VÔI HÓA CỘT SỐNG – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT đông y gia truyền tấn khang Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020 No Comment


Vôi hóa cột sống – những điều bạn cần biết: những người ở độ tuổi trung niên thường hay bị chồi xương, 42% những người bị gai xương sống thường dẫn tới bị bệnh này.

Nguyên nhân:
    Có 3 nguyên nhân chính để giải thích sự hiện diện của gai cột sống.
1- Gai xương: 
    Do việc xương tự tu bổ sau khi bị chấn thương như va chạm mạnh, cọ xát hay sức ép.
 Dễ xảy đến với những người gặp tai nạn giao thông hay lao động, những người làm nghề khuân vác nặng, người bị béo phì, người có dáng đi không ngay ngắn.
 

2- Gai xương:

    Do đĩa liên sống bị hư hao xẹp xuống khiến dây chằng ở giữa những đốt sống bị chùng hoặc giã ra làm cho các khớp chuyển động nhiều hơn đấy là phản ứng tự nhiên của cơ thể để các dây chằng này giữ vững cột sống. Theo thời gian lâu dần chất can-xi bị tụ lại lên các dây chằng này và hình thành các gai chồi ra khiến người bệnh bị đau buốt. Những dây chằng ở trong ống cột sống này cũng có thể được dầy hơn làm ống xương bị thu hẹp lại và chèn ép vào dây thần kinh gây ra những cơn đau khó chịu khi người bệnh di chuyển hoặc làm những động tác cúi xuống xoay người…

3- Gai xương 

    Là do sự lão hóa của tuổi tác. Tuổi càng cao thì càng dễ bị lão hóa, đĩa sụn và xương qua đó mà bị hao mòn đi, những khớp xương bị gồ ghề và gai bắt đầu mọc ra. Trường hợp này thường thấy ở người cao tuổi.
Hoặc do yếu tố di truyền, người bị thiếu dinh dưỡng, người có nếp sống sinh hoạt không lành mạnh, không khoa học, người có dáng đứng, dáng đi, dáng ngồi xấu hay xiên vẹo không thẳng, người bị chấn thương do tai nạn giao thông…đều dễ bị mắc chứng bệnh trên.

Dấu hiệu

Bệnh gai cột sống thường không có biểu hiện gì nhiều. Khi gai bị cọ xát với xương thì các mu mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh va chạm vào nhau khiến người bị đau.

Những nơi thì bị gai cột sống là cổ và thắt lưng. Ban đầu đau tại vùng bị thương sau đó sẽ lan ra vai, xuống tay, xuống chân khiến tay chân bị tê bì cơ thể toàn thân bị nhức mỏi. Cơn đau càng tăng khi người bệnh cử động và giản khi nằm/ngồi xuống nghỉ ngơi không bị tác động vào các chỗ bị thương. 

Nếu như ống tủy của người bị bệnh quá hẹp sẽ còn kèm theo chứng rối loạn tiểu tiện, bị mất cảm giác.

Bên cạnh những dấu hiệu trên bệnh còn thường xảy đến ở những người bị mắc đái tháo đường, bị rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, bị u ở cơ thể, bị viêm hoặc nhiễm trùng cột sống, bị viêm thấp khớp, bị chấn thương ở lưng hay đứt đĩa liên sống.

Bệnh gai cột sống có biểu hiện gần giống với thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm nên người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chuẩn đoán chính xác. Không nên tự ý mua thuốc để uống hay sử dụng để chữa trị mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

VÔI HÓA CỘT SỐNG - NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
Ảnh mô phỏng: người bị vôi hóa cột sống
 
 

Biến chứng

Người bị gai cột sống thường ít xẩy ra những biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên có một số trường hợp có thể xảy ra việc gai bị gẫy, những mảnh gẫy này chạy vào trong các khớp xương và làm khó khăn cản chở sự co duỗi của các khớp gây chèn ép vào các dây thần kinh khiến người bệnh bị đau hay bị mất cảm giác ở chân và tay.
 

Điều trị

Người bệnh nếu tình trạng bị gai nhưng không đau thì không cần điều trị.

Những người bị đau và bị các cơn đau làm ảnh hưởng tới cuộc sống và khó khăn khi cử động thì nên điều trị tập chung ở nguyên nhân gây ra gai như:

– Có thể cần phải giảm cân để giảm sức nặng đè lên xương khớp các vết gai không bị chèn ép vào dây thần kinh quá tình trạng đau buốt cũng vì thế giảm đi.

– Để điều trị: bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi khi sưng viêm, có thể chườm nước đá, uống thuốc chống viêm (không có steroid như paracetamol, ibuprofen), không nên cử động mạnh, không nên khuôn vác đồ nặng. Thư giãn.

Nếu như người bệnh bị đau quá nhiều bác sĩ có thể dùng thuốc steroid trực tiếp để làm giảm đau. Thuốc có công hiệu rất mạnh tuy nhiên sẽ gây ra tác dụng phụ nên cần phải được sự chỉ định của bác sĩ.

Việc bạn bị gai cột sống có thể được chữa trị cắt bỏ bằng phương pháp vi phẫu thuật. Tuy nhiên việc cắt gai có thể bị mọc trở lại chứ không phải khỏi được hoàn toàn (tùy từng cơ địa và lối sống của mỗi người). Việc cắt bỏ chỉ được chỉ định khi những chiếc gai này chèn ép vào hệ dây thần kinh khiến chân tay bị tê bì và rối loạn về tiểu tiện.

Có thể dùng phương pháp châm cứu tuy nhiên châm cứu không thể làm giảm được tình trạng viêm sưng do gai tác động nên vẫn phải dùng thêm phương pháp vật lý trị liệu, thoa bóp, tập luyện…


Kết luận:

 Việc có nhiều người bị mắc chứng bệnh này là do thoái hóa viêm xương khớp gây lên. Hãy dùng những phương pháp tập luyện cơ thể, hạn chế để bản thân bị chèn ép bởi những công việc nặng nhọc gây ra các khớp xương bị tổn thương, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh.

                                                                                   Theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang
Mình tên: Đinh Bá Tường

Chào mừng bạn đã đến với blog của mình, blog chuyên cung cấp các bài viết bổ ích và miễn phí. Điều đặc biệt ở đây luôn cập nhật các bài viết về sức khỏe, đời sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt đông, thể dục với mục đích có lợi tốt nhất cho sức khỏe của bạn cũng như cộng đồng người Việt Nam.

Trang mạng xã hội: Twitter | Facebook | Google Plus

NHẬN XÉT CỦA BẠN