Browsing "Older Posts"

Những loại cây độc nhất Việt Nam mà bạn nên biết

                                                                hình ảnh cây lá ngón



Cây lá ngón như thế nào , mọc ở đâu ?

Từ lâu chúng ta đã nghe nói đến cây lá ngón rất độc hại, nếu ăn nhầm phải có thể chết người. Và nhiều người quan tâm thắc mắc cây lá ngón mọc ở đâu nhiều nhất, lá ngón độc hại như thế nào, hay lá ngón có tác dụng gì,… Nhiều câu hỏi xay quanh cây lá ngón mà nhiều người chưa biết đến. Bài viết hôm nay, Bệnh lý Xương Khớp sẽ nói rõ hơn về cây lá ngón như thế nào để cho mọi người không còn thắc mắc  và để tránh.

Cây lá ngón mọc ở đâu?

Cây lá ngón có tên khoa học là Gelsemium elegans Benth, ([Medicla elegans Gardn, Leptopteris sumatrana Blume). Theo tên gọi của người Việt Nam là đoạn trường thỏa nghĩa là đứt ruột.
Cây lá ngón mọc phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam. Người ta thường không dùng làm thuốc, mà chỉ dùng để tự tử hay với mục đích đầu độc. Các tính miền núi như Hòa Bình, Cao bằng, Hà Tây, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang đều có cây lá ngón. Còn có ở một số nước ơ vùng nhiệt đứi và á nhiệt đới chàu Á. Ổ Trung Quốc người ta thấy ở Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên. Bắc châu Mỹ có loài Gelsemium sempervirens Alt.
Nhân dân ta hay dùng lá như trên đã nói, trái lại Trung Quốc hay dùng rễ và bán tại các hiệu thuốc để làm thuốc chữa hủi hay chữa bệnh nấm ở tóc (teigne). Cũng được dùng với mục đích đầu độc.

Mô tả cây lá ngón

Cây lá ngón là một loại dày mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hay hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hay hơi tù, mép nguyên, bóng, nhẵn, dài 7-12cm, rộng 2,5-5,5cm. Hoa mọc thành xim ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa lá ngón có màu vàng.
Có tài liệu nói hoa màu trắng, nhưng ban thân tôi đã kiểm tra lại là màu vàng (tại Lạng Sơn và các nơi khác: Sapa, Hà Giang). Mùa hoa tháng 6-8-10. Quả là một nang, dài, màu nâu hình thon, dài 1cm, rộng 0,5cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.

Cây lá ngón độc như thế nào?

Theo Nghiên cứu duy nhất về lá ngón tiến hành tại khoa Sinh thuộc trường Đại học Đà Lạt, cho thấy giã lá ngón thành nước (10 g lá , 10 ml nước) cho chuột uống 3 giọt, sau 9 phút chuột chết vì co giật.  Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cho biết lá ngón được coi là loại cây độc nhất ở nước ta, chỉ cần ăn 3 lá là đủ độc tố để chết người.
Chất Alkaloid trong lá ngón được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5-30 phút. Thời gian tử vong trung bình từ 1-7,5h. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay thành phần có thể giết người trong loại cây này là các alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

Cách điều trị nếu phải ăn nhầm cây lá ngón độc

Nhân dân Việt Nam không dùng cây ngón làm thuốc, chỉ giới thiệu ở đây để chúng ta biết mà tránh và có thể phát hiện khi bị ngộ độc. Ở một số nước trên thế giới Tại Bắc Mỹ và Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh động kinh và giảm đau nhưng cũng rất ít dùng. Nếu phải ăn nhầm lá ngón thì làm gì ?
Nếu ăn nhầm hoặc uống nhầm nước lá ngón, rễ, thân và hoa của cây lá ngón thì nạn nhân sẽ có các triệu chứng:
– Đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu, vã mồ hôi, bí đái, da lạnh,  yếu mệt cơ tay chân khó vận động, nặng liệt cơ hoàn toàn
– Giãn đồng tử dấn đến nhạy cảm với ánh sáng, sụp mi , chói mắt và liệt cơ hàm dưới dẫn đến rơi hàm dưới không khép được vào miệng.
– Nhịp tim chậm, Thở yếu, thở chậm dẫn đến suy hô hấp;  huyết áp tụt có thể dẫn đến ngừng tim; tăng phản xạ gân xương, co giật
-Liệt cơ, suy ho suy hô hấp và ngừng tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Theo đó, bác sĩ Cao Xuân Phúc, Học viện Quân y 103, người ngộ độc lá ngón cần phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp sơ cứu, hạn chế hấp thu độc tính vào cơ thể. Bác sĩ khuyên rằng “Trước hết, chúng ta phải tìm mọi cách gây nôn cho bệnh nhân. Bạn có thể dùng cách chọc tay vào sâu bên trong cổ họng bệnh nhân, khi ngón tay chọc vào gốc lưỡi, phản xạ nôn sẽ xuất hiện. Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc lông gà ngoáy vào trong cổ họng bệnh nhân. Lông tơ sẽ chạm vào thành họng và gây nôn”
Theo bác sĩ Phúc, sau khi gây nôn, người thân phải nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện các kỹ thuật cấp cứu tiếp theo như rửa dạ dày bằng nước ấm, uống than hoạt,…
Hiệu quả cấp cứu chỉ khi được thực hiện sớm dưới 1h. Tuy nhiên, hiện nay do thiếu hiểu biết, các vụ tự tử hoặc đầu độc bằng lá ngón xảy ra khá nhiều, đặc biệt trên các tỉnh vùng núi. Khi đó, khả năng cứu sống nạn nhân khó đạt 100% do không thể sơ cứu kịp thời, đúng lúc.
Hy vọng với bài viết Cây lá ngón như thế nào , mọc ở đâu ? Do Đông Y Gia Truyền Tấn Khang cung cấp ở  trên các bạn đã nắm đủ lý thuyết về cây lá ngón như thế nào.
Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Top 8 tác dụng của hoa đu đủ đực


Xưa nay dân gian vẫn hay truyền tai nhau rằng hoa đủ đực là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh. Nó điều trị rất công hiệu bệnh ho, trị sỏi thận, hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư,…Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ công dụng cũng như cách làm thuốc của đu đủ đực. Để biết thêm nhiều chi tiết, mời các bạn theo dõi bài viết top 8 tác dụng của hoa đủ đực sau đây của Đông Y Gia Truyền Tấn Khang nhé!

Đặc điểm của cây đu đủ đực


Ở nước ta cây đu đủ được xem là loại cây trồng phổ biến nhất nhì vì chúng rất dễ sống và cho nhiều quả. Các bộ phận trên cây đu đủ đều có tác dụng làm thuốc chữa bệnh nên nó rất được ưa chuộng.
Cây đu đủ có thân gỗ mềm, dễ bị gãy, lá hình cuống dài, phiến lá chia nhiều thùy sâu. Các cây đực có hoa đực và hoa lưỡng tính, các cây cái có hoa cái và hoa lưỡng tính. Quả của chúng rỗng phía trong, thịt mỏng, nhiều hạt. Quả khi còn non màu xanh lục, khi chín có màu vàng cam.
Hoa đu đủ đực chứa các hợp chất organo – sulfur có tác dụng chống lại bệnh ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt,…Hoa đu đủ đực dùng làm thuốc rất tốt và thường hái khi hoa nở trong năm, đem phơi khô hoặc sấy khô rồi dùng dần.

Top 8 tác dụng của hoa đu đủ đực


1/ Hoa đu đủ đực chữa ho hiệu quả


Ông bà ta từ xưa đã truyền lại kinh nghiệm rằng dùng hoa đu đủ đực điều trị bệnh ho rất hiệu quả, nhất là ở trẻ em. Chúng ta có thể để hoa tươi hoặc sấy hấp với đường phèn dùng chữa ho, viêm cuống phổi, khan tiếng hoặc mất tiếng. Dùng vài lần bệnh sẽ thuyên giảm đi đáng kể, có thể công hiệu hơn cả thuốc tây nữa đấy.
Các bạn hái 5 – 10 hoa đu đủ đực đem sao vàng, thêm đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm đã cạn và cho trẻ em uống, bệnh ho sẽ mau chóng khỏi. Tương tự như vậy bạn có thể làm cho cả người lớn với lượng hoa nhiều hơn để mau khỏi bệnh hơn.

2/ Giúp chữa đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo


Những ai mắc các chứng bệnh trên thì dùng hoa đu đủ đực đảm bảo sẽ mau bớt và cơ thể rất thoải mái. Bạn lấy 40g hoa đu đủ đực, 50g lá bạc, 40 đậu đen, 4g phác tiêu rồi sắc lấy nước uống. Chia thành 3 lần uống lúc đói bụng.

3/ Hoa đu đủ đực chữa bệnh sỏi thận


Bạn có thể dùng cây hoặc hoa của đu đủ đực đem giã nhỏ rồi nấu sôi lên, lọc hết cặn đi và uống hàng ngày. Sau  một thời gian dùng bệnh sỏi thận sẽ thuyên giảm đi rất nhiều đấy.

4/ Chữa rắn cắn


Bạn lấy 20g rễ của cây đu đủ đực, 10g lá xuyên tiêu, 5 hạt hồng bì, đem tất cả giã nhỏ và cho nước vào trộn đều, sau đó gạn lấy nước cho người bị rắn cắn uống. Lưu ý bạn nên dùng thuốc này kết hợp với đến bệnh viện điều trị cho an toàn vì có nhiều loại rắn cực độc nếu chỉ dùng cách này không thì có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

5/ Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư


Các nhà nghiên cứu cho biết rằng trong cây đu đủ có chứa thành phần isothiocyanates có khả năng ngăn chặn sự lan truyền và phát tán của các tế bào ung thư. Vì thế các bệnh nhân bệnh ung thư ngoài điều trị bằng Tây y thì dùng đu đủ đực hỗ trợ cũng rất tốt, giúp làm giảm các tế bào ung thư gây hại cho cơ thể.

6/ Điều trị ho gà


Bạn lấy 20g đu đủ đực, sao vàng, 20g vỏ quýt lâu năm, 20g vỏ rễ dâu, tẩm mật sao, 12g bách hộ, 12g phèn chi. Tất cả nghiền nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần sẽ mau bớt bệnh. Trẻ em 1-5 tuổi 3 lần từ 1-4g, từ 6-10 tuổi từ 5-8g.

7/ Hoa đu đủ đực hỗ trợ tiêu hóa


Hoa đu đủ đực hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể rất tốt. Nó chứa hàm lượng cao các vitamin như A, C và E cùng với folate, đều là những chất chống oxy hóa rất cao, giúp bảo vệ các tế bào, ngăn ngừa cholesterol và lão hóa sớm. Ngoài ra trong hoa đu đủ có chứa men papain giúp tiêu hóa tốt và ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ tiêu hóa cho con người.

8/ Giải quyết vấn đề hô hấp


Bạn lấy hoa đu đủ đực trộn cùng với mật ong nguyên chất hoặc đường phèn, đem chưng cách thủy rồi để hơi ấm. Uống thuốc trên khoảng 3 lần trong ngày giúp hệ hô hấp của bạn hoạt động mạnh, tăng cường sức khỏe.

Những lưu ý khi dùng đu đủ đực


– Không nên ăn quá nhiều kể cả quả đu đủ chín vì các sắc tố của nó có thể gây vàng da ở người.
– Trong rễ của đu đủ đực có chứa glucoside cyangenic tạo thành cyanua, lá chứa tannin. Hai hợp chất này có thể chứa tác dụng phụ khi dùng ở nhiệt độ cao. Vì thế các bạn cần hết sức lưu ý.
– Trong đu đủ đực có chiết xuất papain giúp ngăn ngừa thai nên tuyệt đối phụ nữ đang mang thai không được sử dụng. Trong  papain có chứa độc tính gây ảnh hưởng đến thai nhi nên các mẹ hãy cẩn thận.
Thông qua bài viết top 8 tác dụng của hoa đu đủ đực, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết nhất đến các bạn. Mong rằng các bạn sẽ tin tưởng và luôn đồng hành cùng chúng tôi trong các bài viết tiếp theo nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
                                                                                                                      Theo:Đinh Bá Tường
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

VÔI HÓA CỘT SỐNG – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT


Vôi hóa cột sống – những điều bạn cần biết: những người ở độ tuổi trung niên thường hay bị chồi xương, 42% những người bị gai xương sống thường dẫn tới bị bệnh này.

Nguyên nhân:
    Có 3 nguyên nhân chính để giải thích sự hiện diện của gai cột sống.
1- Gai xương: 
    Do việc xương tự tu bổ sau khi bị chấn thương như va chạm mạnh, cọ xát hay sức ép.
 Dễ xảy đến với những người gặp tai nạn giao thông hay lao động, những người làm nghề khuân vác nặng, người bị béo phì, người có dáng đi không ngay ngắn.
 

2- Gai xương:

    Do đĩa liên sống bị hư hao xẹp xuống khiến dây chằng ở giữa những đốt sống bị chùng hoặc giã ra làm cho các khớp chuyển động nhiều hơn đấy là phản ứng tự nhiên của cơ thể để các dây chằng này giữ vững cột sống. Theo thời gian lâu dần chất can-xi bị tụ lại lên các dây chằng này và hình thành các gai chồi ra khiến người bệnh bị đau buốt. Những dây chằng ở trong ống cột sống này cũng có thể được dầy hơn làm ống xương bị thu hẹp lại và chèn ép vào dây thần kinh gây ra những cơn đau khó chịu khi người bệnh di chuyển hoặc làm những động tác cúi xuống xoay người…

3- Gai xương 

    Là do sự lão hóa của tuổi tác. Tuổi càng cao thì càng dễ bị lão hóa, đĩa sụn và xương qua đó mà bị hao mòn đi, những khớp xương bị gồ ghề và gai bắt đầu mọc ra. Trường hợp này thường thấy ở người cao tuổi.
Hoặc do yếu tố di truyền, người bị thiếu dinh dưỡng, người có nếp sống sinh hoạt không lành mạnh, không khoa học, người có dáng đứng, dáng đi, dáng ngồi xấu hay xiên vẹo không thẳng, người bị chấn thương do tai nạn giao thông…đều dễ bị mắc chứng bệnh trên.

Dấu hiệu

Bệnh gai cột sống thường không có biểu hiện gì nhiều. Khi gai bị cọ xát với xương thì các mu mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh va chạm vào nhau khiến người bị đau.

Những nơi thì bị gai cột sống là cổ và thắt lưng. Ban đầu đau tại vùng bị thương sau đó sẽ lan ra vai, xuống tay, xuống chân khiến tay chân bị tê bì cơ thể toàn thân bị nhức mỏi. Cơn đau càng tăng khi người bệnh cử động và giản khi nằm/ngồi xuống nghỉ ngơi không bị tác động vào các chỗ bị thương. 

Nếu như ống tủy của người bị bệnh quá hẹp sẽ còn kèm theo chứng rối loạn tiểu tiện, bị mất cảm giác.

Bên cạnh những dấu hiệu trên bệnh còn thường xảy đến ở những người bị mắc đái tháo đường, bị rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, bị u ở cơ thể, bị viêm hoặc nhiễm trùng cột sống, bị viêm thấp khớp, bị chấn thương ở lưng hay đứt đĩa liên sống.

Bệnh gai cột sống có biểu hiện gần giống với thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm nên người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán chính xác. Không nên tự ý mua thuốc để uống hay sử dụng để chữa trị mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

VÔI HÓA CỘT SỐNG - NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
Ảnh mô phỏng: người bị vôi hóa cột sống
 
 

Biến chứng

Người bị gai cột sống thường ít xẩy ra những biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên có một số trường hợp có thể xảy ra việc gai bị gẫy, những mảnh gẫy này chạy vào trong các khớp xương và làm khó khăn cản chở sự co duỗi của các khớp gây chèn ép vào các dây thần kinh khiến người bệnh bị đau hay bị mất cảm giác ở chân và tay.
 

Điều trị

Người bệnh nếu tình trạng bị gai nhưng không đau thì không cần điều trị.

Những người bị đau và bị các cơn đau làm ảnh hưởng tới cuộc sống và khó khăn khi cử động thì nên điều trị tập chung ở nguyên nhân gây ra gai như:

– Có thể cần phải giảm cân để giảm sức nặng đè lên xương khớp các vết gai không bị chèn ép vào dây thần kinh quá tình trạng đau buốt cũng vì thế giảm đi.

– Để điều trị: bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi khi sưng viêm, có thể chườm nước đá, uống thuốc chống viêm (không có steroid như paracetamol, ibuprofen), không nên cử động mạnh, không nên khuôn vác đồ nặng. Thư giãn.

Nếu như người bệnh bị đau quá nhiều bác sĩ có thể dùng thuốc steroid trực tiếp để làm giảm đau. Thuốc có công hiệu rất mạnh tuy nhiên sẽ gây ra tác dụng phụ nên cần phải được sự chỉ định của bác sĩ.

Việc bạn bị gai cột sống có thể được chữa trị cắt bỏ bằng phương pháp vi phẫu thuật. Tuy nhiên việc cắt gai có thể bị mọc trở lại chứ không phải khỏi được hoàn toàn (tùy từng cơ địa và lối sống của mỗi người). Việc cắt bỏ chỉ được chỉ định khi những chiếc gai này chèn ép vào hệ dây thần kinh khiến chân tay bị tê bì và rối loạn về tiểu tiện.

Có thể dùng phương pháp châm cứu tuy nhiên châm cứu không thể làm giảm được tình trạng viêm sưng do gai tác động nên vẫn phải dùng thêm phương pháp vật lý trị liệu, thoa bóp, tập luyện…


Kết luận:

 Việc có nhiều người bị mắc chứng bệnh này là do thoái hóa viêm xương khớp gây lên. Hãy dùng những phương pháp tập luyện cơ thể, hạn chế để bản thân bị chèn ép bởi những công việc nặng nhọc gây ra các khớp xương bị tổn thương, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh.

                                                                                   Theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang
Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

BÀI TẬP GIÚP GIẢM THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG HIỆU QUẢ


Thoát vị đĩa đệm là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam , trong đó chủ yếu là thoát vị địa đệm cột sống lưng . Đối tượng mắc bệnh này thường là những người lao động nặng nhọc , lái xe , nhân viên văn phòng , hoặc vẫn động viên thể dục gặp chấn thương . Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh như : phẫu thuật , châm cứu , bấm huyệt hoặc vật lý trị liệu . Tuy nhiên người bệnh có thể thực hiện các bài tập chữa bệnh thoát vị đĩa đệm . 
Sau khi qua cơn đau cấp, người bệnh cần các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng để thúc đẩy đĩa đệm về vị trí ban đầu, đồng thời luyện tập các cơ và sử dẻo dai của cột sống. Tất cả góp phần “tiễn” căn bệnh này ra đi mãi mãi.
1. Bài tập 1
Bài tập giúp giảm chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Bài tập giúp giảm chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng nên nằm xấp. Ở vị trí này, phần thắt lưng sẽ vòm hơn, như cấu tạo đường cong cột sống, cong ở phần lưng và ưỡn về trước ở phần thắt lưng. Tư thế nằm cong này giúp đẩy các đĩa đệm về trước, vào đúng vị trí giữa các đốt sống.
2. Bài tập 2
Nằm sấp và nâng thân trước lên như hình trên, giữ khủy tay vuông góc với mặt đất. Mỗi lần nâng thân lên như vậy, giữ trong khoảng 5 giây, nâng người như vậy từ 6 -8 lần. Bệnh nhân có thể luyện tập cách nhau 2 tiếng trong suốt cả ngày.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa . Bài tập giảm cơn đau
Nếu cơn đau giảm đi, không còn đau ở chân mà chỉ ở phần hông, đó là một sự thành công. Thậm chí kể cả cơn đau ở lưng nặng lên nhưng lại giảm đi ở chân, đó cũng là một sự tiến bộ báo hiệu bạn nên tập tiếp bài tập dưới đây. Trường hợp đùi và chân đau nặng hơn thì nên dừng bài tập lại ngay.
3. Bài tập 3
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa . bài tập chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Nằm sấp, chống hai tay dưới vai. Nâng thân trước cao hết mức có thể cho đến khi cẳng tay có thể duỗi thẳng ra. Từ phần hông trở xuống đặt thoải mái trên sàn. Giữ tư thế này trong 5 giây, nâng người như vậy từ 6-8 lần. Có thể tập bài tập chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng này nhiều lần trong ngày, mỗi lần tập cách nhay 2 tiếng.
4. Bài tập 4
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa . Cong lưng lên đến giới hạn chịu đựng của bạn
Quỳ trên sàn và chống hai tay xuống đất. Độ rộng hai tay ngang bằng vai. Hít vào ép bụng cong xuống dưới, nhìn lên trần trong 2 giây. Thở ra cúi xuống, cong lưng lên đến giới hạn chịu đựng của bạn, đừng để đau quá.
5. Bài tập 5
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa . bài tập chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm (tư thế quỳ 4 điểm), tay bên phải giơ thẳng về trước kết hợp với chân bên trái duỗi ra sau giữ lại 10 giây rồi đổi bên, lặp lại 15 lần. Nếu bạn thấy hơn rung, không giữ cân bằng thì bài tập này thích hợp cho bạn.
Ví dụ nâng tay phải, chân trái có thể dễ dàng nhưng nâng tay trái, chân phải lại không được ổn định như thế.
Nếu thấy đau nhói phải dừng bài tập chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng trên ngay. Mặc dù các bài tập trên được thiết kế cho phần lớn trường hợp thoát vị đĩa đệm nhưng vẫn có những trường hợp đặc biệt không đáp ứng được các bài tập này.
Hệ thần kinh cột sống rất phức tạp vì có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động của toàn cơ thể, vì vậy phương pháp phẫu thuật được chỉ định rất hạn chế cho các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Một số bệnh nhân khi xuất hiện cơn đau lại bắt đầu tìm đến thuốc giảm đau. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, không thể chữa dứt điểm tận gốc. Vì thế, điều quan trọng nhất là phải chẩn đoán được nguyên nhân cơn đau để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
                                                                    Theo: chuyên gia Đông Y Gia truyền Tấn Khang

LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ


Bệnh loãng xương là một trong những bệnh phổ biến về xương khớp. Nguyên nhân dẫn đến loãng xương do vấn đề tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi… Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một cách tổng quát nhất về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương.


1. Loãng xương là gì?


Khi xuất hiện hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương , là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này , hay là giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích , gọi là loãng xương (tiếng Anh: osteoporosis, xất phát từ tiếng Hy lạp: οστούν/ostoun nghĩa là “xương” và πόρος/poros nghĩa là “lỗ hổng”) .

2. Phân loại loãng xương

2.1. Loãng xương nguyên phát

Là tình trạng thiểu sản xương bệnh lý, do sự lão hóa của các tạo cốt bào. Loãng xương nguyên phát được chia thành 2 thể:
  • Loãng xương typ I: loãng xương ở tuổi mạn kinh.
  • Loãng xương typ II: là loãng xương tuổi già gặp ở cả nam và nữ.

2.2. Loãng xương thứ phát

Xuất hiện ở mọi lứa tuổi do các nguyên nhân khác nhau:
  • Bất động quá lâu.
  • Do bệnh nội tiết: cường vỏ thượng thận, suy tuyến sinh dục, cường giáp trạng, to viễn cực.
  • Do bệnh thận: thải nhiều calci, chạy thận nhân tạo, thiếu chất 1 hydroxylase trong sơ đồ chuyển hóa vitamin D.

3. Nguyên nhân gây loãng xương

Khi sự cân bằng bình thường bị phá vỡ gây ra hậu quả là loãng xương . Hai quá trình tạo xương và hủy xương không còn được cân bằng thì tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường . Vậy nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:
  • Vấn đề tuổi tác: người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D; chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu; xương bị thoái hóa.
  • Hormon sinh dục nữ giảm: phụ nữ sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển calci từ xương vào máu.
  • Hormon cận giáp: do calci trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ calci cần thiết trong máu, khi đó hormon cận giáp tiết ra để điều calci trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ calci trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.
  • Dinh dưỡng thiếu: calci, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương.
  • Suy giảm miễn dịch: cũng góp phần gây chứng loãng xương.

4. Triệu chứng loãng xương


Triệu chứng loãng xương
Dấu hiệu của bệnh loãng xương

4.1. Lâm sàng

Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Sự xuất hiện từ tự nhiên hoặc sau một chấn thương, đôi khi tình cờ chụp X quang mà thấy.
  • Đau và hạn chế vận động cột sống, cánh chậu, bả vai.
  • Tái phát từng đợt, thường sau khi vận động nhiều, chấn thương nhẹ, thay đổi thời tiết.
  • Cột sống giảm dần chiều cao, biến dạng đường cong sinh lý dẫn đến gù vùng lưng hay thắt lưng, chiều cao cơ thể giảm đi rõ rệt so với khi còn trẻ tuổi. Xương dễ gãy, đôi khi chỉ một chấn thương nhẹ cũng làm gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay, gãy lún đốt sống.

4.2. Cận lâm sàng

  • X quang: Xương giảm tỷ trọng tăng sáng hơn bình thường; hình ảnh lún đốt sống.
  • Chỉ số T-score: Khi chỉ số T-score theo phương pháp DEXA ≤ -2,5[2]

5. Điều trị loãng xương

Nguyên tắc điều trị:
  • Thuốc giảm đau
  • Calci đường uống
  • Vitamin
  • Nội tiết tố sinh dục
  • Thuốc tăng khối lượng xương: Thyrocalcitonin, Biphosphonate
  • Chế độ ăn đảm giàu calci, chế độ vận động hợp lý, hạn chế chất kích thích (rượu bia, thuốc lá…).
  • Vật lý trị liệu để giảm đau, đặc biệt dùng hồng ngoại và tử ngoại để tăng cường hấp thu vitamin D, từ trường để chống loãng xương.

6. Phòng ngừa loãng xương

  • Tăng cường vận động phù hợp với khả năng.
  • Uống calci (0,5-1,5g/ngày) và vitamin D kéo dài.
  • Dùng nội tiết tố kéo dài sau tuổi mạn kinh
Trên đây là kiến thức tổng quát về bệnh loãng xương giúp mọi người có thêm kiến thức phòng ngừa và điều trị loãng xương hiệu quả nhất.
Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang
Chúc bạn sức khỏe tốt!

DẤU HIỆU CỦA BỆNH THOÁI HÓA KHỚP VAI


Những người bị thoái hóa khớp vai chủ yếu là chơi thể thao nhiều, mang vác vật nặng …nhưng nếu những người ít vận động thì cũng vẫn bị, khớp vai là khớp quan trọng trong cơ thể nó được sử dụng trong suốt cuộc đời nhưng lại dễ bị thoái hóa nhất vì hậu quả của việc sun khớp bị bào mòn lúc đó sẽ kéo theo những hư tổn ở phần xương dưới sụn. Nếu để lâu thì tiến trình thoái hóa sụn sẽ xảy ra, vì vậy việc điều trị thoái hóa khớp vai , làm sao để không gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể .



Thoai hoa khop vai
Ảnh minh họa . khớp vai là khớp quan trọng trong cơ thể nó được sử dụng trong suốt cuộc đời

Cấu tạo của khớp vai:
Về cơ bản thì khớp vai gồm có 5 khớp nhỏ : khớp bả vai – lông ngực , khớp mỏm cùng cánh tay khớp mỏm – xương đòn khớp ức đòn , cuối cùng là khớp vai chính . Các khớp nhỏ ở vai thường có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng, liên quan đến các hạch giao cảm cổ. Khi có tổn thương vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, hay lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai như: viêm gân, viêm và co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động khớp vai .
Những người trên 40 tuổi hay bị viêm các gân nên gây đau , mà nguyên nhân chính là do thoái hóa thiếu máu nuôi dưỡng các khớp và do cánh tay sử dụng nhiều . Chóp xoay gồm có 4 gân bao quanh khớp vai giúp cho vai vận đông được tốt hơn .  Đặc biệt là gân trên gai và dưới gai có vùng thiểu dưỡng dễ bị viêm và rách, kèm theo có thể có tình trạng viêm của khoang dưới mỏm cùng vai và các ‘gai’ xương của mỏm cùng hay khớp cùng – đòn gây đau vai . Khớp vai bị thoái hóa, bị mòn do bệnh Viêm khớp, phong thấp, loãng xương v…v..


Ảnh minh họa . Cấu tạo khớp vai gồm 5 khớp nhỏ , Các khớp nhỏ ở vai thường có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai là do sụn khớp hao mòn theo thời gian , theo số liệu thống kê tại Mỹ, có đến 90% là do những tổn thương của sụn lâu ngày sẽ khiến cho các phần xương dưới sụn dần lộ ra , gây ra tình trạng đau khớp , viêm khớp khi tiếp xúc và vẫn động .
Dấu hiệu thoái hóa khớp vai
Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp như : Teo cơ, đau nhức, sưng, tê cứng vai, có tiếng kêu lụp cụp khi vận động,…đây chính là nguyên nhân chính xuất phát từ tổn thương sụn khớp gây ra bệnh thoái hóa khớp vai .
  • Đa số tình trạng đau bả vai kéo buốt xuống bàn tay, ngón tay đều do đốt sống cổ bị thoái hóa.
  • Đặc điểm là đau nhiều về đêm, đau khi nằm nghiêng bên vai đau, đau khi giơ tay lên quá đầu, có thể có một đoạn nào đó khi giơ tay lên sẽ đau nhưng khi qua đoạn đó rồi thì ít đau hơn, người ta gọi là cung đau.
  • Khám lâm sàng cho phép nghi ngờ tổn thương viêm hay rách chóp xoay, đặc biệt đánh giá sức cơ khi khám.
  • Chụp MRI có bơm thuốc tương phản từ nội khớp cho phép chẩn đoán chính xác tình trạng viêm hay rách gân.
  • Chụp X quang cho phép xem các “gai” xương ở mỏm cùng vai.


Ảnh minh họa . Dấu hiệu không ngời khi bạn bị thoái hóa khớp vai 

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp vai 
Bệnh thoái hóa khớp vai hầu như không có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hẳn, do đây là tình trạng thoái hóa của xương khớp theo quy luật tự nhiên, vì thế không thể thay đổi. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành y khoa hiện nay, con người đã có thể tác động để làm chậm quá trình thoái hóa, hạn chế các ảnh hưởng và giảm đau nhức hiệu quả . Trong tất cả các phương pháp chữa thoái hóa khớp vai phổ biến hiện nay, trị liệu bảo tồn bằng các biện pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, y học cổ truyền được nhiều chuyên gia đánh giá cao và cho kết quả điều trị tốt.
                                                                              Theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang