đầu, bạn sử dụng 8 lá xương khỉ nhai kỹ và nuốt từ từ. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tiếng các triệu chứng sẽ thuyên giảm.


Cây mảnh cộng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe


  • Trị đau dạ dày: Dân gian truyền tai nhau về bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày bằng thảo dược này. Bạn chỉ cần lấy lá tươi, đem rửa sạch rồi thêm vài hạt muối, nhai kỹ rồi nuốt. Mỗi ngày nhai từ 4 – 8 lá, chia đều thành 2 lần trước ăn trưa và ăn tối.
  • Chữa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu: Lấy 9 lá bìm bịp tươi, rửa sạch rồi ăn sống 3 lần/ ngày.
  • Chữa trĩ: Mẹo chữa trĩ bằng lá mảnh cộng rất hay và được nhiều người áp dụng. Giã nát 7 – 10 lá tươi đã được rửa sạch trước đó, sau đó đắp vào vùng trĩ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần, sau nửa tháng sẽ thấy kết quả.


Sử dụng cây bìm bịp cần lưu ý điều gì?

Tuy là dược liệu an toàn và lành tính, tuy nhiên trong quá trình sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:


Những người nên dùng cây xương khỉ


  • Người bị viêm dạ dày, viêm họng
  • Những người mắc bệnh lý về gan như: viêm gan, vàng da
  • Người thường xuyên uống bia rượu
  • Người bị đau thấp khớp, chấn thương xương
  • Bệnh nhân đang điều trị ung thư
  • Người bình thường sử dụng dược liệu để giải độc, thanh lọc cơ thể, làm mát gan.


Những người không nên sử dụng cây xương khỉ

  • Người huyết áp thấp không nên sử dụng
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú sẽ bị mẫn cảm với thành phần của cây
  • Người đang điều trị ung thư theo phác đồ trị liệu riêng của bác sĩ
  • Người có cơ thể bị hàn nên hạn chế sử dụng. Nếu thực sự muốn dùng cần được sự đồng ý của bác sĩ nếu không muốn gặp phải phản ứng không đáng có.


Ngoài ra trong suốt quá trình dùng cây bìm bìm bạn không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để không gặp tác dụng phụ gì.

Thế là Đông Y Gia Truyền Tấn Khang đã gửi tới độc giả toàn bộ thông tin về cây bìm bịp cũng như những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ dược liệu này. Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe và thành công.

Mình tên: Đinh Bá Tường

Chào mừng bạn đã đến với blog của mình, blog chuyên cung cấp các bài viết bổ ích và miễn phí. Điều đặc biệt ở đây luôn cập nhật các bài viết về sức khỏe, đời sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt đông, thể dục với mục đích có lợi tốt nhất cho sức khỏe của bạn cũng như cộng đồng người Việt Nam.

Trang mạng xã hội: Twitter | Facebook | Google Plus

NHẬN XÉT CỦA BẠN