Bệnh nhân mắc các bệnh nền cần chế độ dinh dưỡng ra sao để có sức đề kháng tốt trong mùa dịch?
Những người bệnh nền có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Theo bác sĩ JohnWhyte thuộc tập đoàn thông tin sức khỏe WebMD (Mỹ), những người có hệ miễn dịch bị ảnh hưởng, chẳng hạn như trải qua điều trị ung thư, sẽ có nguy cơ mắc bệnh và bệnh nặng hơn.
“Các bệnh nhân đái tháo đường và tim mạch cũng chống chọi kém hơn một khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, nếu bạn có các vấn đề về phổi như suyễn, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao hơn”, ông Whyte nhận định.
Ngoài ra, các bệnh đái tháo đường, tim mạch, thận, gan, hô hấp và thậm chí béo phì nặng cũng khiến bệnh nhân hồi phục khó khăn hơn.
Một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, các bệnh có sẵn dễ khiến Covid-19 trở nên nặng hơn lần lượt là bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh đường hô hấp mãn tính, cao huyết áp và ung thư.
Tại sao những người mắc bệnh nền cần phải lưu ý chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt? Và những người mắc bệnh nền cần có một chế độ dinh dưỡng như thế nào để giúp tăng sức đề kháng trong mùa dịch?
Theo TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Chợ Rẫy cho biết, nói đến bệnh lý nền và bệnh lý mạn tính thì vô vàn nhưng chúng ta thường thấy những tỷ lệ trong cộng đồng mắc cao đó là những người bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, bệnh đái tháo đường ...
Trên thực tế, chúng ta khá khó khăn khi điều tra cộng đồng, mặt khác điều tra khẩu phần cũng thực sự rất khó chứ không hề đơn giản. Vì vậy, chúng ta tư vấn như thế nào với người bệnh nền thì cũng phải điều trị theo đúng chế độ của phác đồ đó là thuốc men, thời gian chúng ta phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tiếp đến là qua những chương trình truyền thông, những tài liệu được cung cấp từ những đơn vị y tế có uy tín, qua đó chúng ta điều tra cộng đồng và đưa những tài liệu đó phát cho những người bệnh để họ hiểu biết thêm.
Hơn thế, về chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh lý nền khá là khó và đặc biệt tuy đã đọc nhưng chưa chắc người bệnh đã thực hiện được và còn tùy thuộc vào sự quyết tâm của người bệnh. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có các tài liệu hướng dẫn kết hợp với những chương trình truyền thông giúp cho cộng đồng những người bệnh nền càng ngày càng hiểu biết và thực hiện chế độ dinh dưỡng làm sao để điều trị bệnh một cách hiệu quả và tốt nhất.
Theo PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế - Phó giám đốc BV Thống Nhất, Để có sức đề kháng tốt và phòng ngừa nguy cơ bị bệnh truyền nhiễm, hoặc chẳng may bị nhiễm cúm thì bản thân có thể không bị biến chứng nặng. Chúng ta phải điều trị tốt các bệnh nền. Ví dụ với người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chúng ta phải kiểm soát đường huyết cho tốt bằng chế độ ăn uống phù hợp, uống thuốc đều đặn. Nếu chúng ta có THA, có bệnh lý về đường hô hấp như COPD, hen suyễn thì phải điều trị tốt, sử dụng thuốc đầy đủ.
Bác sĩ Đỗ Kim Quế nhấn mạnh, chúng ta phải đi trích ngừa vắc xin, đặc biệt là đối với người cao tuổi (NCT), vắc xin cúm phải là vắc xin trích ngừa cho NCT. Bởi theo như thống kê của WHO với người trên 65 tuổi, nếu trích ngừa cúm đúng thì có thể cản được nguy cơ bị cúm lên đến 70%. Ngược lại, nếu không may bị cúm thì cũng sẽ giảm tình trạng bị bệnh nặng và giảm nguy cơ tử vong. Theo WHO thống kê, những người đã trích ngừa cúm thì giảm 70-80% nguy cơ bị tử vong liên quan đến các bệnh về cúm.
Đặc biệt, chúng ta nên đi trích ngừa bệnh viêm phổi do phế cầu vì với người khoẻ mạnh nó không gây bệnh nhưng đối với NCT và trẻ em lại rất dễ phát bệnh. Việc viêm ngừa phế cầu có thể giúp chúng ta giảm bớt được nguy cơ tử vong đến 90%.
Chế độ dinh dưỡng cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho những bệnh nhân mắc bệnh nền trong mùa dịch
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh nền nói chung
Theo BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Hồ Chí Minh chia sẻ, Nếu chúng ta có bệnh lý nền thì cần phải chú ý nhiều dinh dưỡng vì nguy cơ cao mắc các bệnh lý nhiễm trùng rất nhiều.
BS Đỗ Thị Ngọc Diệp cho biết, Mỗi bệnh lý nền đều có chế độ điều trị khác nhau đó là thuốc, nên tuân thủ phác đồ điều trị, người chăm sóc nên thực hành quy tắc kiểm soát thuốc.
Ngoài ra, mỗi bệnh lý chế độ dinh dưỡng khác nhau đầy đủ nhóm thực phẩm, năng lượng, với mỗi bệnh lý phải có thay đổi. Tuy nhiên, kiến thức chung là: Đã có bệnh lý nền thì nên giảm lượng muối không ăn quá 5g muối/ 1 người/ngày nếu đã suy tim, thận, THA, nếu mắc bệnh lý do biến chứng của THA chúng ta phải giảm lượng muối xuống 3g muối/1 người/ngày.
Mặt khác, cần giảm tiêu thụ mỡ động vật, chất béo chuyển hoá từ dầu ăn (tranfast) đó là bơ thực vật không sử dụng, phủ tạng; Giảm ăn những thực phẩm muối chua, hun khói, thực phẩm dùng muối chế tạo ra như zăm bông; Giảm thiểu thịt đỏ và thay bằng đạm có nguồn gốc từ thực vật nhưng phải tốt và nhiều như đậu nành, nấm mèo. Đồng thời, chọn sữa phù hợp với sữa của mình, thị trường Việt Nam có.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường
Nếu người bệnh bị ĐTĐ thì sữa phải dành cho người ĐTĐ, chúng ta có thể chọn TPCT. Đặc biệt, người ĐTĐ cái gì ngọt là phải giảm. Các loại thực phẩm có trái cây có quá nhiều vị ngọt thì làm tăng đường huyết sẽ không thuận lợi. Ví dụ xoài, sầu riêng, nho, nhãn...
Bên cạnh đó, phải thực hành điều độ trong chế độ ăn, không ăn đúng giờ sẽ bị tăng giảm đường huyết. Mỗi ngày nên ăn hai đến 3 bữa chính, và bữa phụ ăn đúng giờ, đủ bữa. Và phải uống nước thường xuyên và theo hướng dẫn của từng loại bệnh lý cụ thể.
Người bệnh đã bị ĐTĐ cần tuân thủ: Ăn điều độ, chia nhỏ bữa ăn, 4 bữa/ngày, cân đối nhóm thực phẩm, giảm lượng cơm và thực phẩm cùng nhóm với gạo, miến phở, bún giảm khoảng 20% so với lúc không bị đái tháo đường.
Giảm thiểu các thực phẩm mà chỉ số đường huyết cao, muốn biết được chỉ số nhìn trên nhãn thực phẩm công thức, chúng ta nếm vị gì ngọt thì nên hạn chế như mít, xoài chúng ta đổi sang nhiều tép như bưởi cam, thanh long chỉ ăn vừa đủ, ăn tới no.
- Sáng : Ăn bánh cuốn, bánh ướt, bánh canh, lượng bánh nửa chén ăn cơm hoặc bánh phở, nếu ăn bánh cuốn hoặc bánh ướt phải cho thêm một nửa bánh, rau thơm, giá, dưa leo.
- Bữa trưa+ chiều: Ăn một chén cơm, hai chén ăn cơm rau, đậu hũ, nấm, cá, nhìn vào lòng bàn to bao nhiêu thì ăn lượng thịt như vậy, ở miền tây thức ăn thêm đường anh nên chế biến món ăn tại nhà. Nước cốt dừa hạn chế tối đa vì có nhiều chất béo bão hoà.
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi mắc bệnh nền
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, đối với người cao tuổi - một trong những đối tượng nguy cơ mắc nhiều bệnh và hay bị bệnh nền. Những người này khi đi khám có thể bị 2-3 bệnh khác nhau và khi đó hệ miễn dịch cơ thể của họ suy yếu và lúc đó rất dễ bị mắc bệnh. Bởi vậy riêng với NCT vẫn cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khẳng định, NCT đôi khi quan niệm ăn đơn giản thôi nhưng thực ra không đúng. NCT ở nước ta hay ăn đơn điệu quá và chế độ ăn hơi thiếu đạm, nếu NCT mà ăn thiếu đạm thì khối cơ giảm đi, các cơ khu vực chân yếu đi thì sẽ làm việc đi lại kém. Do đó, NCT cần ăn đủ đạm (thịt, cá, trứng, sữa…) mỗi bữa khoảng 40-50gam hoặc có thể kèm theo miếng đậu, ăn trứng, rau xanh, quả chín vẫn phải ăn đủ mới đủ chất. NCT những bữa phụ có thể uống thêm sữa, ăn thêm sữa chua. Đặc biệt, nếu NCT có bệnh nền tiểu đường, huyết áp thì vẫn phải ăn đủ chất hằng ngày.
Theo nhóm các BS: TS.BS Lưu Ngân Tâm; PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế; BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp và PGS.TS Nguyễn Thị Lâm
Bài viết do team Đông Y Gia Truyền Tấn Khang tổng hợp từ ý kiến các bác sĩ trên báo SKĐS và Thanh niên
NHẬN XÉT CỦA BẠN