Browsing "Older Posts"

Quả đậu bắp có công dụng gì? Trong chữa bệnh khớp và có hiệu quả không?

 Quả đậu bắp có công dụng gì?  Trong chữa bệnh khớp và có hiệu quả không?

https://www.youtube.com/watch?v=7XvCtG3sPUQ


Quả đậu bắp chữa bệnh khớp có hiệu quả không?

Quả đậu bắp chữa bệnh khớp có hiệu quả không? Đây là một trong những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm nhưng vẫn còn khá e ngại và không tin quả đậu bắp có công dụng có thể chữa được bệnh khớp. Vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi này. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin để có lời giải đáp thích đáng nhất.

LỢI ÍCH CỦA CÂY ĐẬU BẮP ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Theo các chuyên gia cho biết: Trong thành phần của quả đậu bắp có chứa rất nhiều các chất như Pectin, sắt, chất nhầy, canxi và một số loại vitamin như A, B1, B2, C và Niacin. Trong phần hạt của quả đậu bắp có chứa chất béo Panmitin và stearin.

Lợi ích của cây đậu bắp đối với sức khỏe

Ngoài ra chất nhầy của quả đậu bắp chính là chất xơ dạng hòa tan, còn phần thân là chất xơ không hòa tan. Vì vậy toàn bộ thành phần của quả đậu bắp có chứa chất xơ nên có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng, giúp cơ thể lợi tiểu, rất tốt cho người bệnh dạ dày – tá tràng,…

  • Việc bạn sử dụng quả đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch và có thể giúp phòng tránh các bệnh ung thư vì chất xơ có trong quả đậu bắp có thể giúp cơ thể làm chậm quá trình hấp thu đường vào trong máu. Ngoài ra chất Pectin có trong đậu bắp có khả năng kiểm soát lượng Lipid và giảm cholesterol trong máu.
  • Ngoài ra trong thành phần của quả đậu bắp có chứa hàm lượng lớn Axit folic giúp cơ thể có thể phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và phòng dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Một số chất có trong hạt đậu bắp có tác dụng chống co thắt, trợ tim, giảm đau khi cơ thể mắc phải nhiễm trùng đường tiểu hay sỏi đường tiết niệu.

Đây là một số những lợi ích của quả đậu bắp với sức khỏe. Vấn đề chính trong bài viết này là trả lời câu hỏi quả đậu bắp chữa bệnh khớp có hiệu quả không? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu nội dung phía dưới.

QUẢ ĐẬU BẮP CHỮA BỆNH KHỚP ĐƯỢC KHÔNG?

Theo các bác sĩ cho biết, hiện nay có rất nhiều người bệnh sử dụng quả đậu bắp trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, giúp cho xương khớp hoạt động một cách trơn tru và giảm tình trạng khô khớp. Tuy nhiên thì điều này vẫn chưa được chứng minh là mang lại được hiệu quả như những lời đồn.

Thực tế thì trong quả đậu bắp có chứa rất nhiều axit folic, canxi và vitamin K có thể giúp hỗ trợ và giúp xương chắc khỏe hơn, phòng ngừa một số bệnh lý về xương khớp như loãng xương, mất xương chứ không có tác dụng tái tạo lại các lớp sụn hoặc tiết chất nhầy ở các khớp để có thể giúp bôi trơn.

Cho nên khi bạn ăn nhiều quả đậu bắp cũng không giúp chữa bệnh khớp được nhưng nó có thể giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về xương khớp và giúp cải thiện tình trạng bệnh theo những chiều hướng tích cực nhờ những dưỡng chất có trong nó. Vậy quả đậu bắp chữa bệnh khớp có hiệu quả không? Chúng tôi xin trả lời đậu bắp không thể chữa khỏi được các bệnh khớp, nhưng nó có thể hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh rất hiệu quả.

CÁCH SỬ DỤNG ĐẬU BẮP HỖ TRỢ CHỮA BỆNH KHỚP

Cách sử dụng đậu bắp hỗ trợ chữa bệnh khớp

Để có thể sử dụng đậu bắp hỗ trợ điều trị bệnh khớp đạt hiệu quả cap, bạn cần phải chế biến sao cho vẫn có thể giữ lại được tối đa các chất dinh dưỡng có chứa trong quả đậu bắp. Bạn có thể thực hiện theo một số cách làm sau đây:

Mỗi lần dùng bạn cần có ít nhất là 10 quả đậu bắp cho 1 lần chế biến. Sau khi đem đi rửa sạch bạn cắt bỏ 2 đầu, cắt thành các lát dài và mỏng để lượng chất nhờn trong quả tiết ra tốt đa, rồi bạn cho đậu bắp cùng với nước đặt lên bếp luộc để lấy nước uống.

Bạn uống nước đậu bắp đều đặn mỗi ngày trong khoảng thời gian khoảng 1 – 2 tháng, sau đó nghỉ khoảng 1 tháng rồi sử dụng tiếp. Bạn nên uống nước đậu bắp vào ban ngày để tránh gặp phải tình trạng tiêu đêm. Khi sử dụng một thời gian thấy cơ thể bạn có dấu hiệu khỏe mạnh dần lên thì bạn có thể duy trì sử dụng mỗi tuần 1 lần để tăng cường sức khỏe để hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng như sưng đau, viêm, các vấn đề liên quan tới xương khớp và về đường tiêu hóa,…

SỬ DỤNG ĐẬU BẮP HỖ TRỢ CHỮA BỆNH KHỚP VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

Sử dụng đậu bắp chữa bệnh khớp bạn cần chú ý vì trong quả đậu bắp có chứa rất nhiều chất nhầy và chất xơ nên bạn cần phải tránh dùng cùng lúc với bất kì các loại thuốc khác để tránh tình trạng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Có thể ăn hoặc uống nước quả đậu bắp trước hoặc sau khi uống thuốc 30 phút.

Nếu bạn sử dụng nước quả đậu bắp với hàm lượng nhiều thì tốt nhất nên dùng sau khi uống các loại thuốc khác ít nhất là 1 – 2 giờ để cho thuốc có đủ thời gian để ngấm vào cơ thể.  

Người bệnh khớp nên ăn uống đa dạng và đủ chất để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết có trong các loại rau củ quả, cá, dầu oliu, hạt óc chó. Nên ăn nhiều những loại thực phẩm có chứa hàm lượng Omega – 3 cao và một số những khoáng chất, canxi như sữa, phô mai, các loại rau xanh,…

Khi sử dụng quả đậu bắp chữa bệnh khớp cần chú ý chọn mua những quả đậu bắp vừa phải, không bị thâm cuống, bề mặt quả mịn màng với màu xanh thẫm. Đậu bắp có tính mát nên những ai hay bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy thì không nên sử dụng.

Khi sử dụng để nấu không nên nấu đậu bắp quá chín mà nên nấu ở nhiệt độ vừa phải để có thể bảo toàn được dưỡng chất.

Việc sử dụng quả đậu bắp chữa bệnh khớp có hiệu quả không? Câu hỏi đã được chúng tôi trả lời trong bài viết này. Quả đậu bắp không thể chữa hoàn toàn bệnh khớp nhưng nó có tác dụng rất tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Bạn có thể sử dụng đậu bắp để chế biến thành các món ăn trong thực đơn hằng ngày của bạn để giúp cho sức khỏe của bạn được tốt hơn.

Lưu Ý:

Đậu bắp chữa khỏi bệnh khớp khi kết hợp cùng thuốc trị xương khớp Tấn Khang sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Lương y: Đinh Bá Tường

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

Cây Bạc Thau bậc thầy trong chữa trị bệnh mề đay rôm sảy

 

Cây Bạc Thau bậc thầy trong chữa trị bệnh mề đay rôm sảy


Bạc thau hay thảo bạc là thảo dược quý trong y học cổ truyền được dùng để thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, tiêu đờm, nhuận phế, chữa ho, khu phong trừ thấp, điều kinh. Tùy vào mỗi trường hợp, tình trạng sức khỏe và bệnh lý mà có cách sử dụng cây bạc thau sao cho phù hợp.

Bạc thau hay thảo bạc có tên khoa học là Argyreia acuta Lour
Bạc thau hay thảo bạc có tên khoa học là Argyreia acuta Lour

Tên khác: Bạc sau, bạch hoa đằng, chấp miên, thảo bạc, lý lớn

Tên khoa học: Argyreia acuta Lour

Họ: thuộc chi Convolvulaceae, họ khoai lang hay bìm bịp.

Bộ phận dùng: Lá cây

Mô tả dược liệu

Bạc thau là cây thuốc được ghi trong các sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi và cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của tập thể các Giáo sư, tiến sĩ Viện Dược liệu. 

Đặc điểm thực vật

Bạc thau có những đặc điểm sau đây:

  • Tổng thể: Là loại dây leo bò hoặc cuốn, thân có lông tơ màu trắng bạc, vỏ thân màu nâu.
  • Lá: Lá nguyên, mọc so le, phiến lá có hình trái xoan hoặc bầu dục, đầu nhọn dài 5 – 11cm, rộng 5 – 8 cm; mặt trên nhẵn màu xanh thẫm, mặc dưới có lông màu ánh bạc. 
  • Cuống lá: Có lông mịn màu trắng nhạt, dài 1,5 – 6 cm. 
  • Hoa: Mọc thành cụm, cụm hoa hình tán mọc ở kẽ lá đầu cành, đài hoa hình chén có lông màu ánh bạc. Hoa trắng, mặt trong hoa cũng có lông mịn.
  • Quả: Quả mọng chín có màu đỏ, hình cầu, đường kính 8mm, được bao bọc bởi lá dài có mặt trong màu đỏ, chứa 2 – 4 hạt màu nâu.

Phân bố, thu hái

Phân bố: Bạc thau mọc dại ở các tỉnh phía Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra, mọc ở các bờ bụi, đặc biệt là trên các triền đồi núi đá vôi. Ngoài ra, còn thấy ở Hoa Nam Trung Thuốc.

Thu hái: Quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học

Hiện nay, vẫn chưa thấy có nghiên cứu nào về thành phần hóa học của dược liệu này.

Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Các loại bạc thau khác

Bạc thau tím
Bạc thau tím

Ngoài loại bạc thau được dùng làm thuốc trên, có nhiều loại bạc thau khác như:

  • Bạc thau hoa đầu (Argyreia capitata Lour): Mọc ở các tỉnh phía bắc và phía Nam như Thái Nguyên, Hòa Bình, Đồng Nai, Khánh Hòa.
  • Bạc thau Malabar (Argyreia malabarica Choisy): Mới chỉ thấy ở Kon Tum.
  • Bạc thau tím (Argyreia nervosa (Burm.F.) Bojer:  Có nguồn gốc Ấn Độ
  • Bạc thau xám tro (Argyreia osyrenssis (Roth.) Choisy: Có ở Kon Tum, Đăk Lăk. 
  • Bạc thau lá tù (Argyreia obtusifolia Lour.): Có ở Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, được dùng chữa cảm cúm.

Vị thuốc bạc thau

Thông thường, chỉ có lá bạc thau được dùng làm thuốc, các đặc điểm của vị thuốc này như sau:

   Tính vị:

Vị đắng, cay, hơi chua, tính mát.

   Tác dụng:

Thanh nhiệt, lợi tiểu, điều kinh, thư cân hoạt lạc, chỉ huyết, nhuận phế, tiêu đờm, làm hết ho. 

   Chủ trị:

Chữa bí tiểu tiện, tiểu ít tiểu buốt, nước tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, ho, sốt rét, viêm phế quản cấp và mãn tính. 

   Công dụng:

  • Trong dân gian, thường được dùng chữa rong kinh, rong huyết, gãy xương, bong gân
  • Ở Vân Nam thường được dùng làm thuốc thu liễm, trừ ho, chữa sa tử cung, ho suyễn, ho nóng, thoát giang.
  • Ở Quảng Tây được dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương.

   Liều lượng:

Ngày dùng 20 – 40g ở dạng tươi và 6 – 20g ở dạng khô dạng thuốc sắc. Nếu dùng ngoài da thì không kể liều lượng.

Bài thuốc chữa bệnh với bạc thau

Bạc thau được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Cụ thể:

Bài thuốc chữa rong kinh, rong huyết

Nếu bạn đang thắc mắc cây bạc thau có tác dụng gì thì câu trả lời là tác dụng đầu tiên của loại thảo dược này là chữa rong kinh rong huyết, khí hư, kinh nguyệt không đều. Thường được áp dụng là:

  • Chữa khí hư, kinh nguyệt không đều: 10g lá bạc thau, 10g rễ xích đồng nam, 10g vỏ thân mía tía, 10g rễ cỏ tranh, 8g rễ móc diều, 8g có hàn the, 8g lá huyết dụ phơi khô, sắc uống mỗi ngày.
  • Chữa rong kinh rong huyết: Lấy 30 – 40g lá bạc thau tươi, rửa sạch, giã nát thêm ít nước sôi để nguội, vắt lấy phần nước để uống phần bã thì đắp lên đỉnh đầu. Ngoài ra, có thể dùng 20g bạc thau, 20g ngải cứu, 20g lá bạch đầu ông sắc với nước để uống.
  • Chữa băng huyết: Lấy 10g lá bạc thau, 16g ngổ trâu, sao vàng, sắc uống trong ngày. Uống liên tục trong 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả.
  • Chữa bạch đới, khí hư ra nhiều do tỳ hư, can uất: Lấy 30g lá bạc thau, 30g lá bấn giã vắt lấy nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh ngoài da

Bạc thau cũng thường được dân gian sử dụng để chữa các bệnh như mụn nhọt, lở loét, sưng tấy, ứ huyết. Cách chữa như sau:

  • Chữa mụn nhọt, lở loét: 30g lá bạc thay, 20g lá xuyên tiêu, 20g lá trầu không, 5g thuốc lào giã nát, đảo trên chảo cho nóng, đắp vào chỗ bị mụn nhọt hoặc lở loét rồi băng lại. Ngoài ra, có thể dùng lá bạc thau khô, giã nhỏ, rây mịn rắc chỗ lở loét, mỗi ngày dùng 1 lần sẽ thấy hiệu quả. 
  • Chữa sưng tấy, ứ huyết: Lấy 10g lá bạc thau, 10g quýt rừng sắc uống. Hoặc lấy 30g lá bạc thau tươi, 30g lá xuyên tiêu, 30g lá dây đòn gánh giã nát, cho vào chảo, đảo nóng với ít rượu, đắp lên chỗ sưng 1 lần/ngày.
  • Chữa lở ngứa, rôm sảy, ghẻ lở: Lấy lá bạc thau nấu với nước để tắm, rửa mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng ghẻ lở, lở ngứa.  

Bài thuốc bạc thau chữa ho ở trẻ em

Bạch thau có tác dụng hỗ trợ điều trị ho ở trẻ nhỏ
Bạch thau có tác dụng hỗ trợ điều trị ho ở trẻ nhỏ

Có thể dùng lá bạc thau để chữa ho cho trẻ em bằng cách:

  • Nguyên liệu: 6 – 8g lá bạc thau, 6 – 8g lá me chua, 6 – 8g lá xương xông
  • Lấy tất cả giã nát, vắt lấy nước
  • Để dễ uống, có thể cho thêm một tí đường.

Trên đây là một số thông tin về cây thuốc bạc thau và công dụng cũng như cách sử dụng. Bạc thau thực sự là vị thuốc nam quý, mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho người bệnh. Tuy nhiên vì là cây thuốc nam, bạc thau mang đến tác dụng điều trị chậm do đó khi sử dụng người bệnh cần kiên trì. Đặc biệt, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tư vấn của thầy thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn.

Nguồn: Đông Y Gia Truyền Tấn Khang


Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

Trị dứt điểm bệnh đau nhức xương khớp nhờ nắm lá thảo dược này.

  Trị dứt điểm bệnh đau nhức xương khớp nhờ nắm lá thảo dược này.

https://www.youtube.com/watch?v=_GNMV5DZ1mU

Cây Ngũ trảo hay còn gọi là cây Ngũ trảo hay Mẫu kinh là vị thuốc mùi thơm, tính ấm thường được sử dụng để thanh nhiệt, hỗ trợ lưu thông mạch máu, kích thích tiêu hóa và giúp hạ sốt.














https://www.youtube.com/watch?v=_GNMV5DZ1mU

Cây Ngũ trảo hay còn gọi là cây Ngũ trảo hay Mẫu kinh là vị thuốc mùi thơm, tính ấm thường được sử dụng để thanh nhiệt, hỗ trợ lưu thông mạch máu, kích thích tiêu hóa và giúp hạ sốt.

hình ảnh cây ngũ trảo
Hình ảnh cây Ngũ trảo
  • Tên gọi khác: Ngũ trảo, Chân chim, Mẫu kinh, Hoàng kinh, Ngũ trảo phong, Ô liên mẫu
  • Tên khoa học: Vitex negando L
  • Họ: Cỏ roi ngựa – Verbenaceae

Mô tả dược liệu Ngũ trảo

1. Đặc điểm sinh thái

Ngũ trảo là dạng cây thân gỗ nhỏ, có thể cao từ 3 – 5 m, thân nhẵn hoặc có ít lông. Thân cây hình trụ, cành non hình vuông, có khía, màu xám hoặc màu xám nâu.

Lá cây hình chân chim, tổng thể lá giống như 5 cái móng chim nên được gọi là Ngũ trảo. Lá mọc đối, kép, chân vịt có 5 lá chét hình trái xoan. Lá dài khoảng 5 – 8 cm, rộng khoảng 3 – 4 cm, gốc lá tròn, đầu nhọn, mép ở đầu lá có răng cưa, mặt trên màu xanh lục sẫm, mặt dưới phủ một lớp lông mịn màu trắng bạc.

Hoa Ngũ trảo mọc ở đầu cành, màu tím nhạt hoặc màu tím lam, mùa hoa vào tháng 11. Mặt ngoài hoa có phủ một lớp lông màu xám trắng hoặc xám nâu.

Quả Ngũ trảo là dạng quả mọng có màu vàng đen hoặc đen, đỉnh quả thường lõm, có đài bao bọc, bên trong chứa 4 hạt. Mùa quả từ từ tháng 5 – 7.

2. Bộ phận sử dụng dược liệu

Quả Ngũ trảo được ứng dụng làm dược liệu, Đông y thường gọi là Hoàng kinh tử. Lá và rễ cũng được sử dụng trong một số bài thuốc.

3. Phân bố

Ngũ trảo được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Malaysia, Lào và Việt Nam.

Ở Việt Nam, Ngũ trảo mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào vì cành lá đẹp, có mùi thơm và có thể ứng dụng làm thuốc. Một số thường tìm thấy Ngũ trảo bao gồm Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Tây, Hà Nội, Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, khu vực Sông Bé, Tiền Giang, Kiên Giang.

4. Thu hái – Chế biến

Lá, rễ và vỏ Ngũ trảo có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc khô đều được. Quả và hạt thu hái vào mùa hè, phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng dần.

5. Bảo quản dược liệu

Bảo quản Ngũ trảo đã sơ chế ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh độ ẩm cao và nơi nhiều côn trùng, mối mọt.

6. Thành phần hóa học

Lá Ngũ trảo tươi chứa 0.05% tinh dầu. Lá khô chứa một lượng Alcaloid vừa phải, khi phân tách thì được Alcaloid Nishindin.

Rễ cây chứa Alcaloid, tinh bột, crôm và nhựa.

Vỏ quả chứa Cayratinin, Delphilipin3- Coumaroyl- Sophorosid-5-Monoglucosid.

Vị thuốc Ngũ trảo

ngũ trảo có tác dụng gì
Hình ảnh lá Ngũ trảo

1. Tính vị

Lá vị cay, đắng the, tính bình, mùi thơm đặc trưng.

Quả vị đắng, cay, tính ấm.

Rễ bổ, tính mát.

2. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Chống viêm, chữa sưng tuyến vú.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
  • Điều trị viêm đường tiết niệu, có máu trong nước tiểu.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch và hen suyễn.
  • Chữa mụn nhọt.
  • Hỗ trợ chống sưng tấy khớp.
  • Điều trị viêm họng, ghẻ lở, viêm thận, phù thũng.

Theo y học cổ truyền:

  • Giải biểu, hóa thấp, lợi tiểu, chống ngứa.
  • Điều hòa kinh nguyệt.
  • Trừ phong, hành khí, tiêu đờm.
  • Giảm đau.
  • Trừ giun.
  • Hạ nhiệt, long đờm.
  • Kích thích hệ thống tiêu hóa.

3. Cách dùng – Liều lượng

Ngũ trảo có thể dùng uống trong, thoa ngoài hoặc nấu thành nước để ngâm rửa khu vực bệnh.

Liều lượng khuyến cáo:

  • Dùng sắc uống: Hạt 2 – 4 g, rễ, lá, vỏ thân cây 30 g
  • Dùng thoa ngoài: Không kể liều lượng.

Bài thuốc sử dụng Ngũ trảo

cây ngũ trảo chữa bệnh
Ngũ trảo thường được sử dụng để hóa thấp, lợi tiểu, chống ngứa

1. Phòng ngừa viêm ruột, sốt rét, trúng độc

Dùng lá Ngũ trảo non thu hái vào đầu mùa hạ, phơi âm can đến khi khô. Mỗi lần dùng 5 – 10 g, hãm nước sôi, dùng uống như trà.

2. Điều trị cảm mạo, phong hàn

Sử dụng 30 g lá Ngũ trảo, hành tăm 6 g, Gừng tươi 6 g, sắc thành thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Mỗi ngày uống 1 thang liên tục trong 1 – 3 ngày.

3. Chữa lỵ trực khuẩn, bệnh viêm ruột, hỗ trợ tiêu hóa kém

Sử dụng quả (hạt) Ngũ trảo 500 g, men rượu 30 g, mang đi sao vàng, tán thành bột mịn, sau đó cho thêm 250 g đường kính trộn đều. Mỗi lần dùng uống 6 g, mỗi ngày uống 3 – 4 lần, liên tục trong 3 – 5 ngày.

4. Chữa vết thương do bỏng lửa nhẹ

Sử dụng cành Ngũ trảo băm nhỏ, sao cháy tồn tính, tán thành bột mịn, sau trộn đều với dầu mè hay dầu sở. Dùng bôi lên vết thương, mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi vết thương lành hẳn.

5. Chữa cảm lạnh đau dạ dày hoặc cảm nắng đau bụng

Dùng 15 g lá Ngũ trảo tươi, 10 g đọt non Nghể nhẵn, sắc thành thuốc, dùng uống.

Ngoài ra có thể sử dụng quả Ngũ trảo tán thành bột. Mỗi ngày dùng uống 6 g.

6. Chữa mề đay mẩn ngứa, ngứa ngoài da

Sử dụng lá Ngũ trảo tươi nấu nước, dùng ngâm, tắm vùng da bệnh.

7. Điều trị hen suyễn do nhiễm lạnh

Dùng quả Ngũ trảo tươi sấy khô, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 6 g, ngày uống 3 lần.

8. Điều trị bệnh giun chỉ

Sử dụng 30 g rễ Ngũ trảo, thái thành phiến mỏng, tẩm rượu, sao vàng, sắc thành nước uống trước bữa ăn chiều.

9. Chữa rắn độc cắn, toàn thân phù mọng nước

Sử dụng một lượng vừa đủ lá Ngũ trảo non, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt thoa vào phần mọng nước. Phần bã lá đắp lên vết rắn cắn để hút nọc độc. Sau đó đưa người bệnh đến bệnh viện để kiểm tra.

10. Chữa trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày

Sử dụng 60 g rễ Ngũ trảo, 30 g Tiên hạc thảo và 1 con gà mái. Gà mái làm sạch, bỏ đầu, chân và nội tạng. Sau đó cho dược liệu vào phần bụng của gà, hấp cách thủy đến khi gà chín thì bỏ bã thuốc và chia thành nhiều lần dùng ăn trong ngày.

11. Chữa viêm phế quản mạn tính

Sử dụng 15 g quả Ngũ trảo, 10 g Lá nhót, 15 g Bồ công anh, 6 g Trần bì sắc thành thuốc, dùng uống 2 lần mỗi ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang liên tục trong 5 – 7 ngày.

12. Chữa trẻ em nhiều đàm dãi tắc đường thở, kinh phong

Sử dụng nước cốt lá Ngũ trảo và nước cốt măng tre tươi, mỗi vị 50 ml hòa cùng 3 – 5 giọt gừng tươi, thêm nước sôi để nguội, cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày.

13. Chữa viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, tiêu chảy, nôn mửa

Sử dụng lá Ngũ trảo, Chế bán hạ, Hoắc hương, Nghể nhẵn, mỗi vị đều 20 g, sắc thành thuốc dùng uống 2 lần trong ngày.

14. Chữa đau bụng kinh ở phụ nữ

Sử dụng 16 – 40 g lá Ngũ trảo nấu cùng 500 ml nước, đến khi cạn còn 200 ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 10 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt.

15. Trị cảm mạo, nhức đầu, sổ mũi, sốt cao

Dùng lá Ngũ trảo 100 g, 40 g lá Cam, lá Bưởi, lá Chanh, lá Sả, Ngải cứu, mỗi vị 20 g, nâu cùng 5 lít nước, dùng xông hơi.

16. Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng

Sử dụng 12 g vỏ cây Ngũ trảo, rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ, sắc thành thuốc, uống khi còn nóng và trước bữa ăn 30 phút.

17. Chữa đau lưng do gai cột sống

Dùng lá Ngũ trảo, lá cây Đại tướng quân và Bồ công anh, phân lượng bằng nhau, mang đi giã nát với một ít muối. Sau đó trộn với rượu trắng (khoảng 40 độ) rồi xào nóng lên, dùng đắp vào vị trí cột sống bị đau.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Ngũ trảo

Người suy nhược, cơ thể gầy yếu, táo bón kinh niên không được sử dụng dược liệu Ngũ trảo.

Theo Đông y, Ngũ trảo có mùi thơm, tính bình thường được sử dụng để hóa thấp, lợi tiểu, chống ngứa và điều hòa kinh nguyệt. Dược liệu không chứa độc và an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc về liều lượng và cách sử dụng cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất.

https://sites.google.com/site/matnathaomoctankhang

Nguồn: Đông y gia truyền Tấn Khang

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020