Browsing "Older Posts"

Đau lưng dưới gần mông (trái hoặc phải) là bệnh gì và cách trị



Đau lưng dưới gần mông có thể do nhiều nguyên nhân
Đau lưng dưới gần mông có thể do nhiều nguyên nhân

Tình trạng đau lưng dưới gần mông có thể do tác nhân cơ học hoặc là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang đang mắc phải một số bệnh lý cần được thăm khám và điều trị. Theo thống kê, có đến 75% các trường hợp đau lưng dưới có liên quan đến các bệnh lý.


Nguyên nhân đau lưng dưới gần mông

Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này có thể kể đến như:
  • Do tính chất công việc
Bệnh thường xuất hiện ở người hay mang vác vật nặng, hay thực hiện các động tác cúi ngửa hoặc đứng quá lâu làm cột sống chịu nhiều áp lực gây đau lưng. 
  • Do thói quen sinh hoạt
Lười vận động, ngồi sai tư thế, ngồi làm việc quá lâu hoặc lạm dụng thuốc lá, rượu bia cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng dưới ở nhiều người. 
  • Chấn thương
Tai nạn giao thông, chơi thể thao, va chạm, ngã cầu thang… tác động mạnh khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ, đau dữ dội vùng lưng dưới gần mông. 
  • Thừa cân hoặc mang thai
Người thừa cân hoặc mang thai có trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên vùng cột sống thắt lưng khiến chúng dễ bị bào mòn. Từ đó gây ra các chứng đau nhức, khó chịu thường xuyên ở phần lưng dưới.
  • Do bệnh lý
Tình trạng đau lưng dưới gần mông còn là dấu hiệu của nhiều bệnh như bệnh thận, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

Đau lưng dưới gần mông là bệnh gì?

Như đã nói, đau lưng dưới gần mông là dấu hiệu của nhiều bệnh. Tùy vào vị trí, triệu chứng đau nhức mà có thể xác định các bệnh liên quan. Cụ thể:

Đau lưng dưới gần mông bên trái



Đau lưng dưới gần mông bên trái
Đau lưng dưới gần mông bên trái

Nếu tình trạng đau lưng dưới diễn ra trong thời gian ngắn có thể là do căng cơ, sẽ tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài từ 1  – 2 tháng với các cơn đau âm ỉ, đau kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn ở vùng giữa lưng trái lan xuống thắt lưng dưới có thể do các bệnh lý như:
  • Hội chứng ruột kích thích

Là một bệnh lý rối loạn chức năng tiêu hóa thường gặp, được gọi với những cái tên khác như đại tràng co thắt, rối loạn thần kinh đại tràng. Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau lưng dưới bên trái kèm theo chứng buồn nôn, tiêu chảy. Có người đi xong dễ chịu hơn nhưng có người đau hơn sau khi đi đại tiện. 
  • Bệnh về thận

Nếu cảm thấy thường xuyên đau nhức ở vùng thắt lưng, đau bên trái nghiêm trọng hơn bên phải. Đồng thời còn có triệu chứng đau buốt xuống bộ phận sinh dục, tiểu nhiều, người mệt mỏi, xanh xao… thì nguy cơ bạn mắc phải các bệnh như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận là rất cao. 
  • Đau dạ dày viêm tụy

Tình trạng đau lưng bên trái gần mông còn có thể do bệnh dạ dày gây ra. Bệnh khiến dây chằng co thắt làm cơ hoàng không được thả xuống gây đau lưng dưới.
Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tụy. Với bệnh này, cơn đau thường bắt đầu từ bụng sau đó lan ra sau lưng. Đau nghiêm trọng hơn khi ăn uống kèm theo các triệu chứng buồn nôn, ói mửa, sốt, tăng nhịp tim. 

Đau lưng dưới gần mông bên phải

Đau lưng bên phải gần mông thường là những cơn đau xuất phát từ điểm giữa lưng tới vùng thắt lưng bên phải. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như:
  • Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là hiện tượng ruột thừa bị sưng viêm, nhiễm trùng, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện thường gặp của bệnh là đau âm ỉ vùng bụng quanh rồi rồi chuyển dần sang phần bụng dưới bên phải và lan ra vùng lưng sau. Bệnh còn kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, bụng bị sưng, người bệnh rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi… 
  • Rối loạn khớp Sacroiliac

Là tình trạng rối loạn chức năng khớp gây đau ở lưng phải và thường xuất hiện ở đàn ông độ tuổi 30. Bệnh có các biểu hiện như đau và cứng vùng lưng dưới mông nhất là bên phải. Có thể ảnh hưởng đến các khớp sacroiliac giữa xương chậu và cột sống. 
  • Nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh xảy ra khi bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu như thận, bàng quang, niệu đạo có sự xuất hiện của vi khuẩn. Bệnh thường có các triệu chứng như đau tức lưng và bụng dưới bên phải. Thường xuyên đi tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu kèm theo các triệu chứng run rẩy, sốt, buồn nôn, nôn mửa…

  • Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa gây ra các cơn đau đột ngột và thường biến mất nhanh chóng. Đau có thể xuất hiện tập trung ở 1 bên trái hoặc phải bắt đầu từ vùng lưng rồi lan xuống đùi, mông và 1 bên chân.

Đau lưng dưới ở hai bên trái phải



Đau ở hai bên lưng
Đau ở hai bên lưng

Một số bệnh lý không chỉ gây đau tập trung ở một bên mà còn có thể gây đau đớn ở hai bên. Có thể kể đến như:
  • Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cũng là một trong những bệnh gây đau lưng dưới ở hai bên trái phải. Do nhân nhầy đĩa đệm tràn ra ngoài gây chèn ép rễ dây thần kinh, đốt sống dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì, co cứng cột sống ở lưng dưới. Đau lan dần xuống đùi, mông và 2 chân, thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Hẹp ống sống thắt lưng

Chứng hẹp ống sống thắt lưng là bệnh diễn biến chậm gây chèn ép các dây thần kinh đi xuống dưới hai chân. Bệnh có các biểu hiện như đau vùng thắt lưng, vẹo cột sống nhẹ. Đau khi cúi người ra trước, ngồi hoặc nằm và thường có cảm giác yếu hoặc tê ở chân, mông, bắp chân. 
  •  Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thường gặp ở người cao tuổi do đối sống bị bào mòn, cọ xát với dây thần kinh khiến vùng thắt lưng trở nên đau nhức. Đau thường xuất hiện vào buổi tối, càng về đêm cơn đau càng dữ dội hơn. 

Đau lưng dưới gần mông ở phụ nữ



Chứng đau lưng ở gần mông của phụ nữ có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa
Chứng đau lưng ở gần mông của phụ nữ có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa

Riêng ở phụ nữ, tình trạng đau lưng dưới gần mông còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh như:
  • Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là một bệnh chưa rõ nguyên nhân, có thể do các tổn thương ở tử cung phá vỡ rào cản giữa nội mạc tử cung và cơ tử cung. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh như đau vùng lưng, sườn và vùng chậu trước ngày hành kinh. Đau khi tiểu tiện, quan hệ tình dục, đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như tiểu nhiều, tiêu chảy, nôn ói, nhức mỏi tay chân.
  • Một số bệnh phụ khoa khác

Tình trạng đau vùng lưng dưới gần mông ở phụ nữ còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh như viêm cổ tử cung, ung thư buồng trứng… Đây đều là những bệnh cần được kịp thời điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là sức khỏe sinh sản của chị em. 

Xử lý thế nào khi bị đau lưng dưới gần mông

Trước tiên, để giúp giảm bớt các cơn đau, bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau:

Nằm nghỉ ngơi thư giãn

Đối với các cơn đau lưng cấp tính, nghỉ ngơi thư giãn sẽ giúp giảm bớt áp lực lên cột sống lưng giúp người bệnh thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Nên chọn những loại đệm êm, độ dày vừa phải và một chiếc gối mỏng kê dưới vùng lưng đau nhức sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.

Chườm nóng chườm lạnh

Để giảm đau nhanh chóng, có thể sử dụng một túi nước ấm hoặc nước đá chườm lên khu vực đau nhức. Thời gian tốt nhất là từ 15 – 20 phút sẽ giúp cơ thể thoải mái, giảm đau nhanh nhờ các cơ được thư giãn. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp hoặc sử dụng nước quá nóng để áp lên lưng.

Ngồi thiền



Ngồi thiền đúng cách giúp giảm đau lưng
Ngồi thiền đúng cách giúp giảm đau lưng

Ngồi thiền thư giãn cũng là một trong những cách giảm đau lưng được nhiều người sử dụng. Nó không chỉ giúp tĩnh tâm mà còn có thể kéo dãn cột sống, điều hòa năng lượng, phục hồi các tổn thương.

Đến thăm khám ở bác sĩ

Khi các cơn đau nhức giảm đi, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Theo các bác sĩ, tình trạng đau lưng dưới gần mông do bệnh lý khó điều trị và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài từ 1 – 2 tháng và có xu hướng gia tăng thì không được tự ý mua thuốc điều trị hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian mà phải nhanh chóng thăm khám ở bác sĩ. 

Cách chữa đau lưng dưới ở giai đoạn đầu

Tùy theo tình trạng, nguyên nhân gây bệnh sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau. Đối với những trường hợp bệnh mới khởi phát có thể được điều trị bằng:

Thuốc Tây y

Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp. Một số loại thuốc thông dụng có thể kể đến như: 
  • Thuốc giảm đau liều nhẹ: Dùng để giảm các chứng đau nhức vùng lưng dưới và quanh cột sống. Thường là Paracetamol, Acetaminophen, có thể kết hợp với Codein.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Được dùng với liều lượng hạn chế để tránh ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày. Thường là Diclofenac, Aspirin… 
  • Thuốc giãn cơ: Tác dụng giảm cơ cứng cột sống, giảm đau, giải phóng chèn ép. Một số loại thường dùng là Diazepam, Myonal…
  • Vitamin nhóm B: Tác dụng tăng sức đề kháng, chống viêm nhiễm. Thường dùng là B1, B12, B6… 

Thuốc Nam



Có thể dùng thuốc nam để giảm đau nhức
Có thể dùng thuốc nam để giảm đau nhức

Thuốc nam được dùng để hỗ trợ điều trị, sử dụng kết hợp cùng các bài tập xương khớp hoặc vật lý trị liệu. Một số bài thuốc điển hình là:
  • Mật ong và bột quế: Dùng 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê bột quế trộn đều, uống 2 lần/ngày sau bữa ăn. Không sử dụng cho phụ nữ mang thai, người bị nóng trong, có tính nhiệt.
  •  Ngải cứu trắng: Ngải cứu rửa sạch, ngâm nước nóng trong 20 phút cùng muối hột rồi lấy đắp lên vùng lưng bị đau. 
  • Một số bài thuốc khác: Có thể chữa đau lưng bằng xương rồng, xấu hổ, bìm bịp, lá lốt… 

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là biện pháp giảm áp lực nội đĩa đệm cột sống giúp giảm đau lưng dưới được nhiều người lựa chọn. Các liệu pháp thường được sử dụng phổ biến là kéo giãn cột sống, sóng ngắn, siêu âm, châm cứu, điếu ngải… Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn các bài tập gập người, đạp xe, cúi người. 
Tóm lại, đau lưng dưới gần mông có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được kịp thời phát hiện và điều trị. Song song với việc áp dụng các liệu trình điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên bổ sung chế độ ăn uống giàu canxi, magie để giúp xương khớp chắc khỏe.

Ngoài các phương pháp trên bạn cũng có thể tham khảo bài thuốc sau đây:


Thông Tin về thuốc trị xương khớp Tấn Khang



Thành phần:
Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Công dụng:
Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Cách sử dụng:
Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút.
Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em.
Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.
Địa chỉ: Thôn Lương Trung, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định, Việt Nam.
Địa Chỉ phân phối: 68a, đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0344533134
Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Mẹo chữa đau lưng sau sinh mổ – Hết đau, không đụng vết mổ


đau lưng sau sinh mổ phải làm sao
Đau lưng sau khi sinh mổ là tình trạng phổ biến và thường không nguy hiểm

Có khoảng 30% phụ nữ bị đau lưng sau sinh mổ và một số trường hợp vẫn bị đau lưng sau sinh mổ 2 năm. Điều này gây nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ


Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh mổ

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đau lưng sau khi sinh mổ. Nguyên nhân đầu tiên là chấn thương tế bào da, cơ, dây chằng hoặc các dây thần kinh trên lưng khi chèn kim vào cột sống. Nguyên nhân thứ hai là do màng cứng bị thủng dẫn đến rò rỉ dịch não tủy gây các cơn đau nhói ở đầu, cổ, lưng. Điều này đôi khi khiến người phụ nữ gặp khó khăn khi đi, đứng hoặc nằm thẳng.
Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng đau lưng sau khi sinh mổ bao gồm:
  • Tư thế xấu hay sai khi cho con bú.
  • Tăng cân quá nhanh.
  • Thiếu canxi hoặc dành quá nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường.
  • Nâng đồ vật nặng hoặc làm việc vất cả sau khi sinh mổ.
Trong hầu hết các trường hợp, đau lưng do thuốc tê tủy sống thường biến mất trong vài ngày hoặc 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, đôi khi các cơn đau này vẫn có thể kéo dài đến 1 tháng. Lúc này, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số cách giảm đau lưng sau khi sinh mổ hoặc tiến hành điều trị y tế.

Cách chữa đau lưng sau sinh mổ

Nếu các cơn đau không quá khó chịu, bạn có thể áp dụng một số mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, hãy thông báo cho bác sĩ sản khoa.

1. Tắm nước nóng

Tắm nước nóng có thể giúp bạn cải thiện các cơn đau mỏi ở lưng sau sinh mổ một cách hiệu quả. Bạn cũng có thể thêm một ít muối tinh khiết hòa tan vào nước tắm để tắm.
Biện pháp này giúp các dây chằng, cơ và xương khớp ở lưng được thư giãn, cải thiện tình trạng đau nhức. Bên cạnh đó, tắm nước nóng cũng mang lại một nguồn năng lượng mới giúp cho tinh thần bạn luôn sảng khoái.

2. Thực hiện các bài tập đơn giản

Các bài tập đơn giản thường xuyên được khuyến khích để giảm đau lưng sau khi sinh. Các tư thế yoga đơn giản, đặc biệt là động tác Pilates có thể cải thiện các cơn đau và nâng cao sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tiến hành luyện tập.
Ngoài ra, đi bộ nhẹ nhàng hoặc các bài tập hít thở, thiền định cũng góp phần hỗ trợ các vấn đề đau lưng sau khi sinh mổ. Bạn cũng có thể massage nhẹ nhàng hoặc xoa bóp lưng để làm giảm đau buốt lưng sau sinh mổ.

chữa đau lưng sau sinh mổ
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng đề chữa đau lưng sau khi sinh mổ

3. Ngủ đúng tư thế

Ngủ đúng cách là một trọng các mẹo trị đau lưng sau khi sinh mổ mang lại hiệu quả cao. Lưng cần được hỗ trợ để phục hồi sau sinh cũng như tổn thương sau khi mổ. Do đó, hãy ngủ trên một tấm đệm mỏng, bằng phẳng, không quá mềm. Ngoài ra, sử dụng các loại gối thấp, mềm để không tạo áp lực lên đốt sống cổ và lưng.
Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia để chọn loại chăn gối phù hợp cho người bị đau nhức lưng sau sinh mổ.

4. Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng có thể góp phần làm giãn các cơ và tăng cường lượng máu lưu thông vào khu vực đau và giảm đau. Chườm lạnh có tác dụng giảm cứng khớp, co giật, giảm sưng tấy và tăng sự linh hoạt cho các khớp bị co cứng.
Chính vì vậy, kết hợp luân phiên giữa chườm lạnh và chườm nóng có tác dụng cắt giảm các cơn đau sau sinh mổ hiệu quả. Tuy nhiên, cẩn thận kiểm tra nhiệt độ trước khi áp dụng biện pháp để tránh làm tổn thương da.

5. Giảm cân

Tăng cân có thể gây đau lưng khi mang thai và sau khi sinh con (sinh mổ hoặc sinh thường). Trọng lượng cơ thể quá tải gây áp lực lên cột sống, lưng, eo và chi dưới. Điều này dẫn đến các cơn đau nhức ở vùng lưng. Do đó, giảm cân và duy trì cân nặng là cách tốt nhất để giảm đau lưng sau khi sinh mổ.

đau buốt lưng sau sinh mổ
Duy trì cân nặng khỏe mạnh để cải thiện đau lưng sau khi sinh mổ

Tuy nhiên, giảm cân không có nghĩa là thực hiện chế độ ăn kiêng. Ăn kiêng sau sinh chưa bao giờ được khuyến khích. Thay vào đó, bạn chỉ cần thêm trái cây tươi, rau củ, thịt nạc, protein lành mạnh, ngũ cốc nguyên chất và các loại sữa ít béo vào khẩu phần ăn.
Ngoài ra, không hút thuốc hoặc sử dụng chất kích thích. Bởi vì các chất kích thích có thể làm giảm lượng oxy đến cơ xương khớp và làm tình trạng đau lưng dưới thêm nghiêm trọng.

6. Tâm lý thoải mái

Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, hạn chế stress, áp lực có thể hiệu quả trong việc giảm đau sau sinh mổ. Đọc sách, nghe nhạc, thiền định có thể mang lại hiệu quả tốt trong việc cân bằng lại cuộc sống.

7. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu các biện pháp chữa đau lưng sau khi sinh mổ trên không mang lại hiệu quả, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau. Mặc dù sử dụng thuốc thường không được khuyến khích nhưng thuốc có thể mang lại hiệu quả giảm đau ngay lập tức.
Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể cân nhắc về lợi ích và rủi ro khi kê thuốc điều trị đau lưng sau sinh mổ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị đau lưng liên tục và có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện. Ngoài ra, bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu:
  • Các cơn đau liên tục xảy ra đặc biệt là vào ban đêm hoặc trước khi bạn nằm xuống.
  • Mất cảm giác hoặc tê liệt ở chân hoặc bất cứ bộ phận nào khác.
  • Xuất hiện tình trạng sưng tấy, đỏ trên lưng.
  • Đau lưng sau khi té ngã, tai nạn hoặc chấn thương.
  • Sốt cao.
Thông thường đau lưng sau khi sinh mổ thường không nghiêm trọng và có thể khắc phục tại nhà. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ kết hợp luyện tập đều đặn để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu cơn đau lưng kéo dài hoặc nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy liên hệ với bác sĩ.

Bạn cũng có thể tham khảo liệu pháp sau:

Thông Tin về thuốc trị xương khớp Tấn Khang

Thành phần:
Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Công dụng:
Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Cách sử dụng:
Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút.
Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em.
Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.
Địa chỉ: Thôn Lương Trung, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định, Việt Nam.
Địa Chỉ phân phối: 68a, đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0344533134
  

Thuốc nam trị đau lưng – 5 cây này giảm đau hiệu quả nhất


Thuốc Nam trị đau lưng
Thuốc Nam trị đau lưng đều lành tính, không tác dụng phụ, đặc biệt rất dễ tìm

Đau lưng trở thành nỗi ám ảnh về sức khỏe của hầu hết người bệnh, nhất là đối với dân văn phòng. Để chấm dứt triệu chứng khó chịu này, ngoài sử dụng thuốc Tây bệnh nhân có thể kết hợp các bài thuốc Nam trị đau lưng sau đây, vừa giảm đau nhanh chóng vừa giúp tiết kiệm tiền.


Top 5 cây thuốc Nam chữa bệnh đau lưng hiệu quả

Đau lưng là cảm giác đau nhức, khó chịu xảy ra ở vùng thắt lưng. Đau đôi lúc âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội và tăng lên từng cơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng như do chấn thương, ngồi tư thế không đúng,… Cho dù là nguyên nhân nào gây nên, người bệnh cũng nên thăm khám và điều trị, tránh trường hợp bệnh chuyển nặng và gây biến chứng.
Dưới đây là các cây thuốc Nam chữa bệnh đau lưng được đánh giá cao bởi tính an toàn và giúp cắt cơn đau nhanh. Vì vậy, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn loại cây điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

1. Cây lá lốt

Theo Y học cổ truyền, lá lốt được xem là vị thuốc Nam trị đau lưng và chữa các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp,… ở cả nam và nữ đều khá tốt. Với tính ấm, vị nồng và hơi cay, vị thuốc thiên nhiên này có tác dụng làm giảm đau nhức ở khớp xương, đồng thời giúp cải thiện đau lưng và nôn mửa. Không những thế, lá lốt chứa lượng lớn tinh dầu trong đó có nhiều hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm, có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa viêm.
+ Cách làm đơn giản:
  • Sử dụng 200 gram lá lốt đem rửa sạch và giã nhỏ
  • Sau đó, cho lá lốt và 400 gram muối hột vào chảo nóng rồi rang nóng
  • Cho hỗn hợp ra mảnh vải sạch rồi đắp lên vùng lưng bị đau
Với cách chữa đau lưng bằng thuốc Nam này, người bệnh nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày. Tốt nhất nên áp dụng thường xuyên để cơn đau lưng nhanh chóng giảm dần.

2. Cây trinh nữ

Một số nghiên cứu chỉ ra, cây trinh nữ có tác dụng chấn kinh ức, giảm đau và ức chế thần kinh trung ương nên thường được sử dụng chữa các bệnh đau mỏi, đau nhức ở xương khớp, trong đó có bệnh đau lưng.

Những cây thuốc Nam chữa bệnh đau lưng
Trinh nữ là một trong những cây thuốc Nam chữa bệnh đau lưng được áp dụng phổ biến

+ Cách thực hiện như sau:
  • Cách 1: Sử dụng rễ cây trinh nữ đem rửa sạch, cắt nhỏ và đem sao vàng. Mỗi ngày dùng một nắm rễ cây trinh nữ đã sao vàng hãm với nước sôi và uống. Thực hiện bài thuốc Nam trị đau lưng này đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp giải độc cơ thể mà còn giúp giảm đau lưng và cải thiện giấc ngủ.
  • Cách 2: Dùng 10 gram rễ cây trinh nữ phối trộn với 3 gram rau muống biển, 3 gram lạc tiên, 3 gram cỏ xước và 3 gram lá lốt. Đem tất cả các nguyên liệu này rửa sạch và cho vào ấm, sắc thuốc. Mỗi ngày uống 2 – 3 bát nước cốt thuốc. Uống liên tục trong 10 ngày, triệu chứng đau ở lưng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

3. Cây cỏ xước

Nhắc đến thuốc Nam trị đau lưng không thể bỏ qua vị thuốc từ cây cỏ xước. Loại cây này được giới Đông y công nhận có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, mạnh gân cốt và giảm các triệu chứng đau nhức ở lưng và các xương khớp khác.
+ Cách làm:
  • Sử dụng lá, thân và rễ của cây cỏ xước đem rửa sạch và phơi khô
  • Mỗi ngày sử dụng 100 – 300 gram cho vào ấm, thêm nước và sắc lấy thuốc uống
Chữa bệnh đau lưng bằng thuốc Nam từ cây cỏ xước nếu muốn đạt kết quả tốt, bệnh nhân nên uống 3 bát thuốc mỗi ngày. Kiên trì uống từ 10 – 15 ngày sẽ cảm nhận được tác dụng mà bài thuốc này mang lại, triệu chứng đau lưng sẽ từ từ giảm dần.

4. Cây ngải cứu

Với những người thường xuyên bị đau lưng thì ngải cứu là một trong những cái tên rất đỗi thân thuộc. Vị thuốc này có tính ấm, có tác dụng lưu thông máu và giảm đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau lưng ở đối tượng văn phòng. Việc áp dụng bài thuốc Nam trị đau lưng từ lá ngải cứu đơn thuần thường mang lại kết quả điều trị lâu. Do đó, để thúc đẩy thuốc phát huy tác dụng trị liệu nhanh là bệnh nhân nên gia giảm hoặc cộng hưởng thêm các nguyên liệu thảo dược khác.

cây thuốc Nam trị đau lưng nhức mỏi
Cây ngải cứu có tác dụng chữa đau lưng và an thần

+ Cách thực hiện sau đây:
  • Cách 1: Sử dụng một nắm lá ngải cứu đem rang cùng muối hoặc giấm rồi cho vào miếng vải sạch đắp lên vùng lưng đau. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, kiên trì trong vòng 1 tuần, đau nhức ở lưng sẽ được cải thiện.
  • Cách 2: Chuẩn bị 300 gram lá ngải cứu tươi đem rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó, hòa tan với 2 muỗng cà phê mật ong, chia đều ra uống vào buổi sáng và chiều. Uống nước này liên tục từ 1 – 2 tuần giúp giảm đau lưng nhanh chóng.

5. Sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh chứa nhiều hoạt chất saponin được xem như loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm đau nhức và ngăn ngừa viêm nhiễm xương khớp. Bên cạnh đó, vị thuốc Nam này còn có công dụng bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời làm tinh thần thoải mái hơn.
+ Nguyên liệu cần có:
  • Sâm ngọc linh: 1 củ khoảng 100 gram
  • Mật ong rừng nguyên chất: 1 lít
  • Bình thủy tinh có nắp đậy
+ Cách làm sau đây:
  • Sâm ngọc linh sau khi được rửa sạch, thái lát mỏng và để ráo
  • Sau đó, xếp vào bình thủy tinh và đổ ngập mật ong
  • Cuối cùng đậy kín nắp và đem để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
+ Cách dùng:
Sau 1 tháng ngâm, người bệnh có thể sử dụng vị thuốc Nam này để trị bệnh đau lưng. Mỗi ngày bệnh nhân chỉ cần ngậm 3 lát sâm ngọc linh ngâm mật ong, cơn đau lưng do thần kinh tọa hoặc do bệnh lý xương khớp khác gây nên sẽ từ từ biến mất
Ngoài bài thuốc Nam trị đau lưng bằng sâm ngọc linh ngâm mật ong, người bệnh cũng có thể sử dụng loại dược liệu này ngâm rượu để cải thiện triệu chứng đau nhức ở lưng. Cách làm thuốc tương tự như ngâm mật ong nhưng ở cách làm này, bệnh nhân nên thay mật ong bằng rượu trắng. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 1 – 2 chén nhỏ, khoảng 15 – 20 ml. Thực hiện đều đặn và thường xuyên để nhận được kết quả điều trị tốt nhất.
Trên đây là 5 loại cây thuốc Nam trị đau lưng, người bệnh có thể tham khảo. Các vị thuốc này đều có nguồn gốc thảo dược tự nhiên nên khá an toàn đối với sức khỏe, đặc biệt không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng cải thiện bệnh ở mức độ nhẹ. Do đó, nếu đau lưng dữ dội và kéo dài, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.


                                                 Theo: Chuyên Gia Đông Y  Gia Truyền Tấn Khang
Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Đau lưng khi mang thai – Mẹo giảm đau nhanh cho mẹ bầu


Đau lưng khi mang thai
Đau lưng khi mang thai là vấn đề sức khỏe thường gặp ở hầu hết mẹ bầu

Đau lưng khi mang thai là một trong những vấn đề sức khỏe khá phổ biến ở mẹ bầu, nhất là ở thai phụ gần đến kỳ “vượt cạn”. Đau tuy không gây nguy hiểm nhưng chúng kéo theo nhiều rắc rối trong suốt thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần điều trị sớm để chấm dứt nhanh tình trạng khó chịu này.


Mang thai là một trong những nghĩa cử thiêng liêng và cao cả. Nhưng có một sự thật là trong suốt quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi và kéo theo đó là vô vàn rắc rối về sức khỏe. Chính vì vậy, cuộc sống của thai phụ thường bị ảnh hưởng khá nhiều. Và một trong những vấn đề thường gặp, gây không ít khó chịu ở mẹ bầu là triệu chứng đau lưng.

Nguyên nhân đau lưng khi mang thai?

Đau lưng khi mang thai có thể liên quan đến nhiều yếu tố. Cụ thể như:
  • Thay đổi hormone: Theo các chuyên gia, khi mang thai, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone gọi là relaxin. Loại hormone này có tác dụng làm cho dây chằng ở vùng xương chậu và các khớp xương được thư giãn và nới rộng ra tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu lượng hormone relaxin điều tiết quá nhiều, lâu dần chúng sẽ khiến dây chằng và các khớp trở nên lỏng lẻo, mất ổn định dẫn đến tình trạng đau nhức ở lưng.
  • Tăng cân: Cân nặng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đau lưng khi mang thai. Đó là chưa kể đến, việc thai nhi ngày càng lớn sẽ khiến trọng lượng cơ thể mẹ tăng nhanh, gây áp lực lên cột sống và gây đau thắt lưng và đau khớp.
  • Trọng tâm cơ thể thay đổi: Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với sự phát triển của thai nhi gây tác động đến cột sống. Khi đó, cột sống hỗ trợ nâng đỡ sẽ có xu hướng cong về phí trước dẫn đến trọng tâm cơ thể bị thay đổi. Ngoài ra, để giữ cân bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường chống lưng và ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức. 
  • Căng thẳng: Thông thường, khi mang thai, một số xương khớp chịu nhiều áp lực dẫn đến căng thẳng, nhất là vùng xương chậu. Từ đó mẹ bầu có thể bị đau lưng trong thời kỳ mang thai.

Phương pháp điều trị đau lưng khi mang thai

Theo các chuyên gia khoa xương khớp, đau lưng khi mang thai là một trong những triệu chứng sinh lý bình thường ở mẹ bầu. Thông thường, cơn đau sẽ giảm dần khi mẹ sinh con. Tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe và sự phát triển của thai nhi mà mức độ đau ở mỗi người thường khác nhau. Tuy nhiên, để giảm thiểu triệu chứng đau khó chịu này, thai phụ có thể áp dụng các biện pháp điều trị an toàn sau đây.

1. Nghỉ ngơi nhiều

Để làm giảm triệu chứng đau lưng khi mang thai, các mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đây là cách giúp cơ thể phục hồi năng lượng và tự chữa lành những tổn thương. Đồng thời cũng là biện pháp giúp cải thiện đau ở lưng khá tốt nhờ giảm áp lực lên cột sống.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên chú ý, tuyệt đối không nằm nghỉ trên giường quá nhiều. Bởi theo giáo sư Judith Maloni đang công tác tại Trường Điều dưỡng Payne Frances Bolton thuộc trường đại học Case Western Reserve, dựa trên một nghiên cứu đã chỉ ra việc thai phụ nghỉ ngơi quá nhiều không hẳn là mang lại kết quả tốt đối với cả mẹ và thai nhi. 

cách giảm đau lưng cho bà bầu
Có bầu bị đau lưng và cách giảm đau lưng nhanh nhất là mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều

Phụ nữ mang thai nghỉ ngơi quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ gây ra các cơn co thắt và dẫn đến các vấn đề sức khỏe như cục máu đông, cao huyết áp, chảy máu. Nếu hiện tượng này diễn ra liên tiếp trong thời gian dài có thể gây teo cơ. Do đó, để đảm bảo sức khỏe mà vẫn khắc phục được triệu chứng đau lưng khi mang thai, mẹ bầu nên có chế độ nghỉ phù hợp. Dành 15 – 30 phút để ngủ trưa, thời gian ngủ mỗi ngày có thể thêm 1 – 2 tiếng so với người bình thường là từ 8 – 10 tiếng. 

2. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường cơ bắp và sức khỏe cho xương khớp. Từ đó, giúp các khớp xương trở nên săn chắc và linh hoạt, dẻo dai hơn. Điều này đồng nghĩa với việc làm giảm căng thẳng lên cột sống, giúp giảm đau khi mang thai.
Một số bài tập an toàn đối với hầu hết phụ nữu mang thai là đi bộ, đạp xe đạp hoặc bơi lội. Bên cạnh đó, tùy thuộc và từng đối tượng, bác sĩ vật lý trị liệu có thể đề nghị mẹ bầu tập một vài bài tập tăng cường sức mạnh cho lưng và bụng.

3. Chườm nóng và lạnh

Chườm nóng và lạnh là biện pháp vật lý trị liệu khá an toàn đối với mẹ bầu. Chườm nóng sẽ giúp kích thích các vi mạch máu và dây thần kinh dưới da hoạt động, đồng thời giúp máu lưu thông nuôi dưỡng tốt hơn. Từ đó, giúp tăng khả năng hồi phục và cải thiện đau nhức ở lưng. Chưa kể đến, chườm lạnh giúp làm giảm đau và sưng, hỗ trợ điều trị đau lưng khi mang thai.
Người bệnh có thể sử dụng một túi nước đá đặt lên khu vực đau nhức trong vòng 20 phút. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày và sau 3 ngày, bệnh nhân chuyển sang đặt túi chườm nóng. Với cách làm này giúp hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên lưu ý, không nên đặt túi chườm quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây bỏng da và làm ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác. Đặc biêt, không nên chườm nhiệt vào bụng khi đang mang thai tránh những tác động không tốt đến thai nhi.

4. Châm cứu

Châm cứu là một hình thức của y học Trung Quốc. Thủ thuật này thường sử dụng những chiếc kim nhỏ, mỏng và đã được vô trùng châm vào một số vị trí huyệt đạo nhất định nhằm kích hoạt hệ thống giảm đau tự nhiên. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng buồn nôn khi mang thai và ngăn ngừa chảy máu trong những tháng đầu.
Tuy nhiên, để thực hiện châm cứu, mẹ bầu cần tìm nhà vật lý trị liệu có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao. Đồng thời, không nên thực hiện buổi châm cứu dài, tốt nhất chỉ nên thực hiện 15 – 20 phút. Nguyên nhân thời gian châm cứu quá dài có thể gây kích thích dẫn đến tình trạng co thắt tử cung, rất dễ gây sẩy thai.

5. Cải thiện tư thế

Tư thế không đúng khiến cột sống chịu nhiều áp lực là nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu nên thay đổi tư thế thích hợp khi làm việc hoặc ngồi, ngủ để giảm nhanh chứng đau nhức ở lưng.

Bà bầu đau lưng
Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu đau lưng là nằm nghiêng sang một bên và dùng gối kê phần bụng

Cụ thể, khi ngồi tại bàn làm việc, các mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn cuộn lại và để sau lưng để hỗ trợ. Khi ngủ, nên ngủ nghiêng sang một bên với một chiếc gối kê dưới phần gối, bụng và đầu để làm giảm căng thẳng trên lưng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể đặt chân lên một chiếc ghế đẩu và ngồi thẳng với vai, giúp giảm áp lực lên cột sống lưng. Mặt khác, thai phụ cũng nên đứng thẳng để giúp các cơ kéo dài và căng ra một cách tự nhiên, giảm đau nhức ở lưng.

6. Nắn khớp xương chiropractic

Nắn khớp xương là biện pháp điều chỉnh các khớp sai lệch, làm giảm áp lực và căng thẳng lên cột sống và dây thần kinh. Từ đó thúc đẩy việc hồi phục và cải thiện tình trạng đau nhức ở lưng. Theo các nhà nghiên cứu y khoa tại Thụy Điển, các thao tác nắn khớp xương giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau lưng liên quan trong thai kỳ.
Và theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Obstetrics and Gynecology vào năm 1998 đã cho biết, có 70% phụ nữ mang thai áp dụng biện pháp này và mang lại kết quả giảm đau lâu dài. Mặc dù là thao tác chỉnh hình cột sống an toàn trong thai kỳ nhưng các chuyên gia vẫn khuyên mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tìm đến biện pháp chăm sóc này.

7. Sử dụng đai đeo hỗ trợ

Nếu bị đau lưng khi mang thai, đặc biệt là tình trạng đau nhức ở vùng xương chậu quanh lưng dưới, hông và thắt lưng, mẹ bầy có thể sử dụng đai đeo hỗ trợ. Loại dây đai này có tác dụng nâng đỡ phần bụng và làm giảm áp lực, căng thẳng lên hệ thống xương vùng chậu và cột sống. Từ đó, chúng giúp phục hồi xương khớp và làm giảm đau.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh, nên đeo đai hỗ trợ trong những khoảng thời gian nhất định. Mẹ bầu nên mặc khi thực hiện các động tác uốn cong, nâng vật hoặc đi, đứng. Tuyệt đối không nên đeo tất cả thời gian trong ngày. Điều này làm hệ thống xương khớp và cơ bắp ngưng hoạt động, máu lưu thông kém gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sau. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên lưu ý, không nên đeo đai hỗ trợ quá chặt tránh gây vỡ cơ quan vùng chậu.

Một số lời khuyên dành cho thai phụ giúp giảm đau lưng khi mang thai

Ngoài các biện pháp làm giảm đau lưng khi mang thai nêu trên, mẹ bầu cũng nên áp dụng các lời khuyên sau đây:
  • Không nên mang giày cao gót
  • Nếu cần nhặt vật từ mặt đất nên sử dụng chân để ngồi xổm chứ không được uốn cong lưng, cúi xuống nhặt
Nếu cơn đau lưng vẫn cứ tiếp diễn, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc giảm đau an toàn đối với thai phụ. Thông thường, nhân viên y tế có thể cho mẹ bầu sử dụng Acetaminophen (Tylenol) hoặc một số loại thuốc giãn cơ để cải thiện triệu chứng đau.
Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) như naproxen (Aleve) hoặc ibuprofen (Advil và Motrin) không được khuyến cáo sử dụng ở mẹ bầu. Do đó, bà bầu nên thận trọng tránh tự ý mua dùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và con.

Khi nào mẹ bầu cần điều trị từ bác sĩ?

Mặc dù đau lưng khi mang thai không nguy hiểm nhưng nếu gặp phải các biểu hiện sau đây, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Bởi đau có thể không phải là triệu chứng sinh lý bình thường mà đau rất có thể là do vấn đề xương khớp gây nên.
  • Cơn đau nhức diễn ra thường xuyên và dữ dội
  • Đau ngày càng nghiêm trọng hoặc đau bắt đầu đột ngột
  • Đau quặn thắt
  • Khó tiểu
Đau lưng khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp. Do đó, khi thấy triệu chứng bệnh, người bệnh cần tiến hành kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín và khắc phục bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

                                                       Theo: Chuyên Gia Đông Y Gia Truyền Tấn Khang