Theo Y học cổ truyền lá lốt có tính ấm, vị hơi cay, có công dụng sau:
Làm ấm bụng (ôn trung)
Trừ lạnh (tán hàn)
Giảm đau (chỉ thống)
Đưa khí đi xuống (hạ khí)
Chảy nước mũi tanh thối kéo dài (tỵ uyên)
Chữa đau chân, đau lưng (yêu cước thống)
Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này, dân gian thường sử dụng lá lốt để làm giảm đau nhức và chữa bệnh xương khớp, trong đó có bệnh đau lưng.
Hướng dẫn cách chữa đau lưng bằng lá lốt
Để chữa bệnh đau lưng bằng lá lốt mang lại kết quả cao, người bệnh có thể áp dụng những cách sau đây.
1. Chữa đau lưng bằng lá lốt với bài thuốc đắp
Người bệnh có thể sử dụng lá lốt đơn thuần để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để tăng tác dụng điều trị cũng như tính hiệu quả, bệnh nhân nên phối trộn lá lốt với các vị thuốc, thảo dược hoặc nguyên liệu khác để thúc đẩy, làm xoa dịu và đẩy lùi cơn đau nhức ở lưng.
+ Nguyên liệu:
Lá lốt tươi: 200 gram
Muối hột: 400 gram
1 miếng vải đã được vệ sinh sạch sẽ
+ Cách làm:
Lá lốt đem rửa sạch và giã nát
Sau đó, cho lá lốt lên chảo nóng và thêm muối, rang đến khi nóng
+ Cách dùng:
Cho hỗn hợp trên vào miếng vải và bọc lại đắp lên vùng lưng bị đau. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, kiên trì áp dụng cách chữa đau lưng bằng lá lốt này trong vòng 1 tuần, giúp giảm đau nhức do vận động nặng hoặc do bệnh xương khớp gây ra. Đồng thời, hơi nóng từ hỗn hợp thuốc giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp máu vận chuyển đến nuôi dưỡng xương khớp tốt hơn, tăng cường khả năng phục hồi bệnh. Bên cạnh đó, đây cũng là cách giúp cột sống trở nên thoải mái, thư giãn.
2. Chữa bệnh đau lưng bằng lá lốt với bài thuốc thoa và xoa bóp
Xoa bóp cũng là cách tác động lên hệ thống xương khớp, cơ bắp và dây chằng từ bên ngoài, giúp các khớp xương thư giãn và thả lỏng. Từ đó làm giảm áp lực lên cột sống, giúp giảm đau nhức ở lưng.
+ Nguyên liệu:
Rễ cây lá lốt khô: 200 gram
Rượu gạo: 1,5 lít
1 bình thủy tinh có nắp đậy
+ Cách thực hiện:
Rửa sạch rễ cây lá lốt khô, thái mỏng (có thể để nguyên đều được)
Sau đó, cho rễ vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu, đậy nắp và bảo quản ở nơi khô thoáng và không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào
+ Cách dùng:
Sau khoảng 1 tháng ngâm, người bệnh có thể lấy ra dùng. Sử dụng một ít rượu thuốc thoa đều lên vùng lưng bị đau nhức và tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng để làm tan đi cơn đau nhức.
⇒ Lưu ý: Trên thực tế, phương pháp chữa đau lưng bằng lá lốt ngâm rượu chỉ thực sự mang lại kết quả giảm đau ở những đối tượng đau lưng nhẹ. Do đó, trường hợp bị nặng, thuốc không đáp ứng điều trị. Do đó, người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng. Chưa kể đến, bài thuốc điều trị này cũng chống chỉ định dùng ở những bệnh nhân có làn da quá mỏng, yếu hoặc da bị lở loét hay đang mắc bệnh da liễu. Nguyên nhân là do rượu nóng có thể gây ảnh hưởng đến da và khiến các bệnh ngoài da tiến triển theo chiều hướng xấu.
3. Chữa đau lưng bằng lá lốt với bài thuốc uống
Bên cạnh các bài thuốc tác động bên ngoài, người bệnh cũng có thể kết hợp các bài thuốc chữa đau lưng bằng lá lốt từ bên trong để làm tăng tính hiệu quả chữa trị.
+ Nguyên liệu:
Lá lốt tươi: 5 gram
Nước: 2 bát
+ Cách làm:
Lá lốt sau khi rửa sạch và vò nát
Sau đó cho vào ấm đun sôi cho đến khi cạn còn 1 chén, tắt bếp và lọc lấy thuốc
+ Cách dùng:
Chia thuốc ra làm 2 và uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong khoảng 10 ngày liên tục giúp làm dịu và đầy lùi triệu chứng đau nhức.
Phương pháp chữa đau lưng bằng bài thuốc uống từ lá lốt phù hợp với mọi đối tượng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên uống đúng liều lượng và đúng cách, tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Ngoài các bài thuốc chữa đau lưng bằng lá lốt nêu trên, bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng cách chế biến món ăn. Một số món ăn chế biến từ lá lốt có thể kể tên như bò xào lá lốt, canh lá lốt, chả lá lốt, lá lốt nướng trứng,… và nhiều món ăn phối hợp với nhiều nguyên liệu và kiểu chế biến hấp dẫn khác.
Một số lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa đau lưng
Lá lốt là nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng hoặc dùng quá liều lượng cho phép mỗi ngày, chúng có thể tích tụ trong cơ thể và gây độc. Vì vậy, trong quá trình dùng vị thuốc tự nhiên này để điều trị bệnh, người bệnh chỉ nên sử dụng từ 50 – 100 gram/ ngày.
Ngoài ra, không phải ai cũng có thể dùng được lá lốt. Do đó, những đối tượng như người bị nhiệt, táo bón, nóng người,… không nên sử dụng lá lốt để chữa đau lưng. Bởi chúng có thể gây lợi hàm sưng đỏ, môi lưỡi khô hoặc khát nước bất thường.
Ngoài ra, sử dụng lá lốt trong thời gian dài cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày. Mặt khác, một số đối tượng dị ứng lá lốt nếu sử dụng có thể gây kích ứng dẫn đến tình trạng ngứa. Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà triệu chứng dị ứng có thể diễn ra ở mức độ nặng hay nhẹ.
Trên thực tế, các cách chữa bệnh từ nguyên liệu tự nhiên này thường mang lại kết quả điều trị chậm. Quan trọng hơn, thuốc không giúp kiểm soát hoặc khắc phục tình trạng đau nhức lưng ở mức độ nặng. Do đó, nếu thấy đau lưng kéo dài với triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và thiết lập biện pháp điều trị thích hợp.
Ngoài phương pháp trên banij cũng có thể tham khảo sản phẩm sau:
Thông Tin về thuốc trị xương khớp Tấn Khang
Thành phần: Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Công dụng: Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Cách sử dụng: Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút. Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em. Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.
Địa chỉ: Thôn Lương Trung, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định, Việt Nam.
Địa Chỉ phân phối: 68a, đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đau lưng là một tình trạng khá phổ biến có thể được gây ra bởi chấn thương, các hoạt động thể chất hoặc các bệnh lý nhất định. Đau lưng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, khi cơ thể già đi, các cơn đau lưng thường xảy ra và có thể là báo hiệu của nhiều bệnh lý khác, bao gồm bệnh thoát vị đĩa đệm.
Hầu hết các tình trạng đau lưng đều không nghiêm trọng và có thể cải thiện nếu được chăm sóc và điều trị đúng lúc.
Các loại đau lưng và nguyên nhân phổ biến
Đau lưng bao gồm đau lưng trên và đau lưng dưới. Đau lưng dưới thường có liên quan đến tình trạng cột sống thắt lưng, đĩa đệm, dây chằng, tủy sống, các dây thần kinh và do ảnh hưởng của các cơ quan nội tạng vùng bụng. Trong khi đau lưng trên thường có liên quan đến rối loạn động mạch chủ, khối u ở ngực, phổi hoặc tình trạng viêm cột sống.
1. Đau lưng trên
Phần lưng trên là khu vực nối giữa cổ và phần dưới của lồng ngực. Có tất các 12 xương tạo nên phần lưng trên. Do đó, đau lưng trên thường bao gồm bất cứ cơn đau nào xuất hiện ở khu vực này. Trong hầu hết các trường hợp đau lưng trên thường gây ra cảm giác nóng rát ở một số nơi và có liên quan đến các nguyên nhân như:
Tư thế xấu:
Hiện tượng đau lưng có thể là hậu quả của các tư thế xấu trong các hoạt động hàng ngày. Việc ở trong một tư thế xấu quá lâu, làm mất sức mạnh cơ lưng và cột sống. Từ đó áp lực dồn lên cột sống, cổ, đĩa đệm và dây chằng. Theo thời gian, áp lực này dẫn đến cơn đau lưng và các biến chứng khác.
Lạm dụng cơ bắp:
Lạm dụng các cơ lưng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng trên phổ biến. Điều này thường xảy ra ở những người có các hoạt động tác động đến lưng trong một thời gian dài. Do đó, vận động viên bóng chảy hoặc những người làm việc nâng vật nặng qua khỏi đầu thường rất dễ bị đau lưng trên.
Chấn thương:
Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đau lưng trên. Đây có thể là hậu quả của tai nạn, té ngã, nâng đồ vật không đúng cách hoặc làm việc quá sức.
Bị đau lưng do chấn thương có thể nghiêm trọng hoặc không tùy vào mức độ các các chấn thương. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các dấu hiệu chấn thương ở lưng, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị phù hợp.
Thoát vị đĩa đệm:
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần đệm của cột sống bị tổn thương, bị phồng hoặc bị vỡ ra. Mặc dù thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở lưng dưới, nhưng đôi khi bệnh cũng xảy ra ở lưng trên.
Viêm xương khớp:
Đôi khi bị đau lưng có thể liên quan đến xương và khớp. Sụn đệm bảo vệ xương có thể bị mòn khi cơ thể già đi, điều này được gọi là viêm xương khớp. Bệnh thường phổ biến ở người già, khiến xương cọ xát với nhau tạo áp lực lên hệ thống thần kinh gây đau lưng và tê ngứa cánh tay.
Đau cơ:
Bị đau lưng trên cũng có thể liên quan đến tổn thương các liên kết ở lưng thường có thể liên quan đến chấn thương. Hầu hết tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể khắc phục bằng vật lý trị liệu hoặc một vài liệu pháp giảm đau khác.
Nhiễm trùng cột sống:
Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng nhiễm trùng cột sống có thể là một nguyên nhân gây đau lưng trên. Nhiễm trùng cột sống là tổ hợp vi trùng và mủ khiến người bệnh đau nhức.
Ung thư phổi:
Bị đau lưng trên có thể là do ung thư phổi gây ra, tuy nhiên điều này rất hiếm. Nhiều nghiên cứu cho thấy có 30 – 40% những người bị ung thư phổi có các tế bào nhỏ lan đến xương và gây đau nhức vùng lân cận.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây đau lưng trên bao gồm:
Vẹo cột sống
Biến dạng cột sống
Đau cơ xơ hóa
2. Đau lưng dưới
Các nguyên nhân đau lưng dưới thường là các vấn đề cơ học và chấn thương mô mềm ở thắt lưng. Những tổn thương này có thể bao gồm vấn đề ở đĩa đệm, rễ thần kinh bị chèn ép hoặc các vấn đề sai lệch ở khớp cột sống. Các tác nhân phổ biến bao gồm:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:
Thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cột sống, tuy nhiên bệnh thường phổ biến ở thắt lưng. Khi mắc bệnh, người bệnh thường bị đau, tê lưng và thường phổ biến nhất ở một bên cơ thể. Cơn đau có thể lan rộng hoặc tồi tệ hơn khi ngồi hoặc đứng.
Biến dạng cột sống:
Một trong các nguyên nhân của hiện tượng đau lưng dưới là biến dạng, cong vẹo cột sống. Điều này có thể gây phá vỡ các đĩa đệm, khớp, sụn và làm hẹp ống tủy sống.
Chấn thương:
Gãy xương hoặc trật khớp cột sống cũng có thể dẫn đến một cơn đau ở lưng dưới (hoặc lưng trên). Đau lưng dưới do chấn thương thường bắt nguồn từ tai nạn ô tô, té ngã, xô xát hoặc là tác động từ một cú đánh.
Viêm vùng chậu:
Viêm vùng chậu khiến người bệnh đau bụng dưới hoặc trên và cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau lưng dưới ở phụ nữ. Bệnh có thể gây ra các cơn đau nhẹ hoặc vừa. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng, các cơn đau có thể nghiêm trọng và gây ngất xỉu.
Lạc nội mạc tử cung:
Lạc nội mạc tử cung xảy ra trên nội mạc tử cung, buồng trứng, thậm chí là ruột của người bệnh. Đây là một bệnh phụ khoa phổ biến khiến người bệnh chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều. Một dấu hiệu phổ biến khác là người bệnh thường bị đau lưng dưới ở bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, đôi khi lạc nội mạc tử cung có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào khác thường. Do đó, khám phụ khoa thường xuyên là cách tốt nhất để theo dõi thay đổi của cơ thể.
Đau dây thần kinh tọa:
Dây thần kinh tọa thường bắt đầu từ tủy sống chạy qua hông, mông và kết thúc ở chân. Các biểu hiện đau dây thần kinh tọa là cảm giác xuất hiện những cơn đau (nhẹ hoặc nặng) ở lưng, mông và chân. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị tê liệt khu vực này.
Sỏi thận:
Sỏi thận là một khối rắn được kết tình từ nhiều tinh thể. Sỏi thận thường có nguồn gốc từ thận. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào dọc theo đường tiết niệu bao gồm niệu quản, niệu quản, bọng đái.
Sỏi thận gây ra các cơn đau ở bụng hoặc một bên lưng dưới. Sỏi thận là một tình trạng y tế đau đớn và cần điều trị để tránh kích thích niệu quản và gây nhiễm trùng hoặc tổn thương thận.
Viêm tuyến tiền liệt:
Viêm tuyến tiền liệt thường gây đau lưng dưới, bụng dưới hoặc trực tràng. Đôi khi người bệnh cũng có thể bị khó tiểu, ớn lạnh hoặc xuất hiện sốt nhẹ. Viêm tuyến tiền liệt thường được điều trị bằng kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn.
Viêm cột sống dính khớp:
Viêm cột sống dính khớp ảnh hưởng chủ yếu đến cột sống. Bệnh gây viêm đốt sống và cuối cùng là dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Các triệu chứng viêm cột sống dính khớp thường không giống nhau. Tuy nhiên dấu hiệu phổ biến nhất là đau lưng vào buổi sáng và buổi tối. Đôi các các triệu chứng có thể lan rộng đến các khớp lớn hơn bao gồm khớp hông hoặc mông.
Hiện tại không có cách điều trị viêm cột sống dính khớp. Các biện pháp điều trị thường nhằm kiểm soát các cơn đau và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật.
Dấu hiệu đau lưng
Triệu chứng chính của đau lưng là đau ở bất cứ vị trí nào thuốc lưng. Tuy nhiên, đôi khi các dấu hiệu có thể xuất hiện ở mông và chân. Một số bệnh lý có liên quan khác có thể dẫn đến các cơn đau ở bộ phận khác tùy thuộc vào khu vực thần kinh bị ảnh hưởng.
Hầu hết các cơn đau thường biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh thường có xu hướng tái phát nhiều lần. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như:
Giảm cân
Sốt
Viêm hoặc sưng ở lưng
Đau lưng kéo dài hoặc nghỉ ngơi không mang lại hiệu quả
Đau đầu gối
Cơn đau lan đến chấn
Đại, tiểu tiện mất kiểm soát
Tê, ngứa xung quanh bộ phận sinh dục
Tê mông hoặc hậu môn
Chẩn đoán hiện tượng đau lưng
Để chẩn đoán tính trạng đau lưng bác sĩ thường tiến hành kiểm tra thể chất và lịch sử y tế của người bệnh. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm nếu:
Đau lưng xuất hiện do chấn thương
Nghi ngờ các bệnh lý nguy hiểm
Cơn đau kéo dài hoặc lặp lại trong thời gian dài
Các xét nghiệm phổ biến bao gồm:
X – Quang để kiểm tra kết cấu của xương và các dấu hiệu viêm khớp hoặc gãy xương.
Quét MRI hoặc CT để phát hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm hoặc các vấn đề liên quan đến mô, gân, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu.
Quét xương để phát hiện các khối u trong xương hoặc vấn để loãng xương.
Điện cơ hoặc EMG đo xung điện dây thần kinh để kiểm tra các vấn đề chèn ép dây thần kinh hoặc hẹp ống sống.
Xét nghiệm máu nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng.
Cách trị đau lưng
Hầu hết các trường hợp đau lưng thường không quá nghiêm trọng. Đầu tiên các bác sĩ có thể khuyên người bệnh nghỉ ngơi hoặc thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi điều trị y tế là điều cần thiết để tránh hậu quả không mong muốn.
1. Cách chữa đau lưng tại nhà
Nghỉ ngơi đầy đủ là cách tốt nhất là cơ thể hồi phục. Do đó, người bị đau lưng nên ngủ ít nhất là 7 – 8 tiếng mỗi đêm, tránh các hoạt động mạnh để giảm đau, cứng khớp và ngăn ngừa các cơ bắp yếu đi.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh vào khu vực đau cũng có thể giảm đau và khó chịu.
Ngoài ra, để cắt giảm các cơn đau một cách nhanh chóng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Loại thuốc phổ biến thường được sử dụng là Ibuprofen. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng thuốc để tránh tác dụng phụ.
2. Thuốc trị đau lưng
Nếu các phương pháp chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà không có tác dụng trị đau lưng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị y tế. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:
Thuốc giảm đau, chống viêm theo toa như Codeine hoặc Hydrocodone. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây nghiện và cần được sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ điều trị.
Tiêm Cortisone ngoài màng cứng có thể được đề nghị nếu các biện pháp khác không mang lại hiệu quả. Cortisone là thuốc chống viêm làm giảm viêm xung quanh rễ thần kinh và gây tê những vùng đau lân cận.
Botox có thể giảm đau bằng cách làm tê liệt các cơ. Một mũi tiêm Botox có thể có hiệu quả khoảng 3 – 4 tháng.
Các loại thuốc điều trị hoặc ngăn ngừa đau lưng cần được sử dụng dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ. Đôi khi một số loại thuốc có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn.
3. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là cách chữa đau lưng an toàn và mang lại hiệu quả điều trị lâu dài. Một số phương pháp áp dụng nhiệt độ cao, kích điện cũng được xem là một cách giải phóng cơ bắp ở lưng, mô mềm và giúp giảm đau.
Khi các cơn đau đã được cải thiện, nhà vật lý trị liệu có thể đề nghị một số bài tập để tăng cường sự linh hoạt, sức mạnh cho lưng và cơ bụng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên luyện tập thường xuyên, đều đặn. Việc luyện tập nên được thực hiện ngay cả khi các cơn đau lưng kết thúc để ngăn ngừa việc tái phát trong tương lai.
4. Phẫu thuật
Phẫu thuật trị đau lưng là điều rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu một bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể lựa chọn phẫu thuật để tránh chèn ép dây thần kinh dẫn đến đau lưng mãn tính và yếu cơ.
Các loại phẫu thuật phổ biến bao gồm:
Cắt bỏ đĩa đệm hoặc một phần đã đệm để hạn chế tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh và gây đau lưng.
Tạo đĩa đệm nhân tạo nếu người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn một đĩa đệm.
Kết nối hai đốt sống với nhau bằng kim loại, ốc vít nếu hai đốt sống này có sự ma sát cao. Ma sát cao dễ gây viêm khớp, viêm đa khớp và tạo ra hiện tượng đau lưng.
Loại bỏ một phần đốt sống nếu phần đốt sống này chèn ép lên tủy sống hoặc dây thần kinh.
Đau lưng là một tình trạng khá phổ biến có thể nghiêm trọng hoặc không. Do đó, điều quan trọng là hãy chú ý đến các nguyên nhân gây đau và các dấu hiệu kèm theo. Đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu vượt qua tầm kiểm soát của bạn.
Phòng ngừa hiện tượng đau lưng
Để giảm các nguy cơ đau lưng cũng như ngăn ngừa đau lưng tái phát trong tương lai, người bệnh có thể:
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức mạnh các cơ và kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp đảm bảo đầy đủ canxi, vitamin D. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể và đảm bảo sức khỏe của xương.
Không hút thuốc hoặc ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm tỷ lệ đau lưng.
Giảm cân hoặc duy trì một cân nặng khoa học, hợp lý. Thừa cân có thể là nguyên nhân dẫn đến đau lưng.
Giữ đúng tư thế khi đứng hoặc ngồi. Đảm bảo đầu hướng về phía trước, lưng thẳng và cân bằng cơ thể. Cố gắng không nghiêng, vẹo hoặc khom lưng.
Nâng đồ vật đúng cách bằng lực chân chứ không phải ở lưng. Chỉ uốn cong đầu gối, giữ cho lưng luôn thẳng.
Người thường bị đau lưng nên nghỉ ngơi trên một tấm đệm phẳng thay vì nệm cao su. Điều này có thể hỗ trợ cho vai, lưng và mông của bạn. Sử dụng gối mềm, độ cao vừa phải để không gây áp lực lên đốt sống cổ.
Đau lưng có thể được cải thiện và điều trị tại nhà. Các trường hợp đau lưng mãn tính hoặc có liên quan đến chấn thương, nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu các bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào trong quá trình điều trị.
Đã đến lúc bạn cần quan tâm đến sức khỏe xương khớp, đặc biệt là các bệnh về cột sống để chủ động phòng tránh và giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp hiệu quả nhất. Đồng thời chủ động điều trị bệnh sớm nhất.
Thành phần: Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Công dụng: Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Cách sử dụng: Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút. Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em. Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.
Địa chỉ: Thôn Lương Trung, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định, Việt Nam.
Địa Chỉ phân phối: 68a, đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0344533134
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang chúc bạn xớm tìm ra phương pháp hợp lý nhé!
Chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây đau lưng ở vùng phổi là điều cần thiết cho công tác điều trị. Đôi khi tình trạng này là do chấn thương, căng cơ, bệnh cột sống. Nhưng đây cũng có thể cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nhiễm trùng nghiêm trọng.
1. Bệnh tim mạch
Trong một số trường hợp, đau sau lưng vùng phổi trái có thể là triệu chứng của các cơn đau tim. Một cơn đau tim có thể xuất hiện khi lưu lượng máu chảy đến tim bị tắc nghẽn. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và cần điều trị y tế ngay lập tức. Các triệu chứng khác của một cơn đau tim bao gồm:
Đau ngực hoặc có áp lực ở lồng ngực.
Đau, tê liệt hoặc yếu ớt ở hai cánh tay.
Khó thở, chóng mặt, buồn nôn và nôn.
Một cơn đau tim có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.
2. Bệnh cột sống
Các vấn đề về cột sống chẳng hạn như vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, gù lưng,… đều có thể gây áp lực lên vai, cổ, lưng và gây đau. Các cơn đau có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm lưng ở vùng phổi.
Các bệnh cột sống thường bao gồm các triệu chứng như:
Đau lưng
Yếu và tê liệt ở tay
Đau vai, hông, lồng ngực
Khó thở
Gặp khó khăn khi di chuyển
3. Tắc nghẽn phổi
Tắc nghẽn phổi có thể xảy ra khi một cục máu đông xuất hiện và phát triển ở các động mạch cung cấp máu cho phổi. Điều này ngăn chặn dòng chảy của lưu lượng máu nuôi dưỡng phổi và có thể dẫn đến tử vong. Một người bị tắc nghẽn phổi có thể cảm thấy đau khi hít thở sâu cũng như cảm thấy đau đớn ở vùng lưng phổi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Đau ngực
Ho hoặc ho ra máu
Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn
Chóng mặt
Sưng chân
Tắc phổi là một tình trạng cần được cấp cứu. Do đó, bất cứ ai khi gặp tình trạng này nên đến bệnh viện ngay lập tức.
4. Viêm phổi
Viêm phổi hay viêm màng phổi là tình trạng hai màng mỏng lót và bảo vệ khoang ngực, phổi bị tổn thương. Viêm phổi có thể khiến người bệnh khó thở và gây ra một cơn đau nhói ở vùng lưng phổi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm ho và sốt.
Chấn thương, nhiễm trùng cũng có thể gây viêm phổi. Một số tình trạng bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tổn thương màng phổi và gây ra các cơn đau sau lưng vùng phổi trái – phải.
Viêm phổi cần được điều trị kịp lúc để tránh các biến chứng. Việc điều trị thường phụ thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh.
5. Ung thư phổi
Đau sau lưng vùng phổi phải – trái có thể là dấu hiệu cho một số loại ung thư bao gồm ung thư phổi. Theo thống kê, có khoảng 25% những người bị ung thư phổi bị đau lưng.
Mặc dù ung thư phổi thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đau lưng và khó thở có thể là dấu hiệu ung thư phổi đầu tiên mà người bệnh gặp phải. Nếu ung thư lây lan ra các bộ phận khác, người bệnh có thể bị đau xương ở lưng hoặc hông. Ngoài ra, xuất hiện một khối u trong phổi có thể chèn ép lên dây thần kinh cột sống, ảnh hưởng đến việc thở và gây đau lưng vùng phổi.
Các triệu chứng ung thư phổi phổ biến khác bao gồm:
Ho dai dẳng và có dấu hiệu tồi tệ hơn theo thời gian
Thường xuyên đau ngực
Ho ra máu
Khó thở hoặc thở khò khè
Khàn tiếng
Sưng cổ và mặt
Ăn mất ngon
Giảm cân mà không rõ nguyên nhân
Mệt mỏi, đau đầu
Viêm phổi mãn tính hoặc viêm phế quản
Đau lưng ở vùng phổi có nguy hiểm không?
Đau sau lưng vùng phổi trái – phải có thể xuất hiện từ các nguyên nhân vật lý hoặc vấn đề bệnh lý. Các nguyên nhân vật lý bao gồm căng cơ, vỡ đĩa đệm hoặc bệnh thoái khớp thường không quá nghiêm trọng và có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, đau lưng do các vấn đề bệnh lý, đặc biệt là ung thư phổi có thể gây ra đau đớn và dẫn đến tử vong.
Đau lưng ở vùng phổi có thể nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng. Do đó, đến bệnh viện để kiểm tra và được tư vấn điều trị thích hợp.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Những người bị đau sau lưng vùng phổi trái hoặc phải nghiêm trọng, dai dẳng hoặc tồi tệ theo thời gian nên đến bệnh viện. Đặc biệt khi cơn đau lưng kèm theo các triệu chứng:
Khó thở
Ho nhiều, liên tục hoặc ho ra máu
Chóng mặt, ngất xỉu hoặc mất ý thức
Đau, tê, yếu ở một hoặc cả hai cánh tay
Sưng ở chân
Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị ung thư phổi, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành kiểm tra thể chất và xét nghiệm cần thiết. Tùy vào các giai đoạn mà ung thư phổi được điều trị bằng cách phương pháp như:
Hóa trị
Xạ trị
Thuốc
Liệu pháp miễn dịch
Phẫu thuật
Đau lưng vùng phổi trái hoặc phải có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn. Vì vậy điều quan trọng là không bỏ qua các triệu chứng. Những người bệnh đau lưng nghiêm trọng, kéo dài nên đi khám bác sĩ. Bất cứ ai có các triệu chứng có thể chỉ ra một cơn đau tim hoặc tắc mạch phổi và gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm bên dưới có lẽ sẽ hiệu quả đối với bạn.
Thông Tin về thuốc trị xương khớp Tấn Khang
Thành phần: Được bào chế100% từ thảo dược quý hiếm đem đi hạ thổ trên 3 năm theo phương thức gia truyền nhà thuốc Tấn Khang.
Công dụng: Chuyên trị đau nhức xương khớp, thoái hóa các đốt sống, tê nhức 2 tay chân.Trị đau nhức vai gáy và các bệnh đau nhức mỏi của người cao tuổi.
Cách sử dụng: Xịt 1 lượng vừa đủ lên vùng bị đau nhức kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau khoảng 10 phút, sau đó xịt và xoa thêm 1 lần nữa tầm 5 phút. Ngày dùng: 3 đến 6 lần tùy mức độ đau nặng nhẹ của từng người.
Lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ em. Tránh rơi vào mắt, vào miệng khi dùng.
Cssx: Hộ Kinh Doanh Tấn Khang.
Địa chỉ: Thôn Lương Trung, Mỹ Chánh, Phù Mỹ, Bình Định, Việt Nam.
Địa Chỉ phân phối: 68a, đường số 4, KP6, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0344533134
Đông Y Gia Truyền Tấn Khang xin chúc bạn thành công.