Viêm amidan nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển từ cấp tính sang mãn tính, gây nguy hiểm cho người bệnh.
1. Viêm amidan là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan
Amidan là gồm 2 tổ chức bạch huyết (lympho) nằm ở phía sau của hầu họng, cũng là nơi giao nhau của đường ăn uống và đường hô hấp. Đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp bằng hai cách.
Cách 1: amidan ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm và virus.
Cách 2: amidan tiết ra các kháng thể chống lại nhiễn khuẩn do các tác nhân gây bệnh.
Viêm amindan là tình trạng viêm, sưng amidan to và thường xuyên do nhiễm trùng. Bệnh này có thể để lại nhiều di chứng và biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan
Triệu chứng của bệnh viêm amidan được chia ra làm 2 thể như sau:
Viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính thường gặp ở người bệnh từ 3-4 tuổi trở lên với các triệu chứng của amidan khẩu cái bị xung huyết (màu đỏ và sưng lên) và tiết nhiều dịch, đây là triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu của viêm nhiễm. Ngoài ra, còn có thể có thêm các triệu chứng khác như sốt, amidan có các đốm màu trắng hoặc vàng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm, đau tai và nhức đầu.
Viêm amidan mạn tính
Khác với viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính có triệu chứng không điển hình và khá nghèo nàn. Đây là tình trạng viêm tái lại nhiều lần với các triệu chứng tương tự như viêm amidan cấp tính, nhưng có thêm những dấu hiệu như sau:
- Triệu chứng đặc trưng của viêm amidan là người bệnh có hơi thở hôi, mặc dù đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đều đặn nhưng hơi thở vẫn có mùi khó chịu.
- Bệnh xảy ra trên nền thể trạng kém, gầy yếu và có thể sốt về chiều.
- Khi nuốt có cảm giác vướng ở cổ họng.
- Ho khan từng cơn, đặc biệt ho kéo dài khi ngủ dậy vào buổi sáng.
- Do ho nhiều nên gây ra rát họng và giọng nói của người bệnh thay đổi.
- Đối với trẻ nhỏ có một số các triệu chứng khác như quấy khóc, chảy nước dãi do tăng tiết dịch, chán ăn, thở khò khè và nghe thấy tiếng ngáy khi ngủ.
Thậm chí, một số trường hợp viêm amidan sưng to đến nỗi gây chẹn họng và khiến người bệnh khó thở.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm amidan?
Dựa trên nền cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe và hốc do đó, đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh cho cơ thể như:
- Virus xâm nhập vào đường hô hấp.
- Do cơ thể suy giảm sức đề kháng khiến cho vi sinh vật gây bệnh có sẵn ở mũi họng phát triển và gây bệnh.
- Người bệnh đã và đang bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác như cúm, sởi, ho gà,…
- Do nhiễm lạnh (uống nước lạnh, ăn kem, uống bia lạnh (người lớn).
- Do cấu tạo amidan có nhiều khe, hốc nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát triển.
- Do cấu tạo amidan nhiều khe, hốc nên vi sinh vật gây bệnh dễ dàng trú ẩn và phát hiện.
- Do vệ sinh họng, miệng, răng kém.
- Thời tiết thay đổi đột ngột ( bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao…).
2. Phân biệt bệnh viêm họng và viêm amidan
Điểm giống nhau
Cấu trúc và vị trí phát bệnh của viêm họng và viêm amidan tương đối giống nhau. Chúng được cấu tạo bởi một bắp thịt liên kết với màn nhầy sau mũi, miệng và thanh quản. Vậy nên khi viêm họng và viêm amidan chúng thường đau cả một vùng này khiến cho người bệnh khó phân biệt được cả hai loại.
Nguyên nhân gây nên viêm họng và viêm amidan đều do vi khuẩn hoặc virus. Những tác nhân này gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây sưng viêm, đặc biệt là chủng Streptococcus nhóm A, chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm họng và viêm amidan.
Điểm khác nhau
Mặc dù có nhiều nét tương đồng nhưng chúng ta có thể nhận thấy viêm họng và viêm amidan vẫn có nhiều khác biệt.
Nếu do virus gây ra, người bị viêm họng thường có các dấu hiệu như: niêm mạc họng đỏ, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi hay có thể là ho khan, khản tiếng; nếu ở trẻ em thường bị tiêu chảy. Viêm họng do vi khuẩn gây ra ngoài chứng điển hình là đau họng thì thường đi kèm với sốt cao, mệt mỏi, họng sưng, nhức đầu, tăng tiết chất nhầy ở lưỡi và amidan, có thể có hạch ở cổ; nếu là ở trẻ em thường có hiện tượng buồn nôn và nôn, đau bụng,…
Còn đối với viêm amidan, ở thể cấp tính thường thấy amidan của người bệnh sưng to, đỏ, đau họng, nhói lên tai và sốt cao từ 38-39 độ C, nuốt đau và giao tiếp khó khăn,… Khi viêm amidan tiến triển thành mãn tính sẽ thấy rõ ràng cảm giác vướng víu ở cổ, hơi thở hôi, ăn uống khó khăn và có thể gây khó thở về đêm,…
Vì vậy, bạn hãy dựa vào những dấu hiệu của từng bệnh để biết xem mình đang bị viêm họng hay viêm amidan nhé!
Cả viêm họng và viêm amidan đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm có liên quan đến khớp, thận, tim,… Và cách điều trị viêm amidan hay viêm họng cũng tùy từng trường hợp cụ thể với nguyên nhân do đâu, mức độ ra sao mà có những điểm khác biệt. Do đó, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh bạn cần thăm khám và chữa trị kịp thời, đúng cách.
3. Viêm amidan có lây không?
Mặc dù các bệnh lý về tai – mũi – họng thường dễ lây nhiễm, nhất là khi bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, nhưng bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng viêm amidan không có tính lây lan. Những nguyên nhân gây viêm amidan kể trên cũng không có nguyên nhân nào có khả năng lây truyền bệnh. Do đó, bạn không cần quá lo lắng khi trong gia đình có người mắc bệnh hoặc có lỡ tiếp xúc với người bệnh.
4. Viêm amidan có tính di truyền không?
Tuy viêm amidan không lây nhưng lại là bệnh có tính di truyền. Theo các chuyên gia y tế trên thế giới, viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần là do tác động của một loại gen trội. Có tới hơn 60% các ca mắc viêm amidan có liên quan đến yếu tố di truyền này và gần 40% các trường hợp còn lại mắc viêm amidan do các yếu tố từ môi trường bên ngoài.
5. Viêm amidan có nguy hiểm không?
Đối với trẻ em: Viêm amidan được coi là một bệnh khá nghiêm trọng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe quanh amidan.
- Áp xe cạnh họng.
- Nhiễm trùng vùng sau họng.
- Viêm khớp.
- Viêm cầu thận.
- Viêm cơ tim.
Khi amidan quá lớn sẽ làm bít tắc đường thở gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ. Khi đó trẻ sẽ có các biểu hiện như khó thở, ngủ ngáy, thậm chí có thể có cơn ngừng thở trong lúc ngủ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy kéo dài gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác như tim, thần kinh,… gây hại rất lớn cho sức khỏe của trẻ.
Đối với người lớn: Không như trẻ em, do hệ thống miễn dịch tại các cơ quan đã hoàn thiện hơn, viêm amidan ở người lớn nhìn chung có tiên lượng nhẹ nhàng hơn và vốn chỉ gây bất tiện, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị đúng và kịp thời, viêm amidan ở người lớn vẫn có thể diễn tiến nặng nề và gây ra nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
6. Các cách điều trị bệnh viêm amidan
Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm và thoát khỏi căn bệnh viêm amidan, người bệnh có thể điều trị theo những cách sau:
Chữa viêm amidan bằng mẹo dân gian
Cách chữa này sử dụng các mẹo dân gian chữa amidan từ nguyên liệu tự nhiên như: Mật ong, chanh, cây lược vàng, gừng, tỏi, trám chua, nghệ, xạ can… Các mẹo dân gian giúp loại bỏ cảm giác đau nhức, chữa đau họng, rát họng và tiêu đờm. Tuy nhiên những cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị nên cần kết hợp với các phương pháp khác.
Điều trị viêm amidan bằng thuốc Tây
Phương pháp này sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống phù nề, thuốc giảm đau, thuốc súc họng… Điều trị bằng thuốc Tây có thể chữa khỏi các triệu chứng viêm amidan nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Chữa viêm amidan bằng thuốc Đông y
Đây là phương pháp sử dụng thuốc thảo dược để lập lại trạng thái cân bằng của cơ thể, đẩy lùi tà khí, loại bỏ viêm nhiễm, sưng phù. Một số bài thuốc được áp dụng phổ biến là: Bài thuốc nam dòng họ Đỗ Minh, bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm amidan cấp- mãn. Chữa viêm amidan bằng thuốc Đông y an toàn, lành tính, hiệu quả lâu bền. Tuy nhiên người bệnh cần thật kiên trì khi dùng thuốc.
Lưu ý: khi lựa chọn sử dụng thuốc Tây y hoặc đông y, người bệnh đều gặp phải những tác dụng phụ hay những trở ngại nhất định. Thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng không tốt đến gan, thận của người bệnh nếu lạm dụng quá nhiều còn các bài thuốc đông y thường khó uống và tốn kém rất nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, bạn nên sử dụng các thực phẩm chức năng từ thảo dược tự nhiên như viên uống Pharysol. Đây là viên uống có tác dụng chữa trị kết hợp cùng với thuốc và khắc phục hoàn toàn những nhược điểm của cả hai loại thuốc Đông y, Tây y.
Pharysol là sự kết hợp của 5 loại thảo dược vàng từ thiên nhiên như: xạ can, huyền sâm, kim ngân hoa… và đặc biệt có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt đối với bệnh viêm amidan cấp và mãn tính, chữa đau họng, đau thanh quản…
Cắt amidan
Biện pháp này được áp dụng với viêm amidan mãn tính, viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm, viêm nặng cản trở đường thở, gây biến chứng nguy hiểm thì bạn buộc phải phẫu thuật cắt amidan theo sự chỉ định của bác sĩ. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn viêm amidan, ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát. Tuy nhiên, cắt amidan tiềm ẩn nhiều rủi ro như sốc khi gây mê, chảy máu không thể kiểm soát trong phẫu thuật, viêm nhiễm hậu phẫu. Vì vậy người bệnh chỉ nên cắt amidan khi thực sự cần thiết.
Viêm amidan là bệnh lý thường gặp nên nhiều người có thói quen chủ quan, bỏ qua những triệu chứng của bệnh hay để tới lúc bệnh nặng mới chữa trị. Ngoài những cách chữa trị trên, bạn cũng nên có một chế độ sinh hoạt phù hợp như: tránh xa thuốc lá, súc miệng bằng nước muối, uống nhiều nước… để có một sức khỏe tốt nhất nhé!
Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020