Browsing "Older Posts"

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng ăn gì?


thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì
Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn các loại rau củ quả giàu protein

Những thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là khi bị thoái hóa cột sống cổ. Vì vậy việc nhận thức rõ thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó sẽ giúp bạn xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp để có thể kiểm soát tốt căn bệnh này.

Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Không có thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng nào giúp chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, chúng có thể giúp ích cho bạn trong việc cải thiện triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, ngăn chặn không để bệnh tiến triển nặng hơn và nâng cao sức khỏe cho xương cột sống.
Nếu đang mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, hãy xem xét đưa các thực phẩm sau vào thực đơn của bạn:
– Protein từ thực vật:
Việc thiếu hụt chất đạm có thể khiến cho hàm lượng canxi trong máu giảm. Điều này càng khiến bệnh thoái hóa đốt sống cổ tiến triển mạnh hơn. Tuy nhiên bạn nên hạn chế bổ sung protein từ động vật, đặc biệt là từ thịt đỏ bởi chúng chúng rất khó tiêu và có thể kích hoạt phản ứng viêm tại đốt sống bị tổn thương.


Thay vào đó, hãy dùng nguồn protein từ thực vật. Chẳng hạn như bắp, đậu ha lan, rau bina, bông cải xanh…Chúng vừa là nguồn bổ sung protein tuyệt vời, vừa cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa cùng nhiều loại khoáng tố có lợi cho sức khỏe.
– Thực phẩm giàu omega-3:
Omega-3 là một loại axit béo có tác dụng ức chế phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, giảm viêm và nâng cao sức khỏe của xương cũng như các mô sụn. Chất này được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như cá hồi, rong biển, hạt lanh, cá thu, hạt óc chó, hàu, gan cá tuyết, cá cơm, cá trích, trứng cá muối…
– Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn ớt cayenne:
Đây là một loại ớt có nguồn gốc tại các nước khu vực Trung và Nam Mỹ. Nhờ chứa thành phần Capsaicin dồi dào, loại ớt này có thể giúp giảm đau, kháng viêm. Chính vì vậy mà trong nhiều năm qua ớt cayenne đã được người dân ở nhiều nước trên thế giới sử dụng như một phương pháp giảm đau cột sống cổ tự nhiên tại nhà.
Để cải thiện các dấu hiệu bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn nên thêm ớt cayenne vào trong bữa ăn hoặc pha một ít bột ớt với nước ấm và uống 1 – 2 lần/ ngày. Tuy nhiên nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc có vấn đề về dạ dày thì nên hạn chế lượng ớt tiêu thụ.
– Thực phẩm chứa nhiều magie:
Magie là một khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cột sống. Cơ thể của chúng ta cần có khoáng chất này để các cơ bắp co bóp và thư giãn đúng cách. Nó cũng giúp duy trì khối lượng cơ bắp cùng với mật độ xương, đồng thời giúp cơ thể sử dụng protein hiệu quả. Việc thiếu magie có thể khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ bị chuột rút cơ bắp, rối loạn nhịp tim, loãng xương, thoái hóa cột sống…
Magie được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:
  • Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lức, mì ống và bánh mì nguyên hạt
  • Các loại hạt: Chẳng hạn như hạt vừng, hạt hướng dương hay hạt lanh. Hãy thêm chúng vào trong món salad hoặc xay sữa uống nhằm tận dụng được nguồn magie dồi dào cho cơ thể.
  • Đậu: Đậu Hà lan, đậu đỏ, đậu đen và đậu xanh là những nguồn bổ sung magie tuyệt vời
  • Rau xanh: Bao gồm cải xoăn, rau bina, rau diếp hay bông cải xanh 
  • Trái cây: Kiwi, bơ, chuối, mận sấy khô, chanh leo, mâm xôi…
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc bổ sung magie nếu cần thiết. Ờ người trưởng thành, lượng magie được khuyến nghị cho nam giới là 400mg và ở nữ là 320mg một ngày. 
– Ăn gừng tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ:
Gừng chính là một trong những gợi ý hữu ích cho câu hỏi “người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?”. Nghiên cứu cho thấy, gừng chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích lưu thông máu, góp phần đưa các dưỡng chất đến nuôi dưỡng, sữa chữa những tổn thương do thoái hóa cột sống cổ gây ra.

Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gừng
Gừng có đặc tính kháng viêm, giảm đau tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Bạn có thể dùng gừng theo những cách sau:
  • Thêm gừng vào khi nấu ăn
  • Uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày
Ngoài ra, có thể kết hợp dùng tinh dầu gừng hoặc rượu gừng xoa bóp cột sống cổ mỗi ngày để giảm đau và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh.
– Thực phẩm giàu canxi:
Để có một cột sống khỏe mạnh, cơ thể chúng ta cần một khoản canxi nhất định. Khoáng chất này giúp cơ thể duy trì khối lượng xương ở mọi thời điểm trong cuộc sống, điều này càng trở nên quan trọng hơn khi bạn bị thoái hóa đốt sống cổ vì lúc này xương trở nên giòn và yếu hơn.
Cân nhắc thêm một số loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn để có đủ lượng canxi:
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua và phô mai, pho mát. Hãy lựa chọn các sản phẩm sữa tách béo để không bị tăng cân.
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu phụ, đậu phộng, đậu ngự… nên có trong thực đơn của bạn
  • Các loại rau: Thường xuyên ăn rau cải xoăn, đậu rồng, giá đỗ, cảo thìa, măng tây, rau bina sẽ giúp bổ sung lượng lớn nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.
  • : Nhiều canxi nhất là cá hồi và cá mòi.
– Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn thực phẩm giàu vitamin D:
Vitamin D và canxi đi cùng nhau vì cơ thể chúng ta cần vitamin D để hấp thụ canxi. Vì vậy, bên cạnh các thức ăn giàu canxi thì người bị thoái hóa cột sống cổ được khuyến cáo nên tích cực ăn các thực phẩm chứa vitamin D, bao gồm:

người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin D
Ăn các thực phẩm giàu vitamin D giúp người bị thoái hóa đốt sống cổ hấp thu canxi tốt hơn

  • Lòng đỏ trứng
  • Uống sữa và sử dụng các sản phẩm từ sữa
  • Nấm
  • Dầu cá
  • Sữa đậu nành
Bên cạnh đó, hãy dành 20 – 30 phút để tắm nắng mỗi ngày. Phần lớn lượng vitamin D trong cơ thể được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều. 
 Các loại rau màu xanh lá đậm:
Nhòm thực phẩm này đặc biệt giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong khi chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây hại đến cột sống thì chất xơ lại được chứng minh là có khả năng làm giảm chất gây viêm trong máu ( y học gọi là protein phản ứng C )
Chính vì lý do đó, người bị thoái hóa đốt sống cổ nên tăng cường rau xanh trong các bữa ăn để có thể kiểm soát tốt bệnh.
– Ăn tỏi tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ:
Tỏi chứa nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là allicin – một hoạt chất kháng sinh có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Tiêu thụ tỏi thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ tiến triển thành viêm cột sống, giảm đau nhức ở khu vực tổn thương.
Để đạt được những lợi ích tốt nhất từ tỏi, mỗi bữa bạn nên ăn 2 – 3 tép tỏi sống. Ngoài ra có thể ngâm rượu tỏi theo tỷ lệ 400g tỏi/ 1 lít rượu. Để khoảng 10 ngày rồi lấy ra dùng. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần 20ml.

Bị thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì?

Người bị thoái hóa đốt sống cổ được khuyến cáo nên kiêng tuyệt đối hoặc hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm, đồ uống có thể làm tăng phản ứng viêm, đau ở cột sống cổ và đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Chúng bao gồm:
– Muối:
Muối làm tăng khả năng thất thoát canxi qua đường nước tiểu. Điều này có thể gây bất lợi cho xương khớp của bạn, đặc biệt là khi bị thoái hóa cột sống cổ.
Do đó, nếu đang mắc căn bệnh này hãy cắt giảm lượng muối tiêu thụ và tập thói quen ăn nhạt. Những thức ăn chứa nhiều muối bạn nên tránh xa như đồ kho, cá muối, dưa muối, thịt xông khói, các loại mắm…
– Thịt có màu đỏ:
Mặc dù chứa nhiều chất đạm nhưng các loại thịt đỏ lại giàu chất béo bão hòa và a-xít uric. Những chất này gây tăng cân, làm cản trở đường lưu thông của mạch máu đến cột sống cổ. Nghiêm trọng hơn, chúng còn thúc đẩy phản ứng viêm tiến triển ở đốt sống bị thoái hóa.
Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt dê, thịt chó, thịt trâu…
– Thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng đồ ngọt:
Bánh, kẹo và các thức ăn chứa nhiều đường đều không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị thoái hóa đốt sống cổ. Đây là một trong những thủ phạm gây tăng cân hàng đầu. Việc dư thừa trọng lượng cơ thể sẽ làm gia tăng áp lực lên cột sống và đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.

thoái hóa đốt sống cổ kiêng ăn gì
Ăn nhiều đồ ngọt gây tăng cân, làm tăng phản ứng viêm ở người bị thoái hóa đốt sống cổ

Chưa dừng lại ở đó, đồ ngọt cũng được cho là tác nhân gây viêm hàng đầu trong cơ thể, không tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ.
– Thịt mỡ và các món chiên xào:
Thường xuyên ăn các thức ăn này không chỉ khiến bạn tăng cân mất kiểm soát mà còn làm tăng mỡ máu và khiến các mặt bao trong khớp bị viêm sưng. Tất cả đều gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Ngoài thịt mỡ và các món chiên xào, bạn cũng nên kiêng ăn các thực phẩm giàu chất béo gây tác hại tương tự như: Nội tạng động vật, thức ăn nhanh hay các món ăn vặt.
– Đồ hộp:
Thực phẩm đóng hộp bao gồm nhiều loại khác nhau như thịt, cá hay rau củ quả… Qua quá trình xử lý, chúng không còn giữ được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, một số sản phẩm còn chứa nhiều chất bảo quản và muối không tốt cho sức khỏe của người bị thoái hóa đốt sống cổ. Ngay cả người khỏe mạnh cũng không được khuyến khích ăn các thực phẩm này.
– Thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng thực phẩm chứa nhiều acid oxalic:
Acid oxalic tích tụ nhiều trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ bị viêm, phù nề, đau nhức ở người đang mắc chứng thoái hóa cột sống cổ. Nếu không muốn bệnh tiếp tục gây ra các triệu chứng khó chịu thì bạn nên tránh sử dụng các thực phẩm giàu axit oxalic trong thực đơn, bao gồm khế, măng tre, rau muống, cà chua, rau dền….
– Các chất kích thích:
Rượu, bia, cà phê, soda đều không tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ. Chúng có thể thúc đẩy phản ứng viêm cột sống cấp tính và khiến các ổ khớp bị phá hủy. Ngoài ra, bạn cũng nên từ bỏ hút thuốc lá bởi đây là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống.
Những thông tin trên là câu trả lời chi tiết cho thắc mắc “thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì”. Nên nhớ rằng dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa giúp bạn nâng cao sức khỏe của xương khớp và hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Vì vậy, hãy ghi chép lại những thông tin này và tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng nhằm xây dựng được một thực đơn hoàn chỉnh cho bạn.
Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Chỉ cần nhìn 8 dấu hiệu này của môi, bạn có thể tự "bắt bệnh" cực chính xác

Chỉ cần nhìn 8 dấu hiệu này của môi, bạn có thể tự "bắt bệnh" cực chính xác - 1

Môi là một vị trí nhạy cảm với hàng triệu đầu mút dây thần kinh, nên không có gì lạ lùng khi những dấu hiệu dưới đây của môi lại có thể giúp ta nhận biết được những vấn đề về sức khỏe.

1. Nứt nẻ ở mép môi

Khi nước bọt đọng lại ở khóe miệng, nó sẽ làm khô vùng da xung quanh đó, khiến da bị nứt nẻ. Khi khu vực đó thường xuyên được cung cấp ẩm và hơi ấm thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng. Và chính nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những vết nứt nẻ này. Nếu tình trạng đó tiếp diễn quá thường xuyên, hãy đi khám sớm.

2. Môi khô và nứt nẻ
Chỉ cần nhìn 8 dấu hiệu này của môi, bạn có thể tự "bắt bệnh" cực chính xác - 2
Đây có thể là biểu hiện của tình trạng cơ thể bị thiếu nước, đôi khi cũng có khả năng là do thời tiết hoặc căng thẳng gây ra. Trong trường hợp này, hãy bổ sung nước và sử dụng kem dưỡng ẩm cho môi. Một nguyên nhân khác nữa là do dị ứng, hãy chú ý hơn nếu như bạn có những biểu hiện điển hình của dị ứng như ngứa hay đau bụng.

3. U nhầy xuất hiện vùng môi
Chỉ cần nhìn 8 dấu hiệu này của môi, bạn có thể tự "bắt bệnh" cực chính xác - 3
U ở môi có thể đau và khó chịu, tuy nhiên, hầu hết trong số chúng đều vô hại và có thể biến mất mà không cần chữa trị. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do nhiễm virus, ví dụ như bệnh herpes, nên cần phải có phương án điều trị thích hợp. Đôi khi, phản ứng với thức ăn cũng có khả năng dẫn đến tình trạng trên.
4. Viền đỏ bao xung quanh môi
Chỉ cần nhìn 8 dấu hiệu này của môi, bạn có thể tự "bắt bệnh" cực chính xác - 4
Viêm da quanh miệng do liếm môi là nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng trên. Hành động liếm môi lặp đi lặp lại làm lớp dầu tự nhiên ở vùng da quanh môi biến mất, khiến vùng này bị đỏ lên và ngứa. Kem dưỡng ẩm và học cách loại bỏ thói quen liếm môi là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.

5. Môi trên xuất hiện nhiều nếp nhăn
Chỉ cần nhìn 8 dấu hiệu này của môi, bạn có thể tự "bắt bệnh" cực chính xác - 5
Nếu bạn phát hiện môi trên bắt đầu có nhiều nếp nhăn hơn bình thường thì có thể đó là do tác động của cả 2 mặt thể chất và cảm xúc. Hãy chú ý hơn tới những thói quen xấu, như dùng ống hút nhiều hay hút thuốc thường xuyên vì căng thẳng.

6. Môi bị nhợt nhạt
Chỉ cần nhìn 8 dấu hiệu này của môi, bạn có thể tự "bắt bệnh" cực chính xác - 6
Môi tím tái hoặc xanh nhợt có thể chỉ ra được rằng sự lưu thông oxy trong máu kém. Bạn có thể gặp các triệu chứng tương tự ở ngón tay và ngón chân. Môi trắng hoặc nhợt nhạt có khả năng là do thiếu máu, rất cần được chăm sóc y tế. Hoặc cũng có thể là vì lượng đường trong máu thấp, các vấn đề về tuần hoàn hoặc thiếu vitamin.

7. Môi bị sưng
Chỉ cần nhìn 8 dấu hiệu này của môi, bạn có thể tự "bắt bệnh" cực chính xác - 7
Sưng có thể là một dấu hiệu của dị ứng. Nếu khi dùng mĩ phẩm mà bạn thấy môi sưng to hơn bình thường thì hãy ngưng sử dụng những mĩ phẩm đó ngay lập tức. Trong trường hợp không thể kiểm soát được, hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay lập tức.

8. Xuất hiện vệt đen trên môi
Chỉ cần nhìn 8 dấu hiệu này của môi, bạn có thể tự "bắt bệnh" cực chính xác - 8

Với biểu hiện này thường có rất nhiều nguyên nhân và bạn không nên bỏ qua chúng. Tăng sắc tố là hiện tượng phổ biến, thường tạo ra các đốm màu nâu, bạn sẽ không chỉ thấy chúng xuất hiện ở môi mà cả má, mũi và trán.
Một tác nhân khác nữa đó là có thể bạn đã hấp thụ quá nhiều chất sắt từ thực phẩm ăn hằng ngày. Ngoài ra, dày sừng quang hóa do tác động từ ánh sáng mặt trời cũng có thể là nguyên nhân. Trong trường hợp này, bạn sẽ cảm nhận thấy chúng nhiều hơn là nhìn thấy chúng. Ngay khi nó được xem là dấu hiệu của tiền ung thư, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đông Y Gia Truyền Tấn Khang Xin chúc bạn sức khỏe.
Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

Bị thoái hóa đốt sống cổ có nên tập GYM?


thoái hóa đốt sống cổ có nên tập gym
Có nên chọn bộ môn GYM để luyện tập khi đang bị thoái hóa đốt sống cổ?

Tập Gym đem lại rất nhiều lợi ích, giúp xương khớp được chắc khỏe và linh hoạt hơn. 
Đây đồng thời là liệu pháp hữu hiệu giúp giảm cân và cải thiện vóc dáng. 
Nhưng nếu đang bị thoái hóa đốt sống cổ thì có nên tập GYM hay không? 
Đây chính là vấn đề mà rất nhiều người bệnh đang tìm kiếm câu trả lời.


Bị thoái hóa đốt sống cổ có nên tập GYM không?

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ đặc trưng bởi tình trạng đau nhức xuất hiện ở vùng cổ rồi lan dần xuống vùng vai gáy. Cơn đau thường trở nên dữ dội hơn khi có lực tác động đến các vị trí này. Cũng chính vì thế mà nhiều người bệnh quan ngại rằng việc tập Gym sẽ khiến cho triệu chứng nặng nề thêm.
Vậy liệu có nên tập Gym khi đang bị thoái hóa đốt sống cổ hay không? Nói về vấn đề này  Đông Y Gia truyền Tấn Khang cho biết:
“Tập luyện đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên đối với bộ môn Gym thì người bệnh cần hết sức thận trọng. Bởi đây là bộ môn vận động tương đối mạnh. Nếu rèn luyện không đúng cách, bạn rất dễ gặp rủi ro, nhất là khi xương khớp đang gặp vấn đề.
Bạn vẫn có thể chọn bộ môn Gym để tập luyện khi đang bị thoái hóa đốt sống cổ. Nhưng hãy lựa chọn những động tác Gym phù hợp. Cần tránh các bài tập tác dụng lực quá nhiều lên khi vực này. Điển hình như các bài tập xô vai, gánh tạ…
Tập Gym đúng cách sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc cải thiện triệu chứng mà bệnh gây ra. Luyện tập sẽ giúp cho các mô cơ và đốt sống được giãn ra. Từ đó có thể giải phóng các rễ dây thần kinh bị chèn ép và ức chế sự phát sinh của các cơn đau.
Ngoài ra, tập Gym đều đặn còn cải thiện được tuần hoàn máu trong cơ thể. Nhờ đó mà oxy và dinh dưỡng sẽ được cung cấp đầy đủ hơn giúp chữa lành tổn thương ở đốt sống. Gym còn là lựa chọn tốt cho những người gặp vấn đề về cân nặng. Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể cũng là cách để bạn làm giảm áp lực lên cột sống và các khớp xương.”

Lưu ý khi tập GYM nếu bị thoái hóa đốt sống cổ

Nếu lựa chọn bộ môn Gym để rèn luyện khi đang bị thoái hóa đốt sống cổ thì bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:

1. Khởi động trước tập

Đây là bước không thể bỏ qua trước khi thực hiện bất cứ một bài tập nào dù nặng hay nhẹ. Khởi động sẽ giúp làm nóng cơ thể, thư giãn khớp xương. 
Khi đang bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho việc khởi động vùng cổ vai gáy. Một số động tác đơn giản như cúi ngửa cổ, kéo cổ sang hai bên hay xoay cơ cổ… sẽ rất phù hợp với bạn lúc này.
Ngoài ra, động tác xoay khớp vai cũng nên được chú ý để làm giãn khớp vai và giúp vùng gáy được làm nóng. Hãy dành ít nhất là 10 phút cho bước khởi động trước khi đến với các động tác Gym.

2. Kỹ thuật tập luyện

Tập luyện đúng kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng dù cho xương khớp của bạn có gặp vấn đề hay không. Nhưng nếu bạn luyện tập không đúng kỹ thuật khi xương khớp đang tổn thương thì nguy cơ gặp phải rủi ro sẽ cao hơn. Điển hình nhất là vấn đề chấn thương sẽ rất dễ phát sinh.

thoái hóa đốt sống cổ có nên tập gym không
Cần luyện tập đúng kỹ thuật theo hướng dẫn từ huấn luyện viên để ngăn ngừa rủi ro phát sinh

Khi đang bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn tuyệt đối không sử dụng tạ nặng để tập luyện. Nhất là ở các bài tập tác dụng lực lên vùng cổ vai gáy. Đồng thời việc tập luyện phải được huấn luyện viêm giám sát kỹ lưỡng, nhất là khi bạn chưa quen với các bài tập.

3. Cường độ và thời gian tập

Đây cũng chính là vấn đề bạn cần quan tâm khi tập Gym nếu đang bị thoái hóa đốt sống cổ. Khi các đốt sống cổ bị thoái hóa thì khả năng chịu lực của vùng cổ cũng như khu vực vai gáy sẽ suy giảm. Đây là căn nguyên của các vấn đề phát sinh khi bạn tập Gym.
Chính vì thế, bạn cần bắt đầu các bài tập với cường độ chậm và tuyệt đối không tăng cường độ tập một cách đột ngột. Khi bệnh tình có tiến triển tốt bạn có thể nâng từ từ cường độ tập tùy thuộc vào khả năng của cơ thể. 
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên tập Gym khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày khi đang bị thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức kích hoạt thì bạn nên dừng lại ngay cả khi việc tập luyện chỉ mới bắt đầu. Bên cạnh đó khi chuyển từ động tác này sang động tác khác thì bạn có thể nghỉ khoảng 2 – 3 phút để xương khớp có thời gian thư giãn.

4. Giãn cơ sau khi tập

Việc giãn cơ sau khi tập cũng là bước quan trọng để giúp cột sống cổ được thư giãn tốt hơn. Bởi quá trình tập luyện sẽ tạo ra không ít áp lực cho các đốt sống. Bạn nên thả lỏng cơ thể và đi lại thoải mái trong phòng tập.
Khi đang bị thoái hóa đốt sống cổ thì có thể buông lỏng cơ cổ và thức hiện các động tác lắc đầu qua lại nhẹ nhàng. Giãn cơ sau khi tập còn đem lại tác dụng rất tốt trong việc kích thích tuần hoàn máu. Đồng thời, khi cơ bắp được giãn ra thì sẽ hạn chế đáng kể sự chèn ép lên các rễ dây thần kinh.
Mặc dù có thể lựa chọn bộ môn Gym để rèn luyện khi đang bị thoái hóa đốt sống cổ nhưng bạn vẫn cần chú ý. Tốt nhất, nên tham khảo người có chuyên môn để thiết lập lịch trình và kế hoạch tập luyện phù hợp. Tuyệt đối tránh việc tập luyện quá gắng sức hay sai cách bởi rất dễ phát sinh rủi ro.

Đông Y Gia truyền Tấn Khang chúc bạn sức khỏe.

Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Bằng Lá Lốt Có Hiệu Quả Như Tin Đồn?



Thoái hóa đốt sống cổ gây đau nhức, ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau nhức, ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt là phương pháp dân gian, được ông bà xưa sử dụng và lưu truyền đến ngày nay. Cách chữa này rất đơn giản, ít tốn kém và người bệnh có thể thực hiện tại nhà. Vậy chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt có thực sự mang lại hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Công dụng của lá lốt trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Lá lốt là một loại cây khá phổ biến ở nước ta, được biết đến như một loại thực phẩm và có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Cây lá lốt thường mọc ở những nơi bóng râm, ẩm ướt, thân cây cao khoảng 30 – 40 cm, nằm bò trên mặt đất và mọc thành cụm. Lá lốt có hình tim, mọc so le nhau, gân tỏa ra 5 đường, có mùi thơm, thường được sử dụng để chế biến nhiều loại món ăn.
Y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá lốt có chứa các tinh chất giúp kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm rất tốt. Trong Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, ấm có công dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí giúp giảm đau, tiêu sưng vô cùng hiểu quả. Thường được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh như giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, chân tay lạnh tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh.
Ngoài ra, lá lốt còn được sử dụng trong các bài thuốc điều trị các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đau nhức xương khớp,… rất hiệu quả và có nhiều ưu điểm như sau:
  • Lá lốt có nguồn gốc từ thiên nhiên, nếu sử dụng điều trị lâu dài sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
  • Bên trong lá lốt có các tinh chất có thể giảm đau tiêu sưng, kháng khuẩn, giảm viêm vùng bị thoái hóa.
  • Trong thực tế, nhiều trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ mức độ nhẹ sử dụng lá lốt điều trị đã mang lại hiệu quả.

Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý rất ít gặp, bệnh gây ra những cơn đau nhức vai gáy, vùng cổ khiến cho người bệnh gặp phải nhiều khó khăn. Nếu đã thực hiện điều trị ở nhiều nơi những bệnh vẫn không có dấu hiệu tiến triển tích cực, bạn có thể thử áp dụng phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt bạn có thể tham khảo.

1. Sử dụng lá lốt để sắc uống điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Sử dụng lá lốt kết hợp chung với một số loại thảo dược khác như đinh lăng, xấu hổ,… có tác dụng điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. 

Chữa thoái hóa đôt sống cổ bằng lá lốt, đinh lăng và cây xấu hổ
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt, đinh lăng và cây xấu hổ

Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: 
  • 50 gram thân và rễ lá lốt
  • 50 gram thân và rễ đinh lăng
  • 50 gram thân và lá xấu hổ
Cách thực hiện:
– Dùng tươi:
  • Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch, để ráo nước
  • Cho nguyên liệu vào ấm, đun với 1,5 lít nước
  • Đun sôi khoảng 3 – 5 phút, sau đó để nguội
  • Sử dụng thay thế nước uống hàng ngày
– Dùng khô: 
  • Người bệnh có thể chuẩn bị lượng lớn đinh lăng, lá lốt, cây xấu hổ  rửa sạch, phơi khô để có thể sử dụng nhiều lần.
  • Rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu trên đem phơi 3 nắng
  • Cho nguyên liệu vào ấm sắc giống như tươi
  • Kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần, các triệu chứng đau mỏi vai gáy sẽ giảm dần
Bài thuốc 2:

Sử dụng lá lốt kết hợp với các loại thảo dược khác giúp điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Sử dụng lá lốt kết hợp với các loại thảo dược khác giúp điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên liệu: 
  • Thân cây trinh nữ
  • Cây và rễ ngải cứu
  • Cây và rễ cỏ xước
  • Lá lốt
  • Gừng 
  • Cam thảo
Cách thực hiện:
  • Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch, thái nhỏ, sao lên rồi đem phơi khô
  • Sử dụng sắc uống như trà, có thể cho thêm cam thảo để giảm vị đắng và ngon hơn
  • Nên sử dụng để uống hàng ngày
  • Sau một tuần thực hiện, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện 

2. Sử dụng thuốc đắp lá lốt để điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Sử dụng lá lốt để làm thuốc đắp điều trị thoái hóa đốt sống cổ rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.

Sử dụng lá lốt làm thuốc đắp để điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Sử dụng lá lốt làm thuốc đắp để điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên liệu
  • 1 nắm lá lốt
  • 1 nắm lá ngải cứu
  • Một ít giấm
Cách thực hiện
  • Lá ngải cứu và lá lốt tươi đem rửa sạch, để ráo nước
  • Cho cả hai nguyên liệu trên vào bát to, đổ giấm trắng
  • Để tầm 15 phút, cho lên bếp đun 
  • Đảo đều tay cho đến khi lá chuyển sang màu tối, giấm ngấm đều thì ngưng
Cách sử dụng:
  • Cho thuốc ra một mảnh vải sạch
  • Thực hiện chườm lên vùng đốt sống cổ cho đến khi thuốc nguội hẳn
  • Nên kiên trì thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả điều trị tốt

3. Món ăn chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ từ lá lốt

Người bệnh có thể sử dụng lá lốt để chế biến thành các món ăn, sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày cũng có tác dụng điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ rất tốt.

Thọt bò xào lá lốt là món ăn giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Thọt bò xào lá lốt là món ăn giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên liệu:
  • 100 gram thịt bò
  • 70 gram lá lốt tuơi
  • Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
  • Thịt bò đem rửa sạch, thái mỏng, ướp với gia vị trong 10 phút
  • Lá lốt rửa sạch, cắt khúc
  • Cho dầu vào chảo nóng, phi tỏi cho thơm, cho thị bò vào đảo đều tay
  • Khi thịt bò tái thì cho lá lốt vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn thì tắt bếp
  • Sử dụng món ăn này 2 – 3 lần/tuần để mang lại hiệu quả điều trị tốt

Một số lưu ý khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Lá lốt có công dụng điều trị thoái hóa đốt sống cổ rất tốt, tuy nhiên trong quá trình thực hiện bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
  • Khi sử dụng các bài thuốc uống từ lá lốt, chỉ nên sử dụng uống trong ngày, không nên để qua đêm, thuốc sẽ không còn tác dụng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Các bài thuốc đắp từ lá lốt khi sao vàng nên chú ý nhiệt độ, tránh để nóng quá khi đắp lên da sẽ gây bỏng.
  • Nước uống lá lốt có vị đắng rất khó uống, khi sắc bạn có thể cho thêm một chút cam thảo vào giúp nước ngon hơn.
  • Trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Bạn nên kết hợp với chế độ sinh hoạt, luyện tập, ăn uống khoa học để quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt hơn.
Trên đây là cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt được rất nhiều người áp dụng, bạn có thể tham khảo và thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể mang lại hiệu quả ở mức độ bệnh nhẹ. Những trường hợp nặng tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và điều trị tích cực.

Bên cạnh các phương pháp trên bạn cũng nên tham khảo sản phẩm sau để thêm một phương pháp trị cho mình hiệu quả hơn.

Thông Tin về thuốc trị xương khớp Tấn Khang

Thành phần:
Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Công dụng:
Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Cách sử dụng:
Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút.
Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em.
Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.
Địa chỉ: Thôn Lương Trung, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định, Việt Nam.
Địa Chỉ phân phối: 68a, đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0344533134

Thuốc trị hôi nách Tấn Khang xin chúc bạn thành công

Chữa đau lưng bằng lá lốt – Mẹo dân gian mà cực hiệu quả


Chữa đau lưng bằng lá lốt
Lá lốt có tác dụng giúp làm giảm đau nhức xương khớp, đa lưng

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng và triệu chứng này hoàn toàn có thể cải thiện nếu người bệnh biết cách chăm sóc và điều trị đúng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể áp dụng cách chữa đau lưng bằng lá lốt ngay tại nhà để giảm thiểu tình trạng đau nhức.

Lá lốt – Vị thuốc tự nhiên có tác dụng chữa đau lưng

Ở Việt Nam, lá lốt là một trong những loại rau quen thuộc thường được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Ngoài mùi thơm làm tăng hương vị món ăn, lá lốt còn được sử dụng như vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp.


Theo Y học cổ truyền lá lốt có tính ấm, vị hơi cay, có công dụng sau:
  • Làm ấm bụng (ôn trung)
  • Trừ lạnh (tán hàn)
  • Giảm đau (chỉ thống)
  • Đưa khí đi xuống (hạ khí)
  • Chảy nước mũi tanh thối kéo dài (tỵ uyên)
  • Chữa đau chân, đau lưng (yêu cước thống)
Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này, dân gian thường sử dụng lá lốt để làm giảm đau nhức và chữa bệnh xương khớp, trong đó có bệnh đau lưng.

Hướng dẫn cách chữa đau lưng bằng lá lốt 

Để chữa bệnh đau lưng bằng lá lốt mang lại kết quả cao, người bệnh có thể áp dụng những cách sau đây.

1. Chữa đau lưng bằng lá lốt với bài thuốc đắp

Người bệnh có thể sử dụng lá lốt đơn thuần để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để tăng tác dụng điều trị cũng như tính hiệu quả, bệnh nhân nên phối trộn lá lốt với các vị thuốc, thảo dược hoặc nguyên liệu khác để thúc đẩy, làm xoa dịu và đẩy lùi cơn đau nhức ở lưng.
+ Nguyên liệu:
  • Lá lốt tươi: 200 gram
  • Muối hột: 400 gram
  • 1 miếng vải đã được vệ sinh sạch sẽ
+ Cách làm:
  • Lá lốt đem rửa sạch và giã nát
  • Sau đó, cho lá lốt lên chảo nóng và thêm muối, rang đến khi nóng
+ Cách dùng:
Cho hỗn hợp trên vào miếng vải và bọc lại đắp lên vùng lưng bị đau. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, kiên trì áp dụng cách chữa đau lưng bằng lá lốt này trong vòng 1 tuần, giúp giảm đau nhức do vận động nặng hoặc do bệnh xương khớp gây ra. Đồng thời, hơi nóng từ hỗn hợp thuốc giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp máu vận chuyển đến nuôi dưỡng xương khớp tốt hơn, tăng cường khả năng phục hồi bệnh. Bên cạnh đó, đây cũng là cách giúp cột sống trở nên thoải mái, thư giãn.

Cách chữa đau lưng bằng lá lốt
Chữa đau lưng bằng lá lốt với bài thuốc đắp hiệu quả

2. Chữa bệnh đau lưng bằng lá lốt với bài thuốc thoa và xoa bóp

Xoa bóp cũng là cách tác động lên hệ thống xương khớp, cơ bắp và dây chằng từ bên ngoài, giúp các khớp xương thư giãn và thả lỏng. Từ đó làm giảm áp lực lên cột sống, giúp giảm đau nhức ở lưng. 
+ Nguyên liệu:
  • Rễ cây lá lốt khô: 200 gram
  • Rượu gạo: 1,5 lít
  • 1 bình thủy tinh có nắp đậy
+ Cách thực hiện:
  • Rửa sạch rễ cây lá lốt khô, thái mỏng (có thể để nguyên đều được)
  • Sau đó, cho rễ vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu, đậy nắp và bảo quản ở nơi khô thoáng và không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào
+ Cách dùng:
Sau khoảng 1 tháng ngâm, người bệnh có thể lấy ra dùng. Sử dụng một ít rượu thuốc thoa đều lên vùng lưng bị đau nhức và tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng để làm tan đi cơn đau nhức.
⇒ Lưu ý: Trên thực tế, phương pháp chữa đau lưng bằng lá lốt ngâm rượu chỉ thực sự mang lại kết quả giảm đau ở những đối tượng đau lưng nhẹ. Do đó, trường hợp bị nặng, thuốc không đáp ứng điều trị. Do đó, người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng. Chưa kể đến, bài thuốc điều trị này cũng chống chỉ định dùng ở những bệnh nhân có làn da quá mỏng,  yếu hoặc da bị lở loét hay đang mắc bệnh da liễu. Nguyên nhân là do rượu nóng có thể gây ảnh hưởng đến da và khiến các bệnh ngoài da tiến triển theo chiều hướng xấu.

3. Chữa đau lưng bằng lá lốt với bài thuốc uống

Bên cạnh các bài thuốc tác động bên ngoài, người bệnh cũng có thể kết hợp các bài thuốc chữa đau lưng bằng lá lốt từ bên trong để làm tăng tính hiệu quả chữa trị.
+ Nguyên liệu:
  • Lá lốt tươi: 5 gram
  • Nước: 2 bát

Chữa bệnh đau lưng bằng bài lá lốt
Có thể giảm đau lưng bằng sắc thuốc lá lốt uống

+ Cách làm:
  • Lá lốt sau khi rửa sạch và vò nát
  • Sau đó cho vào ấm đun sôi cho đến khi cạn còn 1 chén, tắt bếp và lọc lấy thuốc
+ Cách dùng: 
Chia thuốc ra làm 2 và uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong khoảng 10 ngày liên tục giúp làm dịu và đầy lùi triệu chứng đau nhức.
Phương pháp chữa đau lưng bằng bài thuốc uống từ lá lốt phù hợp với mọi đối tượng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên uống đúng liều lượng và đúng cách, tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Ngoài các bài thuốc chữa đau lưng bằng lá lốt nêu trên, bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng cách chế biến món ăn. Một số món ăn chế biến từ lá lốt có thể kể tên như bò xào lá lốt, canh lá lốt, chả lá lốt, lá lốt nướng trứng,… và nhiều món ăn phối hợp với nhiều nguyên liệu và kiểu chế biến hấp dẫn khác.

Một số lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa đau lưng

Lá lốt là nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng hoặc dùng quá liều lượng cho phép mỗi ngày, chúng có thể tích tụ trong cơ thể và gây độc. Vì vậy, trong quá trình dùng vị thuốc tự nhiên này để điều trị bệnh, người bệnh chỉ nên sử dụng từ 50 – 100 gram/ ngày.
Ngoài ra, không phải ai cũng có thể dùng được lá lốt. Do đó, những đối tượng như người bị nhiệt, táo bón, nóng người,… không nên sử dụng lá lốt để chữa đau lưng. Bởi chúng có thể gây lợi hàm sưng đỏ, môi lưỡi khô hoặc khát nước bất thường.
Ngoài ra, sử dụng lá lốt trong thời gian dài cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày. Mặt khác, một số đối tượng dị ứng lá lốt nếu sử dụng có thể gây kích ứng dẫn đến tình trạng ngứa. Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà triệu chứng dị ứng có thể diễn ra ở mức độ nặng hay nhẹ.
Trên thực tế, các cách chữa bệnh từ nguyên liệu tự nhiên này thường mang lại kết quả điều trị chậm. Quan trọng hơn, thuốc không giúp kiểm soát hoặc khắc phục tình trạng đau nhức lưng ở mức độ nặng. Do đó, nếu thấy đau lưng kéo dài với triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và thiết lập biện pháp điều trị thích hợp.

Ngoài phương pháp trên banij cũng có thể tham khảo sản phẩm sau:

Thông Tin về thuốc trị xương khớp Tấn Khang

Thành phần:
Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Công dụng:
Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Cách sử dụng:
Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút.
Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em.
Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.
Địa chỉ: Thôn Lương Trung, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định, Việt Nam.
Địa Chỉ phân phối: 68a, đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0344533134

Đông y gia truyền Tấn Khang chúc bạn thành công.
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020